Hãy tinh tấn hơn nữa, phần Thần của chúng ta



Tác giả: Một đệ tử Tây phương

[Chanhkien.org] Trong phần kết luận của bài thuyết Pháp tại Nữu Ước vào dịp Phục sinh 2004, Sư phụ đã nói thế này: Hôm nay là ngày lễ Phục sinh, [ngày] sống lại một vị Thần! (vỗ tay nhiệt liệt) Tôi không giảng nhiều nữa; nhân ngày tốt này, phía bên Thần của các đệ tử Đại Pháp hãy phục sinh! (vỗ tay nhiệt liệt thời gian lâu) *

Câu cuối cùng làm tôi giựt mình như những lần trước đây Sư phụ đều nói một cách rất nhẹ nhàng nhưng hàm ý rất cấp bách để nhấn mạnh rằng chúng ta nên bỏ gấp những chấp trước còn lại và tu luyện tinh tấn hơn. Câu nói này có ý hãy biểu lộ tốt hơn những gì chúng ta đã tu luyện được nhanh hơn, nhiều hơn, và không chậm rãi được nữa.

Câu nói này có hai hàm ý chánh: “hãy tinh tấn hơn” và “cái thần thánh” của chúng ta. Điều quan trọng nhất của hai ý chánh này là “cố gắng thúc đẩy” chúng ta mà sau khi đọc xong một hồi tôi mới khám phá ra được. Bây giờ tôi mới hiểu rằng tinh tấn hơn là những gì mà chúng ta luôn luôn cố gắng trong tu luyện – đó là cái phần mà Đại Pháp đã ban cho chúng ta, cái phần mà đã gạt bỏ được những chấp trước của thế gian và để trở về với những gì nguyên thủy, cái bản lai diện mục, cái nguồn cội của mình, không bị vẫn đục bởi những ước muốn, dục vọng, những gì tạm bợ của kiếp sống này. Sự Tinh tấn hơn cũng có thể được định nghĩa là vất đi, dứt bỏ tất cả những gì mà chúng ta đã cố bám lấy trong cuộc sống tạm bợ này để thật sự thăng tiến hơn, một quá trình mà chỉ những linh hồn đã giác ngộ sẽ hội nhập lại được cùng với những đấng giác ngộ khác trong tầng đó. Sự Tinh tấn hơn ở đây cũng còn có nghĩa là Từ chỗ này, từ những giả tạo và tạm bợ này, Tiến lên những gì cao quý, vĩnh hằng hơn, tiến lên đến những gì mà sẽ hứa hẹn mới mẻ, vĩnh cửu tồn tại trong vũ trụ như những hạt giống tốt cho mai sau. Nếu chúng ta kiên trì đọc Chuyển Pháp Luân, chúng ta sẽ càng đi nhanh hơn, tinh tấn hơn và sẽ đạt tới đích mà chúng ta mong muốn đạt đến.

Hiểu được cái phần “Sự Tinh tấn hơn ” dễ dàng hơn cái phần thứ hai mà Sư phụ nhắc chúng ta – phần thần thánh của chúng ta. Nhưng gần đây, một ánh sáng loé lên trong đầu tôi xua đi bóng tối đó và chỉ rõ cho tôi rằng hai phần trên luôn luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời được, đặc biệt là khi chúng ta đọc những bài giảng của Sư phụ. Rât nhiều người trong chúng ta thật sự tu luyện Đại Pháp trong thời gian dài đều thấy rằng chúng ta nghĩ nhiều vấn đề rất khác với người thường, và sự suy nghĩ của chúng ta không còn giống như trước đây khi chúng ta chưa tu luyện. Tôi thấy rằng chúng ta tu luyện để luôn luôn trở nên tốt hơn như – xem mình bình thường, đơn giản, thật thà, lễ phét, thành thật và từ bi…

Tất cả những tính chất như vậy có thể làm “Tinh tấn hơn” khi chúng ta không lặn lội trong biển tình nữa, nhưng với tâm trí tỉnh táo hơn, từ bi hơn. Khi tôi cảm thấy mình bị buông lung, không rõ ràng về việc mình đang làm, không muốn “làm phiền ai”, tôi tự hỏi mình các vị thánh sẽ làm như thế nào trong trường hợp này. Nếu không có câu trả lời, thì tôi hỏi thêm “Sư phụ sẽ làm gì trong trường hợp này?” Sư phụ đã từng dạy chúng ta:

“Đừng làm những gì mà Sư phụ không làm, và đừng dùng những gì mà Sư phụ không dùng. Trong tu luyện, chư vị chỉ nên nói theo cách tôi hay nói”. (Từ Tinh Tấn Yếu chỉ)

Nhớ lại những điều này, câu trả lời trở nên rõ ràng và hành động sẽ thích hợp hơn. Đó là những điều mà tôi thấy về phần Thần thánh của người tu luyện; nhưng còn thêm nữa. Càng nghĩ sâu hơn, tôi lại nghĩ rằng mỗi một hành động của chúng ta làm chúng ta tinh tấn hơn, vì làm chúng ta hoà trong Đại Pháp, với sự giúp đỡ của Pháp thân Sư phụ, sự tinh tấn sẽ mang chúng ta đến gần hơn những tính chất thần thánh mà đã bị lu mờ trong mỗi chúng ta. Sứ mệnh hàng ngày mà chúng ta có là gạt bỏ chấp trước người thường của mình không dễ dàng như mọi người nói, không phải tự nhiên mà thành. Sư phụ cũng dạy rằng “Tu luyện rất khó” (từ “Lộ” trong Tinh tấn Yếu chỉ).

Công việc hàng ngày, thật phải kiên nhẫn, đôi khi phải qua đau đớn, từng bước một tiến tới trên con đường tu luyện, thật vững chắc, không rơi vào những hố hầm đầy bùn lầy trên con đường để đưa chúng ta tiến tới gần hơn, từ nơi bùn đất, đen đúa, tạm bợ này để chúng ta ra khỏi Tam giới, hay tôi gọi là “thiên đàng”. Với sự mầu nhiệu vô cùng của Đại Pháp đã cho chúng ta vượt đến đỉnh cao của tuyệt diệu nơi tận cùng cao nhất và cuối cùng để cho chúng ta chiêm ngưỡng cái tuyệt vời của Sáng tạo/Chúa muôn loài/Vạn năng, đang xảy ra trong mỗi chúng ta như bước đầu trong những nhiệm màu của Đại Pháp.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/articles/2004/5/24/2260.html



Ngày đăng: 01-01-2004

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.