Động vật cũng biết kêu cứu mạng



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Long Nhi kể lại, Ngũ Ngọc chỉnh lý

[Chanhkien.org]

Động vật cũng biết kêu cứu mạng (Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế)

Xã hội loài người là xã hội mê, mọi người ở trong mê này, vì lợi ích cá nhân sẽ vô tình làm nên rất nhiều điều xấu, gây ra nhiều nghiệp lực. Vì để cho con người tiêu nghiệp, Thần mới chú ý duy hộ lục đạo luân hồi. Người trong lục đạo luân hồi, kiếp này là người, kiếp sau nói không chừng có thể biến thành động vật.

Vận mệnh của động vật rất bi thảm, mọi người trong lễ mừng năm mới, hoặc lễ tế tự hoặc hoạt động nào đó, động vật có thể thành đối tượng bị giết mổ. Nhưng do trở ngại về ngôn ngữ giữa người và động vật, khi động vật bị giết kêu la ầm ĩ, nhưng mọi người lại không hiểu.

Sư phụ giảng: “Vấn đề sát sinh rất mẫn cảm; đối với người luyện công mà nói, yêu cầu của chúng tôi rất nghiêm khắc: người luyện công không được sát sinh.” (Chuyển Pháp Luân). Đây là một đoạn Pháp lý mà Sư phụ từ bi đã giảng cho những người luyện công chúng ta, cũng là yêu cầu mà chúng ta cần tuân theo.

Ở đây chỉ chia sẻ ba ví dụ để mọi người tham khảo.

1. Lễ mừng năm mới, heo kêu cứu mạng

Năm mới vừa sang, mọi nhà đều bận rộn chuẩn bị lễ mừng năm mới, trong đó đồ Tết nhiều nhất là thịt heo, trước lúc mổ heo cả nhà đều cao hứng, bận rộn, mài dao soàn soạt.

Con heo mập mạp bị nhốt trong chuồng cảm thấy không may. Những ngày bình thường, chủ nhân cũng đã đưa đồ ăn đến, hôm nay chẳng những không đưa đồ ăn, mà kế bên còn bắc một nồi sắt lớn, đun nước sôi sùng sục. Con heo mập kia phảng phất cảm thấy như đại nạn giáng xuống, toàn thân phát run.

Rốt cuộc cửa cũng mở rồi, mấy người vạm vỡ xông vào đem heo ra khỏi chuồng, ép đến trên ghế mổ heo. Con heo kia phát ra âm thanh “éc éc” kêu gào, mà tôi lại nghe được: “Cứu mạng! Cứu mạng! Cứu mạng!” Tiếng kêu kia vô cùng bi thảm, nếu những người mổ heo kia có thể nghe hiểu được con heo đang kêu cứu mạng, tôi dám khẳng định cả đời này họ sẽ không dám giết heo nữa. Chính là bởi vì con người ở trong mê, mới dám tạo nghiệp nhiều vô biên, sau khi chết cũng như vậy mà hoàn trả lại nợ bản thân đã thiếu.

Tiếng con heo kia từ to đến nhỏ, mãi đến một khắc cuối cùng, máu hết mệnh tận.

2. Gà trống quỳ xuống cầu xin tha thứ

Khổng Tử nói: “Có bằng hữu từ phương xa đến, thật vui mừng quá đỗi.” Khách đến nhà rồi, lấy gì chiêu đãi khách đây? Cha tôi đưa mắt nhìn con gà trống đỏ tía duy nhất trong nhà.

Cha tôi đun nước sôi, mài nhanh con dao, đi ra chuồng gà bắt con gà đỏ tía, tay cầm dao thép, sải bước nhanh ra ngoài cửa. Lúc này từ thiên mục tôi nhìn thấy rất nhiều âm binh vây quanh cha tôi thành một vòng, con gà trống kia bị hù đến mất hồn mất vía. Đúng là một người nam quỳ xuống cầu xin tha thứ. Tình cảnh này, tôi có thể nói gì đây? Đều là anh ta trước kia làm điều không tốt, tạo nghiệp quá nhiều, cho đến ngày nay, mới chịu một dao thống khổ kia.

Cha tôi đưa dao, nguyên thần của con gà trống bay ra, các âm binh đồng thời bay xuống, trói người nam kia. Lúc này tôi không nói không được rồi, tôi nói: “Chúng âm binh xin hãy khoan ra tay, xin cho tôi cầu tình thay anh ta đã. Tôi nghĩ anh ta kiếp này chuyển thế thành gà, thật không phải ước nguyện của bản thân; anh ta từ nhỏ đến lớn, một mực sống trong chờ đợi và lo lắng, thật đáng thương, hôm nay nhận một dao kia, cũng coi như chạy trời không khỏi nắng. Các vị xem anh ta sợ hãi quá đỗi, thật quá đáng thương, các vị cũng đừng làm khó anh ta nữa, thỉnh các vị âm binh nhận tôi chút tình mọn, để cho tự anh ta đi cùng các vị thôi”.

Chúng âm binh cũng rất khách khí, tranh thủ thời gian nói: “Cung kính không bằng tuân mệnh, chúng tôi theo như căn dặn của đại nhân mà xử lý.” Người nam kia quỳ ở trước mặt tôi, dập đầu như gà mổ thóc, vừa dập đầu vừa nói: “Tạ ân điển của đại nhân, tạ ân điển của đại nhân!” Sau đó chúng âm binh dẫn anh ta đi âm phủ.

3. Vịt hỏa kêu hãy cứu tôi

Tết Đoan Ngọ đã đến, nghề giết mổ lại hưng vượng lên, mẹ tôi muốn đem con vịt hỏa đã được nuôi lớn vào thành phố nhờ người giết đi.

Tôi mang một ba lô nhỏ trên lưng, mẹ tôi ôm con vịt hỏa lớn, con vịt kia cả đường ồn ào: “Chủ nhân cứu tôi! Chủ nhân cứu tôi!” Tôi lặng lẽ nói với con vịt hỏa: “Ngươi yên tâm, hôm nay không có việc gì đâu.”

Khi đến thành phố, dường như mỗi cửa hàng thịt đều có chuyên gia giết mổ gà vịt. Tôi đi theo mẹ vào một cửa hàng. Tại đây đã có hơn hai mươi người xếp hàng chờ đợi. Đồ tể là một thanh niên trẻ tuổi, động tác của anh ta rất thuần thục, tay nghề thành thạo. Chúng tôi đợi chừng hai giờ đồng hồ, lập tức đến phiên con vịt hỏa lớn rồi, thì đột nhiên điện thoại của anh đồ tể trẻ tuổi vang lên, anh ta cầm điện thoại: “Đã xảy ra chuyện gì? Tôi lập tức đến ngay, lập tức đến ngay!” Chàng trai trẻ cất điện thoại, giơ tay lên: “Xin lỗi mọi người, vợ tôi sắp sinh con rồi, đang chờ tôi đem tiền nằm viện đến, thật không phải, mong mọi người lượng thứ.” Anh ta rửa tay, đóng cửa đi gấp.

Chúng tôi chờ hai tiếng, mẹ tôi ôm con vịt hỏa thật vất vả mới tìm được một nhà khác, cũng xếp hàng, tôi đứng bên cạnh mẹ, lập tức con vịt tính mạng khó bảo toàn. Đúng lúc ấy máy vặt lông của chủ tiệm gặp trục trặc, không chạy được. Chủ tiệm tay cố gắng sửa, gấp đến độ đầu đổ mồ hôi, nhưng không sửa được. Chủ tiệm không thể làm gì, nói: “Xin lỗi mọi người, máy không sửa được rồi.” Ông chủ tiệm đã giết mấy con vịt không còn cách nào khác đành chậm rãi dùng tay vặt lông.

Mẹ tôi vẫn chưa từ bỏ ý định, dẫn tôi đến nhà thứ ba, cũng là một hàng dài, người nọ trái một dao, phải một nhát, cắt tiết thật hăng say, tay cầm dao bất ngờ đưa lên cổ con gà, dao găm “keng” một tiếng rơi xuống đất. Có thể giết đã nhiều, tay mỏi, người nó đau đớn hô lên: “Ôi da ôi da… Không giết nữa! Không giết nữa!” Những người xếp hàng tỏ ra bộ dạng buồn bã rồi giải tán.

Về sau mẹ tôi còn đi đến ba nhà khác, nhưng không mắc chỗ này, thì chính là có vấn đề chỗ khác, con vịt hỏa lần lượt tránh được kiếp nạn, từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, những người giết mổ không thể làm gì với con vịt hỏa này.

Trên đường trở về, mẹ đưa con vịt hỏa cho tôi, con vịt hỏa kia giống như có ơn tất báo, dùng cái đầu cọ cựa trên cổ tôi, mở ra cuống họng khàn khàn nói: “Chủ nhân, chủ nhân, cảm ơn ngài, cảm ơn ngài, ngài mới là chủ nhân chân chính của tôi ạ!” Tôi nói: “Ngươi yên tâm, ta đã nói là không có việc gì mà.” Mẹ của tôi quay đầu lại hỏi: “Con nói chuyện cùng ai đó?” Tôi nói: “Đâu có đâu!” Mẹ tôi nói: “Con trai, không được vui buồn thất thường đó nhé!”

Cha tôi tan tầm về nhà, tức giận nói: “Việc lạ, đi một ngày không giết được một con vịt, tôi không tin.” Ông mang con vịt hỏa ra ngoài, đến trời tối, cha tôi trở về, “con vịt” vẫn bình yên vô sự. Cha nói: “Toàn bộ đóng cửa rồi, tại mọi người không có lộc ăn.”

Đến ngày thứ ba, tôi nghĩ miệng người thường là luôn thèm đấy, nói không chừng có một ngày lại nảy ý muốn giết rồi, con vịt hỏa rốt cuộc sẽ không tránh khỏi kiếp số. Tôi nghĩ đã không làm thì thôi, làm thì làm đến cùng, cứu thì phải cứu đến chốn. Vì vậy tôi thừa dịp ba mẹ đi làm, dùng vải rách bọc lấy con vịt hỏa, vụng trộm ném nó thật xa trong rừng tùng. Tôi nói với con vịt: “Mày chạy trốn đi, đi thật xa, đừng trở về nữa.” Con vịt hỏa kia cảm kích nói: “Chủ nhân, đại ân đại đức của ngài, tôi suốt đời khó quên, chẳng biết lúc nào báo đáp được.” Nó vừa nói vừa dùng miệng mổ, giống như người dập đầu mà tỏ vẻ tạ ơn.

Ngày hôm sau mẹ tôi nói khắp nơi, nói con vịt hỏa nhà tôi bị trộm, tôi ở trong phòng thở phào một tiếng, thiếu chút nữa cười không thành tiếng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/68444



Ngày đăng: 25-10-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.