Không nên tùy tiện mua sách cho trẻ em



Tác giả: Mỹ Hảo

[Chanhkien.org] Một người họ hàng của tôi đã mua một vài cuốn sách cho trẻ em, với suy nghĩ rằng chúng sẽ giúp giáo dục trẻ. Con trai tôi rất thích chúng và không thể dừng đọc chúng. Tôi nhìn qua bìa cuốn sách và thấy rằng nó là không tốt. Tuy nhiên, khi tôi nói với cháu rằng đừng nên đọc chúng, cháu đã rất không đồng ý. Tôi không còn cách nào khác ngoài việc bỏ qua.

Kể từ đó, con trai tôi thường hét lên vào lúc nửa đêm khi đang ngủ. Tôi ngạc nhiên nhưng không nghĩ nó liên hệ gì tới những cuốn sách. Một ngày nọ, tôi đưa cháu đi nhóm học Pháp. Thấy con trai tôi không được khỏe, một đồng tu đề nghị chúng tôi phát chính niệm. Chúng tôi đã làm điều ấy và giúp cháu thanh lý ở những không gian khác. Sau khi trở về nhà, tôi nhìn thấy những cuốn sách ấy và cầm thử một cuốn. Lập tức, tôi biết rằng chúng là tà. Tất cả chúng đều có cùng tác giả, mà theo lời con trai tôi, là một nhà văn đương đại nổi tiếng. Tuy nhiên, ở giữa các dòng chữ, tôi thấy các phụ thể cấp thấp và ma quỷ loạn bát nháo. Ngoài ra, cuốn sách tán thưởng Van Gogh, người phá hoại văn hóa nhân loại bằng nghệ thuật biến dị. Tôi lập tức hiểu ra lý do con trai tôi thét lên trong đêm. Vì vậy, tôi nói với cháu điều đó và chỉ ra rằng các cuốn sách là rất xấu. Cháu sợ và nói sẽ bán chúng như những sách cũ. Tôi không muốn những cuốn sách này ở đó lâu hơn nữa, do đó tôi đã vứt chúng vào thùng rác. Chỉ vì đọc một trong những cuốn sách này, tôi cũng đã bị can nhiễu. Tôi bèn phát chính niệm và phải mất vài ngày để tôi phục hồi. Rồi tôi nói với chồng và con tôi rằng chúng tôi không nên mua những cuốn sách như thế này nữa.

Tôi ít khi đưa con đi cửa hàng sách. Có nhiều sách ở đó, nhưng rất khó để tìm được một cuốn sách tốt. Ngoại trừ các cuốn sách về văn hóa truyền thống, trong đó đề cao giá trị đạo đức, thì chúng tôi phải cân nhắc kỹ càng khi đưa sách cho trẻ đọc, đặc biệt cái gọi là ‘sách thịnh hành’. Nhiều cuốn sách có các quan niệm bại hoại trong đó, và một số tác giả có thể bị phụ thể cấp thấp thao túng. Khi người ta đọc những cuốn sách này, các thứ xấu sẽ đi vào thông qua con mắt. Các trường hợp bị phụ thể thậm chí còn nghiêm trọng hơn, và nó sẽ tiến nhập vào ngay khi người ta chấp nhận ý tưởng nào đó trong sách. Các cuốn sách mà không có phụ thể thì cũng không tốt. Đó là vì nhiều sách truyền bá tư tưởng cầu danh cầu lợi, tiền bạc, hay thất tình lục dục. Những thứ này không có gì tốt cho người đọc chúng.

Vì vậy, tôi không bao giờ tùy tiện mua sách cho con tôi. Một mặt, làm như vậy thực sự là mang tà linh phụ thể về nhà. Có câu nói “mời thần đến thì dễ, mời thần đi thì khó”. Mặt khác, các giá trị thoái hóa trong những cuốn sách này sẽ dẫn trẻ em đi sai đường. Xã hội ngày nay đang rất loạn. Nhiều cuốn sách, mặt dù chúng tuyên bố là quảng bá tri thức và khoa học, thực ra lại làm ô nhiễm tâm hồn độc giả bằng cách bóp méo các chuẩn mực đạo đức. Sách báo tạp chí khiêu dâm từng bị coi thường trong quá khứ, nhưng nay lại đang phổ biến và được trông thấy ở hầu như khắp mọi nơi. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực lên trẻ nhỏ, vì chúng còn quá ít tuổi để phân biệt tốt-xấu. Thêm vào đó, nhiều cuốn sách có các nhân tố của văn hóa đảng ở trong đó. Chúng tuyên dương “giả, ác, đấu”, dễ làm trẻ nhỏ trở nên vô lễ và nổi loạn. Khi vô ý mua chúng, tôi thấy rằng rất ít sách là không có độc tố ở trong ấy. Rất khó để một học viên tu luyện, ngay cả khi không chủ động đọc những cuốn sách này. Với những loại sách loạn bát nháo này, nó khiến tu luyện trở nên khó khăn hơn.

Như chúng ta biết, những cuốn sách tốt nhất thì chúng ta đã có. Chúng ta không bao giờ chán khi đọc các sách Đại Pháp. Càng đọc, chúng ta càng trở nên khỏe mạnh, lý trí và thông tuệ hơn. Vì vậy, thay vì để con em chúng ta mất thời gian vào những cuốn sách xấu kia, chúng ta nên bảo chúng dành thời gian đọc sách Đại Pháp. Đây là cách tốt nhất chúng ta có thể làm cho con em mình.

Tôi nhớ tôi từng đọc một bài chia sẻ của một học viên trên «Tuần báo Chánh Kiến». Học viên ấy nói: “Thực ra tôi không phải là một học viên thật sự tinh tấn. Nhưng có điều tôi rất nghiêm khắc với bản thân khi không đọc sách gì khác ngoài sách Đại Pháp, và không đọc bài trên trang web nào khác ngoài Minh Huệ và Chánh Kiến. Vì vậy, Sư phụ đã giúp tôi tu luyện trong mọi lúc.”

Trong «Tinh Tấn Yếu Chỉ», bài “Hòa tan trong Pháp”, Sư phụ giảng:

“Người ta giống như một vật chứa. Mọi thứ người ta thấy bằng mắt và nghe bằng tai là: bạo lực, thú tính, tranh giành quyền lợi qua các văn hoá phẩm, tranh giành quyền lợi, thời phụng tiền bạc, hoặc những hiện tướng khác của ma-tính, v.v nơi thế giới vật chất này. Nếu đầu người ấy chứa đầy những thứ như thế, kẻ ấy chắc chắn là người xấu, dẫu bề ngoài có như thế nào đi nữa. Hành động của người ta do tư tưởng kiểm soát. Nếu đầu óc chỉ toàn những thứ như thế, hỏi người ấy có thể có những hành xử nào khác được nữa?”

“Trái lại, nếu người kia chấp thuận những tư tưởng thuần hậu, truyền thống của con người đã thịnh hành trong hàng nghìn năm qua, đặt niềm tin vào hành xử và chuẩn mực đạo đức nơi con người, và đầu óc họ chứa đầy những điều ấy, thử hỏi hành xử ngoài đời của họ sẽ như thế nào? Dù họ có thể hiện ra hay không, họ chính là người tốt.”

“Là một học viên, nếu đầu óc không có gì ngoài Đại Pháp, người ấy đích thị là kẻ chính tu.”

Trên đây chỉ là hiểu biết riêng của tôi. Xin chỉ ra những gì không phù hợp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/11/5/69477.html
http://pureinsight.org/node/6059



Ngày đăng: 16-11-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.