Em bé Nhữ Nhữ học được rằng không cất tiền khi lượm được tiền của người đánh mất
Tác giả: Một học viên tại Bình Đông, Đài Loan
[Chanhkien.org] Con gái 9 tuổi của tôi tên là Nhữ Nhữ. Cháu đã bắt đầu học tại trường Minh Huệ vào tháng 7 năm 2006. Trước khi con tôi vào trường, khi nó thấy tiền ngoài đường liền lượm bỏ vào túi ngay, chúng tôi đã dậy nó nhiều lần không nên làm như vậy.
Khoảng một thời gian gần đây, Nhữ Nhữ cùng mẹ trên đường từ siêu thị về, từ trong một chiếc xe ô-tô bay ra vài trăm đồng tiền Đài Loan. Nhữ Nhữ nhặt số tiền ấy và định đem đến đồn cảnh sát lập tức. Nó nói với mẹ: “Người mà đánh mất số tiền sẽ rất là khẩn trương, nếu chúng ta lấy số tiền không thuộc về của mình, chúng ta sẽ bị tổn đức.” Trong đầu của nó là vài trăm đồng tiền Đài Loan là một số tiền rất lớn.
Khi chúng tôi đến đồn cảnh sát, Nhữ Nhữ tự bước vào trạm chào hỏi và đưa tiền đó cho nhân viên cảnh sát. Nhưng ông cảnh sát này không muốn nhận vì số tiền quá nhỏ bé. Ông nói với bé chúng tôi cần làm một quá trình kiểm chứng và loan báo khoảng 6 tháng. Với một ý tốt, ông cảnh sát khuyên chúng tôi nên cất lấy số tiền ấy. Tôi nói với ông: “Chúng tôi đang dạy dỗ trẻ con không nên lấy tiền của người khác. Nếu chúng tôi lấy tiền lại thì trẻ con sẽ nghĩ gì?” Ông cảnh sát gật đầu đồng ý, nhưng không khuyên tôi lấy lại số tiền hay đem đóng góp cho hội từ thiện. Tôi nói ông cảnh sát: “Cho tôi xin lỗi đã làm phiền, chúng tôi đang thực hành Chân-Thiện-Nhẫn và chúng tôi không có lấy tiền lại đâu. Chúng tôi không có ý kiến về cách ông xử lý số tiền ấy”. Ông cảnh sát rất vui nhận lấy số tiền. Nhữ Nhữ cũng gật đầu đồng ý là chúng tôi không nên nhận số tiền ấy.
Khi chúng tôi cùng nhau rời đồn cảnh sát, chồng tôi khen Nhữ Nhữ: “Con làm thật tốt, con đã hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn.” Nhữ Nhữ e thẹn nói: “Mẹ, đừng nói cho ai biết về chuyện này nhé”. Thật là hiếm có thấy được một đứa trẻ mà hiểu được nguyên lý: “Không để cho người ta biết tên khi làm điều tốt.” Sau đó bé đã quên hẳn đi chuyện ấy và không nghe bé nhắc lại một lần nào.
Từ sự kiện này, chúng tôi thấy con gái của mình đã thay đổi từ nội tâm. Cháu đã hành động theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn: không giữ tiền của người mất là Chân; nghĩ đến sự lo lắng của người khác mất tiền là Thiện; và không bị tiền quyến rũ là Nhẫn.
Trong quá trình của sự kiện này, con tôi là vai chính. Cháu tham gia tất cả những quyết định trong quá trình đó. Cháu rất bình tĩnh và suy nghĩ chín chắn. Tính nết của bé đã thay đổi rất nhiều. Tôi đã trực tiếp chứng kiến sự kiện này quả thật rất cảm động đến độ chảy nước mắt. Chân-Thiện-Nhẫn là chân lý của vũ trụ. Nó đã in sâu trong tâm của Nhữ Nhữ và gạt bỏ được những suy nghĩ ích kỹ cho bản thân cháu. Cũng giống như Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân: “Mục đích chính của tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là đưa con người lên cao tầng. Không có ý làm những chuyện đó, nhưng nó có thể đóng vai trò quan trọng để xây dựng tình thần đạo đức trong xã hội. Nếu ai ai trong chúng ta cũng đều hướng nội mà tu, ai ai cũng tìm trong tâm tính của bản thân mình cho ra nguyên nhân ở tự mình đã không làm tốt, để lần sau làm cho tốt, khi thực thi đều nghĩ đến người khác. Như thế xã hội nhân loại sẽ biến đổi thành tốt, đạo đức cũng thăng hoa trở lại.”
Cảm ơn Sư Phụ từ bi! Cảm tạ tất cả nỗ lực và sự đóng góp của những học viên tại trường Minh Huệ! Nhân đây tôi chia sẽ bài thơ của Sư Phụ “Tâm vi kính” để ủng hộ tinh thần với các học viên:
Kiên tu Đại Pháp tâm bất động,
Đề cao tầng thứ thị căn bản,
Khảo nghiệm diện tiền kiến chân tính,
Công thành viên mãn Phật Đạo Thần.
Dịch từ :
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/10/26/40649.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4296
Ngày đăng: 16-01-2007
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.