Giải mã “Tây Du Ký” (2): Người tu hành lý giải thế nào về bệnh



Tác giả: Thu Cứu Tàn Duyên

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 1

Vì sao bao nhiêu năm đi thỉnh kinh thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh?

Khi xem Tây Du Ký, có lẽ không ít người có một câu hỏi rằng: Bốn thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh bao nhiêu năm như vậy, lẽ nào chưa ai từng mắc bệnh?

Sau khi xem lại một lượt toàn bộ cuốn sách, tôi thấy có tổng cộng ba lần nói đến việc thầy trò họ mắc bệnh. Bốn thầy trò trên đường đi đã gặp rất nhiều hoạn nạn, nếm trải đủ mọi gian khổ, nhưng trên chặng đường đi lấy kinh suốt 40 năm đằng đẵng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Đường Tăng mỗi người chỉ từng mắc “bệnh” một lần. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những người tu luyện này nhìn nhận về vấn đề bệnh như thế nào?

Tây Du Ký — “Hồi thứ 21: Hộ Pháp dựng nhà lưu Đại Thánh – Tu Di Linh Cát bắt phong ma”

Ngộ Không bị yêu quái Hoàng Phong —vốn là một con chồn lông vàng— thổi gió vàng làm cho mắt đau nhức, nước mắt chảy ròng ròng, sau đó gặp được Hộ Pháp Già Lam hóa thân thành cụ già mới xin được thuốc chữa.

Hộ Pháp hỏi: “Ông nào đau mắt?”

Hành Giả đáp: “Không giấu gì cụ, người xuất gia chúng tôi trước nay không có bệnh, giờ không hiểu sao lại đau mắt”.

Quan điểm của Tôn Ngộ Không đối với ‘bệnh’ là “người xuất gia chúng tôi trước nay không có bệnh”. Có nghĩa là người tu luyện hoàn toàn không có bệnh. Vậy người không có bệnh tại sao còn có biểu hiện bệnh? Xin hãy xem tiếp dưới đây sẽ rõ.

Tây Du Ký — “Hồi thứ 55: Dâm tà bỡn cợt Đường Tam Tạng – Đứng đắn tu trì chẳng hoại thân”

Bốn thầy trò Đường Tăng gặp bọ cạp thành tinh, Bát Giới bị trúng nọc độc của bọ cạp, Ngộ Không đi cầu cứu Mão Nhật Tinh Quân để hàng yêu, Sa Tăng nhìn thấy liền nói: “Nhị sư huynh dậy đi, đại sư huynh đã mời Tinh Quân về kìa”. Bát Giới ngồi dậy ôm miệng nói: “Xin thứ tội, thứ tội! Trong người có bệnh không làm lễ được”. Tinh Quân nói: “Ngài là người tu hành thì có bệnh gì?”

Mão Nhật Tinh Quân cũng khẳng định rằng “người tu hành thì có bệnh gì?”, chỉ có điều Bát Giới ngộ tính chưa đủ, còn tự cho đó là bệnh.

Tây Du Ký — “Hồi thứ 81: Chùa Trấn Hải, Ngộ Không biết quái – Rừng Hắc Tùng, đồ đệ tìm thầy”

Lần này là Đường Tăng mắc “bệnh”.

Hôm ấy Đường Tăng cảm thấy “đầu đau, mắt hoa, mình mẩy đau nhức”, “người hơi sốt”, Ngộ Không hỏi sư phụ bị làm sao, Đường Tăng đáp: “Quãng nửa đêm ta dậy đi giải, không đội mũ chắc là bị cảm gió”, còn “không ngồi dậy được”, có thể thấy “bệnh” không nhẹ.

Đường Tăng mắc “bệnh” ba ngày liên tiếp, bệnh tình chẳng những không đỡ mà còn ngày một nặng hơn, bản thân cảm giác như sắp chết, thậm chí còn định viết “di thư” cho vua Đường, xin vua Đường tìm người khác thay mình đi Tây Thiên thỉnh kinh. Khi ấy Đường Tăng thật sự xem mình đang mắc bệnh, lần này Đường Tăng gặp phải nghiệp “bệnh” nhưng vẫn không ngộ ra đây cũng là một nạn gặp phải trên đường đi lấy kinh.

Bát Giới thấy bệnh tình của sư phụ có vẻ “không ổn” liền đòi phân chia hành lý: “Chúng ta nên bàn bạc sớm đi, trước bán con ngựa sau bán hành lý rồi mua lấy cỗ áo quan chôn hỏa táng sư phụ”. Chỉ có Ngộ Không thần thông quảng đại, biết được nguyên nhân Đường Tăng bị bệnh. Ngộ Không nói: “Chú ngốc lại nói bậy rồi! Chú không bіết sư phụ là đồ đệ thứ hai của Phật Như Lai, tên gọi Kim Thiền Tử, chỉ vì khinh mạn Phật Pháp, nên mới mắc phải hoạn nạn lớn này đấy”.

Bát Giới nhìn không thấu quan hệ nhân duyên trong đó, hỏi Ngộ Không rằng: “Sư phụ đã khinh mạn Phật Pháp, bị đày xuống Đông Thổ, ở trong quần thể người phức tạp đó, đầu thai thành thân người, phát nguyện sang Tây phương bái Phật cầu kinh, gặp yêu tinh bị trói, gặp ma quái bị treo, chịu biết bao cực khổ đã đủ lắm rồi, tại sao còn bắt người mắc bệnh nữa?” Ngộ Không giải thích: “Lúc sư phụ đang nghe Như Lai giảng Pháp, vì ngồi ngủ gật, duỗi chân ra một cái, chân trái đá phải một hạt gạo, nên mới phải chịu đại nạn này”.

Khi mắc bệnh không uống thuốc, cũng không tiêm (thời đó vẫn chưa có phương pháp tiêm), đến hết ngày thứ ba, Đường Tăng uống một bát nước mưa, “bệnh” liền thuyên giảm một nửa. Đường Tăng “bưng bát nước lên miệng, chỉ mới hít vào một hơi thì tưởng chừng như mỗi giọt nước là một giọt Cam lộ, nước vào đến đâu bệnh khỏi đến đó”, “tinh thần sảng khoái, mặt mày dãn ra”. Đường Tăng uống hết bát nước mưa rất dễ chịu, nói: “Bát nước mưa này giống như linh đan, bệnh của ta đã thuyên giảm một nửa”.

Đến lúc này, thời hạn “bệnh” ba ngày của Đường Tăng vừa hết, tiêu nghiệp cũng xong, quả đúng như lời dự đoán của Ngộ Không, không cần dùng đến một viên thuốc nào, một bát nước mưa là bỗng nhiên khỏi hẳn.

Từ ba câu chuyện trên, chúng ta hiểu rằng người tu luyện vốn dĩ không có bệnh! Một người khi đã bước chân vào cửa tu luyện thì từ một số phương diện nào đó đã là người siêu thường rồi, mà phương diện “bệnh” cũng là một trong số đó.

Một người sinh ra trong thế gian này đều phải đối diện với vấn đề sinh–lão–bệnh–tử, còn mục tiêu của người tu luyện chính là siêu thoát khỏi sinh tử luân hồi, đột phá khỏi giới hạn nhân sinh sinh–lão–bệnh–tử. Tuy rằng khi mới bước vào tu luyện không thể ngay lập tức giải quyết được vấn đề ‘tử’, nhưng có thể rất nhanh chóng giải quyết được vấn đề ‘lão’ và ‘bệnh’. Một người sau khi bước trên con đường tu luyện chân chính thì sẽ không còn mắc ‘bệnh’ nữa, công pháp tính mệnh song tu chân chính cũng giải quyết được vấn đề ‘lão’, cùng với tầng thứ tu luyện họ sẽ ngày càng trẻ ra, có sự khác biệt rất lớn so với tuổi thực tế, đến một mức độ nhất định sẽ cố định lại ở trạng thái ấy, chính là không già đi nữa, đạt được thanh xuân trường tồn mà con người thế gian luôn hằng mong ước.

Đương nhiên điều tôi nói đến ở đây không phải là khí công thông thường, khí công luyện tới luyện lui cũng chỉ để chữa bệnh khỏe người, điều tôi nói là tu luyện chân chính.

Mặc dù người tu luyện chân chính không có bệnh nhưng trong quá trình tu luyện sẽ phải đối diện với một loại ma nạn, nhìn bề ngoài thì biểu hiện giống hệt như tình trạng mắc bệnh ở người thường, người tu luyện gọi là ‘nghiệp bệnh’, họ phải chịu khổ theo cách này để hoàn trả những nợ nghiệp trước đây mình gây ra.

Nói vui một câu thế này, sau này nếu như ai đó nói mình là người tu luyện, tôi nhất định đầu tiên phải hỏi họ xem họ có uống thuốc hay tiêm không? Là vì qua Tây Du Ký chúng ta có thể học được cách phân biệt người chân tu hay giả tu. Phàm là người uống thuốc hay tiêm để trị bệnh thì chắc chắn không phải là người tu luyện chân chính. Dù họ nói mình là cư sĩ tu luyện tại gia, hòa thượng chuyên tu hay là người theo pháp môn nào đó, chí ít thì người uống thuốc, tiêm thuốc đó không được coi là người tu luyện. Nếu như một người tự ca ngợi bản thân mình Phật Pháp cao thâm, nhưng hễ có “bệnh” liền vào viện tiêm thuốc, thì tôi có thể khẳng định người đó chắc chắn là người giả tu.

Năm xưa, Đường Tăng nghe Như Lai giảng Pháp chỉ vì vô ý dẫm phải một hạt gạo mà trên đường đi thỉnh kinh phải chịu đại nạn ba ngày “mắc bệnh”. Có thể thấy, nghiệp của một người tích lại lớn nhường nào, nếu như không tu luyện thì căn bản chẳng thể hoàn trả hết nợ nghiệp, bởi vì nợ nghiệp mà người ta mỗi đời mỗi kiếp tích lại e rằng đã cao như núi, nếu thực sự muốn trả hết thì không biết phải chết bao nhiêu lần.

Chúng ta thử nghĩ xem, nghiệp nợ một hạt gạo đã có thể khiến cho Đường Tăng chịu một cơn bệnh nặng sống không bằng chết. Vậy nên chỉ có tu luyện mới có thể hoàn trả hết nợ nghiệp mà chúng ta đã đời đời kiếp kiếp gây ra, cũng chỉ có bước vào tu luyện chính Pháp, được sư phụ thay đệ tử gánh chịu nợ nghiệp vô tận, thì bản thân đệ tử mới có thể tu thành chính quả.

Cũng giống như việc Chúa Giê-su bị đóng đinh lên cây thập tự, ông chính là đang gánh chịu tội nghiệp thay cho đệ tử của mình, tất cả đệ tử của Chúa Giê-su đều nên cảm tạ ông đã vì mình mà gánh chịu tội nghiệp. Nếu không phải có Chúa Giê-su thay con người chịu thống khổ lớn như vậy thì không biết còn có những đệ tử hậu thế không, có lẽ những đệ tử này sớm đã vì nghiệp lực đầy thân mà bị tiêu hủy rồi.

Chúng ta hãy học một đoạn giảng Pháp của Ngài Lý Hồng Chí về bệnh trong Chuyển Pháp Luân:

Ở đây tôi không giảng trị bệnh; chúng tôi cũng không trị bệnh. Nhưng là người tu luyện chân chính, chư vị mang theo thân thể có bệnh, [thì] chư vị tu luyện không được. Tôi phải giúp chư vị tịnh hoá thân thể. Tịnh hoá thân thể chỉ hạn cuộc cho những ai đến học công chân chính, những ai đến học Pháp chân chính. Chúng tôi nhấn mạnh một điểm: [nếu] chư vị không bỏ được cái tâm ấy, không bỏ được cái [suy nghĩ về] bệnh ấy, [thì] chúng tôi chẳng thể làm gì, đối với chư vị chẳng thể giúp được. Tại sao? Bởi vì trong vũ trụ này có một [Pháp] lý: những sự việc nơi người thường, chiểu theo Phật gia [tuyên] giảng, đều có quan hệ nhân duyên; sinh lão bệnh tử, [chúng] tồn tại đúng như vậy ở [cõi] người thường. Bởi vì con người trước đây đã làm điều xấu [nên] nghiệp lực sinh ra mới tạo thành có bệnh hoặc ma nạn. Chịu tội [khổ] chính là hoàn trả nợ nghiệp; vậy nên, không ai có thể tuỳ tiện thay đổi nó; thay đổi [nó] cũng tương đương với mắc nợ không phải trả; cũng không được tuỳ ý mà làm thế, nếu không thì cũng tương đương với làm điều xấu.

Có người tưởng rằng trị bệnh cho người khác, chữa bệnh khoẻ người là việc tốt. Theo tôi thấy, [họ] đều không thật sự trị khỏi bệnh; đều chỉ là trì hoãn bệnh, hoặc là chuyển hoá [bệnh], chứ không đúng là trị bỏ nó đi. [Để] thật sự trừ dứt nạn ấy, thì phải tiêu trừ nghiệp lực. Nếu thật sự có khả năng trị hết bệnh ấy, thanh trừ triệt để nghiệp lực ấy, thật sự đạt đến điểm ấy, [thì] tầng của cá nhân đó cũng không thấp lắm. Họ đã thấy rõ một [Pháp] lý, chính là không được tuỳ ý phá hoại [Pháp] lý trong [cõi] người thường. Trong quá trình tu luyện, người tu luyện xuất phát từ tâm từ bi mà làm một vài việc tốt, giúp người trị bệnh, chữa bệnh khoẻ người; điều ấy được phép; nhưng cũng không thể hoàn toàn trị hết [bệnh] cho người ta được. Nếu như có thể thật sự trị tận gốc bệnh cho một người thường, thì người thường không có tu luyện ấy có thể ra khỏi đây, chẳng còn chút bệnh nào hết; ra khỏi cửa vẫn là một người thường, và xuất phát từ lợi ích cá nhân người ấy vẫn tranh đoạt như những người thường; vậy làm sao có thể tuỳ ý tiêu trừ nghiệp lực cho họ được? Điều ấy tuyệt đối không được phép.

Vậy vì sao lại có thể giúp người tu luyện [trị bệnh] được? Bởi vì người tu luyện là trân quý nhất, [vì] người ấy muốn tu luyện; vậy nên, một niệm [muốn tu luyện] xuất phát ra là trân quý nhất. Trong Phật giáo có giảng Phật tính; một khi Phật tính xuất hiện, các Giác Giả có thể giúp người ấy. Ý nghĩa ấy là gì? Nếu hỏi tôi giảng, bởi vì tôi đang truyền công tại cao tầng, liên quan đến [Pháp] lý tại cao tầng, liên quan đến những vấn đề rất lớn.

Có thể mọi người đã từng nghe câu này trong Phật giáo: ‘Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới’. Ai mà nhìn thấy, [thì] đều [muốn] giúp người kia, giúp một cách vô điều kiện. Phật gia độ nhân không nói điều kiện, [cũng] không có giá cả; có thể giúp đỡ người kia một cách vô điều kiện; vậy nên chúng tôi có thể làm cho học viên rất nhiều sự việc. Nhưng [đối với] một người thường, chỉ muốn làm người nơi người thường, họ [chỉ] muốn hết bệnh, thì không thể được. Có người nghĩ: ‘Mình hết bệnh thì mình sẽ tu luyện’. Tu luyện không có điều kiện nào hết; muốn tu luyện, thì tu luyện thôi. Nhưng mang một thân thể có bệnh, hoặc có người mang trên thân những tín tức còn rất loạn; có người chưa từng luyện công; cũng có người đã luyện công hàng chục năm, nhưng vẫn loanh quanh ở [tầng luyện] khí, cũng chưa tu được lên trên.

Vậy làm sao đây? Chúng tôi sẽ tịnh hoá thân thể họ, để họ có thể tu luyện lên cao tầng. Trong khi tu luyện tại tầng thấp nhất, có một quá trình, chính là thân thể chư vị được hoàn toàn tịnh hoá cho đến triệt để; tất cả những gì không tốt tồn tại trong tư tưởng, quanh thân thể tồn tại trường nghiệp lực và những nhân tố làm thân thể không được khoẻ mạnh; toàn bộ những thứ ấy phải được thanh lý ra hết. Nếu chẳng thanh lý, mang theo thân thể nhơ nhớp, thân thể đen bẩn và tư tưởng dơ xấu như vậy, thử hỏi có thể đạt đến tu luyện lên cao tầng được không? Ở đây chúng ta không luyện khí, không yêu [cầu] chư vị luyện gì ở tầng thấp ấy hết; chúng tôi đẩy chư vị vượt qua, để cho thân thể chư vị đạt đến trạng thái vô bệnh. Đồng thời chúng tôi còn cấp cho chư vị một bộ đã hình thành đầy đủ mọi thứ cần thiết cho [việc tạo] cơ sở của tầng thấp; như thế, chúng ta sẽ ở trên tầng rất cao [mà] luyện công.

(“Bài giảng thứ nhất”)

Xem tiếp Phần 3

 

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/72821



Ngày đăng: 12-05-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.