Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (2/5)



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

Tiếp theo Phần 1

[ChanhKien.org]

II. Bằng chứng cho thấy Thánh vương chuyển sinh thành Chu Văn Vương Cơ Xương:

1. “Chu Uyển Khâu giáng phàm ở Tây Kỳ” trong cuốn Trung Quốc lịch đại thần tiên thông giám.

Chu Văn Vương (hiệu Uyển Khâu) là Thánh vương Phục Hy đại đế chuyển thế, Chu Văn Vương Cơ Xương đã ứng nghiệm thiên cơ phượng kêu ở Kỳ Sơn, ứng nghiệm thời kỳ xuất thế trị vì Tây Kỳ, khai sáng nền “văn chương lễ nhạc 800 năm” của triều đại nhà Chu. Mà trong phần cuối sách Tư trị thông giám, khi đem sắp xếp các vị Thần Tiên trong các triều đại Trung Quốc, đối chiếu tên từng vị với 64 quẻ bói tương ứng thì Thánh vương Phục Hy được xếp ở vị trí đầu tiên.

 

2. “Tiên thiên Hà Đồ dĩ khứ chi, Hậu Thiên Lạc Thư đáo lai dã. Trung nam trung nữ hậu thiên Lạc Thư, Chu Dịch lý khí biến hóa Pháp”, “Bát Quái âm dương chước loạn cố, tương sinh biến vi tương khắc dã” (Cách Am Di Lục)

Cơn đại hồng thủy dưới thời vua Hạ Vũ gần như đã phá hủy toàn bộ nền văn minh thời Tam Hoàng Ngũ Đế trước đó. Kể từ triều đại nhà Hạ, Trung Quốc bắt đầu tiến nhập vào thời đại các vị vua thay nhau “độc chiếm thiên hạ”. Thiên tượng tiên thiên vốn là tương sinh, khi đó đã biến thành thiên tượng hậu thiên tương khắc, Thái Hạo Phục Hy đại đế, người đã dựa vào Hà Đồ tiên thiên mà sáng tạo ra Bát Quái tiên thiên, lại chuyển sinh thành Chu Văn Vương Cơ Xương, rồi căn cứ vào Lạc Thư hậu thiên mà sáng tạo nên Bát Quái hậu thiên, thay đổi toàn bộ hình thức lẫn cách dùng của Bát Quái tiên thiên, đồng thời diễn hóa ra 64 quẻ Chu Dịch[1]. Quy luật phát triển của xã hội nhân loại 3.000 năm từ đó về sau cũng biến hóa theo, các triều đại vua của Trung Quốc cũng liên tiếp thay đổi, các triều đại nhà Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có đặc tính tương ứng theo thứ tự tương khắc của Ngũ hành “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”, do đó các triều đại này đều dùng chiến tranh, vũ lực để thay đổi chính quyền.

 

3. Bửu Kê (Trần Thương, Kỳ Sơn), Hà Nam (Uyển Khâu, Dũ Lý), Kinh Dịch (Kinh Dịch tiên thiên, Kinh Dịch hậu thiên) chính là mối dây liên hệ giữa quá trình chuyển sinh của Thánh vương Phục Hy đại đế và Chu Văn Vương Cơ Xương

Thái Hạo Phục Hy trị vì ở Trần Thương (nay là thành phố Bửu Kê, tỉnh Thiểm Tây), đóng đô tại Uyển Khâu, đất Trần (nay là Hoài Dương, tỉnh Hà Nam), tại Uyển Khâu ông đã lập ra các quẻ bói và sáng tạo nên Kinh Dịch tiên thiên. Còn Chu Văn Vương Cơ Xương “Thánh Chủ giá lâm tây thổ địa, bất phụ ngũ phượng minh Kỳ Sơn” (Thánh Chủ giá lâm vùng Tây thổ, không phụ năm con chim phượng kêu ở Kỳ Sơn), Kỳ Sơn chính là thành phố Bửu Kê thuộc tỉnh Thiểm Tây, hơn nữa còn giáp với Trần Thương. Nơi mà Chu Văn Vương gặp Khương Tử Nha đang câu cá chính là bên sông Vị Thủy, thị trấn Bàn Khê, Trần Thương; “bảy năm Dũ Lý bao sương gió, Phục Hy Bát Quái rõ tinh thâm”, Chu Văn Vương từng bị Trụ Vương triều Thương cầm tù suốt bảy năm tại Dũ Lý (Thương Âm, tỉnh Hà Nam ngày nay), trong thời gian đó ông đã sáng tạo ra Kinh Dịch hậu thiên. Tại Hà Nam, ông đã từ Bát Quái của Phục Hy diễn hóa ra 64 quẻ Chu Dịch, đến nay trong thành phố Dũ Lý vẫn còn công trình Từ đường Phục Hy.

 

4. Âm nhạc, cổ cầm (ngũ huyền cầm, thất huyền cầm), có phượng hoàng đến lắng nghe chính là mối dây liên hệ giữa quá trình chuyển sinh của Thánh vương Phục Hy với Chu Văn Vương Cơ Xương.

Thái đế Phục Hy đã sáng tác ra ca khúc đầu tiên, “Xưa Phục Hy vì để cải thiện đời sống nên đã dạy dân trồng trọt săn bắn, thống nhất giang sơn, còn sáng tác ra bài ca ‘Lưới đánh cá’” (Biện nhạc luận); Sử ký ghi chép rằng Chu Văn Vương từng sáng tác các danh khúc cổ cầm ‘Cổ Phong thao’, ‘Cầm sử’, trong đó viết: “Âm nhạc vui tươi, giúp hồi tưởng về sự thuần phác thời cổ xưa. Đúng là không trị mà không loạn, không nói mà tin, không dạy mà tỏ.” Thái đế Phục Hy là người đầu tiên chế tạo ra các loại nhạc cụ, phát minh ra cổ cầm, cổ tiêu, huyên. Trong Thế bản viết: “Phục Hy chế tạo ra cổ cầm”, Phục Hy lấy gỗ của cây ngô đồng chế thành đàn cầm, trên có năm dây, gọi là: “cung, thương, giốc, chủy, vũ”, tượng trưng cho Ngũ hành “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”, “người gảy cầm phải cấm tà dâm, chính lại nhân tâm”.

Chu Văn Vương vì để tưởng niệm người con trai đã chết là Bá Ấp Khảo nên đã thêm một dây vào cổ cầm. Khi Võ Vương phạt Trụ, vì để tăng thêm khí thế của binh sĩ nên đã thêm một dây nữa, vậy nên đàn cầm đã được thêm hai dây là văn và võ, gọi là ‘thiếu cung’ và ‘thiếu thương’, do đó cổ cầm còn gọi là ‘văn võ thất huyền cầm’. Trong quyển Phong tục thông của Ưng Thiệu thời Đông Hán viết: “Thất huyền cầm, theo phép tắc mà nói thì ứng với bảy ngôi sao, dây lớn là quân, dây nhỏ là thần, thêm hai dây Văn Vương, Võ Vương để hợp với đạo quân thần.” Thái đế thường tự mình gảy đàn ca hát; chim phượng hoàng theo âm thanh mà bay đến hành lễ, trăm chim hòa âm bay lượn; còn đến thời đại của Chu Văn Vương Cơ Xương thì có phượng hoàng đỏ kêu ở núi Kỳ Sơn.

 

III. Bằng chứng cho thấy Thánh vương từng chuyển sinh thành Sở vương Hàn Tín triều Hán.

1. “Tam chi Gia Cát bát Hàn Tín” (Cách Am di lục), “Hán thất thiên hạ Hàn Tín đả” (“Chính Pháp khán”, Hồng Ngâm 2)

Bằng chứng cho thấy rằng đại Thánh nhân từng chuyển sinh thành Hàn Tín để giành thiên hạ cho nhà Hán. Hàn Tín đã không phụ sự ủy thác của Lưu Bang, ngày sửa đường núi, tối vượt Trần Thương, giúp vua nhà Hán bình định Tam Tần; lại bắt Ngụy Vương là Báo; bắt Triệu Vương là Yết; phía bắc bình định nước Yên, phía đông bình định nước Tề; phía nam đánh bại 20 vạn quân Sở, giết chết danh tướng Long Thư, cuối cùng bày ra thế trận tuyệt diệu vô song ở Cửu Lý Sơn, thập diện mai phục, giết hết 10 vạn quân Sở. Sau cùng đã giúp Lưu Bang giành được thiên hạ nhà Hán. Hàn Tín đã lập nên nhiều chiến công hiển hách cho triều đại Tây Hán, nhiều lần đảm nhiệm chức Tề vương, Sở vương, Hoài Âm hầu. Hàn Tín là nhân vật lịch sử có nhiều thành ngữ điển cổ nhất. Những thành ngữ như: chịu nhục chui háng, bữa cơm nghìn vàng, biến cũ thành mới, minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương (dùng giả tướng để che mắt đối phương), trận chiến sống còn, thập diện mai phục, công cao hơn chủ, có mới nới cũ, thành cũng tiêu bại cũng tiêu, sống chết dựa tri kỷ, tồn vong cậy phu nhân, Hàn Tín điểm binh, càng nhiều càng tốt,… Ngài Lý Hồng Chí viết trong bài “Chính Pháp khán” trong tập thơ Hồng Ngâm 2: “Hán thất thiên hạ Hàn Tín đả“ (tạm dịch: Thiên hạ của nhà Hán là do Hàn Tín đánh [giành được]). Điều này chúng tỏ đời trước Ngài từng chuyển sinh thành Hàn Tín.

 

2. Trần Thương và Hoài Thủy chính là mối liên hệ sự chuyển sinh giữa Phục Hy và Hàn Tín.

Thái Hạo Phục Hy từng cai quản Trần Thương (nay là Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây), định đô tại Uyển Khâu đất Trần (nay Hoài Dương, tỉnh Hà Nam); Chu Văn Vương cai trị vùng Tây Kỳ thuộc Bảo Kê; còn Hàn Tín từng thống lĩnh quân Hán “ngày sửa đường núi, tối vượt Trần Thương”. Hàn Tín sinh ở Hoài Âm (nay Hoài An, tỉnh Giang Tô), sau này được phong là Hoài Âm hầu. Hoài Âm, Hoài Dương là tên hai vùng đất gắn liền với con sông Hoài, thời cổ đại phía nam con sông là âm, phía bắc con sông là dương, hai vùng đất này lần lượt nằm ở phía nam và phía bắc sông Hoài Thủy, nên được đặt tên như vậy.

 

3. Có thể nhẫn chính là mối liên hệ giữa Chu Văn Vương và Hàn Tín.

Chu Văn Vương khi đã hơn 80 tuổi còn bị Trụ Vương triều Thương cầm tù ở Dũ Lý suốt bảy năm, trong thời gian chịu khổ, ông đã hoàn thành Chu Dịch lưu danh muôn đời, cuối cùng khai sáng cơ nghiệp triều Chu 800 năm. Còn câu chuyện về Hàn Tín lúc còn trẻ có thể chịu nhục chui háng đã lưu truyền rộng rãi. Điều đó nói lên rằng Hàn Tín có tâm đại nhẫn thật đáng khâm phục, vậy nên sau này ông mới có thể lập nên chiến công bất hủ kiến lập triều đại nhà Hán.

 

4. Âm nhạc (thủy chế âm nhạc, cổ cầm danh khúc, tứ diện Sở ca) chính là mối dây liên hệ giữa Phục Hy đại đế, Chu Văn Vương và Hàn Tín:

Thái đế Phục Hy đã sáng tác ra ca khúc đầu tiên, “Xưa Phục Hy vì để cải thiện đời sống nên đã dạy dân trồng trọt săn bắn, thống nhất giang sơn, còn sáng tác ra bài ca Lưới đánh cá” (Biện nhạc luận); Thái đế Phục Hy là người đầu tiên chế tạo ra các loại nhạc cụ, phát minh ra cổ cầm, cổ tiêu, huyên; Chu Văn Vương từng sáng tác các danh khúc cổ cầm “Cổ Phong thao”, “Tư Thuấn thao”, “Câu U thao”, “Văn Vương thao”. Vào thời Hán Sở tương tranh, 10 vạn quân Sở bị Hàn Tín thập diện mai phục quanh Cai Hạ, khi hai quân rơi vào thế giằng co, Hàn Tín lệnh cho nhạc sư tấu nhạc nước Sở, dạy cho quân Hán học ca dao dân ca nước Sở ở Giang Đông, bốn bề cùng hát khúc Sở quân, kích động tình cảm mong nhớ quê nhà của quân Sở, quân Sở từ Hạng Vũ trở xuống ai nấy đều cho rằng quân Hán đã chiếm hết vùng đất Sở, thế là sĩ khí sụp đổ, Hạng Vũ liền mở cửa doanh trại mặc cho tướng sĩ phân tán bốn phía mà ra đi. Hôm sau, quân sĩ còn lại bên Hạng Vũ chỉ còn 800 người. Trong trận chiến tại Cai Hạ, Hàn Tín đã bộc lộ rõ tài năng quân sự kiệt xuất của mình, khéo dùng trận pháp phá địch, khiến cho tổn thất quân sĩ giảm đến mức thấp nhất. Đặc biệt hơn cả là chiến thuật “bốn bề khúc hát Sở quân”, đây quả là chiến thuật tâm lý tuyệt vời dùng tiếng hát làm vũ khí công kích quân địch, một chiến thuật hiếm có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh.

Xem tiếp Phần 3

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2014/01/15/125220.救世圣人的前世今生及其黄金分割比转世规律(二).html

 

Chú thích:

[1] Xem thêm Vị lai Bát quái phương vị (Phần 1)



Ngày đăng: 23-07-2015

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.