Nghệ thuật nhờ tín ngưỡng và đạo đức mà trở nên huy hoàng (1)
[ChanhKien.org]
Đức tin thành kính tạo nên những kiệt tác tuyệt vời
Nghệ thuật là kết tinh trí tuệ của nền văn minh nhân loại, tìm hiểu trong lịch sử thì nguồn gốc của nghệ thuật thường có liên quan đến đức tin. Khi một loại cảm xúc tư tưởng nào đó quá mạnh mẽ, con người thông qua ca hát, nhảy múa, hình vẽ tranh ảnh để biểu hiện ra. Thời cổ đại, tấm lòng tôn kính các vị thần cũng như tâm ý thành kính của con người là vượt trên bất kỳ một loại cảm xúc nào khác, vậy nên, tại giai đoạn đầu của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào của con người, chúng ta thường thấy những tác phẩm nghệ thuật mô tả thế giới thiên quốc của các vị Thần Phật.
Hãy cùng chúng tôi quay ngược lại dòng thời gian lịch sử lâu dài, để xem xét khắp các nơi trên thế giới, cùng chứng kiến những vị Thần và Phật với thần thông vô hạn đã triển hiện những kỳ tích như thế nào tại thế gian con người, đồng thời chứng kiến những con người thuần phác và chân thành thời xưa đã làm thế nào đem sự huy hoàng này triển hiện trong các tác phẩm nghệ thuật.
“Thần và tôi đồng tại”
Hơn ba ngàn năm trước, xảy ra sự thay đổi thời tiết đột ngột ở vùng đất Trung Đông, trong bầu không khí tràn ngập sợ hãi. Vua Saul đang lãnh đạo người dân Israel cổ đại chiến đấu với người Philistines, tuy nhiên trong số những người Philistines có một người khổng lồ tên là Goliath, người dân Israel cổ đại không có bất kỳ một dũng sĩ nào có thể đương cự lại được người khổng lồ Goliath. Mỗi ngày trước trận chiến Goliath đều tuyên chuyến tìm người đấu với hắn, nhưng không một người Israel nào dám đối đầu với hắn. Hai đội quân cầm cự như vậy bốn mươi ngày, một cậu bé chăn cừu đến để đưa đồ ăn cho ba người anh em của mình trong quân đội, khi nhìn thấy tình cảnh này, cậu bé nói: “Tôi sẵn sàng chiến đấu với Goliath”. Các người anh em cậu bé rất tức giận. Họ không tin rằng cậu bé có thể đánh bại Goliath. Họ nghĩ rằng cậu bé chỉ nên đi chăn cừu. Nhưng cậu bé không cho là vậy mà cậu tin rằng mình sẽ đánh bại được Goliath. Cậu bé nhặt năm viên đá, đem theo dây quăng đá, đi nghênh chiến với Goliath. Goliath nhìn thấy một đứa bé ốm yếu đến khiêu chiến với hắn, liền haha cười lớn, chế nhạo cậu bé không biết tự lượng sức mình. Cậu bé bình tĩnh nói với Goliath: “Thần và tôi đồng tại.” Cậu giơ tay và quăng hòn đá về phía Goliath, trúng vào trán của người khổng lồ. Người Philistines nhìn thấy Goliath đã chết, liền lập tức tháo chạy tán loạn. Cậu bé trở thành vị anh hùng của người Israel, và sau đó trở thành Vua David kính yêu của người dân Israel.
Tượng David (Jörg Bittner Unna / Wikipedia)
Hai ngàn năm sau cái chết của David, văn phòng giám sát kỹ thuật Florence đã phát hiện và nghiên cứu một mảnh đá thô với kết cấu tuyệt vời, họ mời những nghệ sĩ tài năng nhất trong thành phố, hy vọng rằng một số trong số họ sẽ biến viên đá này thành một tác phẩm nghệ thuật. Chàng trai Michelangelo 26 tuổi phong nhã hào hoa, đã chủ động thực hiện nhiệm vụ khó khăn này. Michelangelo đặt một rào chắn xung quanh đá cẩm thạch, anh cần duy trì sự tập trung cao độ trong khi làm việc, không muốn bị một ai đến quấy rầy. Quá trình chạm khắc khó hơn tưởng tượng, làm thế nào để thổi hồn cho một thứ thô to lớn như vậy? Michelangelo vừa suy nghĩ vừa hồi tưởng lại một đoạn Thánh Kinh. Khi làm việc gặp phải nút thắt khó khăn, tự nhiên xuất hiện trong tâm trí anh câu nói đầy tự tin của vua David: “Thần và tôi đồng tại”. Dưới sự tập trung của ánh mắt chăm chú, cùng với tinh thần vững chắc kiên định, dần dần dưới đôi tay hữu lực của Michelangelo đường nét hình dáng dần dần hình thành, Michelangelo như nhìn thấy hình ảnh vua David đang đối mặt với Goliath, nhìn thấy niềm tin phát từ nội tâm của vua David, và sự hào hùng không một chút sợ hãi, ẩn hiện dưới những đường cơ bắp tinh tế. Michelangelo làm việc quên ăn quên ngủ, hầu như không có sự trợ giúp của bất kỳ một trợ thủ nào, bởi vì anh không chắc rằng sẽ có một ai khác sẽ hiểu được những thứ anh tâm niệm về vua David. Hai năm sau, một tác phẩm nghệ thuật chưa từng có đã ra đời, người ta tin rằng, đây là bức tượng đẹp nhất trong tất cả các bức tượng vua David từ trước đến nay và tương lai sau này. Ban đầu người ta dự định đặt nó trên ban công của bức tường vòm của nhà thờ, nhưng họ lại không nỡ đặt một tác phẩm hoàn hảo như vậy ở nơi cao mà không được mọi người chiêm ngưỡng, vì vậy cuối cùng bức tượng được đặt trước Tòa thị chính Florence cho đến hiện nay.
“Bệnh của chúng sinh là bệnh của tôi”
Cũng khoảng ba ngàn năm trước, ở thành phố Ville, Ấn Độ có một vị trưởng lão đức cao vọng trong là Vimosakir (Vimalakīrti, cũng được dịch là Vô Cấu Xưng hoặc Tịnh Danh). Tuy rằng ông chưa xuất gia, nhưng ông là tu sĩ tu tại gia. Khi cùng các đệ tử của Thích Ca Mâu Ni tham thiền ngộ Đạo, họ thường giảng các giáo lý Phật giáo mà họ chứng ngộ, nhưng rốt cuộc họ đều cảm phục trước các giáo lý cao hơn mà Vimosakir nói. Vimosakir hiểu rất rõ về huyền diệu của thần thông và thiên nhãn, có thể giảng giải rõ yếu nghĩa của việc toạ thiền và giới luật. Ông cũng hiểu rõ ý nghĩa chân chính của “Không”, đồng thời có thể dùng ngôn ngữ thích hợp để biểu đạt, khai thị những chỗ mê khó giải về tâm tính của chúng đệ tử Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên có một ngày, Vimosakir đột nhiên bị bệnh. Thích Ca Mâu Ni bảo Văn Thù Bồ Tát (Manjushri) đến thăm, khi đến nơi ở của Vimosakir Văn Thù Bồ Tát đã hỏi: “Ngài tu hành không phải là vô cùng thành công ư? Người tu hành thành công sao có thể mắc bệnh được?” Vimosakir nghe vậy trả lời: “Căn bệnh này của tôi đã có từ rất lâu rồi. Căn bệnh này xuất phát từ chấp trước si ái. Tôi thấy rằng tất cả chúng sinh đều vì chấp trước si ái mà sinh ra khổ nạn. Khổ nạn của chúng sinh trở thành căn bệnh của tôi. Nếu một ngày chúng sinh thoát khỏi đau khổ, thì bệnh của tôi có thể được chữa khỏi.” Văn Thù Bồ Tát vừa nghe xong liền đạt được sở ngộ. Sau đó, Vimosakir đã giải thích cho Văn Thù Bồ Tát ý nghĩa của “Không” và hàm nghĩa của “Bất nhị Pháp môn”, lời nói dẫn nhập đến cảnh giới mỹ diệu, Văn Thù Bồ Tát nghe xong liền nhập Thần, đang định tiếp tục tìm hiểu những Pháp lý cao hơn, Vimosakir đột nhiên trầm mặc không nói, Văn Thù Bồ Tát ở trong trầm tĩnh mặc niệm mà ngộ ra Phật lý, ngay trong khoảng khắc ấy, Trời đổ mưa hoa.
Câu chuyện này được ghi chép trong “Duy Ma Cật Kinh”, sau khi được truyền vào Trung nguyên thì được dịch sang tiếng Trung Quốc, tấm lòng đại từ bi xả thân vì mọi người này sau đó đã được phổ cập trong tư tưởng văn hóa Hoa Hạ. Một số người bắt đầu vẽ chân dung của Vimalakir, trong đó có Cố Khải Chi, một trong những họa sĩ hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc. Vào năm thứ hai niên hiệu Hưng Ninh triều Đông Tấn, chàng thiếu niên Cố Khải Chi vẫn chưa thành danh, anh được biết thành Kim Lăng đang quyên góp tiền xây dựng chùa Ngoã Quan Tự, tuy nhiên không một vị quan nào của thành Kim Lăng sẵn sàng quyên góp vượt quá số tiền mười vạn, thế là anh phát nguyện quyên tặng trăm vạn tiền cho chùa Ngoã Quan Tự. Cố Khải Chi nói với các hoà thượng trong chùa rằng: “Xin chư vị hãy chuẩn bị một bức tường để tôi vẽ.” Sau đó Cố Khải Chi đã bế quan đóng cửa một tháng không ra ngoài không ra ngoài, để tập trung vẽ. Cố Khải Chi luôn tin rằng vẽ nhân vật nào đều yêu cầu phải hiểu rõ tư tưởng tính cách của nhân vật đó mới có thể hoạ xuất ra được thần thái, và quan trọng nhất là để vẽ trông giống như Thần. Một trong những bước quan trọng nhất để vẽ ra được thần thái đó chính là “Điểm nhãn”, nhưng không thể tùy tiện vẽ điểm nhãn, bởi vì một khi đôi mắt được vẽ ra, bức tranh sẽ có linh hồn. Vì vậy khi anh vẽ, “điểm nhãn” luôn là phần sau cùng, hoặc là cách một đoạn thời gian dài sau đó mới lại ‘điểm nhãn’, mỗi một lần đều vô cùng thận trọng, lo sợ nếu như ‘điểm nhãn’ không tốt, thì bức tranh vẽ đó sẽ có một linh hồn với tâm thuật bất chính, đặc biệt là bức tranh vẽ nhân vật như Vimalakirti. Bởi vì đoạn đối thoại trong kinh Duy Ma Cật Cố Khải Chi đã vốn đã thuộc làu, đối với những Pháp lý mà Vimalakirti đã giảng, anh cũng có sự lĩnh hội cá nhân, vì vậy đối với phần ‘điểm nhãn’ của bức tranh Cố Khải Chi rất tự tin. Anh nói các hoà thượng trong chùa thông báo cho mọi người, những ai muốn đến chiêm bái bức vẽ thì ngày đầu tiên cần quyên góp là mười vạn, ngày thứ hai là năm vạn, ngày thứ ba là số tiền tự nguyện, cứ như vậy, mọi người truyền nhau, tranh giành nhau đến xem, Chùa Ngõa Quan Tự rất nhanh đã quyên góp được một trăm vạn, Cố Khải Chi cũng từ việc này mà danh tiếng lan truyền. Bức tranh Vimalakirta này xác thực là ngàn vàng khó kiếm, nhưng điều quý giá hơn là tâm hướng thiện lễ Phật của người họa sĩ. Mặc dù bức tranh này đến hôm nay không còn được lưu giữ, nhưng qua Đường thi của nhà thơ Đỗ Phủ chúng ta vẫn có thể mà tượng tưởng ra phong thái khi đó: “Được coi bức hoạ mà tôi hằng khao khát bấy lâu, Nay cứ nghĩ lại mà lòng còn bàng hoàng. Thật rõ là quý tướng từ hình ảnh của Kim Túc, Thật là thần diệu khó mà quên được.” (Đây là 4 câu thơ trong bài thơ Đỗ Phủ viết Tiễn ông tám thập di họ Hứa về Giang Ninh thăm cha mẹ, trước Phủ tôi thường là khách thăm huyện này được anh Hứa xin cho coi tấm vẽ hình Duy Ma Cật, chùa Ngoã Quan. Bốn câu thơ cuối bài có nhắc đến bức vẽ Vimalakirti)
- *
Trong lịch sử có rất nhiều tác phẩm được trưng bày ở các điện thờ đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đều triển hiện rõ đức tin. Ví dụ những tác phẩm điêu khắc trong đền thờ Parthenon ở Hy Lạp, tỷ lệ cơ thể hoàn hảo, các mẫu quần áo giống như thật khiến người xem phải cảm thán kinh ngạc; ví như những bức tranh khảm kính trong các nhà thờ Châu Âu, ánh nắng mặt trời chiếu xuống xuyên qua những khe hở của các bức tranh trong thánh đường, giống như ánh sáng vinh quang của Thánh Kinh đang chiếu rọi; ví như bức tượng Phật tráng lệ trong hang động Đôn Hoàng, Đức Phật với dáng vẻ uy nghi được mọi người từ khắp nơi đến kính bái, tất cả đều thể hiện sự chân thành của những nghệ nhân đã được ghi vào lịch sử. Vào thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây, những ai được sinh ra với tài năng nghệ thuật đều được xem là những người được Thần ban cho tài năng, họ sử dụng tài năng của mình để dâng tặng các vị Thần, ca ngợi chư Thần, rất hiếm ai sử dụng tài năng này để mưu cầu công danh lợi ích cá nhân. Những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ trái tim sùng đạo, vị tha thường sẽ không bị lịch sử công kích hay đào thải mà tồn tại lưu truyền mãi với thời gian.
Chương trình nghệ thuật do Đoàn Nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun) biểu diễn cũng nhằm mục đích đánh thức thiện niệm của con người. Các tiêu chuẩn thẩm mỹ của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận luôn tuân theo nguyên lý “Thuần Chân – Thuần Thiện – Thuần Mỹ”, không có bất kỳ nội dung u ám hay tiêu cực nào. Để có thể làm được điều này chính là nhờ đức tin thành kính xuất phát từ nội tâm của những người nghệ sĩ. Các thành viên của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận đều tu luyện pháp môn thượng thừa của Phật gia – “Pháp Luân Đại Pháp”. “Pháp Luân Đại Pháp” yêu cầu tập luyện năm bài công pháp cải biến bản thể, đồng thời yêu cầu tu tâm tính theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn”. Tâm thái của người tu luyện giúp cho diễn xuất của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận đạt đến tiêu chuẩn hàng đầu thế giới. Đây là một trong chín đặc điểm khác biệt của đoàn nghệ thuật Thần Vận so với những đoàn nghê thuật khác. Thực ra, nghệ thuật ngay từ lúc sinh ra đã không thể tách rời tín ngưỡng, trước khi tôn giáo ra đời, tín ngưỡng của con người đối với Thần đã bám rễ sâu trong sinh mệnh, người người vì tín ngưỡng mà kính sợ, vì kính sợ nên nghe theo lời cảnh báo của Thần mà được phúc báo và vinh diệu. Khi người nghệ sĩ có phẩm chất đạo đức và tính tự giác cực cao, tác phẩm mà họ sáng tác ra cũng sẽ lan toả sức mạnh tinh thần quang minh thuần chính, có sức lay động lòng người.
(Bản quyền thuộc về Đoàn Nghệ thuật Thần Vận – Shen Yun)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/258759
Ngày đăng: 23-02-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.