Giải mã “Tây Du Ký” (5): Câu chuyện tu luyện kinh thiên động địa của Tôn Ngộ Không



Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên

[ChanhKien.org]  Tiếp theo Phần 4

Trong truyện Tây Du Ký, “Một hôm lúc ở cùng bầy khỉ, Ngộ Không bỗng sầu não không vui, mắt rơi lệ”, anh ta sầu não vì điều gì? “Sau này tuổi già sức yếu, phải đến cõi âm bị Diêm vương quản thúc, một khi chết đi, dù không uổng công sinh ra trên đời này thì cũng không được ở mãi trong cõi tiên”. Ngộ Không có thể được xem là một Hầu Vương biết nhìn xa trông rộng, anh ta không cầu cuộc sống sung sướng trước mắt, điều anh ta lo lắng là làm sao để trường sinh bất lão, thọ ngang trời đất. Đây chính là thể hiện Phật tính của anh ta, trong sách gọi là “Tâm cầu Đạo khởi lên”.

“Ôi! Tìm phương pháp nhiệm màu giúp nhảy thoát khỏi vòng luân hồi, câu nói này đã khiến cho anh ta trở thành Tề Thiên Đại Thánh”.

Về sau Ngộ Không cuối cũng đã vượt qua trăm nghìn cay đắng gian khổ, vượt trùng dương đến được Nam Thiệm Bộ Châu, xin làm môn đồ của Bồ Đề Tổ sư, chính thức bước trên đường tu luyện, học được 72 phép biến hóa, cân đẩu vân, trở thành Mỹ Hầu Vương thần thông quảng đại.

Sự việc này trong Tây Du Ký gọi là “Ngộ triệt Bồ Đề chân diệu lý – Đoạn ma quy bản hợp nguyên thần” (ngộ thấu chân lý mỹ diệu cõi bồ đề, đoạn dứt ma tính trở về bản ngã hợp nhất với nguyên thần)

Sau đó xảy ra rất nhiều sự kiện kinh thiên động địa.

Sự kiện đầu tiên: “Tứ hải thiên sơn giai cung phụng (Thiên động ngàn non đều sợ phép)”. Vì đã tu luyện đắc đạo, vị thế của Tôn Ngộ Không được nâng cao, trở thành thủ lĩnh của 72 động và 7 ma vương, xưng là Tề Thiên Đại Thánh.

Sự kiện thứ hai: “Cửu u thập loại tận trừ danh (Diêm quang mười cửa thảy kiêng oai)”. “Xuống Sum la điện giết quỉ vô thường, mắng vua Thập điện, lại xóa bôi sổ bộ Viên hầu, làm tuyệt đường sinh tử”.

Sự kiện thứ ba: Đại náo Long cung. “Một cây Thiết bảng Thần trâm, đội mũ Cánh phượng, mặc giáp Tỏa tử, làm tổn hại thủy tộc, dọa làm tướng quân Ô Quy chạy”.

Sự kiện thứ tư: Đại náo Thiên cung. Đại náo Thiên cung là tội lớn nhất mà Tôn Ngộ Không phạm phải từ sau khi đắc Đạo. Lúc mới ban đầu, Thiên Cung phong cho Tôn Ngộ Không chức quan Bật Mã Ôn (đồng âm với Tịch Mã Ôn có nghĩa là trừ bệnh dịch của ngựa) nhưng ông ta không thỏa mãn, tự xưng hiệu là “Tề Thiên Đại Thánh” cũng không thỏa mãn, phái đi coi vườn đào thì Ngộ Không lại làm loạn hội bàn đào, lén ăn trộm đào tiên và kim đan, chống lại Thiên cung. Ngọc Đế phái 10 vạn thiên binh thiên tướng đi bắt Ngộ Không, về sau được Quan Âm Bồ Tát hiến kế cử Nhị Lang Thần lại thêm sự trợ giúp của Thái Thượng Lão Quân, mới có thể bắt được Ngộ Không. Không ngờ qua bảy bảy bốn mươi chín ngày, khi mở lò lấy đan, Ngộ Không đã đạp đổ lò luyện đan và lại tiếp tục làm náo loạn Thiên Cung. Cuối cùng Ngọc Đế cũng đã bó tay không bắt được Ngộ Không, mới thỉnh mời Phật Tổ Như Lai hàng phục Ngộ Không, hóa ngón tay thành núi, đè Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành Sơn.

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

Kim mộc thuỷ hoả thổ, ngũ hành ấy cấu thành nên mọi sự vật trong vũ trụ; điều ấy là đúng.

Tôn Ngộ Không lúc đó, dù đã thoát khỏi sinh tử nhưng vẫn chưa tu đắc viên mãn, vẫn chưa ra khỏi Ngũ Hành, cho nên bị Phật Như Lai đè dưới núi Ngũ Hành Sơn, vẫn còn bị gọi là yêu hầu, muốn đắc chính quả thì vẫn còn phải tiếp tục tu luyện, cho nên về sau mới có việc đi Tây Thiên thỉnh kinh. Đây là đoạn đường cuối cùng trên con đường tu luyện của Tôn Ngộ Không.

Điều này làm tôi liên tưởng đến việc tu luyện của các đệ tử Đại Pháp hôm nay. Đọc những bài viết của các đồng tu trên Minh Huệ Net, rất nhiều đệ tử Đại Pháp đã viết lại quá trình tu hành của bản thân trong các đời trước, và quá trình lịch sử kết duyên với Sư phụ. Chúng ta biết rằng, Đường Tăng phải trải qua 10 đời tu hành mới có cơ hội đi Tây Thiên thỉnh kinh đắc chính quả, chúng ta sở dĩ có thể đắc Pháp tu luyện trong đời này, cũng không biết là đã phải nếm trải bao nhiêu đau khổ trong bao nhiêu đời kiếp luân hồi mới đổi được cơ duyên tu luyện đắc Pháp ngày nay, cơ duyên tu luyện vạn cổ này thật đáng để chúng ta trân quý.

Giống như Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

Phật gia có giảng duyên phận; mọi người đều là [nhờ] duyên phận mà đến; đắc được [nó] rồi có thể là vì chư vị [đáng] nên được [nó]; do vậy chư vị phải biết quý tiếc.

… Sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường.

Sự kiện thứ năm: Cuối cùng quy y Phật Pháp, bảo hộ Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, chứng đắc Phật quả.

Xem ra việc tu luyện quả là một việc lớn kinh thiên động địa. Một cá nhân muốn bước trên con đường tu luyện, cần phải liên quan đến nhiều sự việc trên trời dưới đất như vậy, đều kinh động đến cả Thần Tiên, Phật Tổ, quả đúng như Sư phụ giảng:

Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới. (Chuyển Pháp Luân)

Trong xã hội ngày nay, có hàng nghìn, hàng vạn đệ tử Đại Pháp, nhiều người như vậy đều đang tu luyện, thiết nghĩ sẽ là sự kiện kinh thiên động địa lớn như thế nào, cho nên Sư phụ Đại Pháp giảng thời đại hiện nay là “thời kỳ chính Pháp” của vũ trụ, toàn thể vũ trụ đều đang chính Pháp, tất cả các sinh mệnh đều được quy vị lại.

Ở đây không thể không khiến cho người ta suy nghĩ lại về nguồn gốc sinh mệnh của Tôn Ngộ Không. Tây Du Ký là cuốn sách viết về quá trình bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng mở đầu lại mô tả rất nhiều về Tôn Ngộ Không, trong quá trình đi thỉnh kinh Tôn Ngộ Không đóng vai chính hàng yêu diệt quái, dẫn dắt hai sư đệ bảo hộ Đường Tăng và cũng là Tôn Ngộ Không lên trời, xuống đất thỉnh cầu viện binh hàng yêu diệt quái. Vì sao như vậy?

Hóa ra trong Tây Du Ký còn có một tầng ý nghĩa khác về bốn thầy trò Đường Tăng: Đường Tăng đại biểu cho những người tu luyện Đại Pháp hôm nay, còn các đồ đệ mà đứng đầu là Tôn Ngộ Không là đại biểu cho những Thần hộ pháp của đệ tử Đại Pháp, ví dụ như phó nguyên thần v.v.

Chính tín kiên định đối với chân lý Phật Pháp của đệ tử Đại Pháp là điều mà bất cứ tà ác và sự bức hại nào cũng không thể thay đổi được. Mà những Thần hộ pháp trên con đường tu luyện của đệ tử Đại Pháp đã không tiếc sức lực dốc sức bảo hộ chúng ta, tận cho đến ngày chúng ta viên mãn, khi đệ tử Đại Pháp tu luyện viên mãn, họ cũng sẽ đắc chính quả, đây là tầng nghĩa thứ hai về thân phận của bốn thầy trò Đường Tăng (tầng nghĩa đầu tiên xin xem phần 4 loạt bài Giải mã Tây Du Ký).

Qua những miêu tả về Tôn Ngộ Không trong toàn bộ cuốn sách có thể thấy việc tu luyện của một Thần hộ pháp cũng vĩ đại như thế, đều kinh thiên động địa, huống chi là sự thành tựu tu luyện của đệ tử Đại Pháp? Sự thần thông quảng đại của Tôn Ngộ Không làm nền cho sự tu luyện của các đệ tử Đại Pháp hôm nay quả là điều vô cùng vĩ đại.

Từ đó có thể thấy hàm nghĩa phổ độ “chúng sinh” mà Sư phụ giảng, trong tu luyện của chúng ta, những Thần hộ pháp này đồng thời cũng đang tu luyện, tương lai họ cũng viên mãn giống như chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không thể tu luyện đến cuối cùng, thì họ cũng chỉ có thể giống như Trư Bát Giới phân chia hành lý trở về tiếp tục làm yêu quái. Đệ tử Đại Pháp là chủ thể tu luyện, nhưng trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp cũng to lớn vô cùng.

 

Xem tiếp phần 6.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/72983



Ngày đăng: 24-06-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.