Khám phá lục nghệ (1)



Tác giả: Trọc Thế Thanh Liên (Đại Lục)

[ChanhKien.org] Sách «Chu Lễ ▪ Địa Quan ▪ Bảo Thị» có ghi chép : “Bảo Thị chưởng gián vương ác, nhi dưỡng Quốc tử dĩ đạo, nãi giáo chi lục nghệ: nhất viết ngũ lễ, nhị viết lục nhạc, tam viết ngũ xạ, tứ viết ngũ ngự, ngũ viết lục thư, lục viết cửu số.” [Bảo Thị chưởng quản việc can gián khuyên bảo vua, dạy dỗ con cháu quý tộc theo đạo, đó là dạy lục nghệ : thứ nhất là ngũ lễ (lễ nghĩa), thứ hai là lục nhạc (âm nhạc), thứ ba là ngũ xạ (bắn cung), thứ tư là ngũ ngự (cưỡi ngựa đánh xe…), thứ năm là lục thư (thư pháp), thứ sáu là cửu số (toán học).] Con cháu quý tộc thời xưa khi đến tám tuổi nhập học tiểu học, do Bảo Thị dạy dỗ các em dựa trên các giá trị đạo đức cao thượng phù hợp với thiên thượng của bản thân, dạy các em sáu loại kiến thức và kỹ năng là lễ nghĩa, âm nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, thư pháp và toán học.

Trong lục nghệ ngoại trừ bắn cung và cưỡi ngựa, những nội dung khác trong sách giáo khoa tiểu học của Trung Quốc đại lục ngày nay đa phần đều có liên quan, nhưng những điều mang tính thực chất như mục đích học tập và yêu cầu thì đều khác rất xa so với thời xưa. Người xưa chú trọng “tiểu học nhi thượng đạt” (học những cái nhỏ về sự vật, nhân tình thế thái, để rồi hiểu những pháp tắc của tự nhiên), các môn đồ tiểu học học tập lục nghệ, một mặt, là vì sáu loại tri thức và kỹ năng này rất cần thiết trong cả cuộc đời của các em, một mặt khác, và cũng là phương diện trọng yếu hơn, đó là trong cả cuộc đời của các em cần thông qua việc học tập sáu loại tri thức và kỹ năng này cuối cùng thăng hoa đến cảnh giới cao thiên nhân hợp nhất, do đó cần phải là bởi một Bảo Thị vốn có phẩm đức phù hợp với thiên thượng dạy dỗ các em.

Loại cảnh giới cao thiên nhân hợp nhất này quyết định ý nghĩa cuộc sống và chất lượng sinh tồn của một cá nhân, cũng quyết định sự thịnh suy của một dân tộc, xã hội, đó là pháp bảo để con người có thể đứng vững ở vị trí bất bại, hoàn toàn vượt xa so với việc chỉ nắm vững sáu loại tri thức và kỹ năng.

Vậy cũng chính là nói, lục nghệ thực tế là sáu con đường lớn (đại đạo) thông thiên để các môn sinh tiểu học thời xưa có thể làm được “tiểu học nhi thượng đạt”. Người xưa từ thuở nhỏ đã thuận theo sáu con đường lớn này mà tiến bước, một mạch cho đến khi đạt đến cảnh giới cao thiên nhân hợp nhất. Như vậy thì, “học nhi ưu tắc sĩ” (học tập giỏi thì làm quan) cũng trở thành điều hợp lý trong xã hội. Bởi vì những người “học nhi ưu” (học tập giỏi) kia đều là những người ngộ được thiên đạo, những người ngộ được thiên đạo mà làm quan trị quốc bình thiên hạ, thiên hạ đương nhiên sẽ thái bình thịnh vượng.

Mà giáo dục trong học đường ngày nay chỉ chú trọng những kiến thức và kỹ năng trên sách vở, bỏ qua phương diện thực chất nhất, cốt yếu nhất đó là việc học tập và trau dồi tri thức vốn là để thăng hoa đến cảnh giới cao, chỉ nắm được những thứ vỏ ngoài của lục nghệ đã coi như “học nhi ưu” (học tập giỏi) rồi. Những người như vậy mà ra làm quan, phục vụ xã hội, đạo đức nếu không xuống dốc, xã hội mà không trở nên hỗn loạn mới là chuyện lạ!

(còn tiếp)

Khám phá lục nghệ (2): Ngũ ngự

Khám phá lục nghệ (3): Ngũ xạ

Khám phá lục nghệ (4): Lục nhạc

Khám phá lục nghệ (5): Ngũ lễ

Khám phá lục nghệ (6): Lục thư

Khám phá lục nghệ (7): Cửu số

Khám phá lục nghệ (8): Lời kết

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/53622



Ngày đăng: 24-02-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.