Đường Thái Tông và đại thần bàn luận về sự hưng vong của vương triều
Tác giả: Tâm Duyên chỉnh lý
[Chanhkien.org] Ngô Cảng, một sử gia triều Đường, trong cuốn «Trinh Quán chính yếu», thiên 34 nói về hưng vong, đã ghi lại quan điểm phán xét hưng vong của các vương triều giữa Đường Thái Tông và đại thần.
Năm Trinh Quán đầu tiên, Đường Thái Tông hỏi các đại thần: “Chu Vũ Vương bình định hỗn loạn Trụ vương triều Thương, vì thế mà có được thiên hạ; Tần Thủy Hoàng thừa cơ nhà Chu suy nhược mà thôn tính lục quốc; cách họ lấy được thiên hạ có gì khác nhau? Đế nghiệp ngắn dài vì sao mà khác xa như thế?” Đại thần Tiêu Vũ cho rằng là nhân tâm ủng hộ và phản đối khác nhau, nhưng Thái Tông không tán đồng quan điểm này, nói: “Nhà Chu sau khi hưởng đại ân, càng nỗ lực hoằng dương nhân nghĩa; còn nhà Tần một khi đạt mục đích, bèn thực thi chuyên quyền dối trá và bạo lực. Họ không chỉ khác nhau về cách đoạt lấy thiên hạ, mà còn khác nhau về cách duy hộ giang sơn. Đế nghiệp ngắn dài, Trẫm nghĩ đạo lý chính là ở chỗ này.”
Năm Trinh Quán thứ hai, Đường Thái Tông nói với đại thần Vương Khuê: “Tùy Văn Đế làm vua 14 năm, đa số bách tính đói khát khổ sở; trong khi ấy kho lương thực đầy ắp, nhưng không được phát chẩn cứu tế, lại còn để bách tính chạy nạn tới nơi có lương. Tùy Văn Đế không yêu thương bách tính mà chỉ coi trọng kho lương, tới cuối đời, tích trữ lương thực đủ cho toàn quốc dùng trong 5, 6 chục năm. Tùy Dương Đế dựa vào sự sung túc này nên mới xa hoa vô đạo, cuối cùng dẫn tới diệt vong… Phàm là người cai trị quốc gia, nhất định phải tích trữ lương thực giúp nhân dân, không thể chỉ chất đầy kho thóc của triều đình. Cổ nhân có câu: ‘Trăm họ đang đói, quân vương nào được no ấm’. Chỉ cần thóc tích trữ trong kho có thể ứng phó nạn đói, thì hà tất phải giữ mãi thóc? Con cháu đời sau nếu như đều sáng suốt như vậy, thì tự nhiên có thể giữ được thiên hạ. Ngược lại, tích trữ quá nhiều trong kho, chỉ có thể khiến gia tăng xa xỉ, đây chính là mầm họa mất nước đó.”
Năm Trinh Quán thứ năm, Đường Thái Tông nói với các đại thần: “Ý chí của thiên thượng là khiến người thiện nhận được phúc báo, kẻ ác gặp phải ác báo; điều này cũng tựa như cái bóng đi theo người ta, có nhân thì tất có quả. Khi Khải Dân Khả hãn mất nước chạy đến nhờ cậy triều Tùy, Tùy Văn Đế không tiếc vải vóc lương thực, còn dùng lượng lớn binh sĩ để dẹp loạn. Khi chúng sống sót và cường thịnh trở lại thì con cháu chúng lẽ ra phải báo đáp triều Tùy. Thế nhưng chỉ tới Thủy Tất Khả hãn là đã dấy binh vây khốn Tùy Dương Đế tại Nhạn Môn Quan, sau này lại nhân lúc triều Tùy đại loạn để thâm nhập biên cương triều Tùy, giết hại con cháu của ân nhân. Hiện tại họ nước mất nhà tan, lẽ nào không biết là báo ứng do vong ân bội nghĩa hay sao?” Các đại thần đều tán thành cách nhìn nhận của Thái Tông.
Năm Trinh Quán thứ chín, Đường Thái Tông nói với đại thần Ngụy Trưng: “Mấy ngày qua Trẫm đọc lịch sử của Bắc Chu, Bắc Tề, thấy những vị Vua mất nước thời mạt đại đều hành ác rất giống nhau. Hoàng đế Bắc Tề Cao Vĩ đặc biệt xa hoa lãng phí, sở hữu cả kho của cải; khi dùng gần hết, ông ta thậm chí còn tăng thuế để vơ vét của nhân dân. Trẫm thường so sánh thế này: cũng giống như kẻ phàm ăn ăn thịt của chính mình, ăn hết rồi nhất định sẽ chết. Nhà Vua không ngừng thu thuế, bách tính bị áp bức quá, thì nhà Vua sẽ diệt vong. Hoàng đế Bắc Tề Cao Vĩ chính là như vậy; chẳng qua, Hoàng đế Bắc Chu Thiên Nguyên và Cao Vĩ so sánh thế nào? Ai tốt hơn ai?” Ngụy Trưng đáp: “Hai người họ tuy đều mất nước, nhưng hành vi của họ hoàn toàn khác nhau. Cao Vĩ của Bắc Tề nhu nhược, mệnh lệnh đều do mấy đại thần thao túng; quốc gia thiếu mất trật tự chính trị, do đó cuối cùng mới dẫn tới diệt vong. Còn Thiên Nguyên Hoàng đế của Bắc Chu thì tính tình cường liệt hung bạo, khăng khăng theo ý mình; sự tình mất nước, đều là do một mình ông ta tạo thành. Từ giác độ ấy mà nói, Cao Vĩ của Bắc Tề còn kém hơn một chút.”
Sự hưng suy của các triều đại trong lịch sử Trung Quốc đã diễn ra không biết bao nhiêu lần, lưu lại cho hậu thế rất nhiều kinh nghiệm và giáo huấn. Người hưng quốc, nhất định phải hưng nhân nghĩa; hưng nhân nghĩa mới có thể được thiên thượng bảo hộ, mới có thể khiến vận nước trường cửu. Ngược lại, thực hành dối trá và bạo lực nhất định sẽ tiến tới diệt vong. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày nay không chỉ lừa gạt dân chúng, mà còn sử dụng bạo lực và các thủ đoạn tàn khốc để trấn áp quần chúng lương thiện. Đặc biệt đối với các học viên Pháp Luân Công tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, ĐCSTQ còn thực thi kế hoạch diệt chủng tàn nhẫn, bao gồm mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp. Tội ác của ĐCSTQ đã tới mức không thể dung thứ, khiến cả người và Trời cùng phẫn nộ, ngày diệt vong nhất định không còn xa nữa. Đáng tiếc là lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay là Hồ Cẩm Đào, tuy chưa từng tham dự phe tà ác trong nội bộ ĐCSTQ, nhưng nếu cứ mãi nhu nhược, không có dũng khí, vẫn theo đường cũ, thì kết cục sẽ không khác gì Cao Vĩ thời Bắc Tề. Những bài học trong lịch sử chẳng lẽ còn chưa đủ để khiến người ta suy ngẫm và tỉnh ngộ hay sao?
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/5/11/37618.html
http://pureinsight.org/node/3988
Ngày đăng: 06-07-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.