Những quan niệm biến dị trong chương trình TV dành cho trẻ em



Tác giả: Một học viên tại Australia

[Chanhkien.org] Khi chồng tôi và tôi thành hôn 9 năm trước đây, chúng tôi đã quyết định không để TV trong nhà. Tôi thực sự cảm thấy rằng sự hiện diện của TV ở góc của phòng khách, hay bất cứ căn phòng nào, có thể dễ dàng thống trị cuộc sống của chúng tôi. Tôi không muốn các quan điểm, suy nghĩ và quyết định của mình có được dựa trên những thông tin phát ra từ TV, mà hầu hết tôi không thể xác nhận được.

Giờ chúng tôi đã có con, tôi rất vui khi quyết định như vậy. Tuy nhiên, những đứa trẻ của tôi có anh em họ hàng, họ đều có TV, và do đó chúng vẫn có sự tiếp xúc với TV và video. Tôi cố gắng thật thận trọng về các chương trình TV và video mà chúng xem, và từ khi trở thành một học viên 2 năm trước, tôi thậm chí còn kỹ lưỡng hơn. Tôi sẽ không đi vào thảo luận các giá trị phi đạo đức, bạo lực quá trớn, hay những thông điệp trên TV. Tất cả chúng đều dễ nhận ra và đã có nhiều tham khảo về khả năng hủy hoại xã hội được gây ra bởi những nhân tố này. Thực ra điều này không phải là mới. Nhiều người trong xã hội có thể đồng ý rằng nhiều chương trình trên TV là lãng phí thời giờ, và họ đã xem TV quá nhiều. Điều tôi muốn tập trung thảo luận là các chương trình và video dành cho trẻ em, và cách chúng ta phán xét chúng dựa trên Pháp. TV là một ‘cô trông trẻ’ rất tiện lợi, cho cả che mẹ và con trẻ, và tôi tin rằng nó là điều gì đó mà các bậc cha mẹ cần giám sát cực kỳ chặt chẽ, bao gồm các chương trình dành riêng cho trẻ em.

Một điều khiến tôi hết sức lưu ý là lượng tà ác xuất hiện trong các chương trình dành cho trẻ em. Tà ác thường là rất rõ ràng (trong khi nó khó nhận thấy hơn trong các chương trình dành cho người lớn), và chúng khá đáng sợ với những đứa trẻ nhỏ. Tại sao sợ hãi lại trở thành một phần của sự giải trí? Tôi đã để ý rằng chủ đề phổ biến trong nhiều bộ phim của trẻ em là trận chiến giữa thiện và ác – dẫu đó là người, khủng long, nàng tiên cá hay là đồ chơi! Cái thiện thường chiến thắng, nhưng chỉ sau một trận chiến theo cách nào đó. Trước khi trở thành một học viên, tôi nghĩ rằng đây là một bài học khá tốt cho trẻ nhỏ, rằng ‘chính sẽ thắng tà’. Tuy nhiên, giờ tôi đã nhận ra rằng đó chỉ là những quan điểm biến dị về thiện và ác, khi so sánh với tiêu chuẩn duy nhất để nhận định tốt xấu: Chân-Thiện-Nhẫn. Những câu chuyện về thiện và ác cũng dạy trẻ rằng sẽ là điều tốt nếu đánh người, và thậm chí tiêu diệt họ nếu họ là ‘tà’. Điều này thật biến dị! Rõ ràng là sai nếu làm tổn thương hay giết hại ai đó, nó là sai bất kể người đó xấu thế nào hay tính cách thế nào. (Nó khác với tiêu diệt tà ác ở không gian khác mà các học viên đang làm như một phần của Chính Pháp. Điều này xuất phát từ tâm từ bi đối với mọi chúng sinh, và duy hộ Pháp).

Cũng có quan niệm biến dị trong nhiều phim hoạt hình dành cho trẻ em mà ai đó có thể bị làm tổn thương, dẫu đó là cố ý hay vô ý, nó vẫn diễn ra.

Các bộ phim dành cho trẻ em cũng dạy chúng phán xét qua bề ngoài: thiện được minh họa bằng xinh đẹp; ác được minh họa bằng xấu xí. Trong không gian này, đây là một quan niệm không đúng. Tiêu chuẩn duy nhất để nhận định tốt và xấu là Chân-Thiện-Nhẫn. Trẻ em không nên học rằng người đẹp đẽ là tốt, còn người xấu xí là xấu. Chúng cần học cách phân biệt một người qua hành vi của họ. Như Sư phụ Lý giảng giải trong «Chuyển Pháp Luân»:

“Có người nói chư vị tốt, chư vị không nhất định thật sự tốt; có người nói chư vị xấu, chư vị không nhất định thật sự xấu; [đó] là vì tiêu chuẩn nhận định tốt xấu đã méo mó rồi. Chỉ khi phù hợp với đặc tính này của vũ trụ thì họ mới là người tốt; đó là tiêu chuẩn duy nhất nhận định người tốt xấu, [và] đó là [điều] được thừa nhận trong vũ trụ.”

Đầu óc của trẻ em là mở. Nếu bạn quan sát một đứa trẻ nhỏ xem TV, bạn sẽ thấy chúng rất mải mê vào đó và tiếp thu mọi hành động. Theo quan điểm hạn hẹp của tôi, với những đứa trẻ, chúng có xu hướng tự loại bỏ chính chúng ra khỏi các tình huống khiến chúng sợ, hay tìm kiếm sự an toàn (cha mẹ, thầy cô, môi trường thân thiện). Tuy nhiên, khi xem TV, ngay cả khi chúng sợ, vẫn có điều gì đó hấp dẫn chúng một cách khó tin… để chúng tiếp tục xem, ngay cả khi biết rằng nó làm chúng sợ và có thể khiến chúng gặp ác mộng trong tương lai. Và thứ tiến nhập vào chúng trở thành một phần của chúng. Trong cuốn «Tinh Tấn Yếu Chỉ», bài “Hòa tan trong Pháp”, Sư phụ Lý giảng:

“Người ta giống như một vật chứa. Mọi thứ người ta thấy bằng mắt và nghe bằng tai là: bạo lực, thú tính, tranh giành quyền lợi qua các văn hoá phẩm, tranh giành quyền lợi, thời phụng tiền bạc, hoặc những hiện tướng khác của ma-tính, v.v nơi thế giới vật chất này. Nếu đầu người ấy chứa đầy những thứ như thế, kẻ ấy chắc chắn là người xấu, dẫu bề ngoài có như thế nào đi nữa. Hành động của người ta do tư tưởng kiểm soát. Nếu đầu óc chỉ toàn những thứ như thế, hỏi người ấy có thể có những hành xử nào khác được nữa?”

TV thêm những quan niệm biến dị vào chúng ta từng lớp từng lớp, điều mà chúng ta cần loại bỏ trong tu luyện; vậy thì tại sao chúng ta lại cho phép nó đưa các lớp quan niệm biến dị và giá trị không đúng đắn vào trẻ em, điều mà chúng sẽ phải loại bỏ đi sau này?

Trên đây chỉ là hiểu biết hiện tại của tôi.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/962



Ngày đăng: 18-11-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.