Tỷ lệ vàng | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnMon, 02 Sep 2024 02:29:53 +0000en-UShourly1Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương cứu thế (5/5)https://chanhkien.org/2020/04/ty-le-vang-trong-quy-luat-chuyen-sinh-cua-thanh-vuong-cuu-the-55.htmlFri, 17 Apr 2020 13:34:22 +0000https://chanhkien.org/?p=26191Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục   [ChanhKien.org] Tiếp theo phần 4 IX. Bằng chứng Thánh Vương chuyển sinh thành Thánh nhân cứu thế là Ngài Lý Hồng Chí 1. Cách Am Di Lục: “Tả hữu cung gian Di Lặc Phật – Long hoa tam giới xuất thế chi”, “Vạn […]

The post Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương cứu thế (5/5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 4

IX. Bằng chứng Thánh Vương chuyển sinh thành Thánh nhân cứu thế là Ngài Lý Hồng Chí

1. Cách Am Di Lục: “Tả hữu cung gian Di Lặc Phật – Long hoa tam giới xuất thế chi”, “Vạn thừa thiên tử vương chi vương”, “Tam thần đế vương thủy xuất thời – Thiện giả đa sinh ác giả tử”, “Tây khí đông lai Thượng đế tái lâm”

Thánh nhân cứu thế không chỉ là Phật Di Lặc (Chuyển Luân Thánh Vương) mà Phật gia chờ đợi, đồng thời ông còn là Thánh nhân Tử Vi (Tử Hà Chân Chủ) mà Đạo gia và Nho gia chờ đợi, cũng là Kito trở lại (Vạn Vương chi Vương) mà Cơ Đốc giáo chờ đợi, “Thánh nhân của ba tôn giáo Phật–Đạo–Thần cùng ở thế gian” hợp thành một vị Thánh nhân trong thời mạt thế – Đại Thánh nhân cứu thế. Trong Cách Am Di Lục còn có rất nhiều danh xưng khác của Thánh nhân cứu thế: “Thánh Thần”, “Bảo Huệ Sư”, “Lưỡng Bạch Thánh Nhân”, “Tam Phong Đạo Sư”, “Tam Thần Đại Vương”, “Tam Thần Đế Vương”, “Tam Bích Chân Nhân”, “Tử Hà Chân Chủ”, “Đào Phù Thần Nhân”, “Đông Phương Thiên Thánh”, “Thần Mã Di Lặc”, “Di Lặc Thế Tôn”, “Cứu Thế Quân Tử”, “Thập Thắng Đại Vương”, “Kim Cưu Mộc Thố”, “Lưỡng Mộc Mạt Thế Thánh”, “Thiên Thượng Vân Trung Vương”, “Á Á Tông Phật”, “Vũ Trụ Chi Tôn Di Thiên”, “Thiên Đế Tái Lâm Thập Thắng”, “Tây Khí Đông Lai Thượng Đế Tái Lâm”, “Vạn Thừa Thiên Tử Vương Chi Vương”, “Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh”. Từ đó có thể thấy, các tôn giáo, tín ngưỡng đều cùng nhìn nhận Thánh Vương là Cứu Thế Chủ. Cứu Thế Chủ trong dự ngôn Cách Am Di Lục mà ông Shin Jeong-Ho người Hàn Quốc giải mã được chính là Ngài Lý Hồng Chí người truyền ra Pháp Luân Đại Pháp.

2. Thánh nhân cứu thế đến từ phương Đông (Trung Thổ Thần châu)

Dự ngôn Phật gia:

Trong Tập thơ dự ngôn của Bộ Hư đại sư viết: “Thế trụ tam phân, Hữu thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục” (Dịch nghĩa: “Thế giới chia làm ba, có Thánh nhân xuất thế, mái tóc đen, y phục màu vàng của Phật”).

Trong Tây Du Ký viết:
“Nhân thân nân nan đắc, Trung thổ nan sinh, Phật Pháp nan văn” (Dịch nghĩa: “Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Phật Pháp khó được nghe”),
“Đông lai Phật Tổ” (Dịch nghĩa: “Phật Tổ đến từ phương đông”).

Cách Am Di Lục viết:
“Nhật quang đông phương quang minh thế” (Dịch nghĩa: “Ánh mặt trời từ phương đông chiếu sáng thế giới),
“Vô nghi đông phương Thiên Thánh xuất (Dịch nghĩa: “Không nghi ngờ gì Thiên Thánh xuất hiện ở phương Đông”),
“Hòa khí đông phong Chân nhân xuất (Dịch nghĩa: “Gió đông khí thuận Chân nhân xuất hiện”),
“Đông phương nhất nhân xuất thế dã” (Dịch nghĩa: “Phương đông một người đã xuất thế”),
“Tây khí đông lai Thượng Đế tái lâm” (Dịch nghĩa: “Khí tây từ phía đông Thượng Đế lại đến”),
“Kim Cưu Mộc Thỏ” (Dịch nghĩa: “Chim vàng thỏ mộc”),
Tử Hà Chân Chủ”.

Kinh Phật thuyết Di Lặc đại thành Phật nói về nơi Phật Di Lặc giáng sinh “Hữu nhất đại thành danh sí đầu mạt” (Dịch nghĩa: “Có một thành lớn tên là chóp đầu cánh”). “Sí đầu mạt thành”, cũng có người dịch thành “Sí đầu mục thành”, “Kê đầu thành” (Dịch nghĩa: “thành phố đầu gà”), chỉ có hình dạng Trung Quốc hiện nay giống một con gà vàng, mà Công Chủ Lĩnh gần thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm nơi Ngài Lý Hồng Chí sinh ra lại vừa đúng ở vị trí mắt gà.

Dự ngôn của Đạo gia:

Trong Thôi Bối Đồ viết:
Nhi kim trung quốc hữu Thánh nhân” (Dịch nghĩa: “Mà Trung Quốc hiện nay có Thánh nhân”) ,
Tử vi tinh minh” (Dịch nghĩa: “Sao Tử Vi sáng”).

Trong Kim Lăng tháp bia văn của Lưu Bá Ôn viết: Đại mộc lưỡng điều” , Năng phùng mộc thỏ phương vi thọ” (Dịch nghĩa: “Có thể gặp Mộc Thỏ mới là thọ”). Nơi Thánh nhân cứu thế sinh ra ở phương đông thuộc hệ Mộc, năm sinh là Mộc Thố tức năm Tân Mão, thuộc hành Mộc trong Ngũ hành, hợp lại chính là “Lưỡng Mộc Thánh nhân”.

Dự ngôn của phương Tây:

Dự ngôn Hobby viết: “Bahar là đại biểu cho lực lượng Thần Thánh đến từ phương đông”.

Dự ngôn Các thế kỷ của Nostradamus viết: “Một người phương đông rời xa quê hương của mình… dùng cây Thần trượng của mình để thức tỉnh thế nhân”, “Ông sẽ còn quay về Châu Á… Ông sẽ vượt trên tất cả các vị quân vương ở phương Đông”, “Vào tháng 7 năm 1999, để Vua Angoulmois phục sinh” (Vua Angoulmois là vua của người Mông Cổ, ám chỉ Chuyển Luân Thánh Vương đến từ phương đông).

Dự ngôn Cathy viết: “Trung Quốc sẽ xuất hiện một loại tín ngưỡng với Thần (Phật), Trung Quốc sẽ trở thành cái nôi của tín ngưỡng chung của toàn nhân loại”.

Kinh thánhPhúc âm Matthew” câu 24:27 viết: “Tia chớp phát ra từ phương đông, chiếu sáng đến phương tây, người giáng lâm cũng phải như thế”.

Sách Isaias câu 43:5 viết: “Đừng sợ, vì ta đồng tại với con, ta phải mang hậu duệ của con từ phương đông đến, lại đoàn tụ với con từ phương tây”.

Sách Khải huyền câu 7:2 viết: “Đoạn tôi thấy một vị thiên sứ khác đi lên từ hướng mặt trời mọc, có ấn của Đức Chúa Trời hằng sống” (Ám chỉ Đức Chúa Trời hằng sống đến từ phương đông). Ngày Lễ Phục sinh viết theo tiếng anh là “Easter” (Người đến từ phương đông), trứng nhiều màu của chim vàng trong ngày Lễ Phục sinh (bản đồ Trung Quốc có hình chim vàng).

3. Thời gian Thánh nhân cứu thế ở thế gian chính là thời đại hiện nay

Thời đại hiện nay đã đến thời kỳ mạt Pháp mà Phật gia nói, thời kỳ mạt kiếp mà Đạo gia nói, thời đại mạt thế mà Cơ Đốc giáo nói.

Các dự ngôn về việc Thánh nhân xuất thế:

Cách Am Di Lục viết: “Thích Ca chi vận tam thiên niên Di Lặc xuất thế trịnh (chính) thị vận” (Dịch nghĩa: “Thích Ca qua 3.000 năm chính là thời Di Lặc xuất thế”).

Pháp Hoa văn cú viết: “Ưu Đàm Hoa giả, thử ngôn linh thụy. Tam thiên niên nhất hiện, hiện tắc Kim Luân Vương xuất” (Dịch nghĩa: “Hoa ưu đàm báo điềm lành, 3.000 năm mới xuất hiện, đó là lúc Kim Luân Vương xuất thế) (năm 1999, năm đầu tiên phát hiện ra hoa Ưu Đàm cũng là năm 3024 theo Phật lịch).

Cách Am Di Lục viết:  “Mộc Thố tái sinh bảo huệ sỹ” (Dịch nghĩa: “Mộc Thỏ tái sinh bảo vệ kẻ sỹ có trí huệ”).

Kim Lăng tháp bia văn của Lưu Bá Ôn viết: “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ” (Dịch nghĩa: “Có thể gặp Mộc Thỏ mới là thọ”).

Tập thơ dự ngôn của Bộ Hư Đại sư viết: “Tương tương ngọc thố tiệm đông thăng” (Dịch nghĩa: “Thỏ ngọc dần về hướng đông”).

Thỏ trong Lễ Phục sinh, quy luật chuyển thế các thời đại của Thánh Vương phù hợp với tỷ lệ vàng của dãy số Fibonacci: 2, 3, 5, 8, 13, 21, mà dãy số Fibonacci ban đầu là bài toán miêu tả về sự sinh sản của loài thỏ, cũng có liên quan đến thỏ. Ngài Lý Hồng Chí sinh ngày 13 tháng 05 năm1951 (Âm lịch là ngày 08 tháng 04, ngày Phật đản), năm 1951 chính là năm Mộc Thố – năm “Thiềm quật chi Thố” (thỏ trong hang), mệnh Tùng Bách Mộc theo nạp âm Lục Thập Hoa Giáp.

Dự ngôn về việc Thánh nhân phải chịu những khó khăn khi cứu thế:

Các thế kỷ của Nostradamus viết: “Để Đại vương Angoulmois phục sinh; Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống; Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ; Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người”.

Đây là đoạn thơ dự ngôn trong tác phẩm Các thế kỷ của Nostradamus, nhà tiên tri người Pháp nổi tiếng nhất trong thế kỷ 16, dự ngôn duy nhất chỉ ra cụ thể, rõ ràng thời gian xảy ra sự việc. Các thế kỷ đã tiên đoán chính xác một cách kinh ngạc các sự việc xảy ra sau đó hàng trăm năm. Ngày 20 tháng 07 năm 1999, tổng bí thư đương nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó là Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, Thánh vương phương đông –Ngài Lý Hồng Chí– vì để cứu độ chúng sinh mà nhận chịu muôn vàn khó khăn vào tháng 07 năm 1999, từ góc độ chúng Thần mà nhìn thì chính là như một quá trình hồi sinh từ cái chết. Mars chính là biểu tượng cho chủ nghĩa Marx, thuyết vô Thần, kẻ chống lại Chúa.

Thôi Bối Đồ viết: “Cửu thập cửu niên thành đại thác” (Dịch nghĩa: “Năm 99 thành sai lầm lớn”).

Cách Am Di Lục viết: “Thìn Tỵ Thánh nhân xuất” (Thánh nhân cứu thế giữa hai năm là năm 2012 Nhâm Thìn và năm 2013 Quý Tỵ).

Dự ngôn về cứu thế kết thúc:

Cách Am Di Lục viết: “Ngọ vị nhạc đường đường” (Dịch nghĩa: “Ngọ Mùi vui mừng rạng rỡ”) (năm 2014 và năm 2015, hoặc là năm 2026 và năm 2027, trên trời dưới đất cùng chúc Thánh nhân cứu thế viên mãn thành công).

Dự ngôn Vũ Hầu Bách Niên Kê năm 1933 viết: “Bách niên thế sự bất thắng bi; Thành khủng chư quân bất cập kiến; Chư quân các tự cố tiền trình; Hảo hướng linh sơn cần tu luyện (Dịch nghĩa: “Trăm năm thế sự chẳng vui buồn; Chỉ lo chư quân không kịp gặp; Chư quân tự lo tiền đồ mình; Tốt nhất lên Linh Sơn chuyên cần tu luyện”) ([100 năm sau năm 1933 tức là] trước năm 2033 hoàn thành cứu thế).

Phúc âm Matthew câu 24:32 viết: “Các con có thể rút ra bài học từ cây không hoa không quả: Lúc cành cây đâm chồi nảy lộc, các con liền biết được ngày hè đã đến rồi”. Câu 24:34: “Ta chân thực nói với các con rằng, thời đại này vẫn chưa qua, những sự việc này đều phải thành tựu” (năm 1948, nước Israel giành được độc lập, được ví như cây không hoa không quả đã đâm chồi nảy lộc, người ở thời đại đó, giả định rằng tuổi thọ bình quân của một người là 80 tuổi, thì trước năm 2028 sẽ hoàn thành cứu thế).

4. Điểm khác biệt của Thánh nhân cứu thế đời này và đời trước

Các dự ngôn đều đề cập đến việc Thánh nhân cứu thế sẽ đến từ mảnh đất Trung Hoa Thần Châu ở phương đông, vào các đời trước Thánh Vương chuyển sinh kết duyên nhiều nhất ở Trung Quốc Đông Thổ, khiến cho tín ngưỡng Nho, Thích, Đạo và Cơ Đốc được đặt nền móng vững chắc, sâu rộng ở Trung Quốc, trải đường cho lần cứu thế cuối cùng. Nho gia chú trọng về đạo lý làm người, Đạo gia chú trọng về thanh tu, Phật gia chú trọng về phổ độ chúng sinh (Cơ đốc giáo giảng về cứu thế, giống như Phật giáo cùng thuộc về thể hệ Phật gia), cho nên hình tượng thích hợp nhất của Thánh nhân cứu thế là Phật Di Lặc của Phật gia (Chúa cứu thế), vì Phật Pháp vô biên, phổ độ chúng sinh, có thể hóa giải ngọn nguồn uyên nguyên của thời loạn thế.

Chính Pháp Khán (Tống từ)

Hán thất thiên hạ Hàn Tín đả
Đại Đường Thái Tôn triều cương đại
Nhạc Phi Lục Lang bảo Trung Nguyên
Vi liễu xá
Chúng sinh lai thử yếu đắc Pháp

 

Tạm diễn nghĩa:

Nhìn Từ Chính Pháp (thơ từ thời nhà Tống)

Thiên hạ của nhà Hán là do Hàn Tín đánh [giành được]
Đại Đường của Hoàng đế Thái Tông biên cương rộng lớn
Nhạc Phi, Lục Lang bảo vệ Trung Nguyên
Là vì điều gì?
Chúng sinh đến đây cần đắc Pháp

(Hồng Ngâm II)

Câu kệ mà hòa thượng Bố Đại lưu lại là: “Di Lặc chân Di Lặc, phân thân thiên bách ức, thời thời biểu thời nhân, thời nhân tự bất nhận” (Dịch nghĩa: “Di Lặc Di Lặc thật sự; Phân thân trăm tỷ năm; Thời nào cũng mách bảo cho thế nhân; Thế nhân tự mình không biết”). Phật gia nói về duyên phận, nếu mỗi người trong lịch sử đều từng kết duyên với Thánh nhân cứu thế, thì như vậy mỗi người trong thời đại này đều có cơ hội được Thánh nhân cứu thế cứu độ, chính là phải xem mỗi người có mong muốn được cứu độ hay không.

Các danh xưng khác nhau của Cứu Thế Chủ. Tôn giáo Ba Tư cổ đại có ảnh hưởng rất sâu đậm tới Do Thái giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo sau này. Từ thuyết nhất Thần, thuyết nhị nguyên, những miêu tả về thiên sứ, ma quỷ cho đến các quan niệm về thời mạt thế và ngày thẩm phán cuối cùng trong tôn giáo Ba Tư cổ đại, chắc chắn đều có ảnh hưởng nhất định đối với Do Thái giáo đương thời, sau này lại truyền cho Cơ Đốc giáo. Mithra là một vị Thần của Ấn Độ và Iran cổ đại, là vị Thần của ánh sáng và công lý, Thần Thái Dương, là Cứu Thế Chủ trong tín ngưỡng của người Aryan cổ đại. Khi người Aryan phân thành người Ba Tư cổ và người Ấn Độ cổ, Thần Mithra trong thời kỳ Vệ Đà ở Ấn Độ cũng phân thành Thần Mitra, về sau trong Phật giáo lại phân thành Phật Di Lặc (Maitreya). Ngoài ra Thần Mithra trong tôn giáo Ba Tư cổ cũng tiến vào trong tôn giáo của đế quốc La Mã, ngày sinh 25 tháng 12 của Thần Thái Dương Mithra cũng trở thành ngày Lễ Giáng sinh của Cơ Đốc giáo (ngày Lễ Giáng sinh không phải là ngày sinh của Chúa Jesus), Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo gọi Cứu Thế Chủ là Đấng Messiah, từ sự diễn hóa của các danh xưng này, ta có thể thấy được mối liên hệ mật thiết giữa Thần Mithra, Đấng Messiah và Phật Di Lặc.

Những lời tiên tri về Thánh nhân cứu thế xuất hiện vào thời mạt Pháp, mạt kiếp, mạt thế được lưu truyền trong các tôn giáo, Phật Di Lặc của phương đông, Đấng Messiah của phương tây, Thần Mithra của Ba Tư cổ, do sự khác nhau khi phiên dịch tạo nhiều tên gọi khác nhau, trên thực tế đều cùng một ý nghĩa: chỉ Cứu Thế Chủ đại từ bi, đại thiện, đại bác ái. Cứu Thế Chủ có ý nghĩa là: Hy sinh lợi ích của bản thân để cứu độ thế nhân, có thể gánh chịu tội nghiệp để cứu vớt thế nhân, có uy đức cực lớn, trong khi cứu thế nhân cũng phải thực hiện phán quyết cuối cùng. Phật Di Lặc, Đấng Messiah, Thần Mithra là danh xưng dành cho những vị Thần, Phật có tấm lòng đại bác ái, ở những thời đại khác nhau có những vị Phật Di Lặc (Đấng Messiah) khác nhau. Các vị Phật Di Lặc khác nhau trong Phật gia gồm Cổ Phật Di Lặc (vào thời viễn cổ khi Thích Ca Mâu Ni còn chưa thành Phật), hòa thượng Bố Đại (1.000 năm trước), Di Lặc Chuyển Luân Thánh Vương (thời đại ngày nay) v.v. Các Đấng Messiah khác nhau trong Cơ Đốc giáo gồm Chúa Jesus (2.000 năm trước), Messiah Vạn Vương chi Vương (thời đại ngày nay) v.v. Theo dự ngôn trong Hỏa giáo Ba Tư cổ, từ khi Zoroaster xuất hiện vào 3.000 năm trước, 3.000 năm sau đó cứ mỗi cuối 1.000 năm lại có một vị Cứu Thế Chủ, vị Cứu Thế Chủ cuối cùng sẽ đến để quét sạch ma quỷ, đưa nhân loại tiến vào “vương quốc quang minh, công chính và chân lý”. Kết hợp với các vị Di Lặc (Messiah) khác nhau ở trên, ta có thể biết được rằng Cứu Thế Chủ của 1.000 năm đầu tiên sau Zoroaster chính là Chúa Jesus (đặt định văn hóa của Cứu Thế Chủ ở phương tây); vị Cứu Thế Chủ của 1.000 năm thứ hai chính là hòa thượng Bố Đại và Phật Di Lặc (đặt định văn hóa của Cứu Thế Chủ ở phương đông); vị Cứu Thế Chủ của 1.000 năm thứ ba chính là Di Lặc Chuyển Luân Thánh Vương Cứu Thế Chủ, người thực thi phán quyết cuối cùng (Vạn Vương chi Vương Messiah, Cứu Chủ của toàn nhân loại).

Ngay cả Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nói thời đại ngay nay là thời mạt Pháp, Pháp của ông đã không còn tác dụng nữa, sẽ có Phật Di Lặc giáng thế phổ độ chúng sinh, Phật Di Lặc lần này là Chuyển Luân Thánh Vương, Thánh nhân Tử Hà, Vạn Vương chi Vương, mà đặc điểm của Chuyển Luân Thánh Vương là thành Phật tại gia, ông sẽ không đi theo con đường tôn giáo xuất gia tu hành như Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, mà sẽ khai sáng ra con đường tu luyện không theo tôn giáo, tu luyện tại gia, phù hợp với tất cả mọi người! Các lần chuyển sinh của Thánh Vương phù hợp với quy luật tỷ lệ vàng, nhân quả cuối cùng của các lần chuyển sinh trước đều kết thúc vào năm 1999, giống như rất nhiều dự ngôn đã nói, đông phương Thánh vương Ngài Lý Hồng chí để cứu độ chúng sinh đã vì thế nhân mà chịu đựng muôn vàn khó khăn vào tháng 07 năm 1999, đứng ở góc độ chúng Thần mà xét thì giống như một quá trình phục sinh từ cõi chết, từ đó khai tịch tân thiên, tân địa và thành tựu tân nhân.

Các đời trước của Thánh vương cứu thế chỉ là dùng thân phận con người để đặt định các nền văn hóa, thế nhân trong lịch sử đã phạm tội trong các đời trước của Thánh vương có thể được xá tội, nhưng Thánh nhân cứu thế trong đời này lại dùng hai thân phận là Thần Cứu Thế Chủ và người để cứu độ thế nhân và thi hành đại thẩm phán, thế nhân nếu phạm tội với Pháp Luân Đại Pháp –chân lý vũ trụ vĩnh thế bất biến do Thánh nhân cứu thế truyền ra –Cung Ất Đạo– Đạo của Thần, thì sẽ không được xá tội. Cứu thế Thánh nhân không phải là đơn thân độc mã chiến đấu, mà có hơn 100 triệu đệ tử Đại Pháp đang chống lại cuộc bức hại mà trợ sư Chính Pháp, không chỉ không được phạm tội với Thánh nhân cứu thế, mà cũng không được phạm tội với quảng đại thánh đồ của Ngài, các thánh đồ sẽ cùng làm vương với Vạn Vương chi Vương, đồng thời có quyền thi hành thẩm phán. Đoạn 6:2 trong “Thư gửi tín hữu Côrintô” Kinh Thánh viết: “Anh em há chẳng biết các thánh đồ sẽ thẩm phán thế giới sao? Nếu như thế giới sẽ bị các anh em xét đoán, thì lẽ nào các anh em há chẳng phối hợp thẩm phán việc nhỏ nhất này sao?”

Nguyên nghĩa của từ Thánh (viết theo chữ Hán phồn thể là 聖) là vị vương tương truyền bằng miệng (口) và tai (耳), các thánh đồ cũng là Vương, chính là vạn tổ hạ giới, thiên Phật hạ phàm, các thánh đồ từng là vương của các dân tộc, các thế giới thiên quốc, vì để đắc được chân Pháp của vũ trụ do Thánh Vương truyền ra nên đã theo Thánh Vương đồng loạt chuyển thế đến nhân gian, mà nguyên nghĩa của từ Thánh Vương tức là Vạn Vương chi Vương, Vạn Tổ chi Tổ, Vạn Phật chi Vương, Đại Pháp Đại Đạo mà Thánh Vương truyền ra đã thành tựu vô số thánh đồ, sau khi cứu thế thành công, các thánh đồ sẽ được phong Thần cùng nhau quay trở về trời.

Cách Am Di Lục viết:
“Tam Thần đế vương thủy xuất thời – Thiện giả đa sinh ác giả tử” (Dịch nghĩa: “Khi ba vị Thần đế vương bắt đầu xuất hiện – Người thiện được sống, kẻ ác phải chết”),
“Họa nhân ác tích bất miễn ngục – Nhân thú phân biệt lưỡng đoan nhật (Dịch nghĩa: “Gây họa làm ác không tránh khỏi địa ngục – Người và thú phân ra đầu và cuối ngày”),
“Thiên đạo giả sinh – Vô đạo giả tử” (Dịch nghĩa: “Người tuân theo thiên Đạo thì sống – Kẻ vô Đạo thì chết”),
“Thiên hàng cung phù thiên ý tại – Chửng tế thương sinh thùy khả tri” (Dịch nghĩa: “Trời giáng cung phù thiên ý – Cứu tế chúng sinh ai có thể biết được”),
“Dục thức thương sinh bảo mệnh xử – Cát tinh chiếu lâm chân thập thắng” (Dịch nghĩa: “Mong thức tỉnh chúng sinh giữ tính mệnh – Cát tinh chiếu đến thực sự tốt đẹp”),
“Thời ngôn thì ngôn bất sai ngôn – Quảng tế thương sinh hoạt nhân phù”.

Ý nghĩa của mấy câu này chính là chỉ về đại đào thải và đại thẩm phán thế kỷ được nói đến trong các dự ngôn. Thời mạt Pháp mà Phật gia nói chính là thời đại hiện nay của của chúng ta, tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại trượt trên dốc lớn, nhân loại đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm, Phật–Đạo–Thần đều đang chờ mong Đại Thánh nhân “Tam Thần đế vương” xuất thế cứu độ thế nhân. “Cung Ất Đạo” mà Đại Thánh nhân truyền ra, Chân–Thiện–Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu. Những người làm nhiều việc ác, phản đối đạo của Thần, thì kết cục sẽ không thoát khỏi địa ngục mà tiến vào cửa tử, những người tích đức hành thiện, tuân theo đạo của Thần, sẽ được cứu vào đường sống, cuối cùng sẽ có ngày phân biệt  giữa người và thú. Đệ tử Đại Pháp truyền rộng “Cửu bình” nói cho thế nhân hiểu được chân tướng, đã có hơn 150 triệu người tuyên bố tam thoái (thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội) để xoá bỏ đi ấn thú của tà đảng cộng sản. “Cung Ất linh phù (lá bùa)” đại biểu cho Đạo của Thánh nhân có thể cứu vớt chúng sinh, có thể cứu mạng người, có thể được cát tinh bảo hộ. “Cung Ất linh phù” của cứu thế Thánh nhân Chuyển Luân Thánh Vương truyền ra (tức ấn của Đức Chúa Trời hằng sống – Pháp Luân) là lá bùa bảo mệnh có thể cứu vớt thế nhân.

Cho nên phương pháp đơn giản nhất để nhận ra Thánh nhân cứu thế là: Ông có mối liên hệ liên quan đến các lần chuyển sinh đời trước hay không, ông có vì thế nhân mà chịu đựng muôn vàn khó khăn vào năm 1999 hay không, giống như hoàng đế Phục Hy và Chu Văn Vương khi đó sáng chế ra như là Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái, ông có tạo ra Trung Thiên ấn phù tức là Cung Ất linh phù, ấn của Đức Chúa Trời hằng sống, Pháp Luân hay không!

Trong bài “Hối vô tế”, Hồng Ngâm III của Ngài Lý Hồng Chí viết:

Hối vô tế

Sinh mệnh phi nhất thế
Sinh sinh tại diễn hý
Chấp mê hý trung sự
Triển chuyển kỷ thế kỷ
Hồng triều loạn thế giới
Tà thuyết thành chủ nghĩa
Hoang ngôn mê chúng sinh
Trợ Trụ phạm Thiên Ý
Võng khai hữu nhất diện
Chấp mê Thần hội khí
Lưu khứ tự kỷ định
Đại hạn dĩ tại tức
Sinh sinh bả Thần đẳng
Thác quá hối vô tế

 

Tạm diễn nghĩa:

Hối hận cũng không giúp được

Sinh mệnh không chỉ một đời
Bao đời đang diễn vở kịch
Chấp mê vào sự việc trong kịch
Chuyển qua lại mấy thế kỷ
Triều đại đỏ làm loạn thế giới
Tà thuyết trở thành chủ nghĩa
Lừa dối làm mê hoặc chúng sinh
Trợ vua Trụ phạm vào Thiên Ý
Lưới có mở một mặt
[Ai] chấp mê thì Thần sẽ buông bỏ
Ở hay đi là bản thân tự định ra
Đại nạn chỉ chớp mắt sẽ đến
Bao đời chờ đợi Thần
Lầm lỡ hối cũng không giúp được

5. Điểm chung giữa các lần chuyển sinh của Thánh Vương

Tổng kết lại con đường chuyển sinh chủ yếu của Thánh Vương: Thủy Hoàng Phục Hy; Chu Văn Vương; Hàn Tín triều Hán; Đường Thái Tông Lý Thế Dân; Nhạc Phi triều Tống; Trương Tam Phong triều Nguyên, Minh; Vua Khang Hy triều Thanh; Tổng Thống Mỹ Washington; Di Lặc Chuyển Luân Thánh Vương (Vạn Vương chi Vương Messiah).

Phần lớn các lần chuyển sinh của Thánh vương đều vượt trên tôn giáo, không giới hạn vào trong một tôn giáo nào, khi Phục Hy và  Chu Văn Vương tại thế còn chưa có tôn giáo. Hàn Tín và Nhạc Phi thiên về hai tôn giáo Nho và Đạo. Đường Thái Tông, vua Khang Hy, Trương Tam Phong đều học thông cả ba tôn giáo Nho, Thích, Đạo. Washington cũng không giới hạn vào Cơ Đốc giáo. Vạn Vương chi Vương cũng vượt trên tôn giáo, vì đối tượng mà Vạn Vương chi Vương cứu độ là những người thiện lương trong tất cả các dân tộc ở phương đông và phương tây, người thiện lương trong tôn giáo chỉ là một bộ phận trong đó, cho nên Thánh Vương vừa là Thánh nhân mà hai tôn giáo Nho và Đạo đang chờ đợi, cũng là Phật Di Lặc mà Phật giáo đang chờ đợi và Messiah mà Cơ Đốc giáo đang chờ đợi.

Các lần chuyển sinh của Thánh Vương phù hợp với tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh, Lấy năm 1999 là năm đại biểu cho “sự phục sinh” của Thánh Vương, để so sánh với các năm mất của Washington (1732-1799), Khang Hy (1654-1722), Trương Tam Phong (1247-1458), Nhạc Phi (1103-1142), Lý Thế Dân (599-649), Hàn Tín (229 TCN-196 TCN)  thì khoảng cách lần lượt là 200 năm, 277 năm, 541 năm, 857 năm, 1.350 năm, 2.195 năm, tỷ số giữa hai số liên tiếp nhau ngày càng gần với tỷ lệ vàng 0,618. Chu kỳ chuyển sinh của Thánh Vương từ xưa đến nay ngày càng ngắn, nhân duyên các đời chuyển sinh trước của Thánh Vương đều tập trung vào khó nạn lớn tháng 07 năm 1999, Thánh Vương cùng các thánh đồ đã vì cứu độ thế nhân mà chịu đựng khó nạn lớn năm 1999, từ góc độ của chúng Thần mà xét thì giống như một quá trình phục sinh từ cõi chết.

Các đời chuyển sinh của Thánh Vương đều có duyên với âm nhạc, hoàng đế Phục Hy sáng tạo ra cổ cầm khởi thuỷ của âm nhạc. Chu Văn Vương sáng tác nhiều danh khúc cổ cầm. “Tứ diện Sở ca” của Hàn Tín đánh bại Hạng Vũ. Lý Thế Dân “đánh đàn mà cai trị thiên hạ”. Nhạc Phi lưu lại bài thiên cổ tuyệt ca “Mãn Giang Hồng”. Trương Tam Phong giỏi cả cổ cầm lẫn trống da cá, để lại vô số những bài thơ, bài hát được mọi người yêu thích. Khang Hy tinh thông âm luật, thuần thục các loại nhạc cụ Trung Quốc và phương tây. Tổng thống Washington cực kỳ thích âm nhạc, thường đánh đàn piano. Những màn vũ đạo cổ điển Trung Quốc ý nghĩa, sinh động cũng như là âm nhạc cổ điển hợp tấu từ âm nhạc Trung Quốc và phương tây do Thánh nhân cứu thế đạo diễn đã tái hiện Thần vận của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trung Quốc được coi là lễ nghĩa chi bang, lễ nhạc giáo hóa vẫn luôn đi theo các dân tộc Hoa Hạ, gắn liền với nền văn minh Thần truyền ở mảnh đất Thần Châu 5.000 năm nay. Thánh nhân cứu thế tất sẽ phục hưng văn hóa Thần truyền Trung Hoa truyền rộng ra toàn cầu, tuy có sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các dân tộc trên toàn thế giới, nhưng trong lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc là không có biên giới, ca vũ nhạc có thể dùng để giáo hóa vạn dân và làm cho nhân tâm đoan chính. Âm luật của trời đất và âm luật của con người là hoàn toàn thống nhất với nhau, thiên nhân hợp nhất có thể sinh ra sự cộng hưởng, “Đại Âm Hy Thanh”. Dạ hội Thần Vận do Ngài Lý Hồng Chí đạo diễn đã trở thành buổi thịnh yến biểu diễn nghệ thuật, những màn vũ đạo cổ điển Trung Quốc ý nghĩa, sinh động cũng như là âm nhạc cổ điển hợp tấu từ âm nhạc Trung quốc và phương tây đã triển hiện ra văn hóa truyền thống Trung Hoa mang đậm tinh thần thiên nhân hợp nhất và kính trời tín Thần, phản ánh ra tiêu chí đại đạo chí giản chí dị, đây cũng chính là những giá trị phổ quát tối căn bản của nhân loại như kính trời tín Thần, thiện lương, chính nghĩa v.v., như bài từ ca “Đả khai lý trí đích môn” trong Hồng ngâm III của Ngài Lý Hồng Chí nêu rõ:

Đả khai lý trí đích môn

Bất yếu tuỳ trước thế phong trầm luân
Biệt vi hồng trần giả tướng lao thần
Thế gian đích vinh diệu bất trường cửu
Thanh tỉnh thời đả khai lý trí đích môn
Chúng sinh đa thị thiên thượng lai
Chỉ nhân tại trần thế trung mê đích thái thâm
Phật đích từ bi dĩ kinh triển hiện
Ngã môn đẳng đích thị cứu thế đích Chủ Thần

 

Tạm diễn nghĩa:

Khai mở cửa lý trí

Chớ theo thói đời mà trầm luân
Đừng vì giả tướng hồng trần mà hao mệt tinh thần
Vinh diệu ở thế gian chẳng lâu dài
Khi thanh tỉnh thì mở ra cửa lý trí
Chúng sinh phần đông là từ Trời đến
Chỉ là mê quá sâu trong trần thế
Từ bi của Phật đã triển hiện rồi
Chúng ta đợi ấy là Chủ Thần cứu thế

Gần như mỗi lần Thánh Vương chuyển thế tại nhân gian đều là vương giả quán thông với Thiên–Địa–Nhân (bao gồm cả những lần làm Vương không ngai và tu luyện đắc Đạo), đồng thời đã kết mối duyên bền chặt với dân chúng mỗi triều đại của mảnh đất Trung Hoa Thần Châu, cũng đã kết mối duyên bền chặt với các tín ngưỡng tôn giáo như Nho, Thích, Đạo và Cơ Đốc giáo, mỗi lần chuyển sinh đều đã kiến lập được công đức bất hủ, như sáng chế ra Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái, Chu Dịch, Thái Cực Quyền tạo phúc cho đời sau. Đại Thánh nhân phải chuyển sinh nhiều lần như thế để kết duyên với sinh mệnh các giới cũng như để đặt định văn hóa Thần truyền, nhiều lần chuyển sinh kết duyên các đời trước của Thánh Vương ở mảnh đất Trung Hoa Thần Châu là để chuẩn bị cho lần cứu thế sau cùng. Trong các nền văn minh cổ đại trên thế giới, chỉ có văn minh Trung Hoa mới kéo dài được 5.000 năm mà không bị đứt đoạn, thế giới là một vũ đài lớn, còn Trung Nguyên là trung tâm của vũ đài này, vở kịch lịch sử lớn 5.000 năm này đang diễn đến màn cuối cùng – Đại chiến chính và tà, Thần Phật cứu thế, Ngài (Thánh Vương) có thể bỏ qua sao!

Túy trung tỉnh” trong Hồng Ngâm III của Ngài Lý Hồng Chí viết:

Túy trung tỉnh

Nhân sinh kỷ thời trường
Hoan ca mỹ tửu thường
Bất tri đại nạn chí
Thế nhân hài tại mang
Sinh lão bản vô thường
Chân tướng tại thân bàng
Thánh Vương dĩ lai thế
Thác quá hối đoạn trường

 

Tạm diễn nghĩa:

Tỉnh trong say

Đời người được bao nhiêu lâu
Vui vẻ ca hát, thưởng thức rượu ngon
Chẳng biết đại nạn sắp đến nơi rồi
Người thế gian vẫn bận rộn tới lui
Sinh lão [bệnh tử] vốn là vô thường
Chân tướng ở ngay bên cạnh thân
Thánh Vương đã hạ xuống thế gian
Lỡ mất [dịp này] thì hối hận đau khổ như dứt ruột

 

Dịch từ:http://www.zhengjian.org/node/125224

The post Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương cứu thế (5/5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (4/5)https://chanhkien.org/2020/01/ty-le-vang-trong-quy-luat-chuyen-sinh-cua-thanh-vuong-cuu-the-45.htmlSun, 05 Jan 2020 15:31:45 +0000https://chanhkien.org/?p=25759Tác giả: Đệ tử Đại Pháp đại lục   [ChanhKien.org] Tiếp theo phần 3 VI. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế thành Trương Tam Phong 1. Cách Am Di Lục: “Di lặc thế tôn Tam Thần đại vương – Tam Phong đạo sư xuất hiện dã”.“Thái Cực” trong Hồng Ngâm: “Chân nhân cái thế Trương […]

The post Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (4/5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp đại lục

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 3

VI. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế thành Trương Tam Phong

1. Cách Am Di Lục: “Di lặc thế tôn Tam Thần đại vương – Tam Phong đạo sư xuất hiện dã”.
“Thái Cực” trong Hồng Ngâm: “Chân nhân cái thế Trương Tam Phong – Đại đạo vô địch thiên địa hành – Hậu thế vi danh loạn quyền pháp – Cải ngô Thái Cực hoại ngô danh”:

Thánh Vương chính là Di lặc thế tôn! “Tam Thần” chỉ Phật, Đạo, Thần, tức là tên gọi chung của các Thần, “Tam Thần đại vương” tức là Giác giả lớn nhất Vũ Trụ! “Tam Phong đạo sư” chỉ Thánh Vương từng chuyển sinh thành cái thế Chân nhân Trương Tam Phong. Trương Tam Phong thời Nguyên Minh học tập cả ba giáo là Nho, Thích, Đạo, chủ trương tính mệnh song tu, cho rằng phân biệt rõ chính và tà là quan trọng hơn so với việc phân biệt ba giáo. Nho, Thích, Đạo đều giảng về Đạo, công dụng của ba giáo này đều là “tu thân lợi nhân”, cũng chính là nói rằng Đại Đạo mà Trương Tam Phong tôn sùng đã siêu việt phạm trù tôn giáo, Đại Đạo cũng chính là Phật Pháp. Trương Tam Phong đã sáng lập ra phái Võ Đang, sáng tạo ra Thái Cực Quyền lưu truyền lại cho hậu thế. Ông Lý Hồng Chí viết trong bài thơ “Thái Cực” trong tập thơ Hồng Ngâm của ông:

Thái Cực

Chân nhân cái thế Trương Tam Phong
Đại Đạo vô địch thiên địa hành
Hậu thế vi danh loạn quyền pháp
Cải ngô Thái Cực hoại ngô danh

 

Diễn nghĩa:

Thái Cực

Bậc chân nhân trùm thế gian Trương Tam Phong
Hành sự Đại Đạo vô địch ở nơi trời đất
Người đời sau mượn danh ấy mà làm loạn
phương pháp quyền thuật
Biến đổi Thái Cực của ta, bại hoại đến danh tiếng của ta

Bài thơ này đã cho thấy rõ đời trước Ông Lý Hồng Chí đã từng chuyển sinh thành Chân nhân cái thế Trương Tam Phong.

2. Bửu Kê (Trần Thương, Kỳ Sơn, Kim Đài Quán), Hà Nam (Uyển Khâu, Dũ Lý, Lộc Ấp), Thái cực – Mối liên hệ chuyển thế giữa Phục Hy, Chu Văn Vương với Trương Tam Phong:

Thái Hạo Phục Hy trị vì ở Trần Thương (nay là Bửu Kê, Thiểm Tây), sáng chế ra Tiên thiên Bát quái ở Uyển Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam) đối ứng với Thái cực của Tiên Thiên Đại Đạo. Còn Chu Văn Vương Cơ Xương ở Kỳ Sơn (thuộc Bửu Kê-Thiểm Tây) mở rộng bờ cõi sáng lập cơ nghiệp, có “2 phần 3 thiên hạ”, khiến nhà Chu xuất hiện điềm lành “Phượng hót ở Kỳ Sơn”, Chu Văn Vương khi bị giam cầm ở Dũ Lý (nay là Thang Âm, Hà Nam) đã sáng chế ra Hậu thiên Bát quái đối ứng với Thái cực của Đạo gia. Trương Tam Phong thời Nguyên từng ở Thái Thanh Cung tại Lộc Ấp (quê hương của Lão Tử) học Đạo, thuộc làu kinh thư, về sau đã đến Kim Đài quán ở Bửu Kê, Thiểm Tây học được thuật dưỡng sinh kéo dài sinh mệnh, từng dạo chơi trong núi Bửu Kê, núi Bửu Kê có ba ngọn núi rất đẹp, xanh biếc mượt mà, thấy mà mừng từ đó lấy hiệu là Tam Phong Tử, Trương Tam Phong ngộ ra Thái Cực Đại Đạo, sáng tạo ra Thái Cực Quyền nổi tiếng thế gian.

3. Bửu Kê (Trần Thương, Kim Đài Quán), Sở (Sở Vương, Võ Đang), tuổi thọ (mất sớm, trường thọ) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Hàn Tín với Trương Tam Phong:

Bửu Kê thời cổ gọi là Trần Thương, là địa điểm mà các nhà quân sự từ xưa đến nay tất phải chiếm lấy, Sở Hán tương tranh, Hàn Tín dùng binh ám độ Trần Thương. Còn Trương Tam Phong đi qua Trần Thương, thấy núi Bửu Kê có ba ngọn núi, tự xưng là Tam Phong cư sỹ, Trương Tam Phong là Quán Chủ Kim Đài Quán ở Bửu Kê, từng “Dương Thần Xuất Du” ở Kim Đài Quán chết đi rồi sống lại. Hàn Tín từng được phong làm Sở Vương, trong các vùng đất quản lý có Hồ Bắc, Hàn Tín mất sớm lúc còn tráng niên. Núi Võ Đang ở Hồ Bắc nơi Trương Tam Phong tu đạo cũng thuộc đất Sở, Trương Tam Phong đã thọ hơn 212 tuổi.

4. Đạo, Thái Nguyên, Ngũ Long Cung ở núi Võ Đang, thư pháp – Mối liên hệ chuyển thế giữa Lý Thế Dân với Trương Tam Phong:

Lý Thế Dân là hậu duệ của Lý Nhĩ, Lão Tử của Đạo gia, ông khởi binh ở Thái Nguyên phản nhà Tùy, giành được thiên hạ, coi Thái Nguyên là quê hương. Trương Tam Phong chủ trương Đại Đạo tính mệnh song tu, còn từng tu Đạo ở Thái Nguyên và phân thân trợ giúp người. Đường Thái Tông những năm cuối đời coi trọng Đạo tu Tiên, Ngũ Long Cung đặt tại long mạch của núi Võ Đang, được xây dựng chuẩn bị cho Đường Thái Tông, được các triều đại sau này không ngừng tu sửa mở rộng, Lý Thế Dân yêu thích văn học và thư pháp. Trương Tam Phong chủ trì Ngũ Long Cung trên núi Võ Đang, ông giỏi thư họa và thơ từ, đã sáng tạo ra Long Hành đại thảo hợp nhất chữ và quyền.

5. Ngạc (Võ Xương, Võ Đang), quyền pháp võ công, thư pháp, tuổi thọ (mất sớm, trường thọ) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Nhạc Phi với Trương Tam Phong:

Hai vị đều là vua không ngai kiệt xuất nhất đương thời, sau khi Nhạc Phi chết được phong làm Ngạc Vũ Mục Vương. Trương Tam Phong là Chân nhân đắc Đạo, chính là vua võ công, vua Thái cực. Nhạc Phi từng suất lĩnh Nhạc gia quân đóng tại Ngạc Châu (nay là Võ Xương, Hồ Bắc) trong bảy năm, lối vào Võ Xương từng là soái phủ của Nhạc Phi, trong công viên Hoàng Hạc Lâu ở Xà Sơn có đình Nhạc Phi và tượng Nhạc Phi, bài văn “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Phi là được làm ở Võ Xương. Còn Trương Tam Phong từ hai ngọn núi là Quy Sơn và Xà Sơn ở Vũ Hán, Hồ Bắc mà ngộ ra Thái cực. Nhạc Phi là người sáng tạo ra Nội Gia Quyền, Hình Ý Quyền, Nhạc Gia Quyền, những năm đó quân Kim bị Nhạc Gia Quyền đánh cho đến mức nghe tiếng mà đã sợ mất mật, phải thốt ra “hám sơn dịch, hám nhạc gia quân nan (Dịch nghĩa: “chuyển núi thì dễ, đánh bại Nhạc gia quân thì khó”). Sau khi Trương Tam Phong từ Vũ Hán quay về núi Võ Đang không chỉ sáng tạo ra một hệ thống lý luận Đạo giáo phái Võ Đang, mà còn sáng lập ra nội công Võ Đang và kiếm thuật Võ Đang, tiếp đó là nghiên cứu sáng tạo ra nội gia quyền Thái Cực Quyền. Nhạc Phi còn đam mê thư pháp, dòng chữ nổi tiếng nhất là dòng chữ khắc “Tiền hậu xuất sư biểu” thể hiện ra bút lực phi phàm. Trương Tam Phong dùng Thái cực kiếm pháp dung nhập vào thảo thư, sáng lập ra Long hành thảo thư. Nhạc Phi bị kẻ gian hãm hại mất sớm lúc còn tráng niên. Trương Tam Phong thọ 212 tuổi.

6. Âm nhạc (Thủy hưng âm nhạc, danh khúc Cổ cầm, tứ diện Sở ca, ca vũ, Tống từ, Đạo ca) – mối liên hệ chuyển thế của Phục Hy Đế, Chu Văn Vương, Hàn Tín, Lý Thế Dân, Nhạc Phi với Trương Tam Phong:

Phục Hy Đế sáng chế ra bản nhạc cổ cầm Thủy hưng âm nhạc. Chu Văn Vương sáng tác nhiều danh khúc Cổ cầm. Tứ diện Sở ca của Hàn Tín đánh bại Hạng Vũ. Lý Thế Dân “đánh đàn mà cai trị thiên hạ”. Nhạc Phi lưu lại bài thiên cổ tuyệt ca “Mãn Giang Hồng”. Trương Tam Phong tinh thông tất cả các loại cầm kỳ thi họa, tinh thông âm luật, giỏi cả cổ cầm lẫn trống da cá, để lại vô số những bài thơ bài hát mọi người yêu thích. Trương Tam Phong đã đột phá quy luật chặt chẽ huyền ảo thâm thúy của văn tự Đạo học trong thời gian dài, ông đã thông qua hình thức thơ văn thông tục dễ hiểu để biểu hiện ra lý luận tu Chân như luyện hình, bảo tinh, điều thần, vận khí, quy chân hoàn nguyên trong Tham Đồng Khế của Ngụy Bá Dương, Vô Cực Đồ của Trần Đoàn, Ngộ Chân Thiên của Trương Bá Đoan v.v., đây còn là cống hiến của Trương Tam Phong ở phương diện thúc đẩy truyền bá tư tưởng Đạo giáo. Trong văn tập của Trương Tam Phong có những bài hát như “Vô căn thụ”, “ Đại Đạo ca”, “Luyện duyên ca”, “Quỳnh hoa thi”, “Đề lệ xuân viện”, “Thanh dương cung lưu đề”, “Kim dịch hoàn đan ca”, “Địa nguyên chân tiên liễu đạo ca” v.v. Trương Tam Phong còn lựa chọn hình thức thơ ca và ngôn ngữ thông tục để đưa lý luận tu Chân huyền ảo và phương pháp hóa vào 24 bài khúc từ “Vô căn thụ” được mọi người yêu thích, trong đó có một bài là: “Vô căn thụ, hoa chính u, tham luyến vinh hoa thùy khẳng hưu. Phù sinh sự, khổ hải chu, đãng lai phiêu khứ bất tự do. Vô ngạn vô biên nan bạc hệ, thường tại ngư long hiểm xử du. Khẳng hồi thủ, thị ngạn đầu, mạc đãi phong ba hoại liễu chu”. (Dịch nghĩa: “Cây không có gốc rễ, hoa sẽ u tối, tham luyến vinh hoa ai mà chịu ngừng. Chuyện đời phù du, như thuyền đi trên biển khổ, gió đến là bị cuốn đi không có tự do. Không có bến bờ khó tìm được chỗ đỗ, thường phiêu du ở chỗ nguy hiểm của loài ngư long. Quay đầu lại, chính là bờ, đừng để phong ba phá hủy thuyền”).

VII. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế thành Thanh Thánh Tổ Khang Hy

1. Cách Am Di Lục: “Vạn thừa thiên tử vương chi vương”, “Di lặc thế tôn”, “Vũ trụ chi tôn di thiên”
T
rong Trùng tu văn bia hoằng nhân tự Vua Càn Long gọi Vua Khang Hy là “tái thế như lai, hiện Chuyển Luân Vương”,  “Du Thanh Đông Lăng”
Trong Hồng Ngâm: “Tam bách tuế nguyệt tự thủy lưu – Cựu điện hoang trủng mãn mục thu – Thùy tri kim nhật hựu lai thế – Tha nhật pháp chính vạn cổ lưu ─ Lăng Khang Hy ngày 16 tháng 10 năm 1997”:

Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế Khang Hy là Như Lai hạ thế, là hiện thân của Chuyển Luân Thánh Vương (Chakravartin). Chuyển Luân Thánh Vương, còn được gọi là Chuyển Luân Thánh Đế, Kim Luân Vương, ý nguyên gốc tiếng phạn là Vạn Vương chi Vương (Sanskrit: King of Kings). Đại Đế Khang Hy tại vị 61 năm, là vị hoàng đế có thời gian tại vị lâu nhất kể từ thời Tần Hán, đăng cơ lúc tám tuổi, diệt trừ Ngao Bái, bình loạn Tam Phiên, thu hồi Đài Loan, thúc đẩy và hoạch định điều ước Nerchinsk, ba lần chinh phạt Cáp Nhĩ Đan, công lao thống nhất toàn quốc hiển hách, dùng văn trị quốc dùng võ công địch, dùng nhân từ trị thiên hạ, rất phù hợp với hình tượng của Thánh Vương trong lý tưởng của Nho gia, vì vậy mà được suy tôn là Thánh Vương và thiên cổ nhất đế (một trong bốn hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc). Sau khi hoàng đế Khang Hy qua đời, triều đình Càn Long đã cho làm ra một bức tượng Phật khắc gỗ lớn nhất thế giới – Tượng Di Lặc Đại Phật ở Ung Hòa Cung. Ông Lý Hồng Chí viết trong bài thơ “Du Thanh Đông Lăng trong tập thơ của Hồng Ngâm của Ông như sau:

Du Thanh Đông Lăng

Tam bách tuế nguyệt tự thuỷ lưu
Cựu điện hoang trủng mãn mục thu
Thuỳ tri kim nhật hựu lai thế
Tha nhật Pháp Chính vạn cổ lưu

1997 niên 10 nguyệt 26 nhật
vu Khang Hy Lăng

 

Diễn nghĩa:

Thăm lăng Thanh Đông

Ba trăm năm trôi qua như nước chảy
Cung điện cũ, mộ hoang trải đầy trước mắt trông ảm đạm
Nào ai biết được hôm nay lại quay trở lại thế gian
Một ngày kia Pháp Chính [thành công] lưu lại vạn cổ về sau

26 tháng Mười, 1997
tại Lăng Khang Hy

Đoạn thơ này đã cho thấy rõ đời trước của Ông Lý Hồng Chí từng chuyển thế làm hoàng đế Khang Hy.

2. Bửu Kê (Trần Thương, Kỳ Sơn, Ngọa Long Tự), Kinh Dịnh (Tiên Thiên Dịch, Hậu Thiên Dịch, Kinh Dịch Tây Truyền) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Phục Hy, Chu Văn Vương với Khang Hy:

Thái Hạo Phục Hy trị vì ở Trần Thương, diễn giải ra Tiên Thiên Dịch. Chu Văn Vương trị vì ở Kỳ Sơn, diễn giải ra Hậu Thiên Dịch. Vua Khang Hy nhà Thanh từng thăm thầy ở Trần Thương, ở lại Ngọa Long Tự tự tay đề 3 chữ “Ngọa Long Tự” lên tấm hoành phi, Khang Hy cho rằng “Cực thiên nhân cùng tính mệnh, khai vật tiền dân, thông biến tận lợi, tắc kỳ lý mạc tường vu Dịch”, ông ra lệnh cho Lý Quang Địa và những người khác viết sách Dịch, đồng thời rất coi trọng giáo sỹ truyền giáo Joachim Bouvet, người được Vua Mặt trời Louis XVI (phân thân chuyển sinh của Thánh Vương) phái tới, để ông ta trở thành người sáng tạo ra dịch học “Phái Tố ẩn”, để cho Kinh Dịch truyền sang phương tây. Chính là nhờ vào 10 năm gửi thư qua lại giữa Joachim Bouvet và Leibniz, đã làm nền tảng thúc đẩy Leibniz xuất bản tác phẩm Lý luận hệ thống số nhị phân nổi tiếng, làm cơ sở cho thời đại công nghệ máy tính trên toàn cầu sau này.

3. Võ công, Trần Thương, trấn Mã Đầu, Hoài Âm – Mối liên hệ chuyển thế giữa Hàn Tín với Khang Hy

Hàn Tín, một trong ba anh kiệt dựng nên nhà Hán, đã trợ giúp Lưu Bang đánh chiếm được thiên hạ nhà Hán, từng ám độ Trần Thương, Hàn Tín sinh ra ở cổ trấn Hoài Âm, trấn Mã Đầu, đây cũng là nơi mà ông trở về sau khi thành việc lớn, vinh quy bái tổ. Còn vua nhà Thanh là Khang Hy người có công tích hiển hách như bắt thần tử lạm quyền, bình loạn tam phiên, thu hồi Đài Loan, đuổi Sa hoàng Nga, Khang Hy từng thăm thầy ở Trần Thương, vua Khang Hy sáu lần đến Nam Kinh, mỗi lần đều ở lại Hoài Âm, và cũng nhiều lần đến trấn Mã Đầu thị sát.

4. Văn trị võ công địch, mở rộng lãnh thổ, Tây An, Ngũ Đài Sơn, hưng thịnh Phật Giáo (Phật giáo Hán truyền và Phật Giáo Tạng truyền) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Lý Thế Dân với Khang Hy:

Lý Thế Dân mở ra thời kỳ trị quốc Trinh Quán, diệt Đột Quyết và Tiết Diên Đà phía bắc, phá Cao Xương và Thổ Dục Hồn phía tây, khiến Bách Tề và Cao Ly phía đông phải kinh sợ, được tôn xưng là “Thiên Khả Hãn”. Vua Khang Hy khai sáng ra thời kỳ thịnh trị Khang Hy – Càn Long, bình định tam phiên, thu phục Đài Loan, đánh bại Nga, chinh phục Mông Cổ, mở rộng lãnh thổ, vạn quốc đến xưng thần. Vương triều nhà Đường của dòng họ Lý khởi binh ở Thái Nguyên mà giành được thiên hạ, đóng đô ở Tây An, Đường Thái Tông từng hạ chiếu: “Ngũ Đài Sơn, tất là nơi Bồ tát Văn Thù ở, vạn Thánh lặng lẽ nghỉ chân, thuộc đất Thái Nguyên, thực là nơi tổ tông của ta gây dựng uy đức, cần phải cung kính”, “năm đó, trên Đài Sơn xây dựng 10 ngôn chùa, [cứu] độ vài trăm vị tăng”.  Vua Khang Hy từng sáu lần tuần du phía tây, năm lần đầu đều đi qua Ngũ Đài Sơn, Sơn Tây, trùng tu mở rộng chùa Bồ Tát Đỉnh của Hoàng giáo (Phật giáo Tạng truyền), Khang Hy khi tuần du phía tây đến Tây An, Thiểm Tây đã hạ lệnh cho xây dựng chùa Quảng Nhân của Hoàng giáo.

5. Thiện xạ, Kim (chống quân Kim và Hậu Kim), thư pháp – Mối liên hệ chuyển thế giữa Nhạc Phi với Khang Hy

Nhạc Phi có thể kéo cây cung nặng 200 cân, có thể bắn tên bằng hai tay mà không chệch mũi tên nào, võ công của Khang Hy rất cao, ông có thể kéo được cây cung mà một võ tướng bình thường không kéo được, có thể bắn một lần ba mũi tên. Nhạc Phi chống quân Kim, chiến công và uy danh của ông khiến cho tất cả người Bắc Kim và Nam Tống đều biết, cho nên con cháu đời sau của kẻ địch của Nhạc Phi là Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci) nhà Hậu Kim vẫn rất tôn sùng ông, ông ta đã cho hai người thuộc con cháu của mình đổi sang họ Nhạc. Vua Khang Hy nhà Thanh đã ban thưởng áo mãng bào và ‘Cửu bạn triều loan giá’ cho Nhạc Trấn, cháu 23 đời của Nhạc Phi, phần lớn những miếu Nhạc Vương hiện nay là được xây dựng vào triều đại nhà Thanh, miếu Nhạc Vương ở Hàng Châu được xây dựng lại vào năm Khang Hy thứ 54. Nhạc Phi có thể làm thơ, giỏi về Tống từ, về thư pháp thì lấy lối chữ hành và thảo làm chủ, bản thân có một loại khí chất thuần chính, có bút tích truyền đời Thư tạ thiếu thi. Khang Hy yêu thích thư pháp của Đổng Kỳ Xương, sở trường về khải thư và hành thư, với phong cách thanh lệ hào hiệp, có lưu lại Nhạc Dương Lâu Ký, Tập Vương Thánh giáo tự.

6. Liêu Ninh, Bửu Kê, Võ Đang, Huyền, thư pháp – Mối liên hệ chuyển thế giữa Trương Tam Phong với Khang Hy:

Trương Tam Phong là người Ý Châu, Liêu Đông (nay là Phụ Tân, Liêu Ninh). Khang Hy nguyên quán ở Thuận Phủ, Liêu Ninh. Trương Tam Phong đi thăm Bửu Kê nhìn thấy ba ngọn núi nhọn mà tự đặt hiệu là Tam Phong. Khang Hy từng nhiều lần đến thăm Ngô Sơn, thị trấn nằm ở phía tây Bửu Kê, từng đề chữ “Ngũ Phong Đĩnh Tú” cho Ngô Sơn. Trương Tam phong sáng lập ra phái Võ Đang ở núi Võ Đang, những kiến trúc lớn ở núi Võ Đang, đều có liên quan với Trương Tam Phong. Minh Thành Tổ tìm Trương Tam Phong khắp nơi mà không tìm được, đã dùng cách xây nhiều Đạo quán để biểu đạt lòng ngưỡng mộ cực độ của ông đối với một bậc tông sư. Vua Khang Hy cực kỳ tôn trọng núi Võ Đang, ông là vị hoàng đế tự mình đề chữ cho hoành phi ở các Đạo quán trên núi Võ Đang nhiều nhất trong lịch sử, trong đó tấm hoành phi “Kim Quang Diệu Tương” treo ở phía trên của Kim điện Huyền Vũ vẫn được bảo tồn đến ngày nay. Trương Tam Phong có tên là Huyền Huyền, Huyền Nhất v.v. tên của Vua Khang Hy là Ái Tân Giác La • Huyền Diệp. Trương Tam Phong giỏi về thư họa, tinh thông thơ từ, đã khai sáng ra lối chữ Long hành đại thảo – hợp nhất quyền và chữ; Khang Hy yêu thích thư pháp của Đổng Kỳ Xương với lối chữ tròn chịa, mạnh mẽ, thanh tú, nhẹ nhàng, bình thản, cổ phác và bố cục sáng sửa cân xứng, Khang Hy là một vị vua có thành tựu về mặt thư pháp cao nhất trong các hoàng đế trong lịch sử.

7. Âm nhạc (Thủy hưng âm nhạc, danh khúc Cổ cầm, Tứ diện Sở ca, ca vũ, thơ từ, đạo ca, nhạc cụ Trung Quốc và phương Tây) – mối liên hệ chuyển thế của Phục Hy Đế, Chu Văn Vương, Hàn Tín, Lý Thế Dân, Nhạc Phi, Trương Tam Phong với Khang Hy:

Phục Hy Đế sáng chế ra cổ cầm khiến cho âm nhạc bắt đầu hưng thịnh; Chu Văn Vương sáng tác nhiều bài danh khúc Cổ cầm; Tứ diện Sở ca của Hàn Tín đánh bại Hạng Vũ; Lý Thế Dân “đánh đàn mà cai trị thiên hạ”; Nhạc Phi lưu lại bài thiên cổ tuyệt ca “Mãn Giang Hồng”; Trương Tam Phong giỏi đánh đàn và trống da cá, để lại vô số những bài thơ bài hát mọi người yêu thích; Khang Hy Đế tinh thông âm luật, sử dụng được cả nhạc cụ Trung Quốc và Tây phương, lưu lại cho đời sau có hơn 1000 bài thơ ca, đề tài và nội dung rất phong phú. Khang Hy không những có thể diễn tấu đại bộ phận các nhạc cụ của Trung Quốc cho đến các nhạc cụ của Thát đát, mà còn rất yêu thích nhạc lý, dụng cụ và cả cách diễn tấu của âm nhạc phương Tây. Khang Hy có thể đánh bản nhạc cổ cầm “Phổ úm chú” trên đàn piano của phương Tây. Vua Khang Hy lệnh cho các nhà âm nhạc trong ngoài nước biên tập cuốn bách khoa âm nhạc “Luật Lữ Chính Nghĩa”(Ý nghĩa chính xác của âm luật), còn phái 3 hoàng tử đi học âm nhạc của các nhà âm nhạc phương Tây. Vua Khang Hy còn đề xuất ra ý tưởng dung hợp âm nhạc Trung Quốc và phương Tây, thậm chí dùng âm nhạc phương Tây để cải tiến âm nhạc Trung Quốc, đây là những điều chưa từng có trong toàn quá trình giao lưu âm nhạc Trung Quốc và phương Tây.

VIII. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế thành Washington, quốc phụ của nước Mỹ

1. Vũ Hầu Bách Niên Kê: “Điền gian tái xuất Washington – Tạo phúc nhân quần thị chân mệnh”,
Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ Quốc [1999]: “Bao nhiêu đời trước tôi có thể đã từng làm hoàng thượng, quốc  vương, tướng quân, người xuất gia, văn nhân, dũng sỹ của quốc gia chư vị.”

Tổng thống George Washington là đời trước của Thánh nhân cứu thế. Washington và Lincoln là hai Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ, một người được gọi là quốc phụ của nước Mỹ – người làm cho nước Mỹ từ một vùng đất thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập, người còn lại được gọi là cứu tinh của nước Mỹ – hủy bỏ chế độ nô lệ, bảo vệ sự thống nhất của nước Mỹ. Tướng Washington chỉ huy cuộc chiến tranh giành độc lập, giành được độc lập về cho nước Mỹ; Washington chủ trì hội nghị xây dựng Hiến pháp, hội nghị này đã xây dựng ra Hiến pháp của nước Mỹ ngày nay. Năm 1789, ông đã được toàn thể Đoàn Đại cử tri nhất trí bầu trở thành vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ (đồng thời cũng trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên toàn thế giới được gọi là “tổng thống”). Trong hai nhiệm kỳ nhậm chức của mình, ông đã thiết lập rất nhiều chính sách và truyền thống vẫn được kế tục đến nay, sau khi kết thúc hai nhiệm kỳ làm Tổng thống, ông tự nguyện từ bỏ quyền lực không tiếp tục mưu cầu giữ chức vụ thêm, vì thế đã viết nên thông lệ bất thành văn là nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ không thể quá 2 nhiệm kỳ, đồng nghĩa với việc xóa bỏ chế độ nguyên thủ quốc gia suốt đời. Ông Lý Hồng Chí đã giảng trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ Quốc [1999] rằng:

Bao nhiêu đời trước tôi có thể đã từng làm hoàng thượng, quốc vương, tướng quân, người xuất gia, văn nhân, dũng sỹ của quốc gia chư vị.

Đoạn văn này đã cho thấy rõ đời trước Ông Lý Hồng Chí đã từng chuyển thế ở nước Mỹ, mỗi lần chuyển thế của Ông Lý Hồng Chí dường như đều là nhân vật kiệt xuất nhất đương thời, mà nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch sử nước Mỹ không ai khác ngoài Tổng thống Washington, vì thế Tổng thống Washington rất có thể là đời trước của Ông Lý Hồng Chí.

2. Cách Am Di Lục: “Kim cưu mộc thỏ” , “Tây thù đông phùng giải oan thế”, “Tây phương kết oan đông phương giải” , “Tây khí đông lai thượng đế tái lâm” , “Thánh thần hàng lâm kim cưu điểu” , “Kim cưu ban điểu thánh thần điểu” , “Mộc thỏ tái sinh bảo huệ sĩ”:

“Kim cưu”, “kim” chỉ phương Tây, “cưu” chỉ chim bồ câu và phượng hoàng, tượng trưng cho hòa bình, thánh thần (thiêng liêng, sứ giả mang đến thông điệp), ý chỉ một thời gian nào đó trong đời trước của Thánh nhân đã từng là quân vương của một quốc gia phương Tây, kết hợp với dự ngôn Vũ Hầu Bách Niên Kê có thể biết được đời trước của Thánh nhân cứu thế có thể từng là Tổng thống Washington của nước Mỹ, đời sau “Đông phùng”(gặp lại ở phương Đông) chuyển sinh thành một người phương Đông tuổi thỏ (“mộc” chỉ phương Đông). Trong tòa nhà Quốc hội Mỹ và trong rất nhiều các tác phẩm của các nhà nghệ thuật Mỹ, chúng ta có thể phát hiện ra rất nhiều người Mỹ tin rằng Washington đã trở thành Thần! Bức tranh lớn nhất trên mái vòm tòa nhà Quốc hội Mỹ có tên là [Washington trở thành Thần] (Apotheosis of Washington). Hai bên trái phải của Washington lần lượt là Nữ thần Chiến thắng và Nữ thần Tự do, cùng 13 Nữ thần khác kết thành một vòng tròn, từ bức tranh có thể thấy được, Washington đồng tại với chư Thần, và Washington là Chủ Thần.

3. Thần (Thần châu, Chủ Thần), Phong (phong tính, thánh phong) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Phục Hy với Washington:

Hỗn Nguyên Thánh ký: “Tích tại Thần Châu, dĩ Thần Tiên chi đạo giáo hóa thiên hạ, thượng tự Tam Hoàng, thứ cập Ngũ Đế, tu chi giai đắc Thần Tiên” (Dịch nghĩa: “Chuyện ở Thần Châu, dùng đạo của Thần tiên để giáo hóa thiên hạ, trên từ Tam Hoàng, dưới đến Ngũ Đế, đều là tu đạo mà thành Thần Tiên”) Tam Hoàng Ngũ Đế mà Thánh vương Phục Hy đứng đầu đều là Thần Tiên hạ thế, đã khai sáng ra văn hóa Thần truyền của mảnh đất Trung thổ Thần châu; còn rất nhiều người phương Tây cũng cho rằng Washington là một Chủ Thần hạ thế giống như Thần Zeus, bức điêu khắc “Washington hóa thân của Thần Zeus” trước đây đặt trong đại sảnh hình tròn tòa nhà Quốc hội Mỹ, bức tượng điêu khắc Washington cầm trong tay kiếm của Thần Zeus, được đặt ở vị trí Chủ Thần giống như Thần Zeus của Hy lạp cổ trong Vạn Thần Điện, như Thượng đế vẫn luôn dõi theo thủ đô nước Mỹ. Thánh Vương Phục Hy cũng được gọi là Phong Thị, Trúc thư kỷ niên: “Thái Hạo Phục Hy thị, Dĩ mộc đức vương, vi phong tính”, căn cứ theo dự ngôn Hoắc bỉ, chủng người da vàng sẽ là người bảo vệ của Phong (gió), lĩnh ngộ thiên không, hô hấp và tu luyện, cuối cùng sẽ chia sẻ với chủng người khác. “Linh” trong các sách Hy Lạp, cũng có ý là “phong”, Cảnh giáo của Cơ Đốc giáo phiên dịch ý nghĩa của Thánh Thần (Thánh linh) thành “Lương Phong, Tịnh Phong, Tịnh Phong Vương”, Tân giáo của Cơ Đốc giáo đầu tiên phiên dịch thành “Thần Phong” hoặc “Thần chi Thần Phong”, còn căn cứ theo dự ngôn “Kim cưu mộc thỏ” của Cách Am Di Lục, Tổng thống Washington chính là Thánh Thần, Thánh Phong chuyển thế.

4. Phượng Hoàng, Đại bàng, Kim Cưu – Mối liên hệ chuyển thế giữa Phục Hy, Chu Văn Vương, Hàn Tín, Nhạc Phi với Washington:

Khi Phục Hy tại vị có chim Phượng đến làm lễ; thời đại của Chu Văn Vương thì có phượng kêu ở Kỳ Sơn, ngụ ý Thánh vương xuất thế; khi Nhạc Phi ra đời có chim đại bàng bay lượn trên mái nhà, đại bàng cũng là do Phượng hoàng sinh ra, vì thế phượng hoàng cũng là đại điện cho Nhạc Phi, cả đời Hàn Tín và Nhạc Phi chính là giống như phượng hoàng niết bàn; “Kim Cưu” trong dự ngôn [Cách Am Di Lục] là đại diện cho Washington, ở phương Tây, có lúc Phượng hoàng (Chim bất tử), Bồ câu (Cưu), chim ưng đều là cùng một ngụ ý, đều có liên quan đến sự linh thiêng (thần thánh).

5. Vũ Hầu Bách Niên Kê: “Điền gian tái xuất Washington” và “Thử nhân nguyên thị Tử Vi Tinh”, Cơ đốc giáo (cảnh giáo-Nestorio, tân giáo-đạo tin lành) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Lý Thế Dân với Washington:

Tổng thống Washington là đời trước của Thánh nhân cứu thế, cũng là Tử Vi Tinh Lý Thế Dân chuyển thế. Đường Thái Tông từng đặc cách hạ chỉ phái Ngụy Trưng và Uất Trì Cung giúp Alopen giáo sỹ truyền giáo của Cơ đốc giáo đến từ Ba Tư cổ xây dựng một nhà thờ Cảnh giáo ở phường Nghĩa Ninh, Trường An, đây được xem là giáo đường Cơ đốc đầu tiên ở Trung Quốc, về sau Cảnh giáo lưu truyền tại Trung Quốc 200 năm, “Pháp lưu thập đạo, tự mãn bách thành” (pháp lý truyền đi 10 phương, nhà thờ có khắp trăm thành), tấm bia đá Đại Tần Cảnh giáo lưu hành Trung Quốc Bia ghi chép về tình hình lưu truyền của Cảnh giáo ở Đại Đường hiện vẫn được bảo tồn ở Bi Lâm-Tây An. Washington lúc tuyên thệ nhậm chức tổng thống đã đặt tay lên trên cuốn Kinh Thánh, dùng hình thức này để biểu thị sự kính ngưỡng với Thần; khi hết nhiệm kỳ tổng thống, Washington đã nhắc nhở người dân Mỹ trong bức thư từ nhiệm của mình rằng: “hai trụ cột của một quốc gia hưng thịnh là tôn giáo và đạo đức”. Nước Mỹ đã thực sự thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo và đa nguyên văn hóa, trong đó cũng bao gồm cả việc truyền rộng Cơ Đốc giáo.

6. Đạo (nhất, Thần), Thái Cực, tự nhiên Đạo Pháp, công thành thân thoái – Mối liên hệ chuyển thế giữa Trương Tam Phong với Washington:

Trương Tam Phong cho rằng “Đạo” chính là ngọn nguồn tổng thể của ba giáo Nho, Thích, Đạo, là căn bản, bản nguyên và Chúa tể của vạn vật; Washington tán đồng với quan điểm “Đạo chính là Chúa”, trên mỗi tờ tiền 1 đô-la của Mỹ, phía sau hình của Washington vừa khớp với số 1 (Thái nhất, Đạo, Thần, Chúa tể) và dòng chữ In God We Trust (chúng ta tin vào Chúa). Trương Tam Phong cho rằng Đạo có sự huyền diệu vi diệu của Tạo hóa, vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, sinh thiên địa vạn vật; Washington là vị tổng thống Mỹ duy nhất không theo đảng phái nào, không theo lập trường đảng phái nào, từ những tổng thống tiếp sau Washington mới phân ra thành 2 đảng phái, vừa hay đối ứng với thái cực sinh lưỡng nghi. Trương Tam Phong thực hành Đạo pháp Tự nhiên (Đạo thuận theo tự nhiên), Thiên nhân hợp nhất; Washington tin rằng vũ trụ có một vị kiến trúc sư vĩ đại – Thần của Tự nhiên, Tuyên ngôn độc lập Mỹ tuyên bố nước Mỹ độc lập “to which the Laws of Nature and of Nature’s God entitle them” (tuân theo Pháp tắc tự nhiên và ý chỉ của Thần của Tự nhiên), vừa vặn phù hợp với tinh túy của Đạo pháp Tự nhiên; cảnh giới tối cao mà Đạo gia tôn sùng là quản lý theo vô vi, công thành thân thoái; Sau khi Washington hết hai nhiệm kỳ tổng thống thì công thành thân thoái, không tham quyền vị, lưu lại tiếng thơm trăm đời.

7. Nghiên cứu khoa học về sự chuyển sinh qua lại giữa các nhân chủng – Chứng minh mối liên hệ chuyển thế giữa rất nhiều người da trắng ở Mỹ và người da vàng thời nhà Minh:

Có hơn 200 cuốn sách nghiên cứu về luân hồi chuyển thế trong xã hội phương Tây, trong đó cuốn sách rất có giá trị là Nhớ lại kiếp trước – Bằng chứng thông qua thôi miên (Reliving past lives: The evidence under hypnosis) của Tiến sỹ Helen Wambach, bà là nhà nghiên cứu duy nhất tiến hành việc thống kê, kiểm nghiệm khoa học đối với các giả thiết về luân hồi bằng hàng loạt số liệu. Trong 10 năm, Wambach đã nghiên cứu với hơn 1.000 trường hợp người da trắng Mỹ nhớ lại ký ức kiếp trước, khoảng 2/3 những người Mỹ da trắng được khảo sát kiếp trước từng là người da vàng châu Á, đồng thời số lượng những trường hợp chuyển sinh còn gia tăng theo niên đại, từ 1.500 năm sau công nguyên mức độ gia tăng ngày càng nhanh (vừa đúng ứng với giữa triều đại nhà Minh). Nhà nghiên cứu phát hiện được rằng khoảng cách giữa các lần chuyển sinh ở thời cận đại là ngắn hơn rất nhiều so với thời cổ đại, người chuyển sinh trong thời cận đại đã gia tăng tỷ lệ thuận với dân số thế giới. Kết quả nghiên cứu khoa học của Wambach là thống nhất với việc Trương Tam Phong thời nhà Minh truyển thể thành Tổng thống Washington của Mỹ cho đến tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển thế.

8. Vạn Vương chi Vương (Chuyển Luân Thánh Vương, Kito trở lại), Cơ đốc giáo (Thiên chúa giáo dòng chính, tân giáo), siêu việt tôn giáo – Mối liên hệ chuyển thế giữa Khang Hy với Washington:

Khang Hy là chuyển thế của Chuyển Luân Thánh Vương, mà nghĩa gốc tiếng Phạn của từ Chuyển Luân Thánh Vương chính là Vạn Vương chi Vương – Cơ đốc giáo gọi là Kito trở lại (Messiah – Chúa Cứu Thế); Vua Khang Hy cũng rất khoan dung đối với các loại tín ngưỡng được truyền bá như Nho – Thích – Đạo, Thiên Chúa giáo dòng chính v.v., Khang Hy từng nhiều lần làm thơ tán tụng Kito, về sau Khang Hy phát hiện tòa thánh La Mã nhiều lần cố gắng can dự vào lễ nghĩa Trung Hoa, nên đã dần bắt đầu có sự khống chế Thiên Chúa giáo, có thể thấy Khang Hy đã thấy được một số chính khách và người giàu có đã làm biến dị tôn giáo, khiến tôn giáo rời xa khỏi văn hóa Thần truyền. Washington từ đầu đến cuối không bao giờ khoa trương công trạng của bản thân mình, quy hoàn toàn thành tựu thành lập nước cộng hòa liên bang là ân điển của Thần, nhưng nước Mỹ có tôn chỉ là tách bạch giữa chính trị và tôn giáo, Washington từng nói rằng: “nước Mỹ quyết không phải là đất nước được xây dựng trên giáo điều của Cơ đốc giáo.” Lincoln cũng từng biểu thị thái độ rằng:  “Kinh Thánh không phải là cuốn sách của tôi, Cơ Đốc giáo không phải là tín ngưỡng của tôi”. Điều đó nói lên rằng tôn giáo của hai vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ là Washington và Lincoln không phải là Cơ Đốc giáo, những việc mà Washington làm, là tuân theo pháp tắc tự nhiên và tuân theo ý chỉ (Thiên ý) của Thần của Tự nhiên, là vị Thần siêu việt cả Cơ Đốc giáo, là sự an bài vĩnh viễn đến từ vũ trụ cao hơn.

9. Âm nhạc (Thủy hưng âm nhạc, danh khúc Cổ cầm, Tứ diện Sở ca, ca vũ, thơ từ, đạo ca, nhạc cụ Trung Quốc và phương Tây, Đàn Piano) – mối liên hệ chuyển thế của Phục Hy Đế, Chu Văn Vương, Hàn Tín, Lý Thế Dân, Nhạc Phi, Trương Tam Phong, Khang Hy với Washington:

Phục Hy Đế sáng chế  ra cổ cầm khiến âm nhạc bắt đầu hưng thịnh. Chu Văn Vương sáng tác nhiều bài danh khúc Cổ cầm. “Tứ diện Sở ca” của Hàn Tín đánh bại Hạng Vũ. Lý Thế Dân “đánh đàn mà cai trị thiên hạ”. Nhạc Phi lưu lại bài thiên cổ tuyệt ca “Mãn Giang Hồng”; Trương Tam Phong giỏi cả cổ cầm lẫn trống da cá, để lại vô số những bài thơ bài hát mọi người yêu thích. Khang Hy tinh thông âm luật, thuần thục các loại nhạc cụ Trung Quốc và phương tây, có thể đánh bản nhạc cổ cầm “Phổ úm chú” trên đàn piano của phương tây, lưu lại cho đời sau có hơn 1.000 bài những bài thơ ca, có đề tài và nội dung rất phong phú. Tổng Thống Wasington cực kỳ yêu thích âm nhạc, Wasington thường song tấu biểu diễn với cháu gái mình bằng đàn Longman Birdrep harpsichord và đàn piano Shun Vinson.

 

Xem tiếp phần 5.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/125223

The post Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (4/5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (3/5)https://chanhkien.org/2019/12/ty-le-vang-trong-quy-luat-chuyen-sinh-cua-thanh-vuong-cuu-the-35.htmlTue, 17 Dec 2019 15:55:49 +0000https://chanhkien.org/?p=25687Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục Tiếp theo Phần 2 [ChanhKien.org 17-12-2019] IV. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế làm Đường Thái Tông Lý Thế Dân 1. [Cách Am di lục] “Trường An đại đạo chính đạo lệnh – Trịnh bản thiên thượng Vân Trung Vương”, “Tử Hà chân chủ”, “Vạn thừa thiên […]

The post Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (3/5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

Tiếp theo Phần 2

[ChanhKien.org 17-12-2019]

Đường Thái Tông

IV. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế làm Đường Thái Tông Lý Thế Dân

1. [Cách Am di lục] “Trường An đại đạo chính đạo lệnh – Trịnh bản thiên thượng Vân Trung Vương”, “Tử Hà chân chủ”, “Vạn thừa thiên tử vương chi vương”, “Di lặc thế tôn”, “Cự di”, “Vũ trụ chi tôn di thiên”, [Hồng ngâm] (Ức Trường An) “Hà xứ tầm Thái Tông – Đại Pháp độ Đường nhân”, [Hồng ngâm II] (Chính Pháp khán) “Đại Đường Thái Tông triều cương đại”: “Trường An đại đạo Trịnh (chính) đạo lệnh”, ở đây rõ ràng đã nói đến việc Đại Thánh Nhân đã từng chuyển thể thành Vua Thái Tông Nhà Đường Lý Thế Dân đóng đô ở Trường An, Vua Lý Thế Dân là hậu duệ của Lão Tử của Đạo gia, vô vi mà trị, đại đạo vô hình! Lý Thế Dân, tế thế an dân, văn võ song toàn, đã sáng lập ra đạo trị quốc mà các nhà sử học trong và ngoài nước đến nay vẫn gọi là “đạo trị quốc Trinh Quán”, còn gọi là “Nhật nguyệt lệ thiên”, Phật giáo chính là hưng khởi lên từ thời kỳ của Đại Đường. “Trịnh bản thiên thượng Vân Trung Vương”, vị Thánh Nhân này ở trên trời vốn là Vân Trung Vương và Tử Vi Tinh (Tử Hà chân chủ), chuyển thế thành Đường Thái Tông khai sáng ra thời kỳ thịnh thế Trinh Quán ở vùng đất trung thổ Đại Đường, các quốc gia xung quanh đều thần phục, biên giới Đại Đường được yên ổn, người trong thiên hạ đều tôn xưng Đường Thái Tông là “Thiên Khả Hãn”, sự thịnh thế này là cực kỳ hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc.

Sau khi Lý Thế Dân qua đời, được tôn xưng là Văn Vũ Đại Thánh Hoàng Đế. Vào giữa thời kỳ nhà Đường người ta đã tạc ra bức tượng Phật khắc trên vách núi lớn nhất thế giới — bức tượng Phật Di Lặc ngồi, Lạc Sơn Đại Phật. Trong bài thơ (Ức Trường An) của tập thơ [Hồng ngâm], Ông Lý Hồng Chí đã viết “Tần Xuyên sơn thủy biến – Trường An thổ hạ tồn – Thịnh thế thiên triều khứ – Chuyển nhãn thiên bách xuân – Hà xử tầm Thái Tông – Đại Pháp độ Đường nhân”. Trong bài thơ (Chính Pháp khán) trong tập thơ [Hồng ngâm II] đã viết “Đại Đường Thái Tông triều cương đại”, những câu từ này đã biểu minh rằng đời trước của Ông Lý Hồng Chí đã từng chuyển thế làm Vua Đường Thái Tông – Lý Thế Dân.

2. [Thôi Bối đồ] Quẻ thứ 47 sấm rằng: “Yển vũ tu văn – Tử Vi Tinh minh – Thất phu hữu trách – Nhất ngôn vi quân”, [Vũ hầu bách niên kê] “ viết: “Người này vốn là tử vi tinh, định quốc an dân, công đức rất thịnh”:

Đời trước của thánh nhân cứu thế là Tử Vi Tinh -Đường Thái Tôn. [Trung Quốc lịch đại Thần Tiên thông giám] cho đến các câu truyện truyền thuyết đã đề cập đến Đường Thái Tông Lý Thế Dân là Tử Vi Tinh hạ phàm. Đường Thái Tông có lai lịch phi thường, tuyệt không ai có thể nhìn rõ. Duy hộ Phật pháp, hoằng dương Đạo, Nho. Ông là người có đủ Nhân-Nghĩa-Trí-Dũng, thanh tâm quả dục (tâm thanh tịnh, ít dục vọng), chế ước bản thân, yêu thương dân chúng, nhiều lần chuyển sinh đều nắm giữ chính khí thương khung, hoặc là làm tướng quân hoặc tể tướng của đế vương, hoặc là làm văn nhân học sỹ, tôn sư võ học, khó có thể kể hết được. Những lần chuyển thế trong bài viết này là những lần chuyển thế quan trọng được xưng là Vương của Thánh Vương, khó mà có thể kể hết được những lần chuyển thế thứ yếu như là những lần chuyển thế không làm vương cho đến những lần phân thân chuyển thế.

 3. Lũng Tây, Thiểm Tây (Trần Thương, Kỳ Sơn, Trường An) –– mối liên hệ giữa chuyển thế giữa Phục Hy, Chu Văn Vương và Lý Thế Dân

Thái Hạo Phục Hy sinh ở thành Kỷ, Lũng Tây (nay là Thiên Thủy, Cam Túc), trị vì ở Trần Thương (nay là Bửu Kê, Thiểm Tây); Chu Văn Vương sinh ở Kỳ Sơn cũng chính là Bửu Kê, Thiểm Tây; Lý Thế Dân nguyên quán ở Địch Đạo, Lũng Tây (nay là Lâm Thao, Cam Túc), giúp Lý Uyên đặt đô ở Trường An (nay là Tây An, Thiểm Tây), Lý Thế Dân từng được phong là Tần Vương, mà trung tâm của đất Tần là Thiểm Tây, Ung Thành (nay là Phượng Tường, Bửu Kê) từng là thủ đô của nước Tần.

 4. Chiến Thần (binh tiên, thiên sách thượng tướng) –– mối liên hệ chuyển thế giữa Hàn Tín và Lý Thế Dân:

Hàn Tín một thân đã giữ tất cả các chức vị “Vương-Hầu-Tướng quân”, Hàn Tín và Hán Vương bình định Tam Tần, đánh bại Tây Sở Bá vương Hạng Vũ, được người đời sau gọi là binh tiên, chiến thần; Đường Cao Tổ Lý Uyên dựa vào con trai thứ là Lý Thế Dân bình định 18 lộ phản vương, tận diệt 72 đạo khói lửa, thống nhất giang sơn. Lý Thế Dân dẫn quân chinh chiến thiên hạ, lập ra nhiều chiến công hiển hách thống nhất thiên hạ cho Đại Đường, được phong làm Tần Vương, Thiên sách Thượng tướng. Lý Thế Dân trong chiến trận thì coi trọng việc trinh sát trước trận chiến, tuy nhiều lần gặp nguy hiểm, nhưng mỗi lần chiến đấu đều có thể biết mình biết người, giỏi việc tạo ra cơ hội trong chiến trận, khi địch mạnh ta yếu, ông thường dùng chiến thuật “cố thủ tiêu nhuệ khí quân địch” để đánh bại quân địch, ông thường làm gương cho binh lính trong chiến đấu, đích thân lĩnh kỵ binh đột phá phòng tuyến quân địch, giành thắng lợi và truy kích tàn binh, không cho kẻ địch cơ hội hồi phục, vì thế mỗi chiến dịch đều thu được thắng lợi. Trong chiến tranh thống nhất biên cương, ông bày mưu tính kế, liệu việc để giành chiến thắng từ cách xa nghìn dặm, hiểu rõ tướng lĩnh, tuyển chọn người tài, thu được thắng lợi trong chiến trận. Lý Thế Dân sử dụng tài năng quân sự trác việt của ông để làm ra những cống hiến to lớn để kiến lập và phát triển thời kỳ Đại Đường thịnh thế. Sau sự biến Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân đăng cơ, đã khai sáng ra thời kỳ trị quốc Trinh Quán nổi tiếng trong lịch sử, ông khiêm tốn học hỏi, diệt Đông Đột Quyết và Tiết Diên Đà, đánh Cao Ly tổn thất nghiêm trọng, lập ra Tứ Trấn An Tây, được người dân các dân tộc tôn xưng là Thiên Khả Hãn, từ đó đã đặt nền móng quan trọng cho thời Khai Nguyên thịnh thế sau này, trở thành tấm gương cho các vị quân vương đời sau noi theo.

 5. Âm nhạc (Thủy hưng âm nhạc, Cổ cầm danh khúc, Tứ diện Sở ca, Tần Vương phá trận nhạc) –– mối liên hệ chuyển thế của Phục Hy Đế, Chu Văn Vương, Hàn Tín với Lý Thế Dân: 

Thái Đế Phục Hy thường tự đánh trống đánh đàn sắt ca hát, lệnh cho cận thần thổi tiêu thổi sáo hòa tấu, quay về thiên tính thuần chân, đạt linh thành tính (đạt đến cảnh giới tinh thần cao siêu), cho thấy tương lai nó có công đức rất lớn, từ đó mà không rời xa âm nhạc; Chu Văn Vương khi bị giam ở Dũ Lý đã sáng tác ra “Văn Vương thao”, những danh khúc cổ cầm này có âm điệu khoáng thế, khí thế hạo nhiên; Hàn Tín suất lĩnh quân Hán bao vây 10 vạn quân Sở ở Cai Hạ, bày ra “Tứ diện Sở ca” đánh vào lòng quân Sở giành thắng lợi cuối cùng trong thế cục Hán Sở tranh hùng; Đường Thái Tông Lý Thế Dân cực kỳ coi trọng âm nhạc, Đường Thái Tông nói: “Tác dụng của lễ nhạc, thánh nhân dùng nó để giáo hóa dân chúng, nên khắc chế bản thân và sinh sống tiết kiệm, việc trị vì thiên hạ hưng suy, chẳng phải là vì điều đó sao?” Chính là “đánh đàn mà thiên hạ thái bình”! Đường Thái Tông đã sáng tác ra bản vũ nhạc “Tần Vương phá trận nhạc”, tự mình biên soạn bản nhạc này thành vũ đạo, được qua sự hoàn thiện và chỉnh sửa của các nhà nghệ thuật trong cung đình, đã trở thành một bản vũ nhạc quy mô lớn cực kỳ hoành tráng, có đội nhạc cung đình đệm nhạc quy mô lớn, tiếng trống cái vang trời, âm truyền đi xa trăm dặm, khí thế hùng hồn, cảm thiên động địa. Chính là vị minh quân này đã tạo ra một khởi đầu rất tốt cho sự phát triển âm nhạc của người Đường, hơn nữa con cháu tôn thất nhà Đường đều tinh thông âm luật, giỏi sáo trúc (điều này cũng hiếm thấy trong gia đình đế vương), văn hóa âm nhạc nhà Đường từ đó được truyền bá đến các nơi trên thế giới.

 V. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế thành Vũ Mục Vương Nhạc Phi

 1. Một số đoạn thơ trong tập Hồng Ngâm:

[Hồng ngâm] (Du Nhạc Phi miếu):

Thiên cổ di miếu toan tâm xứ

Chỉ hữu đan tâm chiếu hậu nhân

[Hồng ngâm] (Phỏng cố lý):

Lai khứ bát bách thu

Thuỳ tri ngô hựu thuỳ

Đê đầu kỷ chú hương

Yên hướng cố nhân phi

Hồi thân tâm nguyện liễu

Tái lai độ chúng quy

[Hồng ngâm II] (Chính Pháp khán):

Nhạc Phi Lục Lang bảo Trung Nguyên

Ông Lý Hồng Chí trong tập thơ [Hồng ngâm] của mình đã viết,

Du Nhạc Phi miếu

“Bi tráng lịch sử lưu thuỷ khứ –

Hạo khí trung hồn lưu thế gian –

Thiên cổ di miếu toan tâm xứ –

Chỉ hữu đan tâm chiếu hậu nhân.

— 11/9/ 1995 ở Thang Âm”,

Phỏng cố lý

“Thu vũ miến tự lệ

Thế thế toan tâm phế

Hương lý vô cố nhân

Gia trang kỷ độ phế

Lai khứ bát bách thu

Thuỳ tri ngô hựu thuỳ

Đê đầu kỷ chú hương

Yên hướng cố nhân phi

Hồi thân tâm nguyện liễu

Tái lai độ chúng quy 

— 11/9/ 1997 ở quê hương của Nhạc Phi”

Trong tập thơ [Hồng ngâm II] đã viết

Chính Pháp khán

Hán thất thiên hạ Hàn Tín đả

Đại Đường Thái Tông triều cương đại

Nhạc Phi Lục Lang bảo Trung Nguyên

Vi liễu xá

Chúng sinh lai thử yếu đắc Pháp

Những lời thơ này đã biểu minh đời trước của Ông Lý Hồng Chí đã từng chuyển thế thành Vũ Mục Vương Nhạc Phi. Lục lang chỉ danh tướng Dương Diên Chiêu thời Bắc Tống, Dương Diên Chiêu không có danh xưng vương, vì thế trong bài viết này không xếp ông vào trong tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển thế của Thánh Vương. 

2. Hà Nam (Uyển Khâu, Dũ Lý tức là Thang Âm) –– mối liên hệ chuyển thế của Phục Hy, Chu Văn Vương với Nhạc Phi:

Thái Hạo Phục Hy đóng đô ở Vu Trần Uyển Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam) mà vẽ ra bát quái, Nhạc Phi 3 lần chống quân Kim thu hồi Hoài Dương, ngày nay trong lăng Thái Hạo Hoài Dương có xây dựng đền thờ Nhạc Phi. Khi bị Trụ Vương nhà Thương giam cầm ở Dũ Lý (nay là Hoài Dương, Hà Nam), Tây Bá Hầu Cơ Xương đã dùng Chu Dịch để suy tính liệu việc. Mà Dũ Lý lại thuộc huyện Thang Âm, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Hoài Dương chính là quê của Vũ Mục Vương Nhạc Phi thời Nhà Tống, ngày nay ở Dũ Lý có đền thờ Phục Hy.

3. Tinh trung báo quốc, sau khi chết được phong vương –– mối liên hệ chuyển thế của Chu Văn Vương Cơ Xương với Vũ Mục Vương Nhạc Phi:

 Cả hai người đều là vị vua không ngai kiệt xuất nhất đương thời, bên trong là thánh bên ngoài là vương, họ đều là hình mẫu của nho gia, Tây Bá Hầu Cơ Xương có 2/3 thiên hạ, nhưng cả đời tận trung với nhà Thương; Nhạc Phi tinh trung báo quốc lưu danh thiên cổ. Cả hai người đều được phong vương sau khi chết, sau khi Tây Bá Hầu Cơ Xương mất đã được Chu Vũ Vương sau khi phạt Trụ diệt nhà Thương thành công phong làm Chu Văn Vương; sau khi Nhạc Phi mất được các hoàng đế đời sau phong làm Vũ Mục Vương, Trung Vũ Vương, Ngạc Vương, Trung Văn Vương, Tam giới tĩnh ma đại đế v.v.

4. Phượng Hoàng –– mối liên hệ chuyển thế của Thái Hạo Phục Hy, Chu Văn Vương Cơ Xương với Vũ Mục Vương Nhạc Phi:

Thái Đế Phục Hy thường tự đánh trống đánh đàn sắt ca hát, phượng hoàng nghe tiếng mà đến, trăm loài chim tụ tập hót ca; khi Tây Bá Hầu Cơ Xương còn tại vị chim phượng hoàng hót ở Kỳ Sơn, ngụ ý là thánh nhân xuất thế, người đời khi đó đều tôn xưng Tây Bá Hầu là Thánh nhân; Nhạc Phi tên chữ là Bằng Cử, tương truyền lúc Nhạc Phi sinh ra có chim đại bàng bay lượn trên nóc nhà. Đại bàng do Phượng Hoàng sinh ra, cho nên Phượng Hoàng cũng là chỉ Nhạc Phi, cả đời Nhạc Phi cũng giống như Phượng Hoàng niết bàn.

 5. Chiến Thần, công cao át chủ, mất lúc còn trẻ –– mối liên hệ chuyển thế của Hàn Tín với Nhạc Phi:

“Quốc sỹ vô song”, “Công cao vô nhị, lược bất xuất thế” là đánh giá của mọi người thời Hán – Sở về chiến thần Hàn Tín; cả đời Nhạc Phi chiến đấu với nước Kim, đất nước được xây dựng bởi những người Nữ Chân ở biên giới phía bắc, để chống lại sự xâm lược của nước Kim với nhà Tống, Nhạc Phi dùng binh như thần, bách chiến bách thắng, được mệnh danh là chiến thần. Kết cục của Hàn Tín là vì công cao át chủ mà bị Lữ Hoàng hậu bày mưu sát hại, khi mất mới chỉ 33 tuổi; kết cục của Nhạc Phi do chịu sự nghi kỵ của Tống Cao Tông mà bị giam cầm, sau bị Tần Cối dùng tội danh “Mạc Tu Hữu – có lẽ có (thời Tống, gian thần Tần Cối vu cho Nhạc Phi là mưu phản, Hàn Thế Trung bất bình, bèn hỏi Tần Cối có căn cứ gì không, Tần Cối trả lời “có lẽ có”. Về sau từ này dùng theo ý nghĩa bịa đặt không có căn cứ)” khép tội chết ở Đình Phong Ba, Đại Lý Tự, Hàng Châu, khi mất mới chỉ 39 tuổi. Nhạc Phi có một câu danh ngôn lưu truyền thiên cổ — “Quan văn không yêu tiền, quan võ không tiếc mệnh, thiên hạ sẽ thái bình”.

6. Thần lực bắn cung, chiến thần, nhà thư pháp –– mối liên hệ chuyển thế của Lý Thế Dân với Nhạc Phi

Sử sách viết rằng, Lý Thế Dân lúc thanh niên có sức mạnh vô song, binh khí nổi tiếng nhất trong các binh khí ông thường dùng là một cây Cự Khuyết Thiên Cung dài 2 mét, mũi tên Lý Thế Dân bắn có thể xuyên qua 7 lớp áo giáp, lực kéo cung có thể lên đến 180 cân; Nhạc Phi cũng có thần lực kinh người, có thể kéo cây cung 200 cân, có thể kéo cung bằng cả 2 tay. Sau khi kiến lập Nhà Đường, Lý Thế Dân được phong làm Tần Quốc Công, về sau tấn phong là Tần Vương, lĩnh quân bình định Tiết Nhân Cảo, Lưu Vũ Chu, Đậu Kiến Đức, Vương Thế Sung v.v., cuối cùng thống nhất Trung Quốc; Nhạc Phi giỏi dùng mưu lược, kỷ luật nghiêm minh, quân đội của ông được gọi là “chết rét cũng không cậy cửa, chết đói cũng không trộm cướp”, trong đời chinh chiến, ông đích thân tham dự hơn 100 chiến dịch, chưa một lần thất bại, quả là xứng với danh xưng tướng quân tất thắng. Lý Thế Dân yêu thích thư pháp và văn học, mở các văn học quán, nổi danh có cuốn “Đế Phạm”, thư pháp sử dụng trong đó là lối chữ thư pháp Lệ Thư, đồng thời yêu thích tác phẩm thư pháp nổi tiếng “Lan Đình Tự”, lối viết bia bằng chữ Hành Thư, được gọi là “Phi Bạch”, nổi danh hậu thế; thư pháp của Nhạc Phi khiến người đời khen tụng, 4 chữ tràn đầy khí thế hào hùng “Hoàn Ngã Hà Sơn” (trả lại sơn hà cho ta), tấm hoành phi hiện được treo ở Miếu Nhạc Phi ở Hàng Châu.

 7. Âm nhạc (Thủy hưng âm nhạc, Cổ cầm danh khúc, tứ diện Sở ca, ca vũ, Tống từ) –– mối liên hệ chuyển thế của Hy Đế, Chu Văn Vương, Hàn Tín, Lý Thế Dân với Nhạc Phi:

Hy Đế thường tự đánh trống đánh đàn sắt ca hát, thủy hưng âm nhạc; Chu Văn Vương sửa đổi cổ cầm đã sáng tác ra rất nhiều bài nhạc cổ cầm nổi tiếng; Hàn Tín dùng “Tứ diện Sở ca” đánh vào lòng quân Sở giành thắng lợi cuối cùng trong thế cục Hán Sở tranh hùng; Đường Thái Tông Lý Thế Dân “đánh đàn mà thiên hạ thái bình”, tự mình sáng tác ra bản vũ nhạc “Tần Vương phá trận nhạc”, đã sáng tác ra rất nhiều lời ca có nội dung để phản ánh kinh nghiệm từng trải của bản thân và hiện thực xã hội, ông còn thường ra lệnh cho quần thần ứng tác thơ xướng hợp, những lời ca mà Lý Thế Dân đã lưu lại, tổng cộng có 102 bài được biên soạn trong “Toàn Đường thi” và “Toàn Đường thi ngoại biên”; Vũ Mục Vương Nhạc Phi còn có tài văn truyền thế, ông có 14 bài thơ, có 3 bài văn được lưu giữ đến nay, Tống từ là thể loại phối âm nhạc ca hát, mỗi bài văn đều có một bản nhạc phối, những lời ca “30 công danh bụi và đất, 8 nghìn dặm mây và trăng, chờ đợi trong nhàn rỗi, bạc trắng mái đầu thiếu niên, đừng bi thiết” trong bài thiên cổ tuyệt ca “Mãn Giang Hồng” hùng hồn dõng dạc, được mọi người ưa chuộng mà Nhạc Phi để lại, đã được lưu truyền trong những người Hoa trên toàn thế giới.

Xem tiếp Phần 4

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/125222

The post Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (3/5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (2/5)https://chanhkien.org/2015/07/ty-le-vang-trong-quy-luat-chuyen-sinh-cua-thanh-vuong-cuu-the-25.htmlThu, 23 Jul 2015 03:24:49 +0000http://chanhkien.org/?p=24329Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục Tiếp theo Phần 1 [ChanhKien.org] II. Bằng chứng cho thấy Thánh vương chuyển sinh thành Chu Văn Vương Cơ Xương: 1. “Chu Uyển Khâu giáng phàm ở Tây Kỳ” trong cuốn Trung Quốc lịch đại thần tiên thông giám. Chu Văn Vương (hiệu Uyển Khâu) là Thánh […]

The post Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (2/5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

Tiếp theo Phần 1

[ChanhKien.org]

II. Bằng chứng cho thấy Thánh vương chuyển sinh thành Chu Văn Vương Cơ Xương:

1. “Chu Uyển Khâu giáng phàm ở Tây Kỳ” trong cuốn Trung Quốc lịch đại thần tiên thông giám.

Chu Văn Vương (hiệu Uyển Khâu) là Thánh vương Phục Hy đại đế chuyển thế, Chu Văn Vương Cơ Xương đã ứng nghiệm thiên cơ phượng kêu ở Kỳ Sơn, ứng nghiệm thời kỳ xuất thế trị vì Tây Kỳ, khai sáng nền “văn chương lễ nhạc 800 năm” của triều đại nhà Chu. Mà trong phần cuối sách Tư trị thông giám, khi đem sắp xếp các vị Thần Tiên trong các triều đại Trung Quốc, đối chiếu tên từng vị với 64 quẻ bói tương ứng thì Thánh vương Phục Hy được xếp ở vị trí đầu tiên.

 

2. “Tiên thiên Hà Đồ dĩ khứ chi, Hậu Thiên Lạc Thư đáo lai dã. Trung nam trung nữ hậu thiên Lạc Thư, Chu Dịch lý khí biến hóa Pháp”, “Bát Quái âm dương chước loạn cố, tương sinh biến vi tương khắc dã” (Cách Am Di Lục)

Cơn đại hồng thủy dưới thời vua Hạ Vũ gần như đã phá hủy toàn bộ nền văn minh thời Tam Hoàng Ngũ Đế trước đó. Kể từ triều đại nhà Hạ, Trung Quốc bắt đầu tiến nhập vào thời đại các vị vua thay nhau “độc chiếm thiên hạ”. Thiên tượng tiên thiên vốn là tương sinh, khi đó đã biến thành thiên tượng hậu thiên tương khắc, Thái Hạo Phục Hy đại đế, người đã dựa vào Hà Đồ tiên thiên mà sáng tạo ra Bát Quái tiên thiên, lại chuyển sinh thành Chu Văn Vương Cơ Xương, rồi căn cứ vào Lạc Thư hậu thiên mà sáng tạo nên Bát Quái hậu thiên, thay đổi toàn bộ hình thức lẫn cách dùng của Bát Quái tiên thiên, đồng thời diễn hóa ra 64 quẻ Chu Dịch[1]. Quy luật phát triển của xã hội nhân loại 3.000 năm từ đó về sau cũng biến hóa theo, các triều đại vua của Trung Quốc cũng liên tiếp thay đổi, các triều đại nhà Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có đặc tính tương ứng theo thứ tự tương khắc của Ngũ hành “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”, do đó các triều đại này đều dùng chiến tranh, vũ lực để thay đổi chính quyền.

 

3. Bửu Kê (Trần Thương, Kỳ Sơn), Hà Nam (Uyển Khâu, Dũ Lý), Kinh Dịch (Kinh Dịch tiên thiên, Kinh Dịch hậu thiên) chính là mối dây liên hệ giữa quá trình chuyển sinh của Thánh vương Phục Hy đại đế và Chu Văn Vương Cơ Xương

Thái Hạo Phục Hy trị vì ở Trần Thương (nay là thành phố Bửu Kê, tỉnh Thiểm Tây), đóng đô tại Uyển Khâu, đất Trần (nay là Hoài Dương, tỉnh Hà Nam), tại Uyển Khâu ông đã lập ra các quẻ bói và sáng tạo nên Kinh Dịch tiên thiên. Còn Chu Văn Vương Cơ Xương “Thánh Chủ giá lâm tây thổ địa, bất phụ ngũ phượng minh Kỳ Sơn” (Thánh Chủ giá lâm vùng Tây thổ, không phụ năm con chim phượng kêu ở Kỳ Sơn), Kỳ Sơn chính là thành phố Bửu Kê thuộc tỉnh Thiểm Tây, hơn nữa còn giáp với Trần Thương. Nơi mà Chu Văn Vương gặp Khương Tử Nha đang câu cá chính là bên sông Vị Thủy, thị trấn Bàn Khê, Trần Thương; “bảy năm Dũ Lý bao sương gió, Phục Hy Bát Quái rõ tinh thâm”, Chu Văn Vương từng bị Trụ Vương triều Thương cầm tù suốt bảy năm tại Dũ Lý (Thương Âm, tỉnh Hà Nam ngày nay), trong thời gian đó ông đã sáng tạo ra Kinh Dịch hậu thiên. Tại Hà Nam, ông đã từ Bát Quái của Phục Hy diễn hóa ra 64 quẻ Chu Dịch, đến nay trong thành phố Dũ Lý vẫn còn công trình Từ đường Phục Hy.

 

4. Âm nhạc, cổ cầm (ngũ huyền cầm, thất huyền cầm), có phượng hoàng đến lắng nghe chính là mối dây liên hệ giữa quá trình chuyển sinh của Thánh vương Phục Hy với Chu Văn Vương Cơ Xương.

Thái đế Phục Hy đã sáng tác ra ca khúc đầu tiên, “Xưa Phục Hy vì để cải thiện đời sống nên đã dạy dân trồng trọt săn bắn, thống nhất giang sơn, còn sáng tác ra bài ca ‘Lưới đánh cá’” (Biện nhạc luận); Sử ký ghi chép rằng Chu Văn Vương từng sáng tác các danh khúc cổ cầm ‘Cổ Phong thao’, ‘Cầm sử’, trong đó viết: “Âm nhạc vui tươi, giúp hồi tưởng về sự thuần phác thời cổ xưa. Đúng là không trị mà không loạn, không nói mà tin, không dạy mà tỏ.” Thái đế Phục Hy là người đầu tiên chế tạo ra các loại nhạc cụ, phát minh ra cổ cầm, cổ tiêu, huyên. Trong Thế bản viết: “Phục Hy chế tạo ra cổ cầm”, Phục Hy lấy gỗ của cây ngô đồng chế thành đàn cầm, trên có năm dây, gọi là: “cung, thương, giốc, chủy, vũ”, tượng trưng cho Ngũ hành “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”, “người gảy cầm phải cấm tà dâm, chính lại nhân tâm”.

Chu Văn Vương vì để tưởng niệm người con trai đã chết là Bá Ấp Khảo nên đã thêm một dây vào cổ cầm. Khi Võ Vương phạt Trụ, vì để tăng thêm khí thế của binh sĩ nên đã thêm một dây nữa, vậy nên đàn cầm đã được thêm hai dây là văn và võ, gọi là ‘thiếu cung’ và ‘thiếu thương’, do đó cổ cầm còn gọi là ‘văn võ thất huyền cầm’. Trong quyển Phong tục thông của Ưng Thiệu thời Đông Hán viết: “Thất huyền cầm, theo phép tắc mà nói thì ứng với bảy ngôi sao, dây lớn là quân, dây nhỏ là thần, thêm hai dây Văn Vương, Võ Vương để hợp với đạo quân thần.” Thái đế thường tự mình gảy đàn ca hát; chim phượng hoàng theo âm thanh mà bay đến hành lễ, trăm chim hòa âm bay lượn; còn đến thời đại của Chu Văn Vương Cơ Xương thì có phượng hoàng đỏ kêu ở núi Kỳ Sơn.

 

III. Bằng chứng cho thấy Thánh vương từng chuyển sinh thành Sở vương Hàn Tín triều Hán.

1. “Tam chi Gia Cát bát Hàn Tín” (Cách Am di lục), “Hán thất thiên hạ Hàn Tín đả” (“Chính Pháp khán”, Hồng Ngâm 2)

Bằng chứng cho thấy rằng đại Thánh nhân từng chuyển sinh thành Hàn Tín để giành thiên hạ cho nhà Hán. Hàn Tín đã không phụ sự ủy thác của Lưu Bang, ngày sửa đường núi, tối vượt Trần Thương, giúp vua nhà Hán bình định Tam Tần; lại bắt Ngụy Vương là Báo; bắt Triệu Vương là Yết; phía bắc bình định nước Yên, phía đông bình định nước Tề; phía nam đánh bại 20 vạn quân Sở, giết chết danh tướng Long Thư, cuối cùng bày ra thế trận tuyệt diệu vô song ở Cửu Lý Sơn, thập diện mai phục, giết hết 10 vạn quân Sở. Sau cùng đã giúp Lưu Bang giành được thiên hạ nhà Hán. Hàn Tín đã lập nên nhiều chiến công hiển hách cho triều đại Tây Hán, nhiều lần đảm nhiệm chức Tề vương, Sở vương, Hoài Âm hầu. Hàn Tín là nhân vật lịch sử có nhiều thành ngữ điển cổ nhất. Những thành ngữ như: chịu nhục chui háng, bữa cơm nghìn vàng, biến cũ thành mới, minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương (dùng giả tướng để che mắt đối phương), trận chiến sống còn, thập diện mai phục, công cao hơn chủ, có mới nới cũ, thành cũng tiêu bại cũng tiêu, sống chết dựa tri kỷ, tồn vong cậy phu nhân, Hàn Tín điểm binh, càng nhiều càng tốt,… Ngài Lý Hồng Chí viết trong bài “Chính Pháp khán” trong tập thơ Hồng Ngâm 2: “Hán thất thiên hạ Hàn Tín đả“ (tạm dịch: Thiên hạ của nhà Hán là do Hàn Tín đánh [giành được]). Điều này chúng tỏ đời trước Ngài từng chuyển sinh thành Hàn Tín.

 

2. Trần Thương và Hoài Thủy chính là mối liên hệ sự chuyển sinh giữa Phục Hy và Hàn Tín.

Thái Hạo Phục Hy từng cai quản Trần Thương (nay là Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây), định đô tại Uyển Khâu đất Trần (nay Hoài Dương, tỉnh Hà Nam); Chu Văn Vương cai trị vùng Tây Kỳ thuộc Bảo Kê; còn Hàn Tín từng thống lĩnh quân Hán “ngày sửa đường núi, tối vượt Trần Thương”. Hàn Tín sinh ở Hoài Âm (nay Hoài An, tỉnh Giang Tô), sau này được phong là Hoài Âm hầu. Hoài Âm, Hoài Dương là tên hai vùng đất gắn liền với con sông Hoài, thời cổ đại phía nam con sông là âm, phía bắc con sông là dương, hai vùng đất này lần lượt nằm ở phía nam và phía bắc sông Hoài Thủy, nên được đặt tên như vậy.

 

3. Có thể nhẫn chính là mối liên hệ giữa Chu Văn Vương và Hàn Tín.

Chu Văn Vương khi đã hơn 80 tuổi còn bị Trụ Vương triều Thương cầm tù ở Dũ Lý suốt bảy năm, trong thời gian chịu khổ, ông đã hoàn thành Chu Dịch lưu danh muôn đời, cuối cùng khai sáng cơ nghiệp triều Chu 800 năm. Còn câu chuyện về Hàn Tín lúc còn trẻ có thể chịu nhục chui háng đã lưu truyền rộng rãi. Điều đó nói lên rằng Hàn Tín có tâm đại nhẫn thật đáng khâm phục, vậy nên sau này ông mới có thể lập nên chiến công bất hủ kiến lập triều đại nhà Hán.

 

4. Âm nhạc (thủy chế âm nhạc, cổ cầm danh khúc, tứ diện Sở ca) chính là mối dây liên hệ giữa Phục Hy đại đế, Chu Văn Vương và Hàn Tín:

Thái đế Phục Hy đã sáng tác ra ca khúc đầu tiên, “Xưa Phục Hy vì để cải thiện đời sống nên đã dạy dân trồng trọt săn bắn, thống nhất giang sơn, còn sáng tác ra bài ca Lưới đánh cá” (Biện nhạc luận); Thái đế Phục Hy là người đầu tiên chế tạo ra các loại nhạc cụ, phát minh ra cổ cầm, cổ tiêu, huyên; Chu Văn Vương từng sáng tác các danh khúc cổ cầm “Cổ Phong thao”, “Tư Thuấn thao”, “Câu U thao”, “Văn Vương thao”. Vào thời Hán Sở tương tranh, 10 vạn quân Sở bị Hàn Tín thập diện mai phục quanh Cai Hạ, khi hai quân rơi vào thế giằng co, Hàn Tín lệnh cho nhạc sư tấu nhạc nước Sở, dạy cho quân Hán học ca dao dân ca nước Sở ở Giang Đông, bốn bề cùng hát khúc Sở quân, kích động tình cảm mong nhớ quê nhà của quân Sở, quân Sở từ Hạng Vũ trở xuống ai nấy đều cho rằng quân Hán đã chiếm hết vùng đất Sở, thế là sĩ khí sụp đổ, Hạng Vũ liền mở cửa doanh trại mặc cho tướng sĩ phân tán bốn phía mà ra đi. Hôm sau, quân sĩ còn lại bên Hạng Vũ chỉ còn 800 người. Trong trận chiến tại Cai Hạ, Hàn Tín đã bộc lộ rõ tài năng quân sự kiệt xuất của mình, khéo dùng trận pháp phá địch, khiến cho tổn thất quân sĩ giảm đến mức thấp nhất. Đặc biệt hơn cả là chiến thuật “bốn bề khúc hát Sở quân”, đây quả là chiến thuật tâm lý tuyệt vời dùng tiếng hát làm vũ khí công kích quân địch, một chiến thuật hiếm có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh.

Xem tiếp Phần 3

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2014/01/15/125220.救世圣人的前世今生及其黄金分割比转世规律(二).html

 

Chú thích:

[1] Xem thêm Vị lai Bát quái phương vị (Phần 1)

The post Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (2/5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (1/5)https://chanhkien.org/2015/06/ty-le-vang-trong-quy-luat-chuyen-sinh-cua-thanh-vuong-cuu-the-15.htmlTue, 23 Jun 2015 08:59:08 +0000http://chanhkien.org/?p=24248Tác giả: Đệ tử Đại Pháp đại lục [ChanhKien.org] “Khi linh hồn quay trở lại Địa Cầu, thân thể lần này sẽ giống với thân thể chuyển sinh lần trước, thiên bẩm và tập tính của họ cũng sẽ hoàn toàn giống nhau.” – Plato. Mạnh Tử đã từng nói: “Cứ mỗi 500 năm tất […]

The post Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (1/5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp đại lục

[ChanhKien.org] “Khi linh hồn quay trở lại Địa Cầu, thân thể lần này sẽ giống với thân thể chuyển sinh lần trước, thiên bẩm và tập tính của họ cũng sẽ hoàn toàn giống nhau.” – Plato.

Mạnh Tử đã từng nói: “Cứ mỗi 500 năm tất có bậc vương giả tài ba xuất chúng, trong đó tất có bậc Thánh nhân vang danh thiên hạ.” Ba nghìn năm trước, phượng kêu ở Kỳ Sơn, Thánh nhân Chu Văn Vương xuất thế, 500 năm sau đó, gần như trong cùng một thời đại: Thánh nhân Lão Tử của Đạo giáo, Thánh nhân Khổng Tử của Nho giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Phật giáo nổi tiếng khắp thiên hạ, hơn 500 năm sau, Chúa Jesus của Cơ Đốc giáo tiếng tăm lừng lẫy khắp thế gian, có thể thấy được rằng sự xuất hiện của các bậc Thánh nhân qua các thời kỳ là có quy luật. Dưới đây chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về sự chuyển sinh qua các thời kỳ lịch sử của một vị Đại Thánh nhân, đó là Thánh nhân Cứu Thế Chuyển Luân Thánh Vương (vua của các vua) và tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Ngài.

Thánh Vương chuyển sinh tại cõi người hầu như mỗi một đời đều là vương, theo suy lý từ trong các dự ngôn và truyền thuyết, Thánh Vương trong suốt các giai đoạn lịch sử đã chuyển sinh thành: thủy tổ của nhân loại phương đông Phục Hy Đại Đế, Chu Văn Vương Cơ Xương, Sở Vương Đại Hán Hàn Tín, Đường Thái Tông Lý Thế Dân, Võ Mục Vương nhà Tống Nhạc Phi, Trương Tam Phong vị vua đứng đầu về công phu vào triều đại nhà Nguyên và nhà Minh, Khang Hy Đại Đế nhà Thanh, Washington vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, Đức Di Lặc Chuyển Luân Thánh Vương (Đấng Mesia vua của các vua). Những điều được nghiên cứu trong đây chỉ là những lần chuyển sinh chủ yếu có mang danh hiệu vương qua các thời kỳ lịch sử của Ngài mà thôi, thật khó có thể liệt kê hết các lần chuyển sinh mà Ngài không phải là vương (chẳng hạn như Dương Diên Chiêu nhà Tống) cùng các lần phân thân chuyển sinh của Ngài tại nhân gian. Lấy năm 1999 là năm đại biểu cho “sự phục sinh” của Thánh Vương, để so sánh với các năm mất của Washington (1732-1799), Khang Hy (1654-1722), Trương Tam Phong (1247-1458), Nhạc Phi (1103-1142), Lý Thế Dân (599-649), Hàn Tín (229 TCN-196 TCN)  thì khoảng cách lần lượt là 200 năm, 277 năm, 541 năm, 857 năm, 1350 năm, 2195 năm, những trị số này có đặc điểm giống với dãy số Fibonacci: 2, 3, 5, 8, 13, 21 là ở chỗ tỷ số giữa hai số liên tiếp nhau ngày càng gần với tỷ lệ vàng 0,618. Từ xưa đến nay, chu kỳ chuyển sinh của Thánh Vương ngày càng ngắn, tần suất chuyển sinh của Ngài gần như tăng lên theo cấp số nhân, những chúng sinh có duyên với Ngài cũng lần lượt chuyển sinh, vừa vặn trùng khớp với tốc độ gia tăng dân số trên Trái Đất.

Tỷ lệ giữa hai số trong dãy 200, 277, 541, 857, 1350, 2195 càng lúc càng gần với tỷ lệ vàng 0,618 (hoặc 1,618). Trong biểu đồ, đường chéo màu đen đại diện cho tỷ lệ vàng. Các điểm tròn biễu thị cho các tỷ lệ năm sinh, càng lúc càng nằm gần đường tỷ lệ vàng. (Nguồn: ZhengJian)

Căn cứ vào các loại dự ngôn, chuyển sinh đời này của Chuyển Luân Thánh Vương chính là ông Lý Hồng Chí, người đã truyền xuất Pháp Luân Đại Pháp. “Tháng 7 năm 1999; Để nhà vua Angoulmois phục sinh; Đại vương Khủng Bố sẽ từ trên trời xuống” (Tiên tri Các Thế Kỷ của Nostradamus), tập đoàn trung ương Trung Cộng lúc đó đã bắt đầu cuộc đàn áp tà ác toàn diện đối với Pháp Luân Đại Pháp cùng hơn 100 triệu đệ tử Đại Pháp, quá trình Chính Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí ở nhân gian, từ góc độ của chúng Thần mà nhìn thì giống như quá trình phục sinh từ cõi chết. Năm 1999 là một năm vô cùng đặc biệt, trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương thì lần chuyển sinh này lấy năm 1999 làm đại biểu cho sự “phục sinh từ cõi chết”.

Tỷ lệ vàng được gọi là tỷ lệ Thần Thánh, là một tỷ lệ mang tính chính xác rất cao, mang tính nghệ thuật hoàn mỹ, tính hài hòa, ẩn chứa nhiều nét đẹp và nhiều giá trị phong phú. Trong thực tế, giá trị 0,618 hoặc 1,618 có rất nhiều ứng dụng, giống như các ứng dụng của số pi 3,14. Tỷ lệ vàng tồn tại rộng rãi trong kết cấu vũ trụ, trong giới tự nhiên, trong cấu trúc thân thể người, các công trình kiến trúc cho tới tác phẩm nghệ thuật, đó là tỷ lệ đẹp nhất và hài hòa nhất.

I. Bằng chứng cho thấy Thánh Vương đã chuyển sinh thành Phục Hy Đại Đế, thủy tổ của nhân loại phương đông.

1. “Khai tích dĩ lai sơ phùng vận tam bát mộc vận thủy hoàng xuất, Ngũ đế trung chi thủ thượng nhân dịch lý chi trung bí tàng văn cú” (Cách Am Di Lục)

Trong sách dự ngôn Cách Am Di Lục của Hàn Quốc 500 năm trước đây có đoạn miêu tả tường tận, kỹ lưỡng các đời trước và đời này của Thánh nhân cứu thế Phật Di Lặc, Thánh nhân trong lịch sử từng là Phục Y Đại Đế, thủy tổ của nhân loại phương đông mà Đạo gia và Nho gia tôn sùng, cũng là vị vương đứng đầu trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Thủy Hoàng Phục Hy lấy nhân đức mà cai trị thiên hạ, sáng tạo ra Bát Quái tiên thiên và Kinh Dịch tiên thiên, vùng đất Trung Hoa từ xưa đã được gọi là Thần Châu, Thủy Hoàng Phục Hy đã khai sáng văn hóa Thần truyền tại Trung Hoa, có công sáng thế.

Phục Hy Đại Đế (Nguồn: ZhengJian)

 

2. “Thiếu nam thiếu nữ Hà Đồ tiên thiên, Hy Dịch lý khí tạo hóa Pháp” (Cách Am Di Lục)

Thánh nhân Phục Hy, sinh tại Thành Kỷ (nay là vùng Thiên Thủy tỉnh Cam Túc), mất tại Uyển Khâu (nay là Hoài Dương tỉnh Hồ Nam), ông căn cứ vào thiên ý được triển hiện qua 55 quẻ bói của Hà Đồ tiên thiên mà sáng tạo ra Bát Quái tiên thiên, truyền lại cho hậu thế cách trị vì vạn vật trong thiên hạ, Bát Quái tiên thiên dựa trên âm dương tương hợp tương sinh, ví như câu chuyện vua Nghiêu, Thuấn, Vũ nhường ngôi lại cho người khác. Như mọi người đều biết, toàn bộ nền văn hóa phương đông đều bắt nguồn từ Hà Đồ tiên thiên của Phục Hy, cổ nhân bình luận rằng “Giáo lý của Khổng Tử bắt nguồn từ Hà Đồ, giáo lý của Lão Tử cũng bắt nguồn từ Hà Đồ”, thậm chí cả Nho gia, Đạo gia, Mặc gia được gọi là “ba tư tưởng lớn của phương đông” đều bắt nguồn từ Hà Đồ.

3. “Tả hữu cung gian Di Lặc Phật long hóa tam giới xuất thế chi, tam thiên chi vận Thích Ca dự ngôn đương mạt hạ sinh Di Lặc Phật” (Cách Am Di Lục)

Người gây ra rắc rối cũng là người phải đi giải quyết, Đấng Cứu Thế cũng chính là Đấng Sáng Thế! Thánh Vương Phục Hy sẽ xuất hiện vào thời đại này của chúng ta (thời đại 3.000 năm theo Phật lịch) dưới hình tượng Thánh nhân Phật Di Lặc như trong dự ngôn của Phật gia. Chúng ta kinh ngạc khi phát hiện ra một thiên cơ, sở dĩ khởi đầu và kết thúc của nhân loại lần này đều có vị Đại Thánh nhân này giáng thế, là vì việc cứu độ chúng sinh vốn từ lâu đã được sắp xếp có trật tự cả rồi! Phục Hy còn có tên là Hy Hoàng, mang hàm ý là Chúa Cứu Thế, đấng sẽ hy sinh bản thân mình để cứu vớt con người thế gian.

Xem tiếp Phần 2

>> Xem thêm:

Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus

«Cách Am Di Lục» toàn giải

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2014/01/14/125219.救世圣人的前世今生及其黄金分割比转世规律(一).html

The post Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (1/5) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>