Ghi chép cuộc sống: Trời bảo vệ Trung Hoa



Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Câu khẩu hiệu “Trời bảo vệ Trung Hoa” (Thiên hữu Trung Hoa) xuất hiện trong một buổi mít-tinh ủng hộ thoái Đảng được tổ chức bởi các học viên Pháp Luân Đại Pháp Hoa Kỳ sau trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Một học viên đã cầm tấm biểu ngữ viết “Trời bảo vệ Trung Hoa”, nhưng nó đã bị xé rách bởi một người ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người nữ học viên này đã gào lên: “Các người muốn gì khác nếu không muốn Trời bảo vệ Trung Hoa?”

Khi xem cảnh này trên băng ghi hình, tôi không thể ngăn mình khóc. Tôi tự nhủ rằng những bài viết trong tương lai của tôi sẽ đóng góp vào việc thay đổi hiểu biết và chính kiến về nền văn minh Trung Hoa. Do đó, tôi đã mất nhiều thời gian hơn để viết bài này.

Mục đích viết bài về văn hóa Trung Hoa là để thức tỉnh lương tâm và thiện niệm của chúng ta, những thứ đã bị chôn vùi trong một thời gian dài, và cũng để đưa đạo đức và bản tính của nhân loại trở lại.

Tất nhiên, tôi biết rằng điều này không thể đạt được chỉ với mình tôi. Tôi chỉ hy vọng rằng các bài viết của tôi có thể khuyến khích mọi người đưa ra những ý kiến xác đáng của họ.

Trước khi bắt đầu phần chính của bài viết này, tôi muốn chỉ ra rằng từ “Trung Hoa” được đề cập đến trong bài viết này chỉ là một khái niệm về văn hóa. Đây không phải là chủ nghĩa dân tộc hay có ý định bài xích các nền văn hóa khác.

Văn hóa Trung Hoa đã được tạo ra bởi Thần để phổ truyền Đại Pháp của vũ trụ vào thời điểm hiện tại. Ngoài ra, khi chúng ta xuống thế giới con người, mỗi chúng ta đều đã chuyển sinh trước tiên tại Trung Quốc. Nói cách khác, mỗi người đều có đặc tính văn hóa Trung Hoa ở tận sâu trong nguồn gốc sinh mệnh của họ. (Chi tiết xin đọc Bài giảng của Sư Phụ Lý “Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ”.)

Bây giờ hãy trở lại chủ đề.

Chúng ta đều biết rằng có bốn quốc gia với nền văn minh cổ xưa: Ai Cập, Babylon, Ấn Độ và Trung Quốc. Bốn quốc gia này đã tạo ra và khai sáng nền văn minh huy hoàng của nhân loại [chu kỳ này].

Tuy nhiên, sau nhiều năm biến động, chỉ Trung Quốc còn kế thừa các truyền thống cổ xưa. Tất cả các khu vực khác trên thế giới đều không kế thừa những tinh hoa trong văn hóa truyền thống của họ. Do vậy trong toàn bộ lịch sử nền văn minh nhân loại, có thể nói rằng Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong lịch sử có văn minh 5.000 năm. Người Trung Quốc sẽ mãi mãi biết ơn điều này.

Nhiều người Trung Quốc có thể đã đi khỏi Trung Quốc trong một thời gian dài, nhưng họ vẫn rất hứng thú khi trông thấy chữ Trung Quốc hay món quà vặt của Trung Quốc. Khi họ trở lại và đặt chân lên mảnh đất mẹ, họ sẽ không thể cầm được nước mắt (tôi không thể cầm được nước mắt khi viết bài này). Đây chính là sức mạnh của văn hóa! Sức mạnh này đã hòa tan vào huyết quản của mỗi người dân trên thế giới, bất kể người đó thuộc chủng tộc nào hay mang quốc tịch nào.

Vậy thì điều gì khiến văn hóa Trung Hoa có một sức sống mãnh liệt đến vậy, cho dù nó đã được hình thành từ 5.000 năm trước? Tại sao sau khi kinh qua đủ loại khó khăn, thịnh suy, nền văn hóa này vẫn cho thấy vẻ đẹp không sao sánh được?

Đặc biệt sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, nó đã điên cuồng phá hủy văn hóa truyền thống Trung Quốc. Kết quả là nhiều người trẻ Trung Quốc không hiểu biết nhiều về truyền thống của chính họ. Khi một số người muốn phục hưng nền văn hóa Trung Quốc, đặc tính văn hóa Trung Quốc mà đã bị chôn sâu nay đã bắt đầu phục sinh.

Cuối thế kỷ trước, một học giả nói rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của sự phục hưng văn hóa truyền thống Trung Quốc. Giờ chúng ta hãy tiết lộ bí mật về nguyên nhân tại sao văn hóa truyền thống Trung Quốc vẫn còn đứng vững sau 5.000 năm.

Thực ra lý do là rất đơn giản: đó chính là tiêu đề của bài viết này – Trời bảo vệ Trung Hoa!

Có phải vậy không? Truyền thống Trung Quốc đã được truyền thừa trong thời cổ đại bao gồm: Thần Nông nếm thử hàng trăm loại thảo dược, Nữ Oa tạo ra con người, Thương Hiệt tạo ra văn tự, Hiên Viên Hoàng Đế lưu lại cuốn sách “Hoàng Đế Nội Kinh”, vợ của Hoàng Đế dạy dân chúng cách dệt vải may áo chống rét và vua Đại Vũ trị thủy. Tất cả những câu chuyện này chúng ta đều biết rất rõ. Nói cách khác, văn hóa Trung Hoa đã được truyền cấp cho con người bởi Thần.

Văn hóa Trung Hoa, bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà, đã bị xâm lược nhiều lần bởi các đế chế ngoại bang. Nhưng những người ngoại bang cuối cùng đã bị Hán hóa (đồng hóa bởi văn hóa truyền thống Trung Quốc). Nhiều học giả đã bối rối trước thực tế này: tại sao văn hóa Trung Quốc lại có khả năng đồng hóa mãnh liệt như vậy?

Nếu bạn suy nghĩ kỹ càng, Hiên Viên Hoàng Đế có thể được coi là ông tổ của Đạo gia. Lão Tử và Khổng Tử xuất hiện trong thời Xuân Thu và Phật Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã được truyền sang Trung Thổ.

Con người có đức tin của riêng họ và có thể chọn Phật gia với cách dứt bỏ mọi thứ, chọn Nho gia với lời răn dạy thực dụng về cách tiếp cận xã hội hài hòa, đồng thời xác định các bổn phận đạo đức giữa cá nhân với xã hội (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ), hay Đạo gia nhấn mạnh vào việc tu thân dưỡng tính. Tiêu chuẩn đạo đức thời cổ đại thật là cao thượng. Họ tin vào đạo đức chứ không phải là ngốc nghếch. Trong môi trường rất chân chính như vậy, sẽ không thật ngạc nhiên nếu những người ngoại bang chiếm đóng Trung Quốc trong một thời gian dài, và cuối cùng bị đồng hóa bởi nền văn hóa Trung Hoa.

Bởi vì mọi thứ trong lịch sử nhân loại đã được an bài để Đại Pháp hồng truyền nơi nhân thế như ngày nay, Trung Quốc là sân khấu chính trong vở kịch, và văn hóa Trung Quốc đã được Thần chủ ý truyền cấp cho con người. Chỉ với sự quân tâm đặc biệt của Thần, văn hóa Trung Quốc mới có thể trải qua cả 5.000 năm! Thần chăm lo cho con người; nhưng không có ý nói rằng con người sẽ không phải lo gì nữa. Bởi vì đôi khi con người làm điều xấu, phải có cách nào đó để tiêu trừ tội nghiệp của họ.

Những cuốn sách lịch sử kinh điển như “Sử Ký” và “Tư Trị Thông Giám” đều ghi chép lại chuyện các hoàng đế thời cổ tự quở trách mình bằng cách quan sát biến hóa của thiên tượng. Điều này đã cho thấy rất rõ tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất”, một tinh hoa trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Đó là nguyên nhân tại sao người hiện đại coi cuốn sách “Chu Dịch” là một môn siêu hình học. Bất kể họ nghiên cứu cuốn sách thế nào, họ vẫn không thể hiểu được nó. Họ chỉ có thể hiểu được một số thứ trên bề mặt như là bói toán và thuật Phong Thủy.

Khi con người (đặc biệt là bậc quân vương) làm điều gì sai, Trời sẽ tạo nên những hiện tượng kỳ dị để cảnh tỉnh con người: Đừng làm vậy nữa! Nếu hoàng đế ngộ ra, giang sơn của ông có thể kéo dài thêm được một gian nữa. Nếu hoàng đế tiếp tục làm điều xấu thì sẽ có sự khởi đầu của một triều đại mới!

Cõi nhân gian giống như một vở kịch mà những người khác nhau đóng các vai khác nhau. Sự an bài này là để đặt nền móng cho một nền văn hóa, trong đó con người có thể hiểu được Đại Pháp khi nó được phổ truyền.

Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng về văn hóa và lịch sử đã ghi lại sự huy hoàng trong quá khứ. Khi người ta đến thăm nó, họ có thể nhớ lại được lịch sử thời kỳ ấy, hay nhớ lại một bài thơ. Những điều này đã được an bài một cách có chủ đích bởi Thần, bất kể là địa điểm đó là ở vùng hoang mạc Gobi, vùng núi sâu hay chốn rừng già.

Nói tóm lại, “Trời bảo vệ Trung Hoa” bao hàm việc thiên thượng cử các vị Thần xuống để dạy dỗ con người, bắt đầu từ thời kỳ mông muội, và hướng dẫn họ dần dần có chữ để viết, có quần áo để mặc, có nhà để ở, hình thành nên các tiêu chuẩn trong ứng xử và giao tiếp giữa người với người, để cuối cùng họ bước đi trên con đường văn minh. Nếu con người phạm lỗi, Trời sẽ tạo ra những hiện tượng kỳ dị để cảnh báo con người và khiến họ duy trì đạo đức. Hệ thống tín ngưỡng cũng đã được truyền cấp cho con người. Một mặt điều này là để duy trì các giá trị đạo đức trong xã hội; một mặt là để những người có căn cơ tốt có thể đắc Đạo. Đây cũng là để lại một văn hóa tu luyện cho xã hội nhân loại (tôi sẽ nói về điều này trong bài viết tiếp theo). Nhằm để lại các bài học và kinh nghiệm cho hậu thế, Trời đã an bài một hệ thống ghi chép lịch sử trung thực, cũng là để ghi lại lịch sử văn minh Trung Hoa trên giấy. Cũng có nhiều vị Thần bảo hộ và ban phúc cho con người từ không gian khác, và giúp nền văn minh Trung Hoa tồn tại cho tới ngày nay. Xin thứ lỗi vì tôi không thể đi vào chi tiết ở đây.

Bài viết kế tiếp của tôi sẽ là về nền văn hóa Trung Quốc đã đặt định cơ sở cho một văn hóa tu luyện như thế nào. Tựa đề sẽ là “Con đường trở về Trời”.

Sau hai bài viết khởi đầu này, tôi sẽ đi vào một số thời kỳ trong lịch sử Trung Hoa và nhìn lại những trải nghiệm trong quá khứ của chúng ta. Đây là tất cả cho bài viết này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/7/2/53612.html
http://www.pureinsight.org/node/5451



Ngày đăng: 21-01-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.