Đức Khổng Tử bàn luận về tính tự phụ và đức hạnh
Tác giả: Trịnh Niệm Hành
[Chanhkien.org] Một hôm, Tử Lộ (một môn đồ của Khổng Tử) ăn mặc chỉnh tề kèm theo đôi chút khoe khoang đến bái kiến Khổng Tử. Khổng Tử bèn nói: “Trọng Do (tên hiệu của Tử Lộ), nhà ngươi tự hào chi vậy? Khi dòng Trường Giang bắt nguồn từ ngọn Dân Sơn, dòng chảy của nó yếu đến nỗi nó chỉ có thể đấy được một chiếc thuyền mộc rỗng. Nhưng khi ra đến biển, nó mạnh như một trận cuồng phong và có thể làm lật cả một con thuyền mà cố băng qua nó. Đó chằng phải là vì nước chảy xuôi theo dòng ư? Bây giờ Trọng Do ăn mặc khoe khoang, tự cho mình là nhất, thiên hạ còn ai dám chỉ ra khuyết điểm của Trọng Do nữa?” Tử Lộ bước nhanh ra khỏi phòng và trở lại sau khi đã thay bộ trang phục bình thường. Khổng Tử nói: “Trọng Do, hãy nhớ rằng, người nói quá nhiều là người thiếu thực chất, người thích hiển thị bản sự thường hay khoác lác, và người thích thể hiện trí tuệ và năng lực hơn người đích thị là kẻ tiểu nhân.”
“Do vậy, người quân tử khi thuyết về đạo chỉ nói theo hiểu biết của họ, đó chính là mục đích của việc nói chuyện. Nếu họ không biết thì [họ] nói là không biết, đó chính là chuẩn tắc cơ bản nhất của việc hành xử. Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy chính là biết vậy! Ai hành xử theo quy tắc này thì đúng là người nhân đức. Một người vừa có trí tuệ lại vừa nhân đức, người ấy còn bất mãn điều gì nữa đây?
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/11/54780.html
http://www.pureinsight.org/node/5585
Ngày đăng: 19-03-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.