Bầu trời của lịch sử: Công chúa Văn Thành
Tác giả: Thiện Dũng
[ChanhKien.org]
Phần thứ nhất
Núi Thần Sơn Thánh Hồ trên cao nguyên Thanh Tạng là núi Thần được thế giới công nhận, đồng thời được Phật giáo Tạng truyền, Ấn Độ giáo, tôn giáo nguyên thủy Tây Tạng coi là trung tâm của thế giới. Trong những năm Trinh Quán triều Đường, quân vương Tùng Tán Cán Bố của vương triều Thổ Phồn đã nổi dậy ở tại lưu vực sông Nhã Lỗ Tàng Bố. Sau khi thất bại trong việc xâm phạm biên giới Đại Đường, ông đã dâng thư lên Thiên triều Đại Đường xin chịu tội và cầu hôn công chúa Đại Đường, hy vọng có thể có thể bang giao hữu hảo, thuận hòa với Đại Đường. Thái tôn hoàng đế Đại Đường vì muốn ổn định biên cương, vì muốn nhân dân hai dân tộc Hán-Tạng tránh khỏi lầm than bởi chiến tranh, đã chọn từ trong hoàng thất ra Lý Uyển Nhi, một cô công chúa dịu dàng, đài các, đoan trang, phong cho công chúa hiệu là Văn Thành, để kết hôn với vua nước Thổ Phồn. Trước lúc lên đường, công chúa Văn Thành đến kim điện ở hoàng cung khấu tạ ân điển của hoàng thượng. Thái tôn hoàng đế nói: “Văn Thành, con đi Thổ Phồn chuyến này đường xá xa xôi, trách nhiệm nặng nề. Là công chúa của Thiên triều mà lại gả cho Thổ Phồn, hãy nhớ trách nhiệm của con là giữ cho hai nước bang giao hữu hảo, hoằng dương văn hóa của Thiên triều, giáo hóa dân tộc man rợ. Con hãy đừng để tâm đến được mất của cá nhân, hãy nên đặt hạnh phúc của bách tính Thổ Phồn và Thiên triều ở trong tâm. Ta sẽ phái vua của thành Giang Hạ và tùy tùng tiễn con vào Tây Tạng. Văn Thành, con còn mong cầu gì không?” Văn Thành đáp: “Con xin đa tạ ân điển của Thánh thượng. Văn Thành không có mong cầu nào khác, con sẽ dốc hết sức để báo đáp long ân của phụ hoàng…”
Công chúa Văn Thành đi vào Tây Tạng cùng với đội tùy tùng đưa dâu vô cùng long trọng, thiên tử Đại Đường ban cho cô rất nhiều của hồi môn và tư trang quý giá. Trong đó có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni màu vàng đến nay vẫn được thờ cúng tại Đại Chiêu tự ở Lạp Tát (vùng đất của Thần). Đoàn tùy tùng đi theo công chúa Văn Thành vào Tây Tạng còn có các văn sỹ, nhạc sỹ, nông dân, thợ kiến trúc lành nghề của Đại Đường v.v.. Công chúa Văn Thành phải trèo đèo, lội suối cực khổ hàng tháng trời mới đến được tỉnh Thanh Hải nơi đầu nguồn của con sông Hoàng Hà. Vua Thổ Phồn đã chờ đợi công chúa ở đó một thời gian dài, bị thu hút bởi vẻ đoan trang, cao quý của công chúa, vua Thổ Phồn lập tức cho tổ chức đại hôn lễ tại kinh thành Lạp Tát. Nhân dân tưng bừng ca hát, nhảy múa chúc mừng hôn lễ, cả kinh thành tràn ngập niềm vui.
Thời gian trôi đi, công chúa Văn Thành hàng ngày tỉ mỉ chăm chút cho cuộc sống của Tùng Tán Cán Bố, nàng tự mình nấu các món ăn của Đại Đường và may các y phục của Đại Đường. Khi Tùng Tán Cán Bố ăn các món ăn tinh tế do đích thân công chúa nấu, khoác lên thân những y phục của Đại Đường, trong tâm ông vô cùng kinh ngạc, từ đó càng thêm kính trọng và yêu thương nàng công chúa đến từ Thiên triều này. Công chúa Văn Thành cũng thường dạy chữ Hán cho Tùng Tán Cán Bố, lúc quốc vương không bận việc triều chính, công chúa thường chơi đàn tỳ bà cho Tùng Tán Cán Bố nghe những khúc nhạc của triều Đường, kể cho Tùng Tán Cán Bố những giai thoại của Trung Nguyên, khiến cho Tùng Tán Cán Bố bị cuốn hút sâu sắc bởi văn hóa triều Đường. Công chúa Văn Thành quan sát tỷ mỉ cuộc sống của dân chúng Thổ Phồn, rồi đề xuất các kiến nghị hợp lý giúp vua Thổ Phồn điều hành quốc gia. Trước khi Tùng Tán Cát Bố đưa ra những quyết sách trọng đại quyết định vận mệnh của quốc gia, công chúa Văn Thành đều đóng góp những ý kiến chân thành và phù hợp, giúp vua Thổ Phồn trị vì tốt quốc gia. Tuy được Tùng Tán Cán Bố tin tưởng nhưng công chúa không cầu công danh địa vị, mà vẫn thiện đãi những thần dân xung quanh, mang lại nhiều lợi ích cho quảng đại dân chúng Tây Tạng, nhờ vậy mà cô nhận được sự ủng hộ của đa số các đại thần của vương triều Thổ Phồn.
Vẻ đẹp và trí tuệ của công chúa Văn Thành khiến cho đại phi (vợ cả) của Tùng Tán Cán Bố vô cùng đố kỵ, bà ta đã dùng rất nhiều tiền để mời hai pháp sư hãm hại công chúa. Vì công chúa chính khí lẫm liệt, từ bi, lương thiện, nên được thiên thần bảo hộ. Đại phi không những không thể làm hại được công chúa, mà bản thân còn bị Thần linh trừng phạt, bà đột nhiên mắc một căn bệnh quái ác, ban ngày bà thường thấy những ác quỷ vây xung quanh, ban đêm thì cả đêm không ngủ được, ngày một suy nhược, thời gian dài hô hấp khó khăn như có gì đó nghẹn trong họng. Công chúa Văn Thành biết chuyện đã hỏi ý kiến quốc y của Thiên triều đi theo mình. Quốc y nói: “Loại bệnh này dễ chữa, nhưng thuốc dẫn thì khó tìm!” Công chúa nói: “Xin hỏi cần loại thuốc dẫn gì?” Quốc y nét mặt tỏ vẻ miễn cưỡng, công chúa lại thúc giục, ông đành trả lời rằng: “Cần dùng máu của kim chi ngọc thể (con gái nhà quyền quý) làm thuốc dẫn”. Công chúa trầm tư rời đi, không bao lâu sau quay lại mang theo một bình máu nhỏ và nói: “Ta là công chúa, là kim chi ngọc thể, có thể dùng máu của ta làm thuốc dẫn, xin quốc y điều chế để trị bệnh cho đại phi”. Đại phi nhờ có thuốc dẫn mà bệnh tình mau chóng thuyên giảm, khi biết được nguyên nhân khỏi bệnh của mình, bà nước mắt đầm đìa, vội đến chỗ của công chúa xin tha tội. Công chúa nói: “Chúng ta là chị em, lẽ nào không nên giúp đỡ nhau, em hy vọng chị có thể nhanh chóng khỏi bệnh”. Đại phi cảm động không nói nên lời.
Từ khi công chúa vào đất Tạng sinh sống, để giúp công chúa sớm thích nghi với cuộc sống ở cao nguyên, vua Thổ Phồn đã ban cho nàng hai tỳ nữ. Trong đó có một tỳ nữ vì cha mắc trọng bệnh không có tiền chữa trị nên đã lấy trộm một ít trang sức bằng vàng của công chúa để chữa bệnh cho cha. Sự việc sau đó bị bại lộ, theo pháp luật của vương triều Thổ Phồn, nếu nông nô lấy trộm vật quý của chủ nhân thì sẽ bị lột da. Công chúa Văn Thành với lòng từ bi đã tha tội cho tỳ nữ đó, công chúa còn phái thầy thuốc chữa bệnh miễn phí cho cha cô ấy. Đó là hai sự việc được lưu truyền rộng rãi trong người Tạng.
Cứ cách vài tháng, công chúa lại đi vi hành đến các gia đình người Tạng để tìm hiểu những nỗi khổ của họ, quan tâm đến đời sống của họ, đồng thời dùng hết khả năng của mình để giúp đỡ họ. Đức hạnh cao thượng của công chúa khiến dân chúng Tây Tạng đều xem công chúa là người trời.
Thời ấy, ở Thổ Phồn có một tập tục xấu là nếu cha mẹ già yếu, không có khả năng lao động thì con cái có thể bỏ cha mẹ ở nơi hoang dã, phó mặc cho tự sinh sống và tự chết. Công chúa Văn Thành khi đi vi hành gặp sự việc này rất lo lắng, nàng đến nói với Tùng Tán Cán Bố rằng: “Thưa Tùng Phổ (Đại vương), đất nước chúng ta vì sao có thể lập quốc?” Tùng Tán Cán Bố trả lời: “Nhờ Phật Pháp”. Công chúa lại hỏi tiếp: “Vậy tại sao lại vứt bỏ cha mẹ ở nơi hoang dã không ai chăm sóc, giương mắt nhìn cha mẹ chết có phải là tàn nhẫn không?” Tùng Tán Cán Bố trả lời: “Tập tục này đã có từ thượng cổ, sinh tử luân hồi, con người chết đi thì cuối cùng cũng trở về với cát bụi”. Công chúa nói: “Cha mẹ sinh ra ta, nếu không hiếu thuận với cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ lúc già cả thì có khác chi loài cầm thú? Thần Phật sáng tạo ra vạn vật, vạn vật đều tuân theo quy tắc của nó, mọi thứ đều phải thuận theo thiên lý. Nếu làm trái với thiên lý, làm sai việc nhỏ thì một người sẽ phải chết, làm sai việc lớn thì một quốc gia sẽ diệt vong, từ xưa đến nay đã có rất nhiều bài học về điều này. Người xưa có câu: Quân vi thần cương; Phụ vi tử cương; phu vi thê cương (ý nghĩa là người trên ‘quân, phụ, phu’ phải chăm sóc, bảo vệ, bao dung người dưới ‘thần, thê, tử’), đó là luân lý của con người, nếu không tuân theo đạo làm người thì không phải là con người, tất sẽ bị trời diệt. Quốc gia như vậy cũng là đi ngược lại với thiên ý và cũng không thể trường tồn. Xin Tùng Phổ suy nghĩ kỹ, lệnh cho thiên hạ từ nay trừ bỏ đi tập tục xấu này. Trên là thuận với thiên ý, dưới là hợp với lòng dân, có như thế vương triều của chúng ta mới có thể thiên thu vạn đại”. Vua Thổ Phồn trầm ngâm hồi lâu rồi nói: “Lời của công chúa rất phải, ta sẽ tức khắc ban bố pháp lệnh, người già trong gia đình cần phải được an hưởng tuổi già, con cháu cần phải tận tình chăm sóc cho đến lúc lâm chung”. Do công chúa dùng chính lý của Phật Pháp cứu được rất nhiều người nên ngày càng được thần dân yêu mến, kính trọng. Trong thời gian ở đất Tạng, công chúa Văn Thành đã phái thợ thủ công tham gia thiết kế, xây dựng Đại Chiêu Tự và Tiểu Chiêu Tự. Đồng thời, công chúa còn phái những người nông dân của Thiên triều đã cùng theo mình vào Tây Tạng dạy người Tạng cách khai hoang, cày ruộng, gieo trồng, nuôi tằm dệt vải. Những kỹ năng này đã giúp cải thiện cuộc sống của người Tạng. Vua Thổ Phồn tiếp thu ý kiến của công chúa, phái con cháu dòng dõi quý tộc đi sứ sang Đại Đường, đến kinh thành Trường An để học tập văn hóa triều Đường mang về Thổ Phồn. Trong 40 năm sống ở đất Tạng, công chúa Văn Thành đã nỗ lực hết sức nâng cao các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự của Thổ Phồn, giúp Thổ Phồn trở thành một quốc gia biên giới vô cùng quan trọng bảo vệ lãnh thổ Đại Đường.
Công chúa Văn Thành sau khi vào đất Tạng đã góp phần cải thiện rất nhiều mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân Thổ Phồn, thúc đẩy xã hội Thổ Phồn phát triển, củng cố vùng biên thùy của Đại Đường. Dân chúng Tây Tạng coi công chúa như Thần tiên. Sau khi công chúa qua đời, dân chúng Tây Tạng đã lập miếu thờ tưởng niệm công chúa tại Thanh Hải Ngọc Thụ, thành phố Lạp Tát và nhiều nơi khác, các miều thờ vẫn được duy trì đến ngày nay.
Phần thứ hai
Trong lịch sử 5000 năm Hoa Hạ, từng màn kịch lịch sử lớn diễn ra trên vũ đài Trung Nguyên lần lượt hạ màn, các nhân vật trong màn kịch người buồn kẻ vui, người sống kẻ chết, tất cả cuối cùng đều tan biến theo khói mây lịch sử. Hôm nay, 1300 năm sau khi công chúa Văn Thành đến đất Tạng, Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền khắp thế giới, rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử giờ đã trở thành đệ tử Đại Pháp. Trong một cơ duyên trùng hợp, tôi gặp một đồng tu tên là Hồng Liên (hóa danh), khi chia sẻ với cô ấy, tôi thấy được chính tín kiên định của Hồng Liên đối với Sư phụ và quá trình tu luyện Chính Pháp mà cô ấy đã trải qua, điều này khiến tôi chấn động sâu sắc.
Hồng Liên đắc pháp ngày 27/7/2000, ngày 29/9/2000 cô đã bắt đầu bước ra giảng thanh chân tướng trực diện và phát tài liệu Đại Pháp cho người dân. Sau khi Hồng Liên và đồng tu mở pháp hội giao lưu chia sẻ, cô cho rằng mình nên đến Bắc Kinh hộ Pháp. Nhưng cô còn lo lắng vì mình đắc Pháp muộn, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Đại Pháp. Các đồng tu khích lệ cô ấy: “Tâm cô thuần tịnh như vậy chắc chắn sẽ không có vấn đề gì đâu, Sư phụ sẽ gia trì cho cô”. Thế là Hồng Liên hạ quyết tâm cùng bốn đồng tu giăng biểu ngữ tại quảng trường Thiên An Môn vào buổi trưa ngày 1/12/2000 để chứng thực Đại Pháp. Sau đó cô bị giam giữ phi pháp tại trại giam Triều Dương, Bắc Kinh. Trong thời gian bị giam giữ phi pháp, cô dẫn dắt các đồng tu tuyệt thực để kháng nghị việc bị bắt giữ phi pháp, cảnh sát sai các nữ tội phạm hình sự đánh đập tàn bạo các nữ đệ tử Đại Pháp. Vì để bảo vệ đồng tu, cô nói với họ rằng: “Chính tôi đã bảo mọi người tuyệt thực, các cô đừng đánh họ, hãy đánh tôi đây này!” Một nữ tội phạm hình sự nói: “Chúng tôi không đánh cô, chúng tôi phải đánh họ, tôi không ưa họ”, nói xong bốn nữ tội phạm hình sự không ngừng đánh vào mặt và đầu của một nữ đồng tu. Thấy tình huống nguy cấp, Hồng Liên gọi một nữ tội phạm hung ác nhất đến và nói với cô ấy đạo lý thiện ác hữu báo, chân tướng về Đại Pháp… Sau khi hiểu rõ sự thực, nữ tội phạm cảm động nói: “Nể mặt Hồng Liên, chúng ta đừng đánh nữa”. Trận bức hại này đã dừng lại. Trong các hoàn cảnh khác, Hồng Liên cũng nhiều lần bảo vệ các đồng tu, cuối cùng cô tuyệt thực, không chịu để tà ác bức thực, phản đối giám thị, không mặc áo tù, không làm lao dịch, cô liên tục giảng chân tướng Đại Pháp, chính niệm mà phá trừ bức hại của cựu thế lực, nhờ đó cô đã đường đường chính chính bước ra khỏi động quỷ.
Tháng 10 năm 2001, vì bị người xấu bán đứng, Hồng Liên bị tịch biên tài sản và bị đuổi việc, cô buộc phải sống lưu lạc, cô tham gia các công việc Đại Pháp ở vùng khác và đạt hiệu quả rõ rệt. Không may là do đồng tu có sơ hở bị cảnh sát lần ra tung tích, xông vào nơi ở Hồng Liên và đồng tu. Đồng tu tâm sợ hãi lớn, sau khi trốn thoát đã khóa mất lối ra duy nhất, khiến cho Hồng Liên không cách nào thoát thân. Tâm của cô trở nên rất nặng nề, nhưng cô lập tức lấy Pháp lý của Đại Pháp điều chỉnh lại tâm thái, quay lại đường đường chính chính đối diện với cảnh sát. Sau đó cô bị giam giữ phi pháp ở trại giam tà ác nhất trong vùng, hắc lao này được xem là nơi đạt 100% tỷ lệ chuyển hóa đệ tử Đại Pháp. Những hành vi bức hại tàn khốc đối với các đệ tử Đại Pháp ở trong hắc lao này đã nhiều lần được vạch trần trên internet.
Trước khi bị thẩm tra, Hồng Liên xuất ra một niệm cường đại: Tà ác không thể nhắc đến hai chữ “chuyển hóa” với ta, ta phải giảng chân tướng Đại Pháp cho chúng. Liên tục nhiều lần thẩm tra, Hồng Liên bằng tâm thái từ bi, không oán không hận đã nói cho cảnh sát về vẻ đẹp của Đại Pháp. Tất cả cảnh sát đều im lặng chăm chú nghe chân tướng Đại Pháp, lần nào cũng kết thúc cuộc thẩm tra bằng việc giảng chân tướng. Cuối cùng cảnh sát trong vùng phải thông báo cho công an ở nơi cư trú của Hồng Liên, họ đã cử ba người đến nơi Hồng Liên bị bắt giữ phi pháp để xác nhận thân phận của cô. Vì Hồng Liên liên tục nhiều ngày tuyệt thực, không phối hợp với cảnh sát, khiến họ thất bại trong việc chuyển hóa cô, cảnh sát ở quê nhà của Hồng Liên nói: “Người này thân phận không rõ ràng, chúng ta không chịu trách nhiệm, không quản được cô ấy”. Thế là cảnh sát trại giam giao Hồng Liên cho trạm trục xuất, tuy đã tuyệt thực nhiều ngày nhưng cô vẫn từ bi giảng chân tướng Đại Pháp cho những người mà cô gặp. Buổi trưa hôm sau, cảnh sát ở trạm trục xuất chỉ nói với Hồng Liên một câu: “Cô đi đi”. Vậy là đến ngày thứ chín, dưới sự từ bi coi sóc của Sư tôn, Hồng Liên đã được phóng thích vô điều kiện. Nhưng nhiều đồng tu cùng bị bắt với cô đã bị kết án phi pháp lên đến trên 10 năm, tối đa bị kết án 18 năm. Hôm đó là ngày 23/7/2002, khi đó Hồng Liên mới đắc Pháp vỏn vẹn hai năm.
Tháng 4 năm 2004, Hồng Liên trở về quê nhà nơi cô đã xa cách nhiều năm. Để cứu độ chúng sinh, phá trừ bức hại của cựu thế lực về kinh tế, Hồng Liên bắt đầu một quá trình khó khăn giảng chân tướng để được quay trở lại đơn vị công tác. Trải qua bốn tháng giảng chân tướng kiên trì không nản và liên tục tu chính bản thân, cô đã khiến cho đơn vị công tác cũ từ lãnh đạo cấp cao cho đến đa số các đồng nghiệp xung quanh minh bạch chân tướng Đại Pháp, cuối cùng đã phá trừ được tầng tầng ngăn cản và bức hại của cựu thế lực, Hồng Liên chính thức được trở lại vị trí công tác cũ với mức lương không thay đổi, và còn được truy lĩnh tất cả số tiền lương trong thời gian cô phải đi lưu lạc. Đồng thời thông qua quá trình giảng chân tướng, Hồng Liên còn giúp những đồng tu khác tại đơn vị công tác cũng bị bức hại đòi được tiền lương đã bị lấy mất.
Hồng Liên cũng thường xuyên giúp những đồng tu bên cạnh mình viên dung hoàn cảnh gia đình, khai sáng hoàn cảnh tu luyện trong gia đình của họ. Một lần một đồng tu vì bình thường làm việc không lý trí mà không viên dung được hoàn cảnh gia đình, khiến cho người nhà không thể lý giải được Đại Pháp, thậm chí công kích Đại Pháp, lên mạng bôi nhọ Đại Pháp. Sau khi biết chuyện, Hồng Liên lập tức quyết định tổ chức một bữa tiệc nhỏ mời đồng tu và gia đình đến, phá trừ những hiểu lầm của người nhà đồng tu đối với Đại Pháp, chứng thực Đại Pháp, cứu độ chúng sinh.
Trong bữa tiệc, người nhà đồng tu hỏi Hồng Liên rằng: “Các cô tu luyện Đại Pháp mà sao ích kỷ thế, làm việc nhà thì cẩu thả, nói năng bất thiện, điên điên rồ rồ?” Hồng Liên từ bi, ôn tồn nói: “Người tu luyện giống như đi học vậy, chúng tôi chắc chắn có chỗ tu chưa tốt, mong mọi người thông cảm. Chúng tôi có điểm nào chưa tốt cũng mong mọi người tha thứ! Sư Phụ của chúng tôi dạy chúng tôi phải vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã. Bây giờ chúng tôi chưa làm được, nhưng tương lai nhất định sẽ làm được, bởi vì chúng tôi đang không ngừng tu chính bản thân. Mọi người hãy yên tâm, chúng tôi sẽ làm được tốt. Chỉ cần chúng tôi làm theo yêu cầu của Đại Pháp thì nhất định sẽ khiến cho mọi người hài lòng”. Sự đoan chính, thiện lương cùng cử chỉ, lời nói lễ phép của Hồng Liên đã gây ấn tượng cho người nhà của đồng tu, chính niệm của cô đã thay đổi cái nhìn không tốt của người nhà đồng tu đối với đệ tử Đại Pháp, giúp đồng tu có một hoàn cảnh tu luyện tốt hơn.
Chính niệm chính hành của Hồng Liên thể hiện trong mọi hoàn cảnh sinh hoạt, từ ăn mặc, đối nhân xử thế, thói quen sinh hoạt, thói quen làm việc đều khiến những người xung quanh và đồng tu khen ngợi. Sự từ bi, lương thiện, quang minh chính đại, chính niệm kiên định vào Đại Pháp của cô đã khích lệ các đồng tu xung quanh, cải biến nhận thức của đồng nghiệp, bạn bè, người thân quanh cô về Đại Pháp. Cô rất ít nói, nhưng lại khiến cho mọi người cảm thấy cô rất thiện lương và cao thượng. Trong khi chia sẻ, tôi hỏi Hồng Liên: “Vì sao cô có thể làm được như vậy?” Hồng Liên đáp: “Kiên định tin vào Sư Phụ, tin vào Đại Pháp! Tôi là một lạp tử của Đại Pháp, tôi nên làm những việc ấy, đó cũng là những việc tôi phải làm”. Nghe xong lời ấy, tôi bất giác xúc động rưng rưng nước mắt. (Trên đây chỉ là một phần quá trình tu luyện mà Hồng Liên kể lại cho tôi)
Nhìn nụ cười rạng ngời của Hồng Liên, tôi phảng phất trông thấy Văn Thành, nàng công chúa lặng lẽ cầu nguyện cho chúng sinh trong ánh nắng ban mai. Cô giống như bông tuyết liên nở rộ trên cao nguyên, lặng lẽ tỏa hương thơm ngát. Khoảnh khắc thần thánh ấy sẽ tồn tại vĩnh viễn trong dòng chảy cuồn cuộn của lịch sử, vĩnh viễn tồn tại trong ký ức của tôi…
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/68526
Ngày đăng: 09-11-2018
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.