Đạo của chữ số (1) (Phần 3)



Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

3. Biểu tượng và hàm nghĩa của các con số

Hàm nghĩa của con số vô cùng phong phú, bởi vì con số dùng để biểu thị Ngũ hành, cho nên dù kết cấu không gian của vũ trụ do Ngũ hành cấu thành này có phức tạp bao nhiêu, phương thức vận hành thời gian có phức tạp bao nhiêu, hình thức tồn tại và mối quan hệ nhân duyên của sinh mệnh có phức tạp bao nhiêu, hình thức tồn tại và biến hóa của vật chất có phức tạp bao nhiêu, thì hàm nghĩa của các con số cũng phức tạp bấy nhiêu.

(1) Số Linh (số 0) là nguồn gốc của tất cả các con số

Trong nguyên lý Thái Cực, Linh biểu thị cho Vô Cực. Như chúng ta đã bàn đến ở trên, Vô Cực không phải là không có gì, Vô Cực sở dĩ được gọi là Vô Cực, chính là vì trạng thái tinh thần (dương) và vật chất (âm) của nó là ở cảnh giới “thân thần hợp nhất”, không có biểu hiện cực đoan, tất cả chúng sinh trong Thái Cực đều không thể nắm bắt và không thể tưởng tượng được. Mà toàn bộ Thái Cực này cùng vô lượng thiên thể, vô lượng tiểu vũ trụ và vô lượng chúng sinh trong Thái Cực đều là thể hiện của tinh thần và vật chất của Vô Cực, đều thuộc về phạm trù “có”. Do đó tất cả những thứ này đều có thể được biểu thị bằng các số khác không phải số Linh, mà không thể dùng số Linh để biểu thị. Vậy thì Linh dùng để biểu thị số của Vô Cực, không phải là không có gì theo nhận thức thông thường, mà có ý nghĩa thực sự “có” và “có” rất nhiều, dùng bất kỳ khái niệm “có” nào để hình dung nó đều chỉ có thể chuyển hàm nghĩa của nó thành Thái Cực, biến thành nhỏ vô hạn. Vì vậy, chúng ta gọi Linh là nguồn gốc của mọi con số, theo lời của Lão Tử, Linh là “Huyền tẫn chi môn, thị vị thiên địa căn, miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần“ (Dịch nghĩa: cửa Huyền Tẫn, là gốc của trời đất, dằng dặc mà như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không hết” Nó tượng trưng cho sự vĩnh hằng bất biến và đại viên mãn.

(2) Ngũ là hình thức biểu hiện của Linh, các số khác đều là thể hiện cực đoan của Ngũ

Trong nguyên lý Thái Cực, Vô Cực là tồn tại tiên thiên, Thái Cực là tồn tại hậu thiên, cho nên Linh dùng để biểu thị số của Vô Cực, chính là tiên thiên, Ngũ dùng để biểu thị số của Thái Cực, tức là hậu thiên. Bởi vì Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực tức là thể hiện tinh thần và vật chất của Vô Cực, nhưng Thái Cực lại không phải là bản thân Vô Cực. Về số thì Ngũ sinh ra từ Linh, nhưng Ngũ lại không phải là Linh, Ngũ dùng để biểu hiện Linh. Giống như gà đẻ ra trứng, nhưng gà là gà, trứng là trứng, gà và trứng không phải là cùng một thứ.

Lão Tử nói: Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ “có”; “có” sinh ra từ “không”. Cái “không” mà ông nói đến chính là Vô Cực, “có” chính là Thái Cực. Vì vậy, giả sử khi sử dụng các con số để diễn đạt ý nghĩa của câu nói này, đó chính là: tất cả các số trong vũ trụ đều được tạo ra từ Ngũ, Ngũ lại được sinh ra từ Linh. Bởi vì Ngũ đại diện cho toàn thể vũ trụ, là con số của Thái Cực, trong Thái Cực có thiên có địa, có nam có nữ, có sinh mệnh có vật chất, có thời gian có không gian, hết thảy những thứ này đều có con số riêng của nó, cũng đều có thể được biểu thị bằng con số, cho nên tất cả các con số đều là thể hiện cực đoan của Ngũ.

(3) Các con số có thể bằng nhau nhưng không giống nhau

Số của vũ trụ là Ngũ, các con số của vạn vật trong vũ trụ là Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập v.v. (với số lớn hơn thì tính chất của nó sẽ do các số trong đó quyết định). Như chúng tôi đã nói ở phần trước, số được sinh ra từ Ngũ hành và lại dùng để biểu thị Ngũ hành, có nghĩa là, tất cả các con số đều là thể hiện của Ngũ hành, khi Ngũ hành được biểu hiện là Nhất, nó chính là Nhất, khi nó được biểu hiện là Nhị, nó chính là Nhị, khi nó được biểu hiện là Tam, nó chính là Tam … khi nó được biểu hiện là Thập, nó chính là Thập, nhìn theo góc độ này, từ Nhất đến Thập, từ Thập đến Bách (100), Thiên (nghìn), Vạn, Ức, Triệu … tất cả các con số trong vũ trụ đều lớn như nhau, đều là thể hiện cực đoan của Ngũ. Bởi vì mỗi một con số đều phản ánh đặc điểm của một phương diện nhất định của Ngũ, cho nên bất kỳ hai con số nào cũng không giống nhau. Lấy con người làm ví dụ, bởi vì thiên địa là đại vũ trụ và cơ thể con người là tiểu vũ trụ, nên số của mỗi người đều là Ngũ, và tất cả đều tự xưng là Ngũ (五-ngũ đồng âm với 吾- ngô nghĩa là tôi). Và tất cả các tế bào cấu thành cơ thể con người đều là hình ảnh và tín tức của Ngũ (吾-ngô), theo quan điểm này về con người, mỗi tế bào đều là thể hiện của cái tôi, bất kể là tế bào ở tay, chân, trong hay ngoài cơ thể đều là chính mình, đều quan trọng như nhau, nhưng vì mỗi tế bào có vị trí khác nhau nên tính chất và chức năng của nó cũng khác nhau. Cũng theo nguyên lý như vậy, quan hệ giữa hai số bất kỳ cũng như thế, chúng có thể bằng nhau nhưng không giống nhau, nói là bằng nhau tức là các con số không phân lớn hay nhỏ, không phân cao quý hay thấp hèn, tất cả đều bình đẳng, ở chỗ khác nhau thì vị trí khác nhau, tính chất khác nhau, vai trò khác nhau.

(4) Con số chính là hình thức kết cấu và quy luật vận động của các thời không khác nhau trong vũ trụ

Theo nguyên lý Thái Cực, cấu trúc thời không của vũ trụ này là có sự phân chia tầng thứ, mỗi con số đều tượng trưng cho một tầng thứ khác nhau. Về tổng thể, bên trong Thái Cực, Nhất đại biểu cho tầng thứ và cảnh giới nguyên thủy nhất, sơ khai nhất, cũng tức là cảnh giới gần với Đạo nhất, Ngũ nằm ở giữa, Cửu là tầng thứ thấp nhất. Thập là cực âm của Ngũ, là lớp vỏ bên ngoài của toàn bộ vũ trụ, nó không thể gọi là một tầng thứ, mà xã hội nhân loại lại vừa đúng ở trong không gian này. Đây là một khái niệm tầng thứ theo chiều dọc từ cao xuống thấp. Khái niệm tầng thứ theo chiều ngang từ Nhất đến Cửu cũng đều là các không gian khác nhau của cùng một tầng thứ, trong mỗi số ở chiều dọc và mỗi tầng không gian theo chiều dọc có 9 đại không gian theo chiều ngang, vỏ ngoài của mỗi tầng không gian là Thập. Do đó, bên trong mỗi vũ trụ hoàn chỉnh ở trong Thái Cực đều có chín lần chín là tám mươi mốt không gian khác. Bởi vì con số khác nhau, cho nên tất cả các kết cấu vật chất trong các không gian cũng khác nhau, khái niệm về không gian cũng khác nhau. Ví dụ khái niệm về không gian nơi con người sinh tồn và không gian nơi loài cá sinh tồn là hoàn toàn khác nhau, đối với con người, nước là vật chất thực tại chứ không phải không gian; Đối với cá, không khí của chúng ta cũng là vật chất thực tại chứ không phải không gian.

Như chúng ta đã nói ở trên, khi số Ngũ trong Ngũ hành được biểu hiện là Nhất, thì nó là Nhất, khi biểu hiện là Nhị, thì nó là Nhị, khi được biểu thị bằng Tam, thì nó là Tam … khi được biểu thị bằng Thập, nó là Thập, nói cách khác, mọi con số đều là biểu hiện cực đoan của Ngũ, mỗi một con số khi phóng to đều là Ngũ, cho nên bản chất của mọi con số cũng là Ngũ, như vậy mỗi số đều được trang bị năng lực của Ngũ, cũng đều lần lượt có thể biểu hiện ra Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập, nhưng sự biến hóa này chỉ giới hạn trong phạm vi của số ban đầu. Nói cách khác, thời không của vũ trụ luôn vận động và biến đổi, quy luật biến đổi của nó cũng có số, hơn nữa phương thức vận động của số dương và số âm hoàn toàn trái ngược nhau, dương theo chiều thuận, âm theo chiều nghịch.

Bởi vì mỗi con số đều biến đổi như thế và mỗi con số sau khi biến đổi cũng như thế, cho nên quy luật này nhìn vào tầng sâu hơn thì là vô cùng vô tận. Bởi vì cấu trúc của thời không và sinh mệnh trong vũ trụ đều ở trong lý số, cho nên tất cả chúng sinh trong vũ trụ đều có số riêng, đều là thể hiện cực đoan của Ngũ (吾ngô) của vũ trụ, hơn nữa chúng cũng được trang bị năng lực tương tự như Ngũ (吾ngô), chỉ có điều năng lực của nó bị giới hạn trong tầng sở tại của nó, nhưng hình thức năng lực của nó thì như nhau. Ví dụ chúng ta thấy rằng Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký có thể phân thân biến hóa ra nhiều bản sao của chính mình, thấy rằng các vị Thần, Phật và Bồ Tát có thể phân thân ra vô số bản sao của họ, tất cả đều dựa trên lý số.

(5) Con số chính là hình thức tồn tại của sinh mệnh và vật chất trong vũ trụ

Như chúng ta đã nói trong phần trước, thế giới quan của Đạo gia là Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực chính là sự thể hiện ý chí của Vô Cực, chữ “Vô” trong Vô Cực cũng có hàm nghĩa là Ngũ, vật (vật chất), ngô (tôi), ngộ (giác ngộ), trong Thái Cực những phương diện này đều tồn tại như một chỉnh thể – con số của vũ trụ do Ngũ hành cấu thành chính là Ngũ, Ngũ (五) nếu thêm khẩu (口) thì là ngô (吾: tôi), ngô nếu thêm tâm thì là ngộ (悟: giác ngộ), nếu không có tâm và khẩu thì đó là vật (物). Và bởi vì mọi thứ tồn tại trong vũ trụ này đều do Ngũ hành cấu thành, cho nên tất cả những thứ này cũng có sinh mệnh, có trí huệ, như vậy tất cả các hình thức sinh mệnh, trí huệ văn hóa, hình thái vật chất v.v. trong vũ trụ đều có số, từ góc độ của số mà nói, hết thảy điều này đều là thể hiện cực đoan của Ngũ, các thứ khác nhau đều có số khác nhau.

Lấy con người làm ví dụ, màu da, ngôn ngữ, chủng tộc và dân số khác nhau đều là thể hiện của số. Chủng loại, số lượng, hình tượng, phương thức sinh tồn… của động vật đều có số; chủng loại, hình tượng, năng lực… của thực vật cũng đều có số. Bởi vì Thái Cực phân thành âm dương, cho nên con số cũng có âm dương, như vậy hình thức biểu hiện của sinh mệnh cũng có âm dương. Nếu nói hình thức sinh mệnh của con người, động vật và thực vật thì dễ phát hiện và có tính dương; vậy thì tất cả các hiện tượng như núi sông, đất đai, vàng bạc, đất đá, gỗ, gió mưa, sấm chớp đều là sinh mệnh thuộc tính âm, tất cả các hình thức tồn tại của nó cũng đều có số.

Xét theo chiều dọc, nếu tầng thứ của các sinh mệnh trong Tam giới này được biểu thị bằng các con số, thì Nhất, Nhị, Tam, Tứ là thiên nhân, có tính dương. Lục, Thất, Bát, Cửu là sinh mệnh của âm giới. Số Ngũ chính là con người trên trái đất, một nửa âm một nửa dương. Nếu phân chia rõ các tầng thứ của Tam giới, từ Nhất đến Cửu là người trên thiên thượng, thuộc tính chất dương. Con người trên trái đất ở vị trí của Thập, với một nửa âm nửa dương. Âm giới cũng từ Nhất đến Cửu, 9 tầng thứ lớn.

Vì tất cả các con số đều là thể hiện cực đoan của Ngũ, nên tất cả các con số cũng được trang bị khả năng và đặc điểm của Ngũ, mỗi con số cũng có thể biểu hiện số của nó trong các thời không khác nhau, vì vậy tất cả các hình thức sinh mệnh và các hình thức vật chất trong vũ trụ đều có thể hoán đổi và chuyển hóa lẫn nhau, hiện tượng này trong Phật giáo được gọi là luân hồi.

Cuối cùng cần nói rõ thêm là, số của Ngũ hành hậu thiên mà chúng ta đã đề cập ở trên không chỉ tồn tại như vậy trong cảnh giới xã hội nhân loại, mà ở tầng không gian cao hơn nhân loại (thiên nhân) và tầng không gian thấp nhân loại (âm gian) cũng như thế. Bởi vì tầng không gian cao hơn nhân loại, chỉ cần ở trong Ngũ hành thì hết thảy sinh mệnh và vật chất trong đó cũng đều do Ngũ hành cấu thành, chúng thuộc về tồn tại hậu thiên. Vậy nên số tiên thiên của Ngũ hành trong cảnh giới sở tại của chúng cũng là thủy – Nhất, hỏa – Nhị, mộc – Tam, kim – Tứ, thổ – Ngũ, các con số hậu thiên là thủy – Lục, hỏa – Thất, mộc – Bát, kim – Cửu, thổ – Thập. Chỉ có điều các lạp tử bề mặt của sinh mệnh và vật chất do khí của Ngũ hành hợp thành trong cảnh giới cao sẽ vi quan hơn, tinh vi hơn so với ở không gian nhân loại, cho nên năng lực và trí huệ của sinh mệnh trong cảnh giới đó cao hơn con người, hơn nữa tuổi thọ cũng dài hơn, phúc phận cũng lớn hơn, điều này đối với con người mà nói quả là tốt đẹp không thể tưởng tượng được. Tương tự như thế, số của Ngũ hành trong tầng không gian thấp hơn không gian của nhân loại cũng có thể được suy ra theo cách đó, chỉ là các lạp tử cấu thành nên sinh mệnh và vật chất trong đó thô hơn so với không gian nhân loại, kích cỡ lạp tử lớn hơn, vật chất hóa hơn, vì vậy chúng sinh trong cõi Âm có thể nói là đã không có linh hồn mà chỉ có hình thể vật chất, Ngũ hành chỉ xuất hiện trong hình thể của cá nhân, các sinh mệnh đã không có hạnh phúc vui sướng mà chỉ chịu tội khổ dày vò, cũng có thể nói là đã chết. Đặc biệt là những ác ma, ác quỷ ở địa ngục, chúng hầu như không có trí huệ, không có chỉ số thông minh, càng không có tình cảm, chúng được lập trình, hoàn toàn tự động, là những công cụ tra tấn sống, chức năng của chúng chính là trực tiếp tiêu trừ nghiệp lực cho những chúng sinh rơi xuống đây. Chúng sinh rơi đến đó mỗi ngày đều phải đối mặt với sinh tử, thậm chí chết đi sống lại cả vạn lần chỉ trong một ngày là chuyện bình thường, vậy nên Ngũ hành trong cảnh giới này thật sự đã biến thành hình phạt đối với mỗi cá nhân!

Lời kết

Nhận thức đối với số là một bộ phận quan trọng tổ thành nguyên lý Thái Cực, bởi vì gốc rễ của văn hóa truyền thống Trung Quốc là nguyên lý Thái Cực, vì vậy, tất cả các phương diện khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại đều không thể tách rời số, nhận thức tầng thứ cao về thiên-địa-nhân trong văn hóa truyền thống hết thảy đều dựa trên nền tảng nhận thức về con số, không có ngoại lệ. Nhà đại trí thức thời nhà Hán là Trương Hoành có câu nói nổi tiếng sau: số thuật cùng thiên địa (tức là: số thuật có khắp nơi trong trời đất). Ông cho rằng chỉ khi nắm vững các quy luật của con số, mới có thể hiểu chính xác và sâu sắc các quy luật vận hành của trời đất và con người. Thực ra trong phương thức tư duy và ngôn ngữ, văn hóa của người Trung Quốc đều có hàm nghĩa của số xuyên suốt trong đó, ví dụ chúng ta muốn hoàn thành một việc gì đó, nếu chúng ta có một sự chắc chắn mười phần, thì người ta thường nói rằng tâm trung hữu số (trong lòng đã có số), hoàn thành rất dễ dàng, nếu thất bại là do không có số trong tâm. Một điểm cuối cùng cần giải thích rõ là nội hàm của con số là bác đại tinh thâm, cảnh giới khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau, do tầng thứ của tác giả có hạn nên trong bài viết khó tránh khỏi những sai sót, mong bạn đọc từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/157023



Ngày đăng: 03-02-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.