Thương Hiệt chân ý (Lời nói đầu): Khái lược về Thương Hiệt tạo chữ và Chính Pháp vũ trụ
Tác giả: Nguyên Tử
[ChanhKien.org]
Nền văn hóa Trung Hoa có lịch sử lâu đời, chữ viết của dân tộc Hoa Hạ huyền diệu vô cùng, chứa đựng nội hàm bác đại tinh thâm, mang theo hàm ý xa xưa thâm trầm. Nó được coi như một viên ngọc sáng chói trong lịch sử văn tự và văn minh thế giới, tỏa ra ánh sáng trí huệ sâu sắc.
Tương truyền, “Thương tự” (chữ của Thương Hiệt) do sử quan Thương Hiệt từ thượng cổ thời Hoàng Đế sáng tạo ra. Ông ngước lên trời quan sát thiên văn, cúi xuống đất nghiên cứu địa lý, thấu hiểu việc người, phân biệt được dấu tích của chim thú mà sáng tạo văn tự. Ông đã đem quy luật vận hành của vũ trụ, đạo lý tạo hóa của thiên địa và chân lý của nhân sinh ẩn tàng trong các ký hiệu văn tự, giúp con người trong cuộc sống hàng ngày có thể lĩnh ngộ được đạo lý vận hành biến hóa của trời đất, và hiểu được sự biến đổi của thiên địa bất cứ lúc nào. Trong cuốn “Hoài Nam Tử – Bản Kinh Huấn” có chép rằng: “Thương Hiệt tạo chữ, trời giáng mưa thóc, quỷ khóc ban đêm”, ý nói rằng khi con người nắm vững văn tự, trí huệ sẽ tăng lên rất nhiều, khiến Thần quỷ bất an. Chữ viết do một vị Thần nhân tạo ra, vì thế từ xưa, Thương tự đã được coi là văn hóa Thần truyền.
Ở đây trước tiên nói về Thần Thương Hiệt, chỉ cần nhìn vào chữ “Thương” (蒼) trong tên ông cũng có thể thấy rằng đây là một vị đại Thần đến từ vũ trụ bao la với lai lịch phi phàm, từ chữ “Hiệt” (頡) có thể biết được ông là một vị Thần truyền thừa văn minh. Vì vậy, có thể nói văn hóa mà Thần Thương Hiệt mang đến có nguồn gốc rất sâu xa. Do đó, trong bài viết này, chữ Hán được gọi là Thương tự – chữ của vũ trụ, văn tự Trung Hoa cổ đại được gọi là Thương văn – văn tự vũ trụ, những tín tức chân thực ở các tầng khác nhau trong Thương tự được gọi là “Thương ngôn” – chân ngôn của vũ trụ.
Trong Thương tự không chỉ hàm chứa chân lý nhân sinh, mà còn ẩn chứa quy luật tạo hóa của trời đất, cũng như nguyên lý diễn hóa của vũ trụ qua các giai đoạn: thành, trụ, hoại, diệt. Đặc biệt còn chứa đựng thiên tượng bại hoại vào thời kỳ hoại diệt cuối cùng của vũ trụ, cũng như đối sách của vũ trụ đối với hiện tượng này – chính là vũ trụ Chính Pháp. Thông qua việc chứng ngộ Thương tự, có thể khiến con người thấy được cảnh tượng Chính Pháp trong thời kỳ cuối của vũ trụ, bao gồm địa điểm diễn ra Chính Pháp và kết cục cuối cùng, cùng với rất nhiều thông tin khác. Vì thế, nghiên cứu Thương tự có thể giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về chân tướng của vũ trụ và nhân sinh, từ đó giúp lý giải rõ hơn về sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp năm đó, cũng như chân tướng về cuộc bức hại tà ác do Trung Cộng gây ra. Điều này cũng có lợi cho việc nhận thức được sự cấp bách của cứu độ chúng sinh.
Để có thể cảm nhận sơ bộ về điểm này, trước hết tôi phân tích một cách đơn giản về chữ “滅” (diệt) phồn thể. Chữ này được cấu thành từ các bộ: “氵” (thủy – nước), “戌” (tuất), và “火” (hỏa – lửa). Trong chữ phồn thể, chữ “滅” (diệt) biểu thị sự diệt vong của sinh mệnh chỉ là sự hủy diệt của thể xác vật chất, khiến nó trở thành Tuất thổ (trong ngũ hành Tuất thuộc thổ). Tuy nhiên, bên trong nó vẫn tiềm ẩn hỏa chủng (mầm lửa), bên ngoài sau khi được hóa bởi nước (氵), chữ tuất “戌” có thể biến thành “成” (thành), cũng tức là nói diệt chỉ là một loại trạng thái trong chu kỳ “thành, trụ, hoại, diệt” của sinh mệnh, và sau khi diệt đi, lại bắt đầu một chu kỳ sinh mệnh mới, chứ không phải là sự hủy diệt thực sự của sinh mệnh. Chúng ta biết rằng “thành, trụ, hoại, diệt” là quy luật diễn hóa của vũ trụ mà Phật Đà đã chứng ngộ, bao gồm cả sinh mệnh con người, chính là “sinh, lão, bệnh, tử”. Mà Phật Pháp chỉ mới được truyền vào Trung Thổ khoảng 2000 năm. Nhưng từ 5000 năm trước, bậc thánh nhân sáng tạo chữ viết của Trung Thổ đã biết về nguyên lý sinh hóa của vũ trụ “thành, trụ, hoại, diệt” và ẩn giấu nó sâu bên trong văn tự. Điều này cho thấy rằng Thương tự thực sự chứa đựng pháp tắc của vũ trụ và nhân sinh. Nếu không phải là trí huệ đến từ Thần ở nơi sâu thẳm trong vũ trụ, thì làm sao con người có thể thông hiểu được những pháp tắc này?
Chúng ta biết rằng khoa học hiện đại, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật, thuyết tiến hóa và thuyết vô thần, đều cho rằng cái chết của sinh mệnh là sự tiêu hủy triệt để, không còn gì nữa. Nhưng văn hóa Thần truyền không nhìn nhận như vậy. Văn hóa này cho rằng sinh mệnh là một loại vật chất phổ biến trong vũ trụ, giống như những gì khoa học công nhận về vật chất, là bất diệt. Cái chết của sinh mệnh chỉ là một loại hình thức biến đổi của trạng thái tồn tại của loại vật chất này mà thôi, điều này lại là điều mà khoa học hiện đại vẫn khó có thể chấp nhận. Tuy nhiên, quan niệm về vật chất trong văn hóa Thần truyền lại có thể bao hàm và viên dung quan niệm vật chất của khoa học. Khoa học không những không bị văn hóa Thần truyền bài xích mà còn được dung nạp. Trong khi đó, khoa học lại không làm được điều tương tự, mà còn cực lực bài xích và đàn áp văn hóa Thần truyền. Điều này phản ánh sự hạn hẹp của khoa học so với sự rộng lớn, bác đại tinh thâm của văn hóa Thần truyền.
Lại nói một cách đơn giản về chữ “忍” (nhẫn), thế nhân nhìn là hiểu rõ rằng trên chữ “心” (tâm) có một lưỡi đao “刃”. Cảm giác này như thế nào? Đó chính là tâm thái của Thần, trong tâm có thể dung chứa một lưỡi đao, thì đó chính là Thần, là trạng thái của Chúa Giê-su và Đức Kitô. Hãy nhìn các đệ tử Pháp Luân Công ngày nay, dưới cuộc đàn áp tàn khốc và tà ác nhất của Trung Cộng, vào những thời khắc nhân phẩm bị chà đạp nghiêm trọng, đối diện với những hình thức tra tấn phi nhân tính, thậm chí khi sinh mệnh bị tước đoạt, họ trước sau vẫn giữ vững lòng khoan dung và từ bi của Thần, không lời oán trách, không phản kháng. Họ dùng tâm đại thiện, đại nhẫn để giảng rõ chân tướng cho thế nhân, cứu độ chúng sinh. Điều này chẳng phải là sự tái hiện của Thần như Giê-su hay sao? Biểu hiện chí thiện chí nhẫn của các đệ tử Đại Pháp trước cuộc bức hại tàn khốc đã giúp con người thấy được sự cứu độ từ bi, và kiên định không lùi bước của Đại Pháp vũ trụ.
Thương tự là một yếu tố cơ bản cấu thành nền văn hóa Thần truyền suốt 5000 năm, đồng thời là một phương thức “nghệ thuật” mà Thần dùng để truyền đạt trí huệ và chân lý cho nhân loại. Nội hàm của nó bác đại, vẫn luôn hấp dẫn con dân Hoa Hạ cần mẫn tham ngộ và khám phá. Những chữ như: “愛” (ái – yêu), “親” (thân – người thân), “進” (tiến – đi tới), “滅” (diệt – tiêu hủy), “殺” (sát – giết), “悟” (ngộ – giác ngộ), “肉” (nhục – thịt), “鬥” (đấu – tranh đấu), “貪” (tham – tham muốn), “婪” (lam – tham lam), “船” (thuyền), v.v, người ta không biết từ trong những chữ này đã thu hoạch được bao nhiêu hiểu biết chân chính về nhân sinh, phá trừ biết bao nhiêu ngu muội và chấp trước. Có thể nói, văn hóa Thần truyền đã giải phóng trí tuệ của nhân loại khỏi sự trói buộc của vật chất, khiến con người cất cánh hướng về vũ trụ bao la và xa xôi, đóng góp bất hủ cho hành trình khám phá chân lý vũ trụ của nhân loại.
Con người từ đâu đến? Con người sẽ đi về đâu? Ý nghĩa cuối cùng của đời người là gì? Những câu hỏi thiên cổ này luôn làm trăn trở tâm trí của nhân loại, đồng thời cũng thôi thúc con người khám phá. Tuy nhiên, chính sự tìm kiếm này lại trở thành động lực để con người hướng về vũ trụ, hướng về Thần. Chữ viết truyền từ Thần đã ban cho nhân loại một sức hấp dẫn vô hạn, khơi dậy niềm khao khát mở ra trí huệ đã bị bụi trần phong bế từ lâu.
Bài viết này được đặt trong bối cảnh Pháp Luân Đại Pháp Chính Pháp vũ trụ hiện nay, thông qua việc lý giải nội hàm của mười chữ: “暴” (bạo), “共” (cộng), “洪” (hồng), “迫” (bức), “害” (hại), “重” (trọng), “出” (xuất), “谐” (hài), “中” (trung), “国” (quốc), ở một tầng nhất định là thể hiện chân tướng lịch sử của Chính Pháp vũ trụ. Tôi cảm thấy rằng rất nhiều người có hứng thú hoặc muốn nghiên cứu, hoặc muốn ứng dụng đối với tín tức của văn tự và dự ngôn của văn tự, điều này có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rất có thể đây chính là một phương thức mà Thần ban cho con người nhằm cứu độ thế nhân vào thời khắc then chốt cuối cùng khi sinh mệnh bước vào thời kỳ Chính Pháp vũ trụ. Vì vậy, bài viết này hy vọng có thể đóng vai trò như một chất xúc tác, giúp khai mở trí huệ và chứng ngộ chân lý.
Chúng ta sẽ kinh ngạc nhận ra rằng chỉ riêng mấy chữ này thôi, đằng sau mỗi chữ đều ẩn chứa nội hàm thâm sâu của Chính Pháp vũ trụ. Chỉ riêng chữ “暴” (bạo) thôi cũng đã giống như một kịch bản lịch sử được viết sẵn từ 5000 năm trước, viết rõ ràng về cơn bão cách mạng máu tanh màu đỏ của chủ nghĩa cộng sản! Nó cũng là bộ phận lịch sử diễn nghĩa về Chính Pháp của Đại Pháp vũ trụ nơi nhân gian! Nó hàm chứa thiên văn địa lý, văn minh tiền sử, nguyên lý Thái cực, Âm dương, Ngũ hành, Chu dịch, Bát quái, v.v.. Nhưng quan trọng hơn cả, nó dùng phương thức đặc định để ẩn chứa rất nhiều pháp lý thâm sâu, huyền ảo của vũ trụ. Dường như nó được viết riêng cho nhân loại sau thế kỷ XX, bởi vì thời đại của chúng ta đồng tại với Chính Pháp vũ trụ, nên cũng chỉ có chúng ta, con người ngày nay mới có phúc phận được thưởng thức ý nghĩa huyền cơ của nó. Một lần nữa, chúng ta không khỏi chấn động tâm linh trước sự huyền diệu của tạo hóa và lòng từ bi vô hạn của Thần.
Ở đây, nói về chữ “暴” (bạo), không đơn thuần chỉ là một ký hiệu ngôn ngữ thể hiện một loại khuynh hướng tính cách của con người, mà nó giống như một bộ đại dự ngôn của lịch sử. Nếu đúng như vậy, thì đại dự ngôn này đã có lịch sử gần 5000 năm. Trong khi đó, dự ngôn lâu đời nhất mà nhân loại hiện nay biết đến chỉ có khoảng hơn 3000 năm lịch sử, vượt xa lịch sử dự ngôn đã biết hiện nay. Có thể nói đây là lời dự ngôn lâu đời nhất trong tất cả các lời dự ngôn trên thế giới cho đến nay. Chữ “暴” (bạo) này vô cùng huyền diệu, nó vượt qua những lời dự ngôn thông thường, vì nó là một quẻ tượng. Ở các tầng thứ khác nhau, bạn có thể khám phá những nội hàm khác nhau. Chữ “共” (cộng) được đặt giữa trời và đất, do nước và lửa tạo thành. Theo nguyên lý của Kinh Dịch, trời và đất có cơ chế sinh hóa, do đó từ chữ “暴” (bạo) có thể khám phá ra quá trình hình thành của đảng cộng sản, thậm chí có thể thấy được sự bức hại của nó đối với Chính Pháp. Từ đó có thể từ một tầng diện rất thâm sâu giúp con người nhận thức về bản chất lịch sử của Trung Cộng.
Bài viết này cũng đề cập đến những lý giải về bản chất của hàng loạt sự kiện lớn của lịch sử cận đại, bao gồm: khoa học, dân chủ, kinh tế thị trường, chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa cộng sản, chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc xâm lược Trung Hoa của Nhật Bản, nội chiến Quốc – Cộng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cải cách chữ viết, cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp, phong trào chống cánh hữu, Đại Nhảy Vọt, hội nghị Lư Sơn, công xã nhân dân, chiến tranh Trung – Xô, chiến tranh Trung – Ấn, cách mạng văn hóa kéo dài mười năm, cải cách kinh tế, sự kiện Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn), cuộc bức hại Pháp Luân Công, Pháp nạn năm 1999, chân tướng bức hại, cứu độ chúng sinh, viên mãn quy vị, v.v.. Từ đó, giúp con người nâng cao nhận thức về bản chất của lịch sử nhân loại. Đó chính là điều mà Sư phụ đã khai thị: lịch sử nhân loại, thậm chí cả lịch sử của Tam giới, đều vì Chính Pháp vũ trụ mà được khai sáng.
Nội dung chứng ngộ trong loạt bài viết này được tóm lược như sau:
(Một) Thông qua chứng ngộ chữ “暴” (bạo), từ ba tầng diện vật chất, tinh thần và ý thức, làm sáng tỏ quá trình hình thành và tôi luyện của ĐCSTQ, cũng như cuộc bức hại của nó đối với Đại Pháp. Từ các tầng diện thiên tượng, thiên bạo, địa bạo, pháp bạo mà phơi bày bản chất tàn bạo và tội ác của ĐCSTQ. Qua đó, luận chứng sâu sắc rằng lịch sử của ĐCSTQ chính là quá trình tập hợp toàn bộ những thứ “giả, ác, bạo” tà ác nhất từ cổ chí kim, từ trong và ngoài Trung Quốc. Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra những nhận định cá nhân về khoa học dựa trên những chân ngôn trong chữ viết của Thương Hiệt. Lần đầu tiên vạch trần hoàn toàn và phủ định triệt để luận điệu tà ác mà ĐCSTQ đã tuyên truyền từ năm 1949: “Đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của nhân dân”, đồng thời chỉ ra rằng đó là một loại ma pháp tà ác nhằm rỗng hóa linh hồn, mê hoặc nhân tâm.
(Hai) Thông qua hai chữ “迫害” (bức hại) thể hiện rằng trong thời kỳ Chính Pháp, mục đích của ĐCSTQ khi bức hại Pháp Luân Công là để ngăn chặn chúng sinh bước lên con thuyền Pháp, nhằm hủy diệt chúng sinh.
(Ba) Thông qua chữ “共” (cộng) làm rõ được bốn vấn đề: (1) Nội hàm chữ “共” (cộng) hàm chứa quá trình bại hoại của vũ trụ. (2) Nó thể hiện vật chất và các nhân tố dẫn đến sự bại hoại của vũ trụ. (3) Thông qua chữ “共” (cộng) diễn dịch ra hầu như toàn bộ đặc tính tà ác và bại hoại của ĐCSTQ. (4) Chữ này cũng phác họa sơ bộ quá trình sinh mệnh trở về cội nguồn.
(Bốn) Thông qua chứng ngộ chữ “洪” (hồng), cho thấy rằng chữ “洪” thể hiện pháp tượng của văn tự Chính Pháp tất thành. Đồng thời, thông qua danh hiệu, làm sáng tỏ đức hạnh chí thiện của người sáng lập Pháp Luân Công, cũng như hiện nguyên hình bản tướng tà ác của Mao Trạch Đông – kẻ sáng lập ĐCSTQ. Điều này giúp con người nhận ra tính thấu triệt và sâu sắc của “Thương ngôn” đối với việc nắm bắt bản chất sự vật.
(Năm) Thông qua chứng ngộ từ hai chữ “重出” (trọng xuất) cho thấy: (1) Nhân tố gây ra sự bại hoại và sa đọa của sinh mệnh chính là “重” (trọng) – tức là “中共” (Trung Cộng). Ngược lại, yếu tố giúp sinh mệnh thăng hoa là “出” (xuất) – Đại Pháp. Chỉ có tu luyện, đồng hóa với Pháp Luân Công và giải thể ĐCSTQ thì sinh mệnh mới có thể vượt khỏi Tam giới và phản bổn quy chân. (2) Trung Cộng (中共) có hai nghĩa rộng và hẹp: nghĩa rộng là vật chất bại hoại của vũ trụ, nghĩa hẹp là ĐCSTQ trong hiện thực; chính là mẫu vật sống điển hình nhất của vật bại hoại trong vũ trụ. (3) Bài viết đưa ra cấu trúc khái niệm về “trọng lực” (重力), “xuất lực” (出力) hay “Thương lực” (苍力): “trọng lực” là đặc tính lực học của vật chất bại hoại trong vũ trụ – tức ĐCSTQ. Nó là lực khiến tầng thứ sinh mệnh hạ xuống. Nhìn chung, khoa học của nhân loại thuộc về “trọng lực học” – tức là môn học nghiên cứu và ứng dụng học vấn tăng tốc làm bại hoại và giải thể vũ trụ và sinh mệnh. “Xuất lực” hay “Thương lực” là đặc tính lực học biểu hiện ra vật chất chí thiện. “Xuất lực học” hay “Thương lực học” là loại học vấn nghiên cứu sự thăng hoa và trở về của vũ trụ, sinh mệnh – tức là một phần của Phật Pháp. Thể ngộ sâu sắc về việc tiến hành giải thể ĐCSTQ từ góc độ Pháp lý. (5) Thể ngộ sâu sắc về ý nghĩa của việc thoái đảng từ góc độ Pháp lý.
(Sáu) Thông qua chứng ngộ từ chữ “谐” (hài) cho thấy rằng Pháp Luân Công, khi đối diện với cuộc bức hại, vẫn kiên định giảng chân tướng, truyền rộng Cửu Bình, cứu độ chúng sinh, đây là phương thức giải thể ĐCSTQ một cách hòa bình, không đổ máu, không bạo lực, chính là Phật Pháp cứu thế từ bi nhất.
(Bảy) Thông qua chứng ngộ từ hai chữ “中国” (Trung Quốc) cho thấy: (1) Ý nghĩa chân thực của “Trung Quốc” chính là “Pháp Chính càn khôn, vạn Vương quy Chủ” là kết cục đại viên mãn. (2) ĐCSTQ thực chất có nghĩa là “hệ thống sinh mệnh hắc ám tà ác do vật chất bại hoại trong vũ trụ sinh ra”. (3) “Trung Nam Hải” (中南海) mang ý nghĩa “biển tai họa của vũ trụ”, “vùng đất hội tụ vật chất bại hoại trong vũ trụ”. (4) Mọi phương pháp tu luyện của Phật, Đạo, Thần thực chất đều là các trường hợp tu luyện đặc biệt của Pháp Luân Đại Pháp. Vạn Pháp quy về một, chính là Pháp Luân Đại Pháp.
Thông qua việc chứng ngộ mười chữ “暴、共、洪、迫、害、重、出、谐、中、国” (bạo, cộng, hồng, bức, hại, trọng, xuất, hài, trung, quốc), bài viết giúp con người có nhận thức sâu sắc và lý tính, lý giải được cơ hội lịch sử vạn cổ khó gặp Chính Pháp vũ trụ, từ đó lựa chọn, đồng hóa với Đại Pháp, lựa chọn tương lai của chính mình. Đồng thời, giúp con người hiểu sâu sắc bản chất lịch sử và bộ mặt xấu xa của ĐCSTQ, đẩy nhận thức về bản chất tà linh của nó lên một tầng sâu hơn, khiến mọi người không còn bất kỳ ảo tưởng nào về sự thay đổi của ĐCSTQ, từ đó lựa chọn xa rời, kháng cự, bài trừ nó, giữ gìn sinh mệnh quý giá của mình.
Bài viết này có thể giúp những người trẻ tuổi hoặc người nước ngoài, những ai chưa từng trực tiếp trải qua cuộc bức hại tà ác theo kiểu cách mạng văn hóa của ĐCSTQ vào những năm 1950 – 1960, nhưng có lý tính và khả năng tư duy logic, thông qua các tín tức chân tướng biểu lộ ra từ pháp tướng văn tự mà thấu hiểu sâu sắc bản chất bại hoại của ĐCSTQ, và bản chất hủy diệt chúng sinh căn bản của nó. Qua đó, họ có thể tự giác sản sinh thiện niệm thoái xuất khỏi ĐCSTQ, tự giác tránh xa nó, và tự giác khao khát đồng hóa với Đại Pháp của vũ trụ để có được một tương lai tốt đẹp.
Tại Trung Quốc, hơn nửa thế kỷ qua, ĐCSTQ đã cưỡng ép nhồi nhét nền văn hóa đảng tà ác dựa trên “giả, ác, đấu” với một mục đích duy nhất là phá hoại thiện niệm và lương tri của con người, hủy hoại đạo đức luân lý, khiến con người không lựa chọn Đại Pháp của vũ trụ với nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” vào thời khắc Chính Pháp, không tiếp nhận sự cứu độ của Thần, và từ đó bị hủy diệt trong Chính Pháp. Việc vận dụng văn hóa truyền thống của tổ tiên, một bảo kiếm trí tuệ vô giá, có thể giúp con người phá bỏ sự lừa dối và mê hoặc của văn hóa đảng, đạt được chính tín và tiến vào một tương lai mới.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53083
Ngày đăng: 27-03-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.