Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương cứu thế (5/5)



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 4

IX. Bằng chứng Thánh Vương chuyển sinh thành Thánh nhân cứu thế là Ngài Lý Hồng Chí

1. Cách Am Di Lục: “Tả hữu cung gian Di Lặc Phật – Long hoa tam giới xuất thế chi”, “Vạn thừa thiên tử vương chi vương”, “Tam thần đế vương thủy xuất thời – Thiện giả đa sinh ác giả tử”, “Tây khí đông lai Thượng đế tái lâm”

Thánh nhân cứu thế không chỉ là Phật Di Lặc (Chuyển Luân Thánh Vương) mà Phật gia chờ đợi, đồng thời ông còn là Thánh nhân Tử Vi (Tử Hà Chân Chủ) mà Đạo gia và Nho gia chờ đợi, cũng là Kito trở lại (Vạn Vương chi Vương) mà Cơ Đốc giáo chờ đợi, “Thánh nhân của ba tôn giáo Phật–Đạo–Thần cùng ở thế gian” hợp thành một vị Thánh nhân trong thời mạt thế – Đại Thánh nhân cứu thế. Trong Cách Am Di Lục còn có rất nhiều danh xưng khác của Thánh nhân cứu thế: “Thánh Thần”, “Bảo Huệ Sư”, “Lưỡng Bạch Thánh Nhân”, “Tam Phong Đạo Sư”, “Tam Thần Đại Vương”, “Tam Thần Đế Vương”, “Tam Bích Chân Nhân”, “Tử Hà Chân Chủ”, “Đào Phù Thần Nhân”, “Đông Phương Thiên Thánh”, “Thần Mã Di Lặc”, “Di Lặc Thế Tôn”, “Cứu Thế Quân Tử”, “Thập Thắng Đại Vương”, “Kim Cưu Mộc Thố”, “Lưỡng Mộc Mạt Thế Thánh”, “Thiên Thượng Vân Trung Vương”, “Á Á Tông Phật”, “Vũ Trụ Chi Tôn Di Thiên”, “Thiên Đế Tái Lâm Thập Thắng”, “Tây Khí Đông Lai Thượng Đế Tái Lâm”, “Vạn Thừa Thiên Tử Vương Chi Vương”, “Trường An Đại Đạo Chính Đạo Lệnh”. Từ đó có thể thấy, các tôn giáo, tín ngưỡng đều cùng nhìn nhận Thánh Vương là Cứu Thế Chủ. Cứu Thế Chủ trong dự ngôn Cách Am Di Lục mà ông Shin Jeong-Ho người Hàn Quốc giải mã được chính là Ngài Lý Hồng Chí người truyền ra Pháp Luân Đại Pháp.

2. Thánh nhân cứu thế đến từ phương Đông (Trung Thổ Thần châu)

Dự ngôn Phật gia:

Trong Tập thơ dự ngôn của Bộ Hư đại sư viết: “Thế trụ tam phân, Hữu thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục” (Dịch nghĩa: “Thế giới chia làm ba, có Thánh nhân xuất thế, mái tóc đen, y phục màu vàng của Phật”).

Trong Tây Du Ký viết:
“Nhân thân nân nan đắc, Trung thổ nan sinh, Phật Pháp nan văn” (Dịch nghĩa: “Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Phật Pháp khó được nghe”),
“Đông lai Phật Tổ” (Dịch nghĩa: “Phật Tổ đến từ phương đông”).

Cách Am Di Lục viết:
“Nhật quang đông phương quang minh thế” (Dịch nghĩa: “Ánh mặt trời từ phương đông chiếu sáng thế giới),
“Vô nghi đông phương Thiên Thánh xuất (Dịch nghĩa: “Không nghi ngờ gì Thiên Thánh xuất hiện ở phương Đông”),
“Hòa khí đông phong Chân nhân xuất (Dịch nghĩa: “Gió đông khí thuận Chân nhân xuất hiện”),
“Đông phương nhất nhân xuất thế dã” (Dịch nghĩa: “Phương đông một người đã xuất thế”),
“Tây khí đông lai Thượng Đế tái lâm” (Dịch nghĩa: “Khí tây từ phía đông Thượng Đế lại đến”),
“Kim Cưu Mộc Thỏ” (Dịch nghĩa: “Chim vàng thỏ mộc”),
Tử Hà Chân Chủ”.

Kinh Phật thuyết Di Lặc đại thành Phật nói về nơi Phật Di Lặc giáng sinh “Hữu nhất đại thành danh sí đầu mạt” (Dịch nghĩa: “Có một thành lớn tên là chóp đầu cánh”). “Sí đầu mạt thành”, cũng có người dịch thành “Sí đầu mục thành”, “Kê đầu thành” (Dịch nghĩa: “thành phố đầu gà”), chỉ có hình dạng Trung Quốc hiện nay giống một con gà vàng, mà Công Chủ Lĩnh gần thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm nơi Ngài Lý Hồng Chí sinh ra lại vừa đúng ở vị trí mắt gà.

Dự ngôn của Đạo gia:

Trong Thôi Bối Đồ viết:
Nhi kim trung quốc hữu Thánh nhân” (Dịch nghĩa: “Mà Trung Quốc hiện nay có Thánh nhân”) ,
Tử vi tinh minh” (Dịch nghĩa: “Sao Tử Vi sáng”).

Trong Kim Lăng tháp bia văn của Lưu Bá Ôn viết: Đại mộc lưỡng điều” , Năng phùng mộc thỏ phương vi thọ” (Dịch nghĩa: “Có thể gặp Mộc Thỏ mới là thọ”). Nơi Thánh nhân cứu thế sinh ra ở phương đông thuộc hệ Mộc, năm sinh là Mộc Thố tức năm Tân Mão, thuộc hành Mộc trong Ngũ hành, hợp lại chính là “Lưỡng Mộc Thánh nhân”.

Dự ngôn của phương Tây:

Dự ngôn Hobby viết: “Bahar là đại biểu cho lực lượng Thần Thánh đến từ phương đông”.

Dự ngôn Các thế kỷ của Nostradamus viết: “Một người phương đông rời xa quê hương của mình… dùng cây Thần trượng của mình để thức tỉnh thế nhân”, “Ông sẽ còn quay về Châu Á… Ông sẽ vượt trên tất cả các vị quân vương ở phương Đông”, “Vào tháng 7 năm 1999, để Vua Angoulmois phục sinh” (Vua Angoulmois là vua của người Mông Cổ, ám chỉ Chuyển Luân Thánh Vương đến từ phương đông).

Dự ngôn Cathy viết: “Trung Quốc sẽ xuất hiện một loại tín ngưỡng với Thần (Phật), Trung Quốc sẽ trở thành cái nôi của tín ngưỡng chung của toàn nhân loại”.

Kinh thánhPhúc âm Matthew” câu 24:27 viết: “Tia chớp phát ra từ phương đông, chiếu sáng đến phương tây, người giáng lâm cũng phải như thế”.

Sách Isaias câu 43:5 viết: “Đừng sợ, vì ta đồng tại với con, ta phải mang hậu duệ của con từ phương đông đến, lại đoàn tụ với con từ phương tây”.

Sách Khải huyền câu 7:2 viết: “Đoạn tôi thấy một vị thiên sứ khác đi lên từ hướng mặt trời mọc, có ấn của Đức Chúa Trời hằng sống” (Ám chỉ Đức Chúa Trời hằng sống đến từ phương đông). Ngày Lễ Phục sinh viết theo tiếng anh là “Easter” (Người đến từ phương đông), trứng nhiều màu của chim vàng trong ngày Lễ Phục sinh (bản đồ Trung Quốc có hình chim vàng).

3. Thời gian Thánh nhân cứu thế ở thế gian chính là thời đại hiện nay

Thời đại hiện nay đã đến thời kỳ mạt Pháp mà Phật gia nói, thời kỳ mạt kiếp mà Đạo gia nói, thời đại mạt thế mà Cơ Đốc giáo nói.

Các dự ngôn về việc Thánh nhân xuất thế:

Cách Am Di Lục viết: “Thích Ca chi vận tam thiên niên Di Lặc xuất thế trịnh (chính) thị vận” (Dịch nghĩa: “Thích Ca qua 3.000 năm chính là thời Di Lặc xuất thế”).

Pháp Hoa văn cú viết: “Ưu Đàm Hoa giả, thử ngôn linh thụy. Tam thiên niên nhất hiện, hiện tắc Kim Luân Vương xuất” (Dịch nghĩa: “Hoa ưu đàm báo điềm lành, 3.000 năm mới xuất hiện, đó là lúc Kim Luân Vương xuất thế) (năm 1999, năm đầu tiên phát hiện ra hoa Ưu Đàm cũng là năm 3024 theo Phật lịch).

Cách Am Di Lục viết:  “Mộc Thố tái sinh bảo huệ sỹ” (Dịch nghĩa: “Mộc Thỏ tái sinh bảo vệ kẻ sỹ có trí huệ”).

Kim Lăng tháp bia văn của Lưu Bá Ôn viết: “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ” (Dịch nghĩa: “Có thể gặp Mộc Thỏ mới là thọ”).

Tập thơ dự ngôn của Bộ Hư Đại sư viết: “Tương tương ngọc thố tiệm đông thăng” (Dịch nghĩa: “Thỏ ngọc dần về hướng đông”).

Thỏ trong Lễ Phục sinh, quy luật chuyển thế các thời đại của Thánh Vương phù hợp với tỷ lệ vàng của dãy số Fibonacci: 2, 3, 5, 8, 13, 21, mà dãy số Fibonacci ban đầu là bài toán miêu tả về sự sinh sản của loài thỏ, cũng có liên quan đến thỏ. Ngài Lý Hồng Chí sinh ngày 13 tháng 05 năm1951 (Âm lịch là ngày 08 tháng 04, ngày Phật đản), năm 1951 chính là năm Mộc Thố – năm “Thiềm quật chi Thố” (thỏ trong hang), mệnh Tùng Bách Mộc theo nạp âm Lục Thập Hoa Giáp.

Dự ngôn về việc Thánh nhân phải chịu những khó khăn khi cứu thế:

Các thế kỷ của Nostradamus viết: “Để Đại vương Angoulmois phục sinh; Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống; Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ; Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người”.

Đây là đoạn thơ dự ngôn trong tác phẩm Các thế kỷ của Nostradamus, nhà tiên tri người Pháp nổi tiếng nhất trong thế kỷ 16, dự ngôn duy nhất chỉ ra cụ thể, rõ ràng thời gian xảy ra sự việc. Các thế kỷ đã tiên đoán chính xác một cách kinh ngạc các sự việc xảy ra sau đó hàng trăm năm. Ngày 20 tháng 07 năm 1999, tổng bí thư đương nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó là Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, Thánh vương phương đông –Ngài Lý Hồng Chí– vì để cứu độ chúng sinh mà nhận chịu muôn vàn khó khăn vào tháng 07 năm 1999, từ góc độ chúng Thần mà nhìn thì chính là như một quá trình hồi sinh từ cái chết. Mars chính là biểu tượng cho chủ nghĩa Marx, thuyết vô Thần, kẻ chống lại Chúa.

Thôi Bối Đồ viết: “Cửu thập cửu niên thành đại thác” (Dịch nghĩa: “Năm 99 thành sai lầm lớn”).

Cách Am Di Lục viết: “Thìn Tỵ Thánh nhân xuất” (Thánh nhân cứu thế giữa hai năm là năm 2012 Nhâm Thìn và năm 2013 Quý Tỵ).

Dự ngôn về cứu thế kết thúc:

Cách Am Di Lục viết: “Ngọ vị nhạc đường đường” (Dịch nghĩa: “Ngọ Mùi vui mừng rạng rỡ”) (năm 2014 và năm 2015, hoặc là năm 2026 và năm 2027, trên trời dưới đất cùng chúc Thánh nhân cứu thế viên mãn thành công).

Dự ngôn Vũ Hầu Bách Niên Kê năm 1933 viết: “Bách niên thế sự bất thắng bi; Thành khủng chư quân bất cập kiến; Chư quân các tự cố tiền trình; Hảo hướng linh sơn cần tu luyện (Dịch nghĩa: “Trăm năm thế sự chẳng vui buồn; Chỉ lo chư quân không kịp gặp; Chư quân tự lo tiền đồ mình; Tốt nhất lên Linh Sơn chuyên cần tu luyện”) ([100 năm sau năm 1933 tức là] trước năm 2033 hoàn thành cứu thế).

Phúc âm Matthew câu 24:32 viết: “Các con có thể rút ra bài học từ cây không hoa không quả: Lúc cành cây đâm chồi nảy lộc, các con liền biết được ngày hè đã đến rồi”. Câu 24:34: “Ta chân thực nói với các con rằng, thời đại này vẫn chưa qua, những sự việc này đều phải thành tựu” (năm 1948, nước Israel giành được độc lập, được ví như cây không hoa không quả đã đâm chồi nảy lộc, người ở thời đại đó, giả định rằng tuổi thọ bình quân của một người là 80 tuổi, thì trước năm 2028 sẽ hoàn thành cứu thế).

4. Điểm khác biệt của Thánh nhân cứu thế đời này và đời trước

Các dự ngôn đều đề cập đến việc Thánh nhân cứu thế sẽ đến từ mảnh đất Trung Hoa Thần Châu ở phương đông, vào các đời trước Thánh Vương chuyển sinh kết duyên nhiều nhất ở Trung Quốc Đông Thổ, khiến cho tín ngưỡng Nho, Thích, Đạo và Cơ Đốc được đặt nền móng vững chắc, sâu rộng ở Trung Quốc, trải đường cho lần cứu thế cuối cùng. Nho gia chú trọng về đạo lý làm người, Đạo gia chú trọng về thanh tu, Phật gia chú trọng về phổ độ chúng sinh (Cơ đốc giáo giảng về cứu thế, giống như Phật giáo cùng thuộc về thể hệ Phật gia), cho nên hình tượng thích hợp nhất của Thánh nhân cứu thế là Phật Di Lặc của Phật gia (Chúa cứu thế), vì Phật Pháp vô biên, phổ độ chúng sinh, có thể hóa giải ngọn nguồn uyên nguyên của thời loạn thế.

Chính Pháp Khán (Tống từ)

Hán thất thiên hạ Hàn Tín đả
Đại Đường Thái Tôn triều cương đại
Nhạc Phi Lục Lang bảo Trung Nguyên
Vi liễu xá
Chúng sinh lai thử yếu đắc Pháp

 

Tạm diễn nghĩa:

Nhìn Từ Chính Pháp (thơ từ thời nhà Tống)

Thiên hạ của nhà Hán là do Hàn Tín đánh [giành được]
Đại Đường của Hoàng đế Thái Tông biên cương rộng lớn
Nhạc Phi, Lục Lang bảo vệ Trung Nguyên
Là vì điều gì?
Chúng sinh đến đây cần đắc Pháp

(Hồng Ngâm II)

Câu kệ mà hòa thượng Bố Đại lưu lại là: “Di Lặc chân Di Lặc, phân thân thiên bách ức, thời thời biểu thời nhân, thời nhân tự bất nhận” (Dịch nghĩa: “Di Lặc Di Lặc thật sự; Phân thân trăm tỷ năm; Thời nào cũng mách bảo cho thế nhân; Thế nhân tự mình không biết”). Phật gia nói về duyên phận, nếu mỗi người trong lịch sử đều từng kết duyên với Thánh nhân cứu thế, thì như vậy mỗi người trong thời đại này đều có cơ hội được Thánh nhân cứu thế cứu độ, chính là phải xem mỗi người có mong muốn được cứu độ hay không.

Các danh xưng khác nhau của Cứu Thế Chủ. Tôn giáo Ba Tư cổ đại có ảnh hưởng rất sâu đậm tới Do Thái giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo sau này. Từ thuyết nhất Thần, thuyết nhị nguyên, những miêu tả về thiên sứ, ma quỷ cho đến các quan niệm về thời mạt thế và ngày thẩm phán cuối cùng trong tôn giáo Ba Tư cổ đại, chắc chắn đều có ảnh hưởng nhất định đối với Do Thái giáo đương thời, sau này lại truyền cho Cơ Đốc giáo. Mithra là một vị Thần của Ấn Độ và Iran cổ đại, là vị Thần của ánh sáng và công lý, Thần Thái Dương, là Cứu Thế Chủ trong tín ngưỡng của người Aryan cổ đại. Khi người Aryan phân thành người Ba Tư cổ và người Ấn Độ cổ, Thần Mithra trong thời kỳ Vệ Đà ở Ấn Độ cũng phân thành Thần Mitra, về sau trong Phật giáo lại phân thành Phật Di Lặc (Maitreya). Ngoài ra Thần Mithra trong tôn giáo Ba Tư cổ cũng tiến vào trong tôn giáo của đế quốc La Mã, ngày sinh 25 tháng 12 của Thần Thái Dương Mithra cũng trở thành ngày Lễ Giáng sinh của Cơ Đốc giáo (ngày Lễ Giáng sinh không phải là ngày sinh của Chúa Jesus), Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo gọi Cứu Thế Chủ là Đấng Messiah, từ sự diễn hóa của các danh xưng này, ta có thể thấy được mối liên hệ mật thiết giữa Thần Mithra, Đấng Messiah và Phật Di Lặc.

Những lời tiên tri về Thánh nhân cứu thế xuất hiện vào thời mạt Pháp, mạt kiếp, mạt thế được lưu truyền trong các tôn giáo, Phật Di Lặc của phương đông, Đấng Messiah của phương tây, Thần Mithra của Ba Tư cổ, do sự khác nhau khi phiên dịch tạo nhiều tên gọi khác nhau, trên thực tế đều cùng một ý nghĩa: chỉ Cứu Thế Chủ đại từ bi, đại thiện, đại bác ái. Cứu Thế Chủ có ý nghĩa là: Hy sinh lợi ích của bản thân để cứu độ thế nhân, có thể gánh chịu tội nghiệp để cứu vớt thế nhân, có uy đức cực lớn, trong khi cứu thế nhân cũng phải thực hiện phán quyết cuối cùng. Phật Di Lặc, Đấng Messiah, Thần Mithra là danh xưng dành cho những vị Thần, Phật có tấm lòng đại bác ái, ở những thời đại khác nhau có những vị Phật Di Lặc (Đấng Messiah) khác nhau. Các vị Phật Di Lặc khác nhau trong Phật gia gồm Cổ Phật Di Lặc (vào thời viễn cổ khi Thích Ca Mâu Ni còn chưa thành Phật), hòa thượng Bố Đại (1.000 năm trước), Di Lặc Chuyển Luân Thánh Vương (thời đại ngày nay) v.v. Các Đấng Messiah khác nhau trong Cơ Đốc giáo gồm Chúa Jesus (2.000 năm trước), Messiah Vạn Vương chi Vương (thời đại ngày nay) v.v. Theo dự ngôn trong Hỏa giáo Ba Tư cổ, từ khi Zoroaster xuất hiện vào 3.000 năm trước, 3.000 năm sau đó cứ mỗi cuối 1.000 năm lại có một vị Cứu Thế Chủ, vị Cứu Thế Chủ cuối cùng sẽ đến để quét sạch ma quỷ, đưa nhân loại tiến vào “vương quốc quang minh, công chính và chân lý”. Kết hợp với các vị Di Lặc (Messiah) khác nhau ở trên, ta có thể biết được rằng Cứu Thế Chủ của 1.000 năm đầu tiên sau Zoroaster chính là Chúa Jesus (đặt định văn hóa của Cứu Thế Chủ ở phương tây); vị Cứu Thế Chủ của 1.000 năm thứ hai chính là hòa thượng Bố Đại và Phật Di Lặc (đặt định văn hóa của Cứu Thế Chủ ở phương đông); vị Cứu Thế Chủ của 1.000 năm thứ ba chính là Di Lặc Chuyển Luân Thánh Vương Cứu Thế Chủ, người thực thi phán quyết cuối cùng (Vạn Vương chi Vương Messiah, Cứu Chủ của toàn nhân loại).

Ngay cả Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nói thời đại ngay nay là thời mạt Pháp, Pháp của ông đã không còn tác dụng nữa, sẽ có Phật Di Lặc giáng thế phổ độ chúng sinh, Phật Di Lặc lần này là Chuyển Luân Thánh Vương, Thánh nhân Tử Hà, Vạn Vương chi Vương, mà đặc điểm của Chuyển Luân Thánh Vương là thành Phật tại gia, ông sẽ không đi theo con đường tôn giáo xuất gia tu hành như Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, mà sẽ khai sáng ra con đường tu luyện không theo tôn giáo, tu luyện tại gia, phù hợp với tất cả mọi người! Các lần chuyển sinh của Thánh Vương phù hợp với quy luật tỷ lệ vàng, nhân quả cuối cùng của các lần chuyển sinh trước đều kết thúc vào năm 1999, giống như rất nhiều dự ngôn đã nói, đông phương Thánh vương Ngài Lý Hồng chí để cứu độ chúng sinh đã vì thế nhân mà chịu đựng muôn vàn khó khăn vào tháng 07 năm 1999, đứng ở góc độ chúng Thần mà xét thì giống như một quá trình phục sinh từ cõi chết, từ đó khai tịch tân thiên, tân địa và thành tựu tân nhân.

Các đời trước của Thánh vương cứu thế chỉ là dùng thân phận con người để đặt định các nền văn hóa, thế nhân trong lịch sử đã phạm tội trong các đời trước của Thánh vương có thể được xá tội, nhưng Thánh nhân cứu thế trong đời này lại dùng hai thân phận là Thần Cứu Thế Chủ và người để cứu độ thế nhân và thi hành đại thẩm phán, thế nhân nếu phạm tội với Pháp Luân Đại Pháp –chân lý vũ trụ vĩnh thế bất biến do Thánh nhân cứu thế truyền ra –Cung Ất Đạo– Đạo của Thần, thì sẽ không được xá tội. Cứu thế Thánh nhân không phải là đơn thân độc mã chiến đấu, mà có hơn 100 triệu đệ tử Đại Pháp đang chống lại cuộc bức hại mà trợ sư Chính Pháp, không chỉ không được phạm tội với Thánh nhân cứu thế, mà cũng không được phạm tội với quảng đại thánh đồ của Ngài, các thánh đồ sẽ cùng làm vương với Vạn Vương chi Vương, đồng thời có quyền thi hành thẩm phán. Đoạn 6:2 trong “Thư gửi tín hữu Côrintô” Kinh Thánh viết: “Anh em há chẳng biết các thánh đồ sẽ thẩm phán thế giới sao? Nếu như thế giới sẽ bị các anh em xét đoán, thì lẽ nào các anh em há chẳng phối hợp thẩm phán việc nhỏ nhất này sao?”

Nguyên nghĩa của từ Thánh (viết theo chữ Hán phồn thể là 聖) là vị vương tương truyền bằng miệng (口) và tai (耳), các thánh đồ cũng là Vương, chính là vạn tổ hạ giới, thiên Phật hạ phàm, các thánh đồ từng là vương của các dân tộc, các thế giới thiên quốc, vì để đắc được chân Pháp của vũ trụ do Thánh Vương truyền ra nên đã theo Thánh Vương đồng loạt chuyển thế đến nhân gian, mà nguyên nghĩa của từ Thánh Vương tức là Vạn Vương chi Vương, Vạn Tổ chi Tổ, Vạn Phật chi Vương, Đại Pháp Đại Đạo mà Thánh Vương truyền ra đã thành tựu vô số thánh đồ, sau khi cứu thế thành công, các thánh đồ sẽ được phong Thần cùng nhau quay trở về trời.

Cách Am Di Lục viết:
“Tam Thần đế vương thủy xuất thời – Thiện giả đa sinh ác giả tử” (Dịch nghĩa: “Khi ba vị Thần đế vương bắt đầu xuất hiện – Người thiện được sống, kẻ ác phải chết”),
“Họa nhân ác tích bất miễn ngục – Nhân thú phân biệt lưỡng đoan nhật (Dịch nghĩa: “Gây họa làm ác không tránh khỏi địa ngục – Người và thú phân ra đầu và cuối ngày”),
“Thiên đạo giả sinh – Vô đạo giả tử” (Dịch nghĩa: “Người tuân theo thiên Đạo thì sống – Kẻ vô Đạo thì chết”),
“Thiên hàng cung phù thiên ý tại – Chửng tế thương sinh thùy khả tri” (Dịch nghĩa: “Trời giáng cung phù thiên ý – Cứu tế chúng sinh ai có thể biết được”),
“Dục thức thương sinh bảo mệnh xử – Cát tinh chiếu lâm chân thập thắng” (Dịch nghĩa: “Mong thức tỉnh chúng sinh giữ tính mệnh – Cát tinh chiếu đến thực sự tốt đẹp”),
“Thời ngôn thì ngôn bất sai ngôn – Quảng tế thương sinh hoạt nhân phù”.

Ý nghĩa của mấy câu này chính là chỉ về đại đào thải và đại thẩm phán thế kỷ được nói đến trong các dự ngôn. Thời mạt Pháp mà Phật gia nói chính là thời đại hiện nay của của chúng ta, tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại trượt trên dốc lớn, nhân loại đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm, Phật–Đạo–Thần đều đang chờ mong Đại Thánh nhân “Tam Thần đế vương” xuất thế cứu độ thế nhân. “Cung Ất Đạo” mà Đại Thánh nhân truyền ra, Chân–Thiện–Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu. Những người làm nhiều việc ác, phản đối đạo của Thần, thì kết cục sẽ không thoát khỏi địa ngục mà tiến vào cửa tử, những người tích đức hành thiện, tuân theo đạo của Thần, sẽ được cứu vào đường sống, cuối cùng sẽ có ngày phân biệt  giữa người và thú. Đệ tử Đại Pháp truyền rộng “Cửu bình” nói cho thế nhân hiểu được chân tướng, đã có hơn 150 triệu người tuyên bố tam thoái (thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội) để xoá bỏ đi ấn thú của tà đảng cộng sản. “Cung Ất linh phù (lá bùa)” đại biểu cho Đạo của Thánh nhân có thể cứu vớt chúng sinh, có thể cứu mạng người, có thể được cát tinh bảo hộ. “Cung Ất linh phù” của cứu thế Thánh nhân Chuyển Luân Thánh Vương truyền ra (tức ấn của Đức Chúa Trời hằng sống – Pháp Luân) là lá bùa bảo mệnh có thể cứu vớt thế nhân.

Cho nên phương pháp đơn giản nhất để nhận ra Thánh nhân cứu thế là: Ông có mối liên hệ liên quan đến các lần chuyển sinh đời trước hay không, ông có vì thế nhân mà chịu đựng muôn vàn khó khăn vào năm 1999 hay không, giống như hoàng đế Phục Hy và Chu Văn Vương khi đó sáng chế ra như là Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái, ông có tạo ra Trung Thiên ấn phù tức là Cung Ất linh phù, ấn của Đức Chúa Trời hằng sống, Pháp Luân hay không!

Trong bài “Hối vô tế”, Hồng Ngâm III của Ngài Lý Hồng Chí viết:

Hối vô tế

Sinh mệnh phi nhất thế
Sinh sinh tại diễn hý
Chấp mê hý trung sự
Triển chuyển kỷ thế kỷ
Hồng triều loạn thế giới
Tà thuyết thành chủ nghĩa
Hoang ngôn mê chúng sinh
Trợ Trụ phạm Thiên Ý
Võng khai hữu nhất diện
Chấp mê Thần hội khí
Lưu khứ tự kỷ định
Đại hạn dĩ tại tức
Sinh sinh bả Thần đẳng
Thác quá hối vô tế

 

Tạm diễn nghĩa:

Hối hận cũng không giúp được

Sinh mệnh không chỉ một đời
Bao đời đang diễn vở kịch
Chấp mê vào sự việc trong kịch
Chuyển qua lại mấy thế kỷ
Triều đại đỏ làm loạn thế giới
Tà thuyết trở thành chủ nghĩa
Lừa dối làm mê hoặc chúng sinh
Trợ vua Trụ phạm vào Thiên Ý
Lưới có mở một mặt
[Ai] chấp mê thì Thần sẽ buông bỏ
Ở hay đi là bản thân tự định ra
Đại nạn chỉ chớp mắt sẽ đến
Bao đời chờ đợi Thần
Lầm lỡ hối cũng không giúp được

5. Điểm chung giữa các lần chuyển sinh của Thánh Vương

Tổng kết lại con đường chuyển sinh chủ yếu của Thánh Vương: Thủy Hoàng Phục Hy; Chu Văn Vương; Hàn Tín triều Hán; Đường Thái Tông Lý Thế Dân; Nhạc Phi triều Tống; Trương Tam Phong triều Nguyên, Minh; Vua Khang Hy triều Thanh; Tổng Thống Mỹ Washington; Di Lặc Chuyển Luân Thánh Vương (Vạn Vương chi Vương Messiah).

Phần lớn các lần chuyển sinh của Thánh vương đều vượt trên tôn giáo, không giới hạn vào trong một tôn giáo nào, khi Phục Hy và  Chu Văn Vương tại thế còn chưa có tôn giáo. Hàn Tín và Nhạc Phi thiên về hai tôn giáo Nho và Đạo. Đường Thái Tông, vua Khang Hy, Trương Tam Phong đều học thông cả ba tôn giáo Nho, Thích, Đạo. Washington cũng không giới hạn vào Cơ Đốc giáo. Vạn Vương chi Vương cũng vượt trên tôn giáo, vì đối tượng mà Vạn Vương chi Vương cứu độ là những người thiện lương trong tất cả các dân tộc ở phương đông và phương tây, người thiện lương trong tôn giáo chỉ là một bộ phận trong đó, cho nên Thánh Vương vừa là Thánh nhân mà hai tôn giáo Nho và Đạo đang chờ đợi, cũng là Phật Di Lặc mà Phật giáo đang chờ đợi và Messiah mà Cơ Đốc giáo đang chờ đợi.

Các lần chuyển sinh của Thánh Vương phù hợp với tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh, Lấy năm 1999 là năm đại biểu cho “sự phục sinh” của Thánh Vương, để so sánh với các năm mất của Washington (1732-1799), Khang Hy (1654-1722), Trương Tam Phong (1247-1458), Nhạc Phi (1103-1142), Lý Thế Dân (599-649), Hàn Tín (229 TCN-196 TCN)  thì khoảng cách lần lượt là 200 năm, 277 năm, 541 năm, 857 năm, 1.350 năm, 2.195 năm, tỷ số giữa hai số liên tiếp nhau ngày càng gần với tỷ lệ vàng 0,618. Chu kỳ chuyển sinh của Thánh Vương từ xưa đến nay ngày càng ngắn, nhân duyên các đời chuyển sinh trước của Thánh Vương đều tập trung vào khó nạn lớn tháng 07 năm 1999, Thánh Vương cùng các thánh đồ đã vì cứu độ thế nhân mà chịu đựng khó nạn lớn năm 1999, từ góc độ của chúng Thần mà xét thì giống như một quá trình phục sinh từ cõi chết.

Các đời chuyển sinh của Thánh Vương đều có duyên với âm nhạc, hoàng đế Phục Hy sáng tạo ra cổ cầm khởi thuỷ của âm nhạc. Chu Văn Vương sáng tác nhiều danh khúc cổ cầm. “Tứ diện Sở ca” của Hàn Tín đánh bại Hạng Vũ. Lý Thế Dân “đánh đàn mà cai trị thiên hạ”. Nhạc Phi lưu lại bài thiên cổ tuyệt ca “Mãn Giang Hồng”. Trương Tam Phong giỏi cả cổ cầm lẫn trống da cá, để lại vô số những bài thơ, bài hát được mọi người yêu thích. Khang Hy tinh thông âm luật, thuần thục các loại nhạc cụ Trung Quốc và phương tây. Tổng thống Washington cực kỳ thích âm nhạc, thường đánh đàn piano. Những màn vũ đạo cổ điển Trung Quốc ý nghĩa, sinh động cũng như là âm nhạc cổ điển hợp tấu từ âm nhạc Trung Quốc và phương tây do Thánh nhân cứu thế đạo diễn đã tái hiện Thần vận của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trung Quốc được coi là lễ nghĩa chi bang, lễ nhạc giáo hóa vẫn luôn đi theo các dân tộc Hoa Hạ, gắn liền với nền văn minh Thần truyền ở mảnh đất Thần Châu 5.000 năm nay. Thánh nhân cứu thế tất sẽ phục hưng văn hóa Thần truyền Trung Hoa truyền rộng ra toàn cầu, tuy có sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các dân tộc trên toàn thế giới, nhưng trong lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc là không có biên giới, ca vũ nhạc có thể dùng để giáo hóa vạn dân và làm cho nhân tâm đoan chính. Âm luật của trời đất và âm luật của con người là hoàn toàn thống nhất với nhau, thiên nhân hợp nhất có thể sinh ra sự cộng hưởng, “Đại Âm Hy Thanh”. Dạ hội Thần Vận do Ngài Lý Hồng Chí đạo diễn đã trở thành buổi thịnh yến biểu diễn nghệ thuật, những màn vũ đạo cổ điển Trung Quốc ý nghĩa, sinh động cũng như là âm nhạc cổ điển hợp tấu từ âm nhạc Trung quốc và phương tây đã triển hiện ra văn hóa truyền thống Trung Hoa mang đậm tinh thần thiên nhân hợp nhất và kính trời tín Thần, phản ánh ra tiêu chí đại đạo chí giản chí dị, đây cũng chính là những giá trị phổ quát tối căn bản của nhân loại như kính trời tín Thần, thiện lương, chính nghĩa v.v., như bài từ ca “Đả khai lý trí đích môn” trong Hồng ngâm III của Ngài Lý Hồng Chí nêu rõ:

Đả khai lý trí đích môn

Bất yếu tuỳ trước thế phong trầm luân
Biệt vi hồng trần giả tướng lao thần
Thế gian đích vinh diệu bất trường cửu
Thanh tỉnh thời đả khai lý trí đích môn
Chúng sinh đa thị thiên thượng lai
Chỉ nhân tại trần thế trung mê đích thái thâm
Phật đích từ bi dĩ kinh triển hiện
Ngã môn đẳng đích thị cứu thế đích Chủ Thần

 

Tạm diễn nghĩa:

Khai mở cửa lý trí

Chớ theo thói đời mà trầm luân
Đừng vì giả tướng hồng trần mà hao mệt tinh thần
Vinh diệu ở thế gian chẳng lâu dài
Khi thanh tỉnh thì mở ra cửa lý trí
Chúng sinh phần đông là từ Trời đến
Chỉ là mê quá sâu trong trần thế
Từ bi của Phật đã triển hiện rồi
Chúng ta đợi ấy là Chủ Thần cứu thế

Gần như mỗi lần Thánh Vương chuyển thế tại nhân gian đều là vương giả quán thông với Thiên–Địa–Nhân (bao gồm cả những lần làm Vương không ngai và tu luyện đắc Đạo), đồng thời đã kết mối duyên bền chặt với dân chúng mỗi triều đại của mảnh đất Trung Hoa Thần Châu, cũng đã kết mối duyên bền chặt với các tín ngưỡng tôn giáo như Nho, Thích, Đạo và Cơ Đốc giáo, mỗi lần chuyển sinh đều đã kiến lập được công đức bất hủ, như sáng chế ra Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái, Chu Dịch, Thái Cực Quyền tạo phúc cho đời sau. Đại Thánh nhân phải chuyển sinh nhiều lần như thế để kết duyên với sinh mệnh các giới cũng như để đặt định văn hóa Thần truyền, nhiều lần chuyển sinh kết duyên các đời trước của Thánh Vương ở mảnh đất Trung Hoa Thần Châu là để chuẩn bị cho lần cứu thế sau cùng. Trong các nền văn minh cổ đại trên thế giới, chỉ có văn minh Trung Hoa mới kéo dài được 5.000 năm mà không bị đứt đoạn, thế giới là một vũ đài lớn, còn Trung Nguyên là trung tâm của vũ đài này, vở kịch lịch sử lớn 5.000 năm này đang diễn đến màn cuối cùng – Đại chiến chính và tà, Thần Phật cứu thế, Ngài (Thánh Vương) có thể bỏ qua sao!

Túy trung tỉnh” trong Hồng Ngâm III của Ngài Lý Hồng Chí viết:

Túy trung tỉnh

Nhân sinh kỷ thời trường
Hoan ca mỹ tửu thường
Bất tri đại nạn chí
Thế nhân hài tại mang
Sinh lão bản vô thường
Chân tướng tại thân bàng
Thánh Vương dĩ lai thế
Thác quá hối đoạn trường

 

Tạm diễn nghĩa:

Tỉnh trong say

Đời người được bao nhiêu lâu
Vui vẻ ca hát, thưởng thức rượu ngon
Chẳng biết đại nạn sắp đến nơi rồi
Người thế gian vẫn bận rộn tới lui
Sinh lão [bệnh tử] vốn là vô thường
Chân tướng ở ngay bên cạnh thân
Thánh Vương đã hạ xuống thế gian
Lỡ mất [dịp này] thì hối hận đau khổ như dứt ruột

 

Dịch từ:http://www.zhengjian.org/node/125224



Ngày đăng: 17-04-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.