Thương Hiệt chân ý (Quyển 1): Dự ngôn của chữ “bạo” – Thiên tượng bại hoại của Trung Cộng
Tác giả: Nguyên Tử
[ChanhKien.org]
Chúng ta hãy xem chữ bạo “暴” này, mặt trời ( bộ Nhật – 日) ở trên, nước (bộ Thủy – 水) ở dưới, trên trời có mặt trời, dưới đất có nước. Điều này thật tốt đẹp làm sao, bạn nhìn bầu trời quang đãng vạn dặm kia xem, có nước thì có sự sống, thật tốt biết bao, mọi người nhất định đang nghĩ rằng đây là một thời kỳ thái bình thịnh thế. Tuy nhiên, người xưa không nhìn nhận đơn giản như vậy, và trong Kinh Dịch cũng không nhận thức theo cách đơn giản như thế. Trong Kinh Dịch, có một quẻ tượng gọi là “Hỏa Thủy Vị Tế”, tức là quẻ Ly ở trên, quẻ Khảm ở dưới, tạo thành quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Trong ngũ hành, hỏa có đặc tính bốc lên trên, thủy có tính chảy xuống dưới, khi thủy và hỏa giao hòa với nhau mà sinh ra trung khí, thì sự sống trong môi trường hòa hợp này có thể sinh sôi và tiếp nối không ngừng. Thế nhưng, trong chữ bạo “暴”, hỏa đã ở trên cùng mà không thể hướng lên cao hơn, thủy đã ở dưới cùng mà không thể thấm xuống tiếp, nước và lửa không giao hòa, âm dương không đắc chính vị, âm dương không hòa hợp, âm dương phản bối. Đối với cơ thể con người, nếu âm dương không giao hòa, vậy thì sự vận hành của ngũ hành sẽ không chính thường, dẫn đến trạng thái bệnh, con người dễ trở nên nóng nảy, dễ giận dữ và có tính cách bạo lực. Đối với thiên thể hoặc vũ trụ, nếu âm dương không giao hòa thì sự vận hành của thiên thể hoặc vũ trụ sẽ không chính thường, dẫn đến thiên thể khô nóng, khí hậu khô hạn hoặc mưa quá nhiều gây ra thiên tai như hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, hoặc chiến tranh, động đất, dịch bệnh lan tràn,… Thần nhân gọi trạng thái này của thiên thể hoặc cơ thể con người là “bạo”.
Dưới mặt trời có thảo đầu (bộ thảo “艹”), tượng trưng cho thân cây và cỏ khô, bên dưới cỏ có một nét ngang tượng trưng cho mặt đất, còn dưới nét ngang là chữ bát (八) tượng trưng cho con người. Bạn có thể tưởng tượng: một vầng thái dương đỏ rực chiếu rọi khắp mặt đất, trên mặt đất mọc đầy cỏ dại. Củi khô gặp lửa mạnh, cộng với ánh nắng gay gắt từ mặt trời thiêu đốt, dẫn đến nắng gắt, hạn hán, mặt đất nứt nẻ, cây cối khô héo thành củi khô, lương thực tự nhiên khan hiếm, khiến bách tính rơi vào cảnh nước sôi lửa bỏng. Mặt trời có màu đỏ như máu, mặt trời như quả cầu lửa, báo hiệu đây là một thời đại máu và lửa. Nhìn tiếp, dưới lòng đất lại có người, thực chất là hình tượng quỷ bát giác trong cõi âm. Dưới mặt đất còn có dòng chảy ngầm, vận mệnh của chúng sinh đầy hiểm nguy. Con người mà ở dưới lòng đất thì muốn làm gì? Chẳng phải là sợ ánh sáng, sợ lộ diện hay sao? Vì vậy, trong thời đại này, có rất nhiều người hành động bí mật, đặc vụ trong Quốc Dân Đảng, đặc vụ trong quân đội, đặc vụ Nhật Bản không đâu không thấy, đảng cách mạng, đảng ngầm len lỏi vào từng ngõ ngách. Đây chính là quẻ tượng của thiên tượng và trạng thái xã hội trước năm 1949, chiến tranh loạn lạc, dân chúng lầm than, xã hội hỗn loạn, bất ổn. Đương nhiên, dưới con mắt của người bình thường, trách nhiệm và tội lỗi lịch sử này tự nhiên đổ lên đầu chính phủ Quốc Dân Đảng, là một lãnh tụ thì người gánh chịu tiếng oan không ai khác chính là Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng, nhìn từ tầng thứ cao hơn của pháp lý vũ trụ, từ góc độ văn hóa truyền thống Trung Quốc, thì nước lửa không hòa hợp mới là nguyên nhân căn bản nội tại của loại thời vận và thiên tượng này, dẫn đến chiến tranh liên miên, sinh linh đồ thán. Vậy ai đã tạo thành loại thiên tượng này? Chính là Trung Cộng. Vấn đề này chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn ở phần sau.
Bạn hãy nhìn kỹ thêm lần nữa, ở giữa nước và lửa, giữa trời và đất có một chữ cộng (共), vậy ai đang thao túng thiên hạ đây? Chính là đảng cộng sản đang thao túng thiên hạ. Đặc trưng của thời đại này chính là một chữ “cộng” (共), chủ nghĩa cộng sản lan tràn khắp nơi. Trước năm 1949, tuy là thiên hạ của Quốc Dân Đảng, chứ không phải là thiên hạ của đảng cộng sản, nhưng phong trào chủ nghĩa cộng sản đã dấy lên liên tục, trong khi Quốc Dân Đảng lại rơi vào trạng thái bị động, bị đảng cộng sản dắt mũi. Thần nhân đã tiên đoán điều này từ 5000 năm trước về sự tồn tại của đảng cộng sản và cuối cùng nó sẽ có được thiên hạ. Chữ cộng (共) có thể tách ra thành “hai mươi tám” (二十八), ngụ ý rằng đảng cộng sản có thể dùng thời gian 28 năm để giành thiên hạ. Ngoài ra, chữ cộng (共) còn có thể phân giải thành “二十、一、八” (hai mươi, một, tám), ám chỉ rằng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra đời vào tháng 8 năm 1921. Hôm nay nhìn lại lịch sử, từ khi ĐCSTQ được thành lập vào tháng 7 năm 1921 đến khi giành chính quyền vào năm 1949, quả thật mất đúng 28 năm, thật là kỳ diệu! Nhưng tại sao quẻ tượng lại nói là tháng tám, trong khi thực tế ĐCSTQ lại thành lập vào tháng bảy? Ở đây có một huyền cơ. 7 thông thường là thời điểm Thần nghỉ ngơi, lúc này việc quản lý vũ trụ có phần lơi lỏng, ma trong vũ trụ liền nhân cơ hội này để hành ác nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Chúng ta sẽ dần thể hội được rằng Trung Cộng nó thực sự là một con quỷ Sa-tăng gian xảo, nó nắm rõ thời gian nghỉ ngơi của Thần, nó rất biết lợi dụng thiên tượng và thiên thời, thậm chí ngay cả ngày ra đời, Trung Cộng cũng muốn tận dụng thiên thời một cách triệt để.
Có người sẽ nghĩ rằng thời kỳ thay đổi triều đại trong lịch sử Trung Quốc đều là những ngày tháng loạn lạc, vậy tại sao lại khẳng định đây không phải là một thời kỳ loạn lạc thông thường trong lịch sử, chẳng hạn như thời nhà Tần? Thực ra, Thần Thương Hiệt đã lường trước được rằng hậu nhân sẽ có thắc mắc như vậy, vì thế khi phân phối xưng hiệu cho các triều đại trong lịch sử, chữ cộng “共” tuyệt đối không được dùng. Chữ cộng “共” chỉ xứng dành riêng cho chủ nghĩa cộng sản và đảng cộng sản, để phân biệt rõ ràng.
Hơn nữa, để diễn đạt rõ ràng hơn thời kỳ lịch sử này, Thần đã đặc biệt nhấn mạnh tín tức về thời gian ngay trong chữ cộng (共). Vì vậy, bộ thảo “艹” trong chữ này cũng có thể đọc là nhị thập (二十), có nghĩa là 20, ý chỉ thế kỷ 20. Dưới chữ nhị thập (二十) có một nét ngang (一), tượng trưng cho một thế kỷ là 100 năm. Phần dưới cùng là chữ bát (八) chỉ số 8, biểu thị thời gian kéo dài của đoạn lịch sử này là 80 năm, đồng thời cũng tượng trưng rằng trong khoảng thời gian đó sẽ có 80 triệu sinh mạng bị cướp đi trong cơn bão cách mạng. Tất cả những điều này đã được định sẵn từ trước, rất khó có thể thay đổi. Giờ đây, lịch sử đã lật sang trang mới, những tiên đoán trước kia đã trở thành hiện thực một trăm phần trăm. Từ năm 1921, khi ĐCSTQ ra đời, đã chính thức tuyên bố bắt đầu bạo lực cách mạng dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, cho đến năm 2002, khi người Hồ chấp chính, đồng thời tuyên bố Trung Quốc tiến nhập vào cái gọi là “xã hội hài hòa”, thì lịch sử đấu tranh giai cấp dữ dội như bão tố đã chính thức đặt một dấu chấm. Vừa đúng 80 năm! Điều này hoàn toàn phù hợp với thuyết chu kỳ vũ trụ trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, gọi là “Cửu cửu quy chân” (九九归真). Có thể thấy, lịch sử nhân loại được vận hành và sắp đặt một cách tinh vi, tuyệt đối không phải do nhân loại sáng tạo ra lịch sử. Đại Thánh Nhân đã nói: “Nhân loại trước giờ chưa từng thực sự nắm giữ vận mệnh của chính mình”.
Tiếp tục quan sát, ta thấy trong chữ cộng còn ẩn chứa phần đầu của chữ cách “革”, thể hiện tính cách mạng của nó. Cách mạng mà đảng cộng sản nói đến chính là bạo lực, chính là đập phá, là cướp đoạt. Chính tổ tông của nó là Karl Marx từ sớm đã quy định rõ trong Tuyên ngôn đảng cộng sản rằng: “Phải đập tan cái xã hội cũ thối nát!”
Tiếp tục quan sát, trong chữ cộng còn ẩn chứa chữ phần đầu của chữ thảo “草” tượng trưng cho thảo mộc đều là binh, tượng trưng cho bách tính. Điều này cho thấy đảng cộng sản đã phát động toàn thể nhân dân làm cách mạng, tiến hành chiến tranh nhân dân, khiến thảo mộc trở thành binh lính. Lịch sử Trung Quốc trước đây chưa từng có chuyện huy động quy mô lớn bách tính thường dân vào chiến tranh, đều là do quân đội chuyên nghiệp tác chiến, các trận đánh thường diễn ra ở những vùng hẻo lánh, ít người để tránh hết mức làm thương tổn bách tính. Khi chiếm được thành trì, việc đầu tiên là dán bảng thông báo trấn an dân chúng. Thế nhưng, trong thời cận đại, bãi chiến trường lại thường được đặt ngay giữa những khu vực đông dân cư, biến người dân thành lá chắn sống. Nếu Gia Cát Lượng sống đến ngày nay, ông cũng không thể nào hiểu nổi cách đánh trận này, sau mỗi trận chiến đều phải tế trời để tạ tội, còn phải siêu độ vong linh. Người dân bình thường không được huấn luyện quân sự bài bản, năng lực tự vệ yếu kém, một khi bị cuốn vào chiến tranh thì chẳng khác nào mạng người rẻ rúng như cỏ rác. Rõ ràng, các bậc thánh nhân xưa không đồng tình với việc phát động chiến tranh nhân dân. Cũng không hiểu nổi cách nói chiến thuật biển người, cũng không lý giải nổi cái gọi là “quân dân như một”.
Tiếp tục quan sát, ta thấy rằng chữ bạo “暴” có phần trên chứa quẻ ly nhật “日” (Mặt Trời), cho thấy một nguồn năng lượng khổng lồ. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này cấp cho ĐCSTQ, không phải cấp cho Quốc Dân Đảng, bởi trong chữ bạo “暴” này ở giữa trời đất không có tín tức nào của Quốc Dân Đảng. Nguồn năng lượng này xuất phát từ Mặt Trời, vì thế Mao Trạch Đông tự ví mình như “mặt trời đỏ”, với ý đồ hấp thụ năng lượng cực đại từ Mặt Trời. Mặt Trời có màu đỏ, do đó đảng cộng sản sùng bái màu đỏ, cũng là muốn đắc được năng lượng của Mặt Trời. Lá cờ Mặt Trời của đế quốc Nhật Bản, trên thực tế, cũng bí mật truyền năng lượng cho ĐCSTQ trong thời kỳ khó khăn. Trong khoảng từ năm 1931 – 1945, cuộc chiến tranh chống Nhật đã đẩy nhân dân Trung Quốc vào vực thẳm tối tăm của chiến tranh, nhưng lại mang đến bước ngoặt lịch sử cho ĐCSTQ. Từ đó, đảng cộng sản lợi dụng lá cờ chính nghĩa của dân tộc để bước lên vũ đài lịch sử của Trung Quốc, không còn phải chui rúc trong những hầm mỏ ở An Nguyên, hay xúi giục công nhân, nông dân bạo loạn, đập phá, cướp bóc, gây rối trật tự xã hội ở Hồ Nam như trước nữa. Do đó, sau khi cướp chính quyền năm 1949, điều đầu tiên mà đảng cộng sản làm là hủy bỏ toàn bộ khoản bồi thường chiến tranh mà Nhật Bản phải trả cho Trung Quốc. Đảng cộng sản thật là “hào phóng”, nhìn xem, trong cuộc kháng chiến chống Nhật, ngươi đã làm được gì? Ngươi có tư cách gì mà đem hàng chục triệu sinh mạng của nhân dân Trung Quốc và lợi ích quốc gia ra đổi lấy lợi ích riêng cho đảng mình?
Tiếp tục quan sát sâu hơn, ta thấy rằng phần dưới của chữ “暴” chứa quẻ khảm thủy “水” cho thấy hành động của nó linh hoạt như nước. Năng lực thẩm thấu của nó giống như nước, không chỗ nào không len lỏi vào được. Mưu kế của nó giống như nước biến hóa khôn lường, khó mà đoán trước. Hình thức hoạt động của nó như nước biến hóa vô thường. Sự tồn tại của nó luôn trong tình trạng mong manh, như đi trên băng mỏng, như sợi tơ bay trước gió. Chính vì vậy, khi Tưởng Giới Thạch còn chưa kịp ban hành kế hoạch tác chiến, Mao Trạch Đông đã biết trước rồi. Do đó Lâm Bưu đánh trận xuất quỷ nhập thần. Do đó, ĐCSTQ không ngừng tiến hành đấu tranh nội bộ, không ngừng cải cách, gọi đó là theo kịp thời đại. Do đó cũng dự báo sự tồn tại của chiến tranh du kích, lúc tập hợp thành quân đội, lúc lại hòa vào dân chúng, khiến quân Nhật không phân biệt được mục tiêu tác chiến dẫn đến việc quân Nhật đã áp dụng chính sách tàn bạo “Tam Quang” (giết sạch, đốt sạch, phá sạch) để đối phó với bách tính, khiến hàng loạt ngôi làng và bách tính bị tàn sát. Chúng ta vẫn quy kết cuộc đại thảm sát Nam Kinh và chính sách Tam Quang hoàn toàn là do sự tàn bạo, vô nhân tính của quân xâm lược Nhật Bản. Hôm nay quay đầu nhìn lại một cách lý trí, nếu nghiêm túc phản tỉnh về những nguyên nhân sâu xa của đoạn lịch sử đau thương không muốn nhớ lại này, vậy thì ĐCSTQ có trách nhiệm gì trong đó không? Không chỉ là trách nhiệm! Có thể nói rằng chính sách quân dân không phân biệt của ĐCSTQ, bản chất lưu manh tự tư lợi dụng sinh mạng nhân dân để bảo vệ sự tồn tại của mình mới chính là kẻ đứng sau và là thủ phạm thật sự của cuộc thảm sát Nam Kinh! Còn sự tàn bạo của quân đội Nhật chỉ đơn thuần là công cụ để ĐCSTQ thực hiện sự hủy diệt nhân dân mà thôi. Mao Trạch Đông, loại “vĩ nhân” xuất sinh này, kỳ thực là tạo hóa của ngũ hành, an bài của thượng thiên, nhưng nó không cùng hàng ngũ với các bậc thánh hiền xưa (như Thích Ca Mâu Ni đại diện cho từ bi, Chúa Jesus và Khổng Tử đề cao lòng nhân ái, còn Mao Trạch Đông thì cổ xúy đấu tranh, cách mạng). Nói theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, đây chính là sự mất cân bằng nghiêm trọng của âm dương tương chiến, ngũ hành vận hóa của đạo trời, là sự tích tụ cao độ của những vật chất bại hoại trong vũ trụ, từng tầng từng tầng dồn xuống Trái Đất, một nơi đặc thù dùng cho Chính Pháp. Mà nó chính là “Tư tưởng Mao Trạch Đông” khét tiếng. Vì vậy, giải thể tư tưởng Mao Trạch Đông chính là hành động đại thiện để thanh lọc vũ trụ, giúp vũ trụ quay về bản nguyên chân thật! Đây là điều sẽ nói ở phần sau, ở đây chỉ nhắc qua trước.
“Thương Hiệt chân ý” khác với một số lời tiên tri trước đây. Nó không chỉ dự báo các sự kiện lịch sử cụ thể mà còn triển hiện sinh mệnh quan và vũ trụ quan vô cùng sâu sắc trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Điều đáng quý hơn nữa là nó sử dụng một phương thức biểu hiện ngược tức chữ “暴” (bạo), ở một tầng thứ nhất định, thể hiện một nguyên lý tối cao và căn bản của Đại Pháp vũ trụ. Sự vận hành của âm dương ngũ hành chính là nguyên nhân căn bản sản sinh ra thiên tượng. Thiên tượng, địa tượng và nhân tượng là đối ứng. Bất kỳ thể sinh mệnh nào cũng đều có sự ảnh hưởng qua lại với thiên tượng, bởi vì con người vốn là một bộ phận của thiên tượng. Mối quan hệ này là sự tác động lẫn nhau giữa con người và trời đất. Chính vì vậy, các bậc thánh nhân thường quan sát thiên văn địa lý để tu chính đức tính của mình, sao cho phù hợp với thiên đạo. Như câu “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức” (Đạo trời vận hành mạnh mẽ, bậc quân tử cần tự cường không ngừng). Khi thiên đạo vận hành mất cân bằng, người có đức hạnh cao sẽ dùng chính phẩm đức của mình để bù đắp, thậm chí điều chỉnh sự sai lệch của thiên đạo, giúp thiên đạo trở về trạng thái chính thường. Điều này được gọi là “Di luân thiên địa chi đạo” (gánh vác, điều hòa đạo trời đất). Đây cũng chính là tinh hoa rực rỡ nhất của nền văn minh Trung Hoa, quan niệm Thiên nhân hợp nhất. Nếu xuất hiện thiên tượng bất lợi, con người có thể tập hợp hành vi mang tính thiện lành của mình để hóa giải một phần ảnh hưởng tiêu cực từ Thiên thời và Địa lợi. Nhờ đó, có thể giảm bớt, kiềm chế, thậm chí xoay chuyển thiên tượng xấu, làm giảm thiểu tai họa và cải thiện vận mệnh con người, điều này là có thể. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã hủy hoại và phủ nhận văn hóa truyền thống Trung Hoa, bóp méo mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, cổ xúy tư tưởng nhân định thắng thiên, nhồi nhét triết học đấu tranh, làm bại hoại đạo đức nhân luân, đi ngược lại hoàn toàn quy luật vũ trụ tam vị nhất thể của Thiên, Địa, Nhân, biến mối quan hệ tương hỗ trong bạn có tôi, trong tôi có bạn thành quan hệ đấu tranh có ngươi thì không có ta, có ta thì không có ngươi. Do đó, chỉ trong vài chục năm ngắn ngủi, đảng cộng sản đã đẩy xã hội Trung Quốc và môi trường sống vào tình trạng nguy kịch. Từ thiên tượng mang chữ “bạo”, con người có thể dễ dàng nhận thấy viễn cảnh đáng sợ này. Ngay từ khi ra đời, đảng cộng sản đã ồ ạt tràn đến, mang theo thiên tượng bại hoại nghiêm trọng, gieo rắc tai họa cho Trung Hoa và cả thế giới, như một lời thị uy đáng sợ. Kể từ khi đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, thiên tượng vốn đã suy bại lại càng nhanh chóng xấu đi. Năm 2008, các thảm họa như bão tuyết, tai nạn xe cộ, vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng, dịch bệnh EV71, và động đất liên tiếp xảy ra, tất cả đều là nhân họa do tư tưởng đấu tranh tà ác của ĐCSTQ mà ra, là lời cảnh báo nghiêm khắc từ thiên thượng.
Những phân tích trên thông qua thiên tượng của chữ “暴” (bạo) và những thông tin ẩn chứa trong đó đã sơ lược phác họa trạng thái xã hội tồi tệ mà đảng cộng sản mang đến cho Trung Quốc. Dưới đây sẽ tiếp tục lý giải sâu hơn về chữ “bạo”, phân tích ba tầng ý nghĩa ẩn giấu trong đó: Thiên bạo, Địa bạo và Pháp bạo. Qua đó, sẽ làm rõ quá trình sinh hóa vật chất, sinh hóa tinh thần và sinh hóa tà pháp của đảng cộng sản. Bằng cách kết hợp giữa pháp lý và các sự kiện lịch sử để đối chứng lẫn nhau, chúng ta có thể nhận thức sâu sắc bản chất tà ác, tà giáo và tà linh của đảng cộng sản, từ đó đặt nền tảng nhận thức vững chắc để thoát khỏi sự kiểm soát của nó.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53084
Ngày đăng: 31-03-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.