Trà đạo



Tác giả: Tiêu Ngọc

[ChanhKien.org]

Trung Quốc là cái nôi của trà, có lịch sử lâu đời, vẻ vang và chói lọi, mà “trà đạo” lại là tượng trưng cho nền văn hóa của dân tộc Trung Hoa, và được trao cho nội hàm sâu sắc. Trà đạo là một loại nghi thức trong cuộc sống, lấy trà làm phương tiện, nó cũng được coi là một phương thức tu thân dưỡng tính. Thông qua việc pha trà, thưởng trà, ngửi trà, uống trà mà tăng thêm tình hữu nghị, dưỡng tâm tu đức, học tập lễ pháp. Uống trà có thể làm cho người uống tĩnh tâm, an thần, trợ giúp cho việc trừ bỏ dục vọng và tạp niệm, điều này vừa hay lại rất phù hợp với chủ trương tư tưởng triết học phương Đông “thanh tĩnh, điềm đạm”, cũng phù hợp với tư tưởng “hướng nội tu hành” của ba giáo Phật, Đạo và Nho. Tinh thần trà đạo là cốt lõi và là linh hồn của văn hóa trà.

Lục Vũ là người sáng lập ra trà đạo, sống vào thời nhà Đường, ông đã viết một cuốn sách có tên là “Trà kinh”, Lục Vũ đã dùng cả một đời để nghiên cứu về văn hóa trà, ông đối với việc vun trồng, thu hái trà; chế tác trà cụ, ấm và chén uống trà; lựa chọn nguồn nước lúc pha trà, tổng kết và quy phạm những động tác của thân thể để thực hành vào lúc rót trà và pha trà, lại còn trao cho trà đạo một nội hàm văn hóa đặc thù, đó là uống trà, phục vụ trà, lấy trà để thể hiện sự thanh đạm, lấy trà để thể hiện sự trung thực. Lục Vũ khởi xướng sự dung nhập cầm, kỳ, thư, họa vào trong trà đạo, biểu đạt quan niệm nghệ thuật, chú trọng vào văn minh tinh thần, đề xướng cuộc sống tiết kiệm, đạm bạc, thanh tĩnh, quy phạm động tác và ngôn ngữ hình thể của con người khi uống trà, làm trà, nấu trà và trồng trà. Trong một bầu không khí hoàn cảnh đặc định hưởng thụ nét đẹp hài hòa của người thưởng trà và thiên nhiên: không có ồn ào náo nhiệt, không có sự phân tranh của thế nhân, chỉ có tiếng chim hót và hương thơm của hoa, chỉ có nước chảy, mây trôi và tiếng cổ cầm du dương, lúc này tinh thần của người thưởng trà sẽ đạt được sự thăng hoa. Nó phản ánh được đầy đủ mong muốn của rất nhiều người yêu trà rằng xã hội sẽ bớt đi những điều tranh đấu, và có nhiều hơn những ngày yên bình; ít đi những điều huyễn hoặc và có nhiều hơn nữa những sự chân thành. Sự đơn giản của trà cụ cho thấy những người thưởng trà phản đối việc theo đuổi sự xa hoa, mong muốn mọi người tận dụng tốt mọi thứ và tận dụng tốt tài năng của mình. Có thể nói “trà đạo” là sự kết hợp hoàn mỹ giữa “nghệ” (nghệ thuật làm trà, nấu trà và thưởng trà) và “đạo” (tinh thần), nếu chỉ có “đạo” thì chỉ có thể nói là có thần mà không có hình.

Tinh thần thân thiện và hòa hợp của trà đạo cũng đã được chứng minh trên suốt con đường truyền bá văn hóa của nó, chẳng hạn trong thời Nam Bắc triều và thời Tùy Đường, Trung Quốc thường xuyên qua lại với Tế quốc và nước Tân La, quan hệ giao lưu kinh tế và văn hóa cũng khá mật thiết. Đặc biệt là Tân La, đã có trên 120 lần sứ giả hai nước qua lại với nhau, khiến nước này trở thành một trong những nước láng giềng có sứ giả qua lại nhiều nhất trong thời nhà Đường. Ở triều Đường, người dân Tân La chủ yếu học tập kinh điển Phật giáo, Phật Pháp, nghiên cứu pháp lệnh và quy chế của nhà Đường, cũng có người làm quan trong triều đình nhà Đường. Vì vậy, tập tục uống trà của nhà Đường hẳn là rất gần gũi với ông. Đại Liêm, sứ thần của Tân La, vào những năm cuối của vua Đường Văn Tông Thái Hòa đã đem hạt giống trà của nhà Đường về nước, trồng ở dưới núi Trí Dị, xung quanh chùa Hoa Nham, đây là lịch sử bắt nguồn của giống trà Triều Tiên. Trong cuốn thứ 10 của bộ “Tam quốc bản kỷ” của Triều Tiên, và trong cuốn “Tân La bản kỷ” nói về đời vua Hưng Đức Vương (Kim Gyeong-hwi) năm thứ ba có viết: “Vào thời nhà Đường, sứ thần Đại Liêm đem theo hạt trà về, vua trồng nó ở Địa Lý sơn. Trà đã có từ thời Thiện Đức nữ vương (vị vua thứ 27 của vương quốc Tân La, và là vị nữ vương đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên), nhưng tới thời điểm này mới trở nên thịnh vượng”.

Vào năm thứ hai Thiệu Hy thời Nam Tống, tăng nhân người Nhật Bản tên là Myōan Eisai (荣西) lần đầu tiên đã đem hạt giống trà từ Trung Quốc về trồng ở Nhật Bản, từ đó trở đi, Nhật Bản bắt đầu trồng trà trên khắp cả nước. Vào cuối thời Nam Tống, nhà sư Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明/ Nampo shōmyō) của Nhật Bản đến chùa Kinh Sơn ở huyện Dư Hàng tỉnh Chiết Giang Trung Quốc thỉnh kinh, tại đây ông đã học tập các nghi thức tiệc trà của chùa và là người đầu tiên đưa trà đạo Trung Quốc vào Nhật Bản, ông trở thành người sớm nhất truyền bá trà đạo Trung Quốc tại Nhật Bản. Bốn yếu tố quy tắc trà đạo bao năm nay của Nhật Bản là: “Hòa, Kính, Thanh, Tịch”, rõ ràng là chịu ảnh hưởng từ những tinh túy trà đạo của Trung Quốc mà hình thành nên.

Ở Trung Quốc, “Đạo” là một quy luật vận hành rất nghiêm túc của vũ trụ và của thời không, những lý niệm thẩm mỹ trong triết học cổ điển thuận theo gió mà lặn vào trong màn đêm, thấm vạn vật một cách âm thầm và nuôi dưỡng nền văn hóa trà đạo tuyệt vời của Trung Quốc. Trong văn hóa trà đạo của Trung Quốc không chỉ có vẻ đẹp viên dung kỳ ảo của Phật giáo, lại còn có vẻ đẹp sâu xa khoáng đạt của Đạo giáo và vẻ đẹp của sự kín đáo nho nhã của Nho gia, nói tóm lại: “Trà đạo” sớm đã được trao cho nội hàm của tu luyện. Là một người có tín ngưỡng vào Pháp Luân Đại Pháp, tôi hiểu sâu sắc được sự bác đại tinh thâm của văn hóa dân tộc Trung Hoa, từ lý niệm trà đạo, tôi cũng lại có được sự thăng hoa trong nhận thức về thiên đạo, đó chính là dùng tâm cảnh khiêm nhường cung kính và thuần tịnh tuân theo đại đạo chí cao vô thượng của vũ trụ: Chân – Thiện – Nhẫn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/61623



Ngày đăng: 10-06-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.