Trà đạo
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp
[ChanhKien.org]
Trong số hàng ngàn hàng vạn loại thực vật, duy chỉ có trà là có mối liên hệ với “Đạo” một cách thâm sâu khó lường, vậy nên mới gọi là “Trà Đạo”. Cũng giống như chữ Hán, trà có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng nó lại có sức ảnh hưởng ở khắp nơi trên thế giới. Là một thức uống thông thường, vì sao trà lại có ảnh hưởng lịch sử lớn như vậy, lại có thể nâng tầm vươn lên thành văn hóa, lại còn gắn liền với “Đạo” của tu luyện? Vì sao trà được đặt tên theo “Long” (Rồng), và “Quan Âm”? Lý do là vì “Trà” có chứa đựng nội hàm “Đạo Pháp” cao thâm trong đó.
1. “茶” (Trà) và “茬” (Trà)
Chữ “茶” (Trà) trong tiếng Hán được cấu thành từ bộ Thảo (艹), Nhân (人,) và Mộc (木) : Thảo ở đây đương nhiên là một loại cỏ dại không có tác dụng, “Mộc” (木) có nghĩa là thành tài, vậy thì thành tài thực sự của con người “人” chính là tu đạo, là chỉ người tu luyện, bởi vì mục đích hạ thế làm người chính là để tu luyện. Cũng chính là nói, chữ “茶” (Trà) trong tiếng Hán lấy ba bộ thủ tổ thành để ám chỉ ba loại người khác nhau: Loại người mà giống như cỏ dại thì cần phải bị đào thải; loại thứ hai là có thể lưu lại làm người; loại thứ ba chính là người tu đạo thành tài thực sự. Hiển nhiên, nội hàm của chữ “茶” (Trà) trong tiếng Hán ám chỉ ba loại người có vận mệnh khác nhau. Kỳ thực “Nữ nhi Trà” đã nói thẳng với thế nhân rằng “茶” (Trà) chính là thể hiện nội hàm của con người.
Trong dòng sông lịch sử dài đằng đẵng của nhân loại, văn minh nhân loại lần này chỉ ít ỏi có năm nghìn năm mà thôi. Bất luận là những gì được giảng trong các tôn giáo lớn, hay là những văn minh tiền sử được phát hiện trong các văn vật lịch sử hôm nay, lịch sử được triển hiện cho nhân loại chính là: Văn minh của nhân loại là từng mảnh từng mảnh của mỗi lần văn minh tiền sử ghép lại. Chính là nói, khi một nền văn minh phát triển đến một thời kỳ nhất định, khi bại hoại đến một mức độ nhất định, thì lần văn minh này cần phải bị hủy diệt, và lần văn minh mới sẽ được bắt đầu lại từ đầu. Mà mỗi một lần nền văn minh bị hủy diệt thì đương nhiên cũng là một lần con người bị thanh lý: có người sẽ bị đào thải, những người được lưu lại sẽ được chuyển sang lần văn minh tiếp theo, người tu luyện đắc đạo thăng hoa tầng thứ sinh mệnh sẽ ly khai khỏi nhân gian, quá trình phát triển và sinh sôi không ngừng của nhân loại chính là “茬” (âm Hán Việt cũng có nghĩa là trà, có ý nghĩa là lần; lứa; vụ; đợt), giống như việc thu hoạch trà và các loại thực vật khác, cũng là thu hoạch theo từng vụ, từng đợt.
Vậy khi nào thì nền văn minh nhân loại này sẽ kết thúc? Đó chính là nằm ở bộ thủ “在” (âm Hán Việt là tại, có ý nghĩa là hiện tại) trong chữ “茬” (trà). Từ đồng âm của “在” (Tại) chính là “灾” (Tai), chính là nói với nhân loại rằng sẽ có đại tai nạn, và con người sẽ bị đào thải; còn chữ “再” (âm Hán Việt là Tái, ý nghĩa là lại tiếp tục, lại xuất hiện) nói với nhân loại rằng một lần văn minh nhân loại kết thúc, thì sẽ lại có một lần văn minh mới bắt đầu, vì vậy cần lưu lại một số người, chữ “载” (âm Hán Việt là Tải, ý nghĩa là chở đi) nói với nhân loại rằng những người tốt, những người tu đạo cần được đón đi. Vậy thì thời điểm đại tai nạn của nhân loại phát sinh mà các chính giáo lớn trong lịch sử đã tiên đoán chính là hôm nay – Tai nạn mang tính toàn cầu đang dần dần từng bước từng bước tiếp cận toàn nhân loại. Điều mà các tôn giáo gọi là cứu độ thế nhân, chính là Pháp Luân Phật Pháp đang được truyền rộng khắp mọi nơi trên toàn thế giới để cho con người biết đến và cũng là mang đến cơ hội cho con người. Hán tự Thần truyền chính là ẩn đố lưu lại cho con người, khi lời giải đáp cho bí ẩn này được các đệ tử Pháp Luân Công hôm nay tiết lộ toàn diện; khi hết thảy những bí ẩn của lịch sử nhân loại được Pháp Luân Phật Pháp triển hiện toàn diện chân tướng cho thế nhân, cũng chính là nhân loại đang đi đến hồi kết cuối cùng của nền văn minh lần này.
Trên thực tế, thời điểm phát sinh đại tai nạn cũng có thể nhìn thấy từ bố cục bộ thủ của chữ “茶” (Trà). Bộ thảo “艹” ở trên, trên bề mặt nhất có hàm ý rằng con người ở trong thời kỳ đen tối và xấu xa nhất, mà những người tốt, những người tu đạo lại lẫn trong biển người đó, ở vào chốn sâu thẳm của xã hội mà ít người trong thế nhân có thể lý giải được. Đây chính là điều mà đạo gia giảng là thời kỳ lịch sử hôm nay khi âm thịnh dương suy, âm dương đảo ngược.
2. Nội hàm văn hóa của việc đặt tên cho các loại Trà
Trà được đặt tên theo giống của chúng, cơ bản được phân thành Ô Long, Long Tỉnh, Thiết Quan Âm, Đại Hồng Bào và Trà xanh…
Long (rồng) là biểu tượng của dân tộc Trung Hoa, nội hàm sâu sắc của nó là tượng trưng cho văn hóa truyền thống mấy nghìn năm của Trung Quốc. Chính vì văn hóa truyền thống của Trung Quốc vô cùng bác đại tinh thâm, cho nên chỉ có thể nhìn thấy một phần rất nhỏ của nó, giống như chỉ nhìn thấy được vảy và móng của rồng, khó có thể nhìn thấy hình ảnh đầy đủ của con rồng, có nghĩa là nhân loại khó mà lý giải được toàn diện và sâu sắc về văn hóa Thần truyền. Vì rồng đã là tượng trưng của văn hóa truyền thống Trung Quốc, nên hàm ý của “Ô Long”, “Long Tỉnh” cũng chính là ám chỉ sự suy bại và biến dị của văn hóa truyền thống Trung Quốc, cũng như sự suy bại, thậm chí là sự tiêu vong của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Cũng chính là nói, cái gọi là sự phát triển của nhân loại cho đến hôm nay, là do tà đảng Trung Cộng thông qua hàng loạt các cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận động “Cách mạng văn hóa” đã làm cho văn hóa truyền thống Trung Quốc triệt để bị phá hoại và biến dị, mà thay thế nó bằng văn hóa đảng tà ác với những “Giả, Ác, Đấu”. Đây là nội hàm đằng sau “Ô Long” và “Long Tỉnh”. Đáng suy ngẫm là, thủ phạm cầm đầu phá hoại văn hóa truyền thống Trung Quốc là ma đầu họ Mao cả cuộc đời lại yêu thích trà “Long Tỉnh”.
“Quan Âm” là giác giả phổ độ chúng sinh, đại biểu cho tín ngưỡng tôn giáo, Quan Âm là ở Bồ Tát giới, là trợ giúp đức Phật làm những việc cụ thể phổ độ chúng sinh ở thế gian. Thế giới của Phật là vàng cấu thành, thế giới của Bồ Tát là bạc, của La Hán là đồng. Vậy “Thiết Quan Âm” (Thiết có nghĩa là sắt) hiển nhiên là biến dị của tôn giáo, tức là pháp mà các vị đại giác giả giảng trước đây đã bị con người làm biến dị từng chút từng chút một, nhân loại dưới sự thúc đẩy của tư niệm, đã hoàn toàn biến tôn giáo thành duy hộ chính trị và trở thành công cụ lợi ích nhóm, đến nỗi phỉ báng Phật và xuyên tạc Phật lý. Đây là nội hàm phía sau của “Thiết Quan Âm”.
“Đại Hồng Bào” là chiếc áo choàng màu đỏ khoác trên thân, cho thế nhân nhìn thấy hình tượng toàn là màu đỏ. Từ góc nhìn của thế giới hôm nay, tà đảng Trung Cộng lấy đội quân đỏ, cờ đỏ và chính quyền đỏ để làm tên gọi cho mình, điều nó muốn là một “thế giới mới đỏ rực”, sau khi chết đi, thành viên của tà đảng lại bị phủ lên lá cờ của tà đảng, giống như chiếc áo choàng đỏ. Vì vậy, trên thực chất “Đại Hồng Bào” chính là ám chỉ con rồng đỏ, ám chỉ thủ phạm cầm đầu phá hoại văn hóa truyền thống Trung Quốc chính là tà đảng Trung Cộng.
Ý nghĩa cốt lõi của “Trà xanh” chủ yếu là nằm ở chữ “Xanh” (绿), chính là màu xanh, hàm nghĩa là không bị ô nhiễm. Màu xanh trong giao thông có nghĩa là được thông hành, được phép đi, bộ thủ của chữ “绿” (âm Hán Việt là Lục, nghĩa là màu xanh) có mang theo hàm nghĩa là “nhận vào”, “thu nhận”. Dễ nhận thấy, “Trà xanh” có hàm ý chính là văn hóa truyền thống chính thống của Trung Quốc, là văn hóa Thần truyền mà con người nên kế thừa và phát huy.
Đến đây có thể nhận thấy, chữ “茶” (Trà) trong chữ Hán tổ thành bởi các bộ thủ có hàm ý khi nền văn minh lần này kết thúc, nhân loại sẽ xuất hiện ba loại người có kết cục số phận khác nhau: Bị đào thải, quá độ chuyển sang nền văn minh mới và tiếp tục làm người, đề cao tầng thứ sinh mệnh hướng lên không gian cao tầng. Mà việc đặt tên các loại trà khác nhau ẩn chứa trong đó những nội hàm văn hóa khác nhau, bao gồm: Văn hóa đảng biến dị; thủ phạm cầm đầu làm biến dị văn hóa; tín ngưỡng tôn giáo biến dị và văn hóa Thần truyền chân chính của Trung Quốc.
Mà nội hàm đằng sau hàm nghĩa của chữ “Trà” là khi nền văn minh lần này kết thúc là trạng thái của “con người”, là trạng thái của “Văn hóa”, vậy từ đồng âm của “茶” (Trà) cũng chính là phân tích xoay quanh chủ đề này.
3. Từ đồng âm với từ “Trà” (茶)
“查” (Tra) tức là “查找”(Tra Trảo) có nghĩa là tìm kiếm; “察” (Sát) có nghĩa là quan sát, xem xét. Trạng thái được thể hiện qua hai chữ Hán này chính là: Vào thời khắc tối hậu của nhân loại, khi Pháp cứu độ thế nhân được hồng truyền, đệ tử Đại Pháp không ngừng giảng chân tướng, là người bị đào thải, là người được tiếp tục luân hồi làm người, hay là người tu luyện đề cao cảnh giới sinh mệnh xuất khỏi tam giới, là tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Thể hiện trạng thái của quá trình này chính là “查” (Tra), chính là “察” (Sát).
“差” (Sai) chính là không hợp cách, không đạt chuẩn, là sai lầm. Hiển nhiên chính là chỉ những người không phù hợp với tiêu chuẩn được lưu lại khi đại nạn đến. Vậy thì tiêu chuẩn để đo lường này là gì? Đó chính là chân tướng mà đệ tử Đại Pháp giảng cho con người thế nhân. Vào mấy chục năm nay – trong thời khắc tối hậu trên sân khấu của lịch sử nhân loại, có ác ma tà đảng Trung Cộng giết người bằng “Giả, Ác, Đấu” đang ra sức phô diễn, có những nghĩa cử đại thiện của người tu luyện đề cao theo giá trị “Chân, Thiện, Nhẫn” đang không ngừng được triển hiện, chính là để xem con người còn có thể phân biệt rõ ràng ai thiện ai ác hay không. Bất kể cá nhân nào tự cho rằng mình thông minh, có bản sự đến đâu, hiểu biết xã hội nhiều như thế nào, nhưng nếu một người không phân biệt rõ thiện ác cơ bản, thì chính là ngay cả tư cách làm người cũng không còn, đương nhiên cũng chính là không đủ tiêu chuẩn lại được làm người. Bởi vì an bài số phận của một người không phải là người đó nói mà được tính, đủ hay không đủ tiêu chuẩn làm người càng không phải là do bản thân người đó quy định.
Chữ “叉” (Xoa) được giải thích là: (1) Phân khai, rắc rối, phức tạp. Pháp lý của vũ trụ là càng cao càng đơn giản, càng xuống dưới, tầng thứ càng hạ thấp càng phức tạp. Mà con người càng phức tạp càng không tốt. Cũng giống như mấy nghìn năm trước, con người dùng vương pháp đơn giản để trị quốc, mỗi triều đại đều có thể duy trì được mấy trăm năm. Mà con người phát triển đến hôm nay, đa dạng các loại được gọi là học thuyết, pháp luật, vv…nhưng đạo đức của toàn thể nhân loại lại đang bại hoại, đang trượt dốc nhanh chóng, xã hội đang hỗn loạn. Tâm lý đề phòng, đấu tranh giữa người dân Trung Quốc hôm nay là chưa từng có trong hàng nghìn năm qua. Cho nên, nội hàm phân khai, rắc rối, phức tạp của “叉” (Xoa), chính là thể hiện hình ảnh của trạng thái xã hội hôm nay. (2) Nghĩa thứ hai của chữ “叉” (Xoa) chính là trở ngại. Khi xã hội càng trượt dốc, thì đạo đức của nhân loại càng xuống thấp. Khi con người càng ngày càng trở nên xấu tệ, con người sẽ càng ngày càng xa rời Đạo, hiển nhiên, càng khó mà tu trở về, độ khó của tu luyện càng lớn. Đây chính là nội hàm (trở ngại) của “叉” (Xoa). (3) Một nghĩa khác của “叉”(Xoa) chính là chỉ “người” dang hai chân ra. Vì sao Hán tự còn đưa ra chú giải này? Chúng ta biết, khi một người nam giới dang rộng hai chân ra, ý tứ chính là anh ta đang thị uy; khi một người nữ đứng dang hai chân ra, con người hôm nay đều biết đây cũng giống như là loạn tính; vậy khi toàn thể nhân loại đều dang hai chân, đó chính là đạo đức của toàn nhân loại đã bị tha hóa. Có lẽ, sự phân nhánh tượng hình của chữ “人” (Nhân), là thể hiện nội hàm này. Bởi vì con người vốn đã trở nên xấu từ không gian cao tầng của vũ trụ nên đã từng bước từng bước rớt xuống đến không gian nhân loại này, là tầng thấp nhất, trạng thái cấp thấp nhất trong vũ trụ này, thì đương nhiên đạo đức cũng là thấp nhất và xấu xa nhất. Bản thân chữ “人” (Nhân) chính là thể hiện tượng hình của chữ “叉” (Xoa), cho nên “叉” (Xoa) cũng chính là trạng thái con người, đặc biệt chính là thể hiện trạng thái của toàn thể nhân loại thời mạt kiếp.
Có thể thấy từ bất kể từ phương diện nào mà nói, nội hàm đằng sau của chữ “叉” (Xoa) thể hiện ra chính là ám chỉ trạng thái hỗn loạn và phức tạp của toàn thể nhân loại hôm nay sau khi đạo đức trượt dốc.
Chữ “岔” (Xá) chính là chỉ con đường bị phân khai, tức là chỉ ngã rẽ. Vậy khi đạo đức toàn nhân loại trên đà trượt dốc, đặc biệt là tốc độ trượt dốc nhanh chóng như hôm nay, ý nghĩa của từ “岔道” (ngã rẽ) là gì? Đó chẳng phải là chỉ con người cự tuyệt bị tha hóa, không chịu bị trượt ngã, chẳng phải giống như đang bước trên con đường tu luyện sao? Bộ thủ của chữ “岔” (xá) là “分” (nghĩa là phân, chia) và “山” (sơn) cũng tức là “出’ (xuất, ra), tu luyện xuất ra khỏi tam giới. Bởi vì nội hàm của từ “山” (sơn) tức là trở ngại, là gián cách, mà đối với sinh mệnh bị phong bế trong tam giới mà nói, thì “山” (sơn) này chính là gián cách không gian trong và ngoài tam giới. Cho nên, “岔道” (ngã rẽ) chính là ý chỉ người bước trên con đường tu luyện khác với người thường. Điều này cho thấy, “茶道” (Trà đạo) thực ra chính là “岔道” (ngã rẽ), là con đường tu luyện.
“诧” (Sá) có nghĩa là ngạc nhiên, kinh ngạc. Con người sẽ kinh ngạc về điều gì? Là con người, điều kinh ngạc nhất đối với con người chính là được đắc Đạo, đắc Pháp, biết được ý nghĩa thực sự của sinh mệnh, biết được Pháp lý của vũ trụ. Với mỗi người bước vào tu luyện Pháp Luân Phật Pháp đều sẽ có trải nghiệm như vậy, đều sẽ trải qua quá trình này. Bộ thủ của “诧”(Sá) là “言” (ngôn), “宅” (Trạch): “宅” (Trạch) có nghĩa là nơi ở của con người, mà nơi ở của con người, đó chính là địa cầu, là không gian trong tam giới. Cho nên, “言” (ngôn), “宅” (trạch) có nghĩa là nói ra những điều liên quan đến Pháp lý của không gian vũ trụ, triển hiện cho nhân loại biết. Như vậy tất cả những người đã lý giải được Pháp lý của vũ trụ đều sẽ là “诧” (Sá) – ngạc nhiên; Sau đại kiếp nạn, tất cả những người có thể được lưu lại, và nhìn thấy chân tướng vũ trụ đại hiển đều chính là “诧” (Sá) ngạc nhiên.
4. Ghi chép lịch sử về “Trà”
“Thần nông bản thảo kinh” từng ghi chép lại rằng: “Thần nông nếm bách thảo, mỗi ngày nếm 72 loại độc, phải dùng Trà để giải độc”, đây dường như là nói rằng trà có thể giải được các loại độc. Nhưng trên thực tế, bản thân lá trà không có công hiệu như vậy, nó căn bản không phải là thảo dược của Trung Quốc, nó kém xa đậu xanh về mặt giải độc. Vậy vì sao lại trao cho nó nội hàm của “药” (Dược)? Trước triều đại nhà Đường “茶” (Trà) chỉ là “茶” (Trà), cư sĩ họ Hồ thời Tây Hán đã nói trong sách “Thực kỵ” (Những cấm kỵ trong ăn uống) rằng: “Trà đắng, uống lâu ngày sẽ vũ hóa”. Vì sao gọi là vũ hóa? Vũ hóa ý là chỉ tu Đạo thành Tiên. Hiển nhiên rằng, nội hàm căn bản của “茶” (Trà) chính là chỉ tu luyện. “Uống lâu ngày sẽ vũ hóa” cũng chính là chỉ sự tu luyện kiên trì bền bỉ, không giải đãi cuối cùng sẽ có thể viên mãn công thành, vũ hóa thành Tiên, thực tế chính là thoát khỏi tam giới, trở thành sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ. Vì vậy nói “Trà giải 72 loại độc” đương nhiên là chỉ việc sử dụng Pháp lý của tu Đạo để chỉ dẫn con người trừ bỏ đi hết thảy những tư tưởng không tốt, trở nên thuần tịnh, trở thành sinh mệnh cao thượng. Đối với sinh mệnh rơi rớt vào tam giới, nghiệp lực đầy thân mà nói, hiển nhiên cũng chính là nói đến nội hàm chữa bệnh cứu người.
“道” (Đạo) là sự cao thâm khó dò, bởi vì Đạo chính là pháp lý của vũ trụ; mà sự thể hiện của “茶” (Trà) cũng không chỉ đơn giản như các loại đồ uống với nhiều khẩu vị, văn hóa Thần truyền thực quả là đã trao cho “Trà” (茶) nội hàm của nền văn minh “lần” (茬) này. Đó chính là trà đạo. Giống như bộ thủ “艹” (Thảo)、“人” (Nhân)、“木” (Mộc) của chữ “茶” (Trà) thể hiện ra , khi “lần” (茬) văn minh này cần phải đến hồi kết, là cỏ dại bị đào thải? Hay là được lưu lại làm con người tương lai? Hay là bước trên con đường tu luyện, xuất ra khỏi tam giới để trở thành sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ? Điều này là tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người!
Số phận của con người là đã được sắp đặt sẵn. Nhưng, trên vấn đề then chốt nhất của sinh mệnh, đặc biệt là vào thời khắc lịch sử của sự thay đổi của nền văn minh này, việc bị đào thải hay được lưu lại của sinh mệnh đều phụ thuộc vào sự lựa chọn của bản thân. Ngay cả việc tin hay không tin, đều phụ thuộc vào sự lựa chọn của bản thân con người!
Khi dùng pháp lý của Pháp Luân Phật Pháp để lý giải nội hàm đằng sau của “茶” (Trà), chúng ta có thể lý giải được vì sao trà thánh Lục Vũ lại viết “Trà Kinh”, vì sao văn hóa trà của Trung Quốc lại có ảnh hưởng lớn đến vậy. Bởi vì lịch sử cần đặt định văn hóa “Trà Đạo” (茶道). Mà mục đích sự an bài này của văn hóa Thần truyền Trung Quốc, chính là để khải ngộ thế nhân, là vì để có thể cứu người vào thời mạt kiếp!
Ngày đăng: 15-08-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.