Đạo của chữ Hán (1)



Tác giả: Chiếu Viễn

Như mọi người đã biết, văn hóa truyền thống Trung Quốc thực chất là văn hóa Thần truyền. Điều được gọi là văn hóa Thần truyền, chính là chỉ việc các sinh mệnh cao cấp ở tầng thứ khác nhau, các cảnh giới khác nhau, dùng các phương thức khác nhau, truyền cấp cho con người những nhận thức của họ đối với vũ trụ thời không và vạn sự vạn vật, sau đó dựa vào các hình thức văn hóa khác nhau để xác lập và lưu truyền qua các đời, có thể khiến người ở các khu vực và thời kỳ khác nhau thông qua học tập suy nghĩ, mà có thể bảo trì một cách nhìn chính [diện] đối với thiên địa vũ trụ và vạn sự vạn vật, đối với cảnh ngộ của bản thân cũng bảo trì một nhận thức thanh tỉnh, từ đó khiến mặt Thần tính không hoàn toàn bị mê mất ở nơi hồng trần. Mà những hình thức biểu hiện của văn hóa Thần truyền này cũng là rất đa dạng, thể hiện ở đủ các phương diện và các ngành nghề trong xã hội nhân loại. Ví dụ chế độ xã hội, đạo đức nhân luân, tam giáo cửu lưu, cầm kỳ thi họa, dựng vợ gả chồng, hôn nhân tang lễ, thậm chí là cái giơ tay nhấc chân v.v. Dường như là vô sở bất bao, trong đó đều quán xuyến và hàm chứa những quy phạm và yêu cầu, từ bi và quan tâm, khải thị và ủy thác của sinh mệnh cao cấp đối với thế nhân, thậm chí còn bao hàm tất cả những đáp án và lời giải cho các ẩn đố tồn tại v.v. chỉ cần chúng ta nghiêm chỉnh đối đãi, khiêm tốn học tập, thì có thể có thể ngộ, có nhận thức, có thu hoạch.

Đồng thời, văn hóa Thần truyền còn có một mục đích căn bản trọng yếu nhất, đó chính là khi tiến trình lịch sử phát triển đến bước cuối cùng, khi đại sự tối chung tối hậu phải xuất hiện, thì có thể truyền tải một cách đầy đủ và biểu đạt Đại Đạo của vũ trụ, có thể khiến con người dựa vào đó mà học tập và lĩnh ngộ được nội hàm của Đại Đạo ở các tầng thứ khác nhau, từ đó mà khởi tác dụng cứu độ chúng sinh, vậy thì không thể tách rời văn tự của văn hóa Thần truyền – chữ Hán. Bởi vì nội hàm của Đại Đạo vũ trụ là vô hạn, trí huệ vô hạn, là căn bản để tạo nên thời không vũ trụ và chúng sinh vạn vật, cũng là nói, tất cả mọi thứ tồn tại đều có nguồn gốc từ Đạo, tất cả mọi thứ của thế gian con người, bao gồm cả các loại hình thức văn hóa bên trong, đều là thể hiện của Đại Đạo, vậy thì chữ Hán của chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Từ đó mà xét, nội hàm của chữ Hán chính là không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót.

Trong Dịch Truyện có câu: “Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí” (người nhân thấy được thì coi là nhân, người trí thấy được thì coi là trí). Đối với con người mà nói, nội hàm chỉnh thể của chữ Hán là viên mãn vô lậu, nhưng nhận thức của mỗi người chúng ta đối với chữ Hán lại không được viên mãn, đều là đứng ở cảnh giới và góc độ của bản thân mình mà nhận thức. Dưới đây người viết xin căn cứ theo lý giải của bản thân đối với Đại Đạo, đứng tại cơ điểm là Đại Đạo, dựa vào nguyên lý Thái cực mà bàn một chút về nhận thức đối với chữ Hán. Bởi vì tầng thứ và phương thức tư duy có hạn, khó tránh khỏi những chỗ còn thiếu sót, hy vọng các vị độc giả từ bi góp ý.

1. Sự sản sinh ra chữ Hán

Nguyên lý Thái cực cho rằng, vô cực sinh thái cực. Trong văn hóa truyền thống, vô cực, cũng gọi là vô, vô cực (vô) chính là bản thân Đại Đạo. Hàm nghĩa của chữ sinh chính là sáng tạo. Thái cực chính là có, tồn tại, là chỉ tất cả sinh mệnh và vật chất bao hàm trong vũ trụ. Tất cả những tồn tại này đều là thể hiện của ý chí của vô cực (Đạo). Vậy thì đối với Hán tự – tải thể ngôn ngữ chủ yếu nhất của văn hóa truyền thống, quá trình sáng tạo của nó cũng phù hợp với nguyên lý Thái cực vậy, dưới đây chúng tôi sẽ thuyết minh một cách đơn giản.

Đại Đạo chí giản, trong tất cả các chữ Hán, có thể tượng trưng cho vô cực (Vô, Đạo) thì chỉ có một chữ, là chữ ‘chủ’ 「丶」(nét phẩy). Chữ ‘chủ’ này có hàm nghĩa là chế định pháp độ (pháp tắc, quy luật..), phân biệt vạn vật, minh xác thị phi v.v., kỳ thực phát âm của nó và hàm nghĩa cũng giống với chữ ‘chủ’ 「主」ngày nay (chữ chủ trong ‘chủ nhân’). Tất cả các chữ Hán khác đều đến từ chữ chủ 「丶」này, đều là thể hiện của 「丶」, đều thuộc về Thái cực, mỗi chữ là một Thái cực.

Từ kết cấu của nét bút chữ Hán, chữ 「丶」có kết cấu là một cái phẩy, nét phẩy này có thể biến hóa tùy ý, tùy cơ tổ hợp, từ đó mà sản sinh ra các chữ Hán khác. Quá trình đó, thì cũng giống như vô cực sinh Thái cực. Mà trong Thái cực, là có phân âm dương. Âm dương trong Thái cực, thì phương thức biểu đạt tối nguyên thủy của nó dùng chữ Hán để hình dung thì chính là một nét ngang 「一」và một nét dọc 「丨」. Nét ngang này, chính là một chữ Hán độc lập, âm đọc là (yī 依) (chữ 依 có một nghĩa là dựa vào, chữ 「一」 trong tiếng Việt đọc là “nhất”), là tượng trưng cho Đại Đạo. Do vậy trong văn hóa truyền thống, chữ 「一」cũng thường được dùng để biểu thị Đạo. Ví dụ trong “Đạo Đức Kinh” có câu “Xưa nay những người đắc được Nhất: Thiên đắc được Nhất thì thanh, Đất đắc được Nhất thì ninh (bình ổn), Thần đắc được Nhất thì linh, [ngũ] cốc đắc được Nhất thì đầy đủ, vương hầu đắc được Nhất thì thiên hạ chính, quả là vậy”. Đoạn văn này có đại ý là nói: trạng thái tốt nhất của chúng sinh vạn vật chính là hoàn toàn đồng hóa với Đại Đạo. Do vậy chữ nhất 「一」này có hàm nghĩa bản chân nhất chính là Đạo.

Cũng vậy, nét sổ thẳng 「丨」(Cổn) cũng là một chữ Hán độc lập, âm chữ Hán là ‘gǔn’, hàm nghĩa là quán thông cả trên dưới. Cái gọi là trên dưới, chính là chỉ các tầng thứ và cảnh giới khác nhau trong vũ trụ. Quán thông, là chỉ quán xuyến và liên kết, thông cũng có ý là thông đạo (đường thông) và thông đạt (thông hiểu).

Từ nguyên lý Thái cực mà nhìn, thì nét ngang coi là dương, nét đứng coi là âm. Đại Đạo là dương, các tầng thứ và cảnh giới khác nhau là âm. Do vậy nhất 「一」là dương, cổn「丨」 là âm. Nếu như đứng ở góc độ triết học hiện đại mà nói, nhất 「一」tượng trưng cho tinh thần của vũ trụ, 「丨」tượng trưng cho vật chất của vũ trụ. Một âm một dương, một ngang một dọc, kết hợp với nhau thì thành chữ thập 「十」. Mà thế giới con người lại là một thế giới âm dương đảo lộn, do vậy đối với con người mà nói, nét ngang đại diện cho âm, nét đứng đại diện cho dương.

Một âm một dương trong Thái cực vận động tương hỗ mà sản sinh ra vạn sự vạn vật, vậy nguyên tắc tạo ra chữ Hán cũng cùng theo một lý như vậy, đó chính là một ngang một dọc, một âm một dương, trải qua các cách tổ hợp khác nhau, biến hình và diễn hóa, thì tạo ra tất cả các chữ Hán khác. Bởi vì mỗi một chữ Hán đều là thể hiện của Đạo, do vậy trong mỗi một chữ Hán đều có Đạo.

2. Nguyên tắc tạo chữ và sự diễn biến phát triển của chữ Hán

Chữ Hán là thể hiện của Đạo, do vậy ba đặc trưng lớn mà chữ Hán mang theo là âm, hình, nghĩa đều hàm chứa những thiên cơ và đạo lý ở các tầng thứ khác nhau từ xã hội nhân loại cho đến thiên địa vũ trụ. Trước tiên chúng tôi nói một chút về âm chữ của chữ Hán. Chữ Hán có âm chữ rất phong phú, âm của những chữ Hán này cũng không phải là được xác định một cách tùy tiện, những huyền cơ ở phía sau cũng vô cùng sâu xa, từ một góc độ nào đó mà nói, thực chất của âm chữ chính là danh hiệu của chúng sinh vạn vật trong vũ trụ, mà cái danh hiệu này là có liên hệ với những vật chất và sinh mệnh mà nó đại biểu. Nghĩa là, khi chúng ta nói đến, đọc đến một hoặc một vài chữ Hán, thì những sinh mệnh hoặc vật chất đối ứng ở phía sau đều có cảm ứng, không chỉ có cảm ứng, mà những sinh mệnh tầng thứ cao, năng lực lớn còn căn cứ theo tâm tính và nguyện vọng của người này để đưa ra hồi đáp. Do vậy mọi người đều biết, cho dù là Phật giáo, Đạo giáo hay là Đại Đạo Chính Pháp mà Sáng Thế Chủ truyền đều có chân âm chú ngữ, cho dù là không thông hiểu về ngôn ngữ nhưng chỉ cần chân tâm niệm tụng thì đều có thể khởi tác dụng tương ứng. Mặt khác, xét về âm của chữ Hán, giữa các chữ đồng âm với nhau cũng có liên hệ, tất cả các chữ đồng âm đều là một chỉnh thể, đều có một nguồn gốc và mục đích chung, ý của các từ đồng âm có thể giải thích cho nhau, bổ sung cho nhau, chứng minh cho nhau, suy diễn ra nhau và có thể từng bước từng bước diễn dịch ra nhau. Ví dụ chữ ‘âm’ 「音」(yin1) trong chữ âm thanh và các chữ ‘ẩn’ (yin3), ‘dẫn’ (yin3) là các chữ đồng âm (trong tiếng Hán cơ bản đều phát âm là ‘yin’), do vậy đối với con người mà nói, thì âm thanh là thứ không nhìn thấy, cũng như là trạng thái ẩn thân, hơn nữa có thể khởi tác dụng chiêu dẫn những sinh mệnh có liên quan với nó v.v. Đồng thời, trong tiếng Hán cổ đại, còn có lượng lớn các chữ đồng âm hoặc gần âm có thể sử dụng hoán đổi, ví dụ 「李」(họ Lý) và「理」(lý trong vật lý)、「上」(thượng tức bên trên) và「尚 thượng, tức là còn chưa xảy ra, một nghĩa khác là tôn sùng)」、「慧」(huệ, trong trí huệ) và「惠」(huệ, trong ân huệ)、「蚤」(tảo, sớm) và「早」(tảo, sớm, trong tảo hôn) 、「以」(dĩ, trong dĩ hòa vi quý) và「已」(dĩ, nghĩa là đã qua)、等等 những ví dụ như vậy rất nhiều. Ngoài ra cũng có rất nhiều chữ mà kết cấu bộ phận hình dạng tương đồng, về âm thì đồng âm hoặc gần giống nhau, ví dụ 「錯」và「措」đều đọc là cuo4, 「羊」(yáng, dương ) và「祥」(xiáng, tường), 「見」(jiàn, kiến) và「現」(xiàn, hiện) v.v, những ví dụ như vậy cũng rất nhiều.

Cách dùng như vậy có nguyên nhân và nội hàm Đại Đạo tầng sâu hơn, chứ không phải giống như một số chuyên gia nơi người thường, cho rằng là vì số chữ thời cổ đại ít, do vậy lấy các chữ đồng âm để sử dụng. Ví dụ ở trên nói 「李」(họ Lý) và「理」(lý trong vật lý, Pháp Lý) tương thông, là để cho những người chân tu hoặc thế nhân ngày nay minh bạch rằng, khi đại sự cuối cùng xuất hiện, thì [một] người họ Lý có mang theo [Pháp] Lý, mà chữ giang 「江」(Giang Trạch Dân) và 「姜」(khương, củ gừng) là đồng âm (chữ hán đọc là đều là jiang), mà củ gừng thì cay, thì kẻ họ Giang đó là cay độc. Thế nhân đừng bị mê hoặc, vì chữ “hoặc” (惑) và chữ “[tai] họa” (禍) trong tiếng Hán là đồng âm (huo4).

Đương nhiên, cũng có những chữ đồng âm mà hàm nghĩa là đối lập, điều này cũng phù hợp với lý âm dương của Đạo gia. Hiện tượng đồng âm nói ở trên, cũng gọi là đồng âm đồng nguyên (cùng nguồn gốc).

Từ phương diện kết cấu hình chữ của chữ Hán mà nói, trong đó có bao hàm lý luận âm dương của Đạo gia, như lý luận về số, lý luận ngũ hành v.v, những phương diện này cần phải là người có cơ sở văn hóa đạo gia mới có thể thấy được. Ví dụ nói kết cấu trên dưới, kết cấu trái phải cho đến kết cấu nội ngoại, đều là thể hiện của lý luận âm dương. Dù sao đi nữa thì sự xuất hiện của chữ Hán là để cho con người sử dụng, mục đích cuối cùng là để cho con người có thể dựa vào đó mà ngộ Đạo, tu Đạo, đắc Đạo, do vậy kết cấu của chữ Hán đồng thời cũng phải phù hợp với quy luật nhận thức của con người. Vậy nếu nói từ phương diện bề mặt, kết cấu của chữ Hán và nguyên tắc tạo chữ là “lục thư” được tổng kết trong cuốn “thuyết văn giải tự” của nhà Kinh học Hứa Thận. Lục thư đó bao gồm tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá, trong đó chuyển chú, giả tá chủ yếu nói về cách dùng chữ, còn tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh là thuộc về cách tạo chữ.

Tượng hình ở đây chính là để chỉ việc chữ đó giống với hình của vật mà nó chỉ, ví dụ: 山 (sơn – núi)、水 (thủy-nước)、日 (nhật-mặt trời)、口(khẩu-miệng)、牙(nha-răng) v.v. đều thuộc về chữ tượng hình.

Chỉ sự ở đây, chính là dựa trên cơ sở tượng hình, là cách tạo chữ dùng ký hiệu chỉ thị để biểu thị khái niệm trừu tượng, ví dụ 上(thượng -trên)、下(hạ – dưới)、凸 ( đột – lồi lên)、一(nhất – một, thứ nhất..)、七(thất – bảy)、本(bản – căn bản)、末 (mạt – điểm cuối)、刃(nhẫn – lưỡi dao) v.v đều là các chữ chỉ sự.

Hội ý ở đây, chính là chỉ việc hội hợp thành ý, tức là cách tạo chữ kết hợp hai hoặc nhiều hơn hai chữ Hán lại thành một chữ có nghĩa mới, ví dụ 導 (chữ đạo trong phụ đạo, nghĩa là dẫn dắt, gồm hai chữ là 道 – đạo trong đạo đức, cũng có nghĩa là con đường, và chữ thốn, một đơn vị đo lường, tương đương với 1 inch) và 埋 (mai, nghĩa là chôn vùi, gồm hai chữ, là 土- thổ, và 里- lý, bên trong) v.v. đều thuộc về các chữ hội ý.

Hình thanh ở đây, là chỉ cách tạo chữ bằng cách dùng một bộ phận chỉ hình, một bộ phận chỉ thanh để kết hợp mà thành một chữ Hán, ví dụ chữ 唱 – xướng, tức là ca hát, gồm phần 口- khẩu chỉ hình, và phần 昌-xương, chỉ âm, chữ 娶 – thú, là lấy vợ, gồm chữ 取 – “thủ” ở bên trên để chỉ âm, chữ 女 – nữ ở bên dưới để chỉ hình,v.v. Những phương pháp tạo chữ bên trên đều hàm chứa trong lý luận âm dương, tướng số cho tới ngũ hành của Đạo gia. Ví dụ chữ 根 (căn – căn bản) được tạo thành từ hai chữ 木 (mộc) và 艮(cấn – quẻ cấn trong bát quái, tượng trưng cho núi), là một chữ hình thanh kết hợp với hội ý, hàm nghĩa trên bề mặt là chỉ phần gốc của thực vật, chính là bộ phận được mọc dưới đất. Nếu như căn cứ theo lý luận Đạo gia mà phân tích, Mộc (木 ) là thuộc về phương Đông, tượng trưng cho Đạo. Trong Chu dịch, quẻ cấn (艮) là chỉ về hướng đông bắc. Khi kết hợp các yếu tố trên lại mà giảng thì có ý rằng Đạo được truyền ra từ hướng Đông Bắc ấy (lấy Trung Nguyên là trung tâm) chính là căn bản [根 ] (đạo căn bản). Lại lấy ví dụ về chữ trụ [柱], là do 木 (mộc) và 主 (chủ) hội ý mà thành, chữ mộc ở đây cũng là chỉ về Đạo, chữ 主 chính là chỉ chủ của vũ trụ, cũng gọi là chủ (nhân) sáng tạo ra vạn vật hoặc là Sáng Thế Chủ, cũng là nói rằng, Đạo của Sáng Thế Chủ chính là trụ [柱] (cột trụ của vũ trụ, trụ cột của sinh mệnh,v.v). Mà nghĩa bề mặt của từ trụ [柱] là chỉ bộ phận dựng thẳng dùng để chống đỡ trọng lượng trong các công trình kiến trúc. Lại lấy ví dụ về chữ Xuân [春], đây cũng là một chữ hội ý, được tạo thành từ ba chữ 三 (tam – số ba)、八 (bát – số tám)、日 (nhật – mặt trời); trong ngũ hành số ba và số tám đều thuộc hành mộc, mà mộc là chủ về sinh (sinh sôi), nhật thuộc dương, đại biểu cho thời gian (bên trong chữ thời [時] và chữ gian [間] đều có một chữ nhật [日]), hội ý của nó là “tam dương khai thái” (thái là thái hòa an vui, hanh thông), thời kỳ cỏ cây sinh trưởng ấy chỉ là mùa xuân. Còn rất nhiều chữ Hán khác cũng như vậy, cần căn cứ vào lý luận của Đạo gia để giải thích mới có thể tìm ra ý nghĩa sâu sắc của nó.

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng nhau bàn luận một chút về nghĩa của Hán tự, đây chính là nội dung trọng tâm của Hán tự. Cũng giống như con người, mỗi người đều có tên gọi, thân thể và ý thức cá nhân, điều đó cũng giống như âm, hình, nghĩa của tiếng Hán vậy. Nghĩa của Hán tự giống như tư tưởng và ý thức của một con người, còn âm và hình lại đóng vai trò làm tải thể của nghĩa. Xét trên tổng thể, nội hàm và mục đích của nghĩa của chữ Hán chính là để khái quát và diễn giải nội hàm của tất cả mọi thứ tồn tại trong thiên địa vũ trụ, là con đường để con người lý giải và nhận thức về chân lý vũ trụ. Đương nhiên, âm – hình – nghĩa trong mỗi Hán tự đều là một chỉnh thể hoàn mỹ. Âm tự hình tự và nghĩa tự có thể bổ sung lẫn nhau, cùng nhau biểu đạt đến cho con người một tín tức hoàn chỉnh mà chữ Hán đó cần thể hiện. Trên góc độ này mà nói thì kết cấu chỉnh thể của Hán tự thật đúng là huyền diệu vô cùng, trên thế giới không có bất cứ một loại ngôn ngữ hay văn tự nào có thể sánh được.

Trong dòng lịch sử trên dưới năm ngàn năm của dân tộc Trung Hoa, âm – hình – nghĩa của Hán tự đến hôm nay đã có những biến đổi rất lớn. Xét về phương diện ngữ âm, trong cùng một khoảng thời gian nhưng ở những địa khu khác nhau có sự khác biệt rất lớn về âm giữa các tiếng địa phương. Đó còn chưa nói đến việc, âm đọc trong Hán tự sau khi được phiên âm theo tiếng Hán hiện đại đã có sự khác biệt rất lớn so với thời kỳ cổ đại.

Xét trong toàn bộ quá trình từ thời kỳ văn tự sơ khai khắc trên đồ gốm, chữ giáp cốt, kim văn, đại triện, tiểu triện đến lệ thư, thảo thư, khải thư và cho tới cách quy phạm hóa trong văn tự trong in ấn của thời hiện đại thì hình của chữ Hán cũng có thay đổi rất to lớn. Bởi vì một triều thiên tử – một triều thần dân, một triều thiên tử – một triều văn hóa, văn hóa mỗi triều đại khác nhau đều có quan hệ đối ứng với không gian cao tầng của nó, cho nên đã đem đến cho Hán tự những biến hóa khác nhau về ngoại hình, đây cũng không phải là điều ngẫu nhiên.

Nghĩa của Hán tự từ thời kỳ sơ khai cho đến ngày hôm nay đã có sự biến đổi vô cùng to lớn, có rất nhiều Hán tự đến hôm nay đã không còn ý nghĩa nguyên sơ của nó nữa. Ví dụ nói chữ vạn [萬], trong giáp cốt văn là hình tượng một con bọ cạp, chữ này thuộc về chữ tượng hình, vốn là ý nghĩa nguyên gốc nhất của nó là chỉ bọ cạp. Lại lấy ví dụ về chữ vô [無], cũng thuộc về chữ tượng hình, tượng hình trong tiểu triện thì chữ này miêu tả tư thế khi một người trong tay đang cầm dụng cụ mà khiêu vũ, cũng nói là nguyên gốc của nó là có liên quan đến vũ đạo. Thêm một ví dụ nữa, chữ nghiệp [業] trong nghề nghiệp, tượng hình trong kim văn của chữ này rất giống như tấm gỗ lớn để nhạc cụ trong thời cổ đại, bởi vậy nghĩa nguyên gốc của chữ này là để chỉ tấm bảng lớn, tấm gỗ lớn. Tuyệt đại đa số chữ Hán đều như vậy, từ những nghĩa đơn giản bề mặt, sau này có sự tham dự của các bậc thánh hiền giác giả qua các thời kỳ lịch sử, còn có chu dịch bát quái, âm dương ngũ hành cho tới những văn nhân học sĩ, trung thần lương tướng trong các triều đại khác nhau, thông qua ngôn hành của họ mà đã cho thêm chữ Hán những nội hàm cao thâm và rất phong phú. Mãi cho đến tận ngày hôm nay thì công năng của Hán tự đã vẹn toàn đến độ hoàn toàn có thể truyền tải và biểu đạt nội hàm thâm sâu của của Đại Đạo vũ trụ. Đây cũng là nguyên nhân khiến âm – hình – nghĩa của Hán tự không ngừng bị biến hóa và hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển của lịch sử.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259202



Ngày đăng: 11-09-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.