Ghi chép cuộc sống: Con đường trở về Trời



Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Trong bài viết trước với tựa đề “Trời bảo vệ Trung Hoa”, tôi đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về nền văn minh Trung Quốc đã được Thần trực tiếp an bài và bảo hộ như thế nào. Chẳng phải những tai họa vừa mới xảy ra ở lục địa Trung Quốc đã nhắc nhở chúng ta coi trọng đức để có được vụ mùa bội thu và an cư lạc nghiệp? Chẳng phải “khuyên người dân tam thoái” (thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội) giúp chúng ta thoát khỏi sự khống chế của con tà linh cộng sản đến từ phương Tây, không còn trở thành con cháu của chủ nghĩa Mác-Lê, và trở về hàng ngũ những người Trung Quốc? Phong trào này tự bản thân nó là để bảo vệ nền văn hóa Trung Quốc. Tôi hy vọng các bạn sẽ trân quý cơ duyên lịch sử quý giá này.

Trong phần dưới đây, tôi sẽ nói về phần thần bí nhất trong nền văn hóa Trung Hoa, đó là sự thiết lập một nền văn hóa tu luyện.

Khi chúng ta đề cập đến “tu luyện”, nhiều người có thể nghĩ rằng chúng ta thật kỳ quặc bởi vì họ không thể hiểu được tại sao chúng ta thích trở thành một người tốt, cao thượng hơn là tận hưởng lạc thú với tiền bạc và mỹ nữ.

Thực ra, trong văn hóa Trung Quốc, sự thiết lập văn hóa tu luyện có một lịch sử rất lâu đời. Hoàng Đế (một anh hùng huyền thoại của Trung Quốc, được coi là tổ tiên của người Hán) được cho là người khai thủy của Đạo gia. Và sau đó trong thời Xuân Thu (tương ứng với thời kỳ đầu của triều đại Đông Chu, từ nửa sau thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên tới nửa đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên) xuất hiện Lão Tử và Khổng Tử.

Đạo gia giảng về thanh tu, trong khi Nho gia tập trung vào trung, hiếu, nghĩa,… Phật giáo sau này được truyền nhập sang Trung Quốc từ Ấn Độ nhấn mạnh vào lòng từ bi và phổ độ chúng sinh. Bởi vì con người thời ấy có tiêu chuẩn đạo đức rất cao, thật dễ cho họ xuất hiện một số công năng đặc dị, nhưng các ghi chép về công năng này sau đó lại được coi là chuyện thần thoại hay cho là được thêu dệt bởi con người.

Vào thời cổ đại, các hoàng đế trong mỗi triều đại đều xem trọng những người tu luyện và thậm chí bổ nhiệm một số họ vào các chức quan lớn trong triều, chẳng hạn cố vấn cho hoàng đế. Cho tới cuối đời nhà Thương (1600-1100 trước Công nguyên), Chu Văn Vương đã thỉnh cầu Khương Tử Nha, và Khương Tử Nha đã giúp con trai ông là Chu Võ Vương lật đổ nhà Thương, lập nên nhà Chu, triều đại kéo dài 808 năm. Chúng ta biết rằng Khương Tử Nha là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn (một trong những vị Thần cao nhất trong Đạo giáo) và là người tu Đạo. Vào thời Chiến Quốc, Tôn Tẫn (chết năm 316 trước Công nguyên) là học trò của Sư phụ Quỷ Cốc Tử (hay còn gọi là Tôn Tử, một ẩn sĩ rất giỏi về chiến lược quân sự, được cho là tác giả cuốn sách nổi tiếng ‘Binh pháp Tôn Tử’), và sau này trở thành quân sư. Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Khổng Minh (181-234 sau Công nguyên) là người thần cơ diệu toán, đã đóng vai trong vở kịch lịch sử oanh liệt “cúc cung tận tụy phụng sự quốc gia cho tới khi nhắm mắt.” Vào cuối đời nhà Tùy, Ngụy Chinh (580-643 sau Công nguyên, một chính trị gia giữ chức Tể tướng đời Đường trong vòng 13 năm dưới thời trị vì của Đường Thái Tông) cũng là người tu Đạo. Chẳng phải Phàn Li Hoa cũng là một đạo sĩ ư? Lưu Bá Ôn (1311-1375 sau Công nguyên, một chiến lược gia quân sự, mưu sĩ và nhà thơ vào cuối triều Nguyên, đầu triều Minh) đời nhà Minh cũng là một người tu Đạo.

Chúng ta đều biết rằng nhiều văn nhân nổi tiếng được gọi là “cư sĩ” (người tu tại gia). Lấy ví dụ, Lý Bạch (701-762 sau Công nguyên, một nhà thơ nổi tiếng đời Đường) được gọi là Thái Bạch cư sĩ, và Tô Thức (hay Tô Đông Pha, 1037-1101, một nhà thơ nổi tiếng đời Tống) cũng được gọi là Đông Pha cư sĩ.

Những ví dụ được liệt kê ở trên là để minh chứng rằng trong lịch sử Trung Quốc, tu luyện đã bắt rễ sâu trong tâm hồn của người dân. Con người thời ấy vô cùng quý trọng và kính ngưỡng những người tu luyện.

Bởi vì tiêu chuẩn đạo đức của con người là khá cao vào thời đó, ngộ tính của họ cũng tốt hơn người hiện đại. Do vậy khi có cơ duyên tu luyện, họ có thể nhận được điểm hóa từ các Giác Giả và rồi tu hành khắc khổ trong xã hội, trong chùa và cuối cùng đạt mục đích giải thoát tự thân. Đây là điều phổ biến trong thời cổ đại.

Cổ nhân có câu thơ:

“Khúc kính thông u xứ,
Thiền phòng hoa mộc thâm.”

Diễn nghĩa:

“Đường mòn quanh co dẫn vào nơi tĩnh mịch,
Thiền phòng [1] nằm sâu trong đám cây hoa.”

“Nam triều tứ bách bát thập tự,
Đa thiểu lâu đài yên vũ trung.”

Diễn nghĩa:

“Bốn trăm tám mươi ngôi chùa thời Nam triều [2],
Bao nhiêu đình các nằm dưới cơn mưa bụi.”

không chỉ mô tả cảnh giới và cảm xúc của con người thời ấy, mà còn minh họa sự phổ biến của tu luyện vào thời đó.

Trước đây tôi đã viết một số bài viết về những nền văn hóa tiền sử, với chủ định phá vỡ sự mê tín của con người vào thuyết tiến hóa. Con người không tiến hóa từ các loài cấp thấp. Nói rõ hơn, con người đến từ các không gian khác nhau ở cao tầng. Thần thực sự đã tạo ra thân thể người, và sinh mệnh thực sự của con người không phải sinh ra tại đây. Đó là để nói rằng thế giới nhân loại không phải là ngôi nhà ban đầu của chúng ta, mà chúng ta đến từ các không gian khác nhau trên thiên thượng, những nơi đẹp đẽ và huy hoàng hơn đây nhiều. Do vậy khi một môi trường tu luyện hình thành trong xã hội, nhiều người sẽ bước đi trên con đường tu luyện để trở về Trời.

Nhìn từ góc độ Chính Pháp, tất cả các phương pháp tu luyện trong quá khứ, bao gồm cả tu luyện đơn độc trong núi hay tu luyện giữa xã hội người thường, thực ra đều là để thiết lập một văn hóa tu luyện cho nhân loại. Mặt khác, sự thiết lập văn hóa tu luyện trong 5.000 năm lịch sử Trung Quốc đã cho phép nhiều sinh mệnh, những người đã từng trải qua vô số khó khăn và khổ nạn khi chuyển sinh tại nhiều tầng khác nhau trong thế giới con người, có thể hiểu được ý nghĩa của tu luyện, Thần Phật, sự vĩnh hằng và chân lý,… các khái niệm của tu luyện. Và rồi họ có thể đạt được mục đích tối hậu, đó là phản bổn quy chân thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Vậy là tôi đã kết thúc phần “Giới thiệu” cho loạt bài này. Chúng ta sẽ tiếp tục với bài viết có tựa đề “Tiếng trống trận oai phong”.

Chú thích của người dịch:

[1] Thiền phòng: Căn phòng nằm nơi tĩnh mịch chuyên dùng để ngồi thiền.
[2] Nam triều: Gồm các triều Tống, Tề, Lương, Trần ở Trung Quốc.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/7/3/53631.html
http://www.pureinsight.org/node/5450



Ngày đăng: 23-01-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.