Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (3/5)
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục
Tiếp theo Phần 2
[ChanhKien.org 17-12-2019]
IV. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế làm Đường Thái Tông Lý Thế Dân
1. [Cách Am di lục] “Trường An đại đạo chính đạo lệnh – Trịnh bản thiên thượng Vân Trung Vương”, “Tử Hà chân chủ”, “Vạn thừa thiên tử vương chi vương”, “Di lặc thế tôn”, “Cự di”, “Vũ trụ chi tôn di thiên”, [Hồng ngâm] (Ức Trường An) “Hà xứ tầm Thái Tông – Đại Pháp độ Đường nhân”, [Hồng ngâm II] (Chính Pháp khán) “Đại Đường Thái Tông triều cương đại”: “Trường An đại đạo Trịnh (chính) đạo lệnh”, ở đây rõ ràng đã nói đến việc Đại Thánh Nhân đã từng chuyển thể thành Vua Thái Tông Nhà Đường Lý Thế Dân đóng đô ở Trường An, Vua Lý Thế Dân là hậu duệ của Lão Tử của Đạo gia, vô vi mà trị, đại đạo vô hình! Lý Thế Dân, tế thế an dân, văn võ song toàn, đã sáng lập ra đạo trị quốc mà các nhà sử học trong và ngoài nước đến nay vẫn gọi là “đạo trị quốc Trinh Quán”, còn gọi là “Nhật nguyệt lệ thiên”, Phật giáo chính là hưng khởi lên từ thời kỳ của Đại Đường. “Trịnh bản thiên thượng Vân Trung Vương”, vị Thánh Nhân này ở trên trời vốn là Vân Trung Vương và Tử Vi Tinh (Tử Hà chân chủ), chuyển thế thành Đường Thái Tông khai sáng ra thời kỳ thịnh thế Trinh Quán ở vùng đất trung thổ Đại Đường, các quốc gia xung quanh đều thần phục, biên giới Đại Đường được yên ổn, người trong thiên hạ đều tôn xưng Đường Thái Tông là “Thiên Khả Hãn”, sự thịnh thế này là cực kỳ hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc.
Sau khi Lý Thế Dân qua đời, được tôn xưng là Văn Vũ Đại Thánh Hoàng Đế. Vào giữa thời kỳ nhà Đường người ta đã tạc ra bức tượng Phật khắc trên vách núi lớn nhất thế giới — bức tượng Phật Di Lặc ngồi, Lạc Sơn Đại Phật. Trong bài thơ (Ức Trường An) của tập thơ [Hồng ngâm], Ông Lý Hồng Chí đã viết “Tần Xuyên sơn thủy biến – Trường An thổ hạ tồn – Thịnh thế thiên triều khứ – Chuyển nhãn thiên bách xuân – Hà xử tầm Thái Tông – Đại Pháp độ Đường nhân”. Trong bài thơ (Chính Pháp khán) trong tập thơ [Hồng ngâm II] đã viết “Đại Đường Thái Tông triều cương đại”, những câu từ này đã biểu minh rằng đời trước của Ông Lý Hồng Chí đã từng chuyển thế làm Vua Đường Thái Tông – Lý Thế Dân.
2. [Thôi Bối đồ] Quẻ thứ 47 sấm rằng: “Yển vũ tu văn – Tử Vi Tinh minh – Thất phu hữu trách – Nhất ngôn vi quân”, [Vũ hầu bách niên kê] “ viết: “Người này vốn là tử vi tinh, định quốc an dân, công đức rất thịnh”:
Đời trước của thánh nhân cứu thế là Tử Vi Tinh -Đường Thái Tôn. [Trung Quốc lịch đại Thần Tiên thông giám] cho đến các câu truyện truyền thuyết đã đề cập đến Đường Thái Tông Lý Thế Dân là Tử Vi Tinh hạ phàm. Đường Thái Tông có lai lịch phi thường, tuyệt không ai có thể nhìn rõ. Duy hộ Phật pháp, hoằng dương Đạo, Nho. Ông là người có đủ Nhân-Nghĩa-Trí-Dũng, thanh tâm quả dục (tâm thanh tịnh, ít dục vọng), chế ước bản thân, yêu thương dân chúng, nhiều lần chuyển sinh đều nắm giữ chính khí thương khung, hoặc là làm tướng quân hoặc tể tướng của đế vương, hoặc là làm văn nhân học sỹ, tôn sư võ học, khó có thể kể hết được. Những lần chuyển thế trong bài viết này là những lần chuyển thế quan trọng được xưng là Vương của Thánh Vương, khó mà có thể kể hết được những lần chuyển thế thứ yếu như là những lần chuyển thế không làm vương cho đến những lần phân thân chuyển thế.
3. Lũng Tây, Thiểm Tây (Trần Thương, Kỳ Sơn, Trường An) –– mối liên hệ giữa chuyển thế giữa Phục Hy, Chu Văn Vương và Lý Thế Dân
Thái Hạo Phục Hy sinh ở thành Kỷ, Lũng Tây (nay là Thiên Thủy, Cam Túc), trị vì ở Trần Thương (nay là Bửu Kê, Thiểm Tây); Chu Văn Vương sinh ở Kỳ Sơn cũng chính là Bửu Kê, Thiểm Tây; Lý Thế Dân nguyên quán ở Địch Đạo, Lũng Tây (nay là Lâm Thao, Cam Túc), giúp Lý Uyên đặt đô ở Trường An (nay là Tây An, Thiểm Tây), Lý Thế Dân từng được phong là Tần Vương, mà trung tâm của đất Tần là Thiểm Tây, Ung Thành (nay là Phượng Tường, Bửu Kê) từng là thủ đô của nước Tần.
4. Chiến Thần (binh tiên, thiên sách thượng tướng) –– mối liên hệ chuyển thế giữa Hàn Tín và Lý Thế Dân:
Hàn Tín một thân đã giữ tất cả các chức vị “Vương-Hầu-Tướng quân”, Hàn Tín và Hán Vương bình định Tam Tần, đánh bại Tây Sở Bá vương Hạng Vũ, được người đời sau gọi là binh tiên, chiến thần; Đường Cao Tổ Lý Uyên dựa vào con trai thứ là Lý Thế Dân bình định 18 lộ phản vương, tận diệt 72 đạo khói lửa, thống nhất giang sơn. Lý Thế Dân dẫn quân chinh chiến thiên hạ, lập ra nhiều chiến công hiển hách thống nhất thiên hạ cho Đại Đường, được phong làm Tần Vương, Thiên sách Thượng tướng. Lý Thế Dân trong chiến trận thì coi trọng việc trinh sát trước trận chiến, tuy nhiều lần gặp nguy hiểm, nhưng mỗi lần chiến đấu đều có thể biết mình biết người, giỏi việc tạo ra cơ hội trong chiến trận, khi địch mạnh ta yếu, ông thường dùng chiến thuật “cố thủ tiêu nhuệ khí quân địch” để đánh bại quân địch, ông thường làm gương cho binh lính trong chiến đấu, đích thân lĩnh kỵ binh đột phá phòng tuyến quân địch, giành thắng lợi và truy kích tàn binh, không cho kẻ địch cơ hội hồi phục, vì thế mỗi chiến dịch đều thu được thắng lợi. Trong chiến tranh thống nhất biên cương, ông bày mưu tính kế, liệu việc để giành chiến thắng từ cách xa nghìn dặm, hiểu rõ tướng lĩnh, tuyển chọn người tài, thu được thắng lợi trong chiến trận. Lý Thế Dân sử dụng tài năng quân sự trác việt của ông để làm ra những cống hiến to lớn để kiến lập và phát triển thời kỳ Đại Đường thịnh thế. Sau sự biến Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân đăng cơ, đã khai sáng ra thời kỳ trị quốc Trinh Quán nổi tiếng trong lịch sử, ông khiêm tốn học hỏi, diệt Đông Đột Quyết và Tiết Diên Đà, đánh Cao Ly tổn thất nghiêm trọng, lập ra Tứ Trấn An Tây, được người dân các dân tộc tôn xưng là Thiên Khả Hãn, từ đó đã đặt nền móng quan trọng cho thời Khai Nguyên thịnh thế sau này, trở thành tấm gương cho các vị quân vương đời sau noi theo.
5. Âm nhạc (Thủy hưng âm nhạc, Cổ cầm danh khúc, Tứ diện Sở ca, Tần Vương phá trận nhạc) –– mối liên hệ chuyển thế của Phục Hy Đế, Chu Văn Vương, Hàn Tín với Lý Thế Dân:
Thái Đế Phục Hy thường tự đánh trống đánh đàn sắt ca hát, lệnh cho cận thần thổi tiêu thổi sáo hòa tấu, quay về thiên tính thuần chân, đạt linh thành tính (đạt đến cảnh giới tinh thần cao siêu), cho thấy tương lai nó có công đức rất lớn, từ đó mà không rời xa âm nhạc; Chu Văn Vương khi bị giam ở Dũ Lý đã sáng tác ra “Văn Vương thao”, những danh khúc cổ cầm này có âm điệu khoáng thế, khí thế hạo nhiên; Hàn Tín suất lĩnh quân Hán bao vây 10 vạn quân Sở ở Cai Hạ, bày ra “Tứ diện Sở ca” đánh vào lòng quân Sở giành thắng lợi cuối cùng trong thế cục Hán Sở tranh hùng; Đường Thái Tông Lý Thế Dân cực kỳ coi trọng âm nhạc, Đường Thái Tông nói: “Tác dụng của lễ nhạc, thánh nhân dùng nó để giáo hóa dân chúng, nên khắc chế bản thân và sinh sống tiết kiệm, việc trị vì thiên hạ hưng suy, chẳng phải là vì điều đó sao?” Chính là “đánh đàn mà thiên hạ thái bình”! Đường Thái Tông đã sáng tác ra bản vũ nhạc “Tần Vương phá trận nhạc”, tự mình biên soạn bản nhạc này thành vũ đạo, được qua sự hoàn thiện và chỉnh sửa của các nhà nghệ thuật trong cung đình, đã trở thành một bản vũ nhạc quy mô lớn cực kỳ hoành tráng, có đội nhạc cung đình đệm nhạc quy mô lớn, tiếng trống cái vang trời, âm truyền đi xa trăm dặm, khí thế hùng hồn, cảm thiên động địa. Chính là vị minh quân này đã tạo ra một khởi đầu rất tốt cho sự phát triển âm nhạc của người Đường, hơn nữa con cháu tôn thất nhà Đường đều tinh thông âm luật, giỏi sáo trúc (điều này cũng hiếm thấy trong gia đình đế vương), văn hóa âm nhạc nhà Đường từ đó được truyền bá đến các nơi trên thế giới.
V. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế thành Vũ Mục Vương Nhạc Phi
1. Một số đoạn thơ trong tập Hồng Ngâm:
[Hồng ngâm] (Du Nhạc Phi miếu):
Thiên cổ di miếu toan tâm xứ
Chỉ hữu đan tâm chiếu hậu nhân
[Hồng ngâm] (Phỏng cố lý):
Lai khứ bát bách thu
Thuỳ tri ngô hựu thuỳ
Đê đầu kỷ chú hương
Yên hướng cố nhân phi
Hồi thân tâm nguyện liễu
Tái lai độ chúng quy”
[Hồng ngâm II] (Chính Pháp khán):
Nhạc Phi Lục Lang bảo Trung Nguyên”
Ông Lý Hồng Chí trong tập thơ [Hồng ngâm] của mình đã viết,
Du Nhạc Phi miếu
“Bi tráng lịch sử lưu thuỷ khứ –
Hạo khí trung hồn lưu thế gian –
Thiên cổ di miếu toan tâm xứ –
Chỉ hữu đan tâm chiếu hậu nhân.
— 11/9/ 1995 ở Thang Âm”,
Phỏng cố lý
“Thu vũ miến tự lệ
Thế thế toan tâm phế
Hương lý vô cố nhân
Gia trang kỷ độ phế
Lai khứ bát bách thu
Thuỳ tri ngô hựu thuỳ
Đê đầu kỷ chú hương
Yên hướng cố nhân phi
Hồi thân tâm nguyện liễu
Tái lai độ chúng quy
— 11/9/ 1997 ở quê hương của Nhạc Phi”
Trong tập thơ [Hồng ngâm II] đã viết
Chính Pháp khán
Hán thất thiên hạ Hàn Tín đả
Đại Đường Thái Tông triều cương đại
Nhạc Phi Lục Lang bảo Trung Nguyên
Vi liễu xá
Chúng sinh lai thử yếu đắc Pháp
Những lời thơ này đã biểu minh đời trước của Ông Lý Hồng Chí đã từng chuyển thế thành Vũ Mục Vương Nhạc Phi. Lục lang chỉ danh tướng Dương Diên Chiêu thời Bắc Tống, Dương Diên Chiêu không có danh xưng vương, vì thế trong bài viết này không xếp ông vào trong tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển thế của Thánh Vương.
2. Hà Nam (Uyển Khâu, Dũ Lý tức là Thang Âm) –– mối liên hệ chuyển thế của Phục Hy, Chu Văn Vương với Nhạc Phi:
Thái Hạo Phục Hy đóng đô ở Vu Trần Uyển Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam) mà vẽ ra bát quái, Nhạc Phi 3 lần chống quân Kim thu hồi Hoài Dương, ngày nay trong lăng Thái Hạo Hoài Dương có xây dựng đền thờ Nhạc Phi. Khi bị Trụ Vương nhà Thương giam cầm ở Dũ Lý (nay là Hoài Dương, Hà Nam), Tây Bá Hầu Cơ Xương đã dùng Chu Dịch để suy tính liệu việc. Mà Dũ Lý lại thuộc huyện Thang Âm, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Hoài Dương chính là quê của Vũ Mục Vương Nhạc Phi thời Nhà Tống, ngày nay ở Dũ Lý có đền thờ Phục Hy.
3. Tinh trung báo quốc, sau khi chết được phong vương –– mối liên hệ chuyển thế của Chu Văn Vương Cơ Xương với Vũ Mục Vương Nhạc Phi:
Cả hai người đều là vị vua không ngai kiệt xuất nhất đương thời, bên trong là thánh bên ngoài là vương, họ đều là hình mẫu của nho gia, Tây Bá Hầu Cơ Xương có 2/3 thiên hạ, nhưng cả đời tận trung với nhà Thương; Nhạc Phi tinh trung báo quốc lưu danh thiên cổ. Cả hai người đều được phong vương sau khi chết, sau khi Tây Bá Hầu Cơ Xương mất đã được Chu Vũ Vương sau khi phạt Trụ diệt nhà Thương thành công phong làm Chu Văn Vương; sau khi Nhạc Phi mất được các hoàng đế đời sau phong làm Vũ Mục Vương, Trung Vũ Vương, Ngạc Vương, Trung Văn Vương, Tam giới tĩnh ma đại đế v.v.
4. Phượng Hoàng –– mối liên hệ chuyển thế của Thái Hạo Phục Hy, Chu Văn Vương Cơ Xương với Vũ Mục Vương Nhạc Phi:
Thái Đế Phục Hy thường tự đánh trống đánh đàn sắt ca hát, phượng hoàng nghe tiếng mà đến, trăm loài chim tụ tập hót ca; khi Tây Bá Hầu Cơ Xương còn tại vị chim phượng hoàng hót ở Kỳ Sơn, ngụ ý là thánh nhân xuất thế, người đời khi đó đều tôn xưng Tây Bá Hầu là Thánh nhân; Nhạc Phi tên chữ là Bằng Cử, tương truyền lúc Nhạc Phi sinh ra có chim đại bàng bay lượn trên nóc nhà. Đại bàng do Phượng Hoàng sinh ra, cho nên Phượng Hoàng cũng là chỉ Nhạc Phi, cả đời Nhạc Phi cũng giống như Phượng Hoàng niết bàn.
5. Chiến Thần, công cao át chủ, mất lúc còn trẻ –– mối liên hệ chuyển thế của Hàn Tín với Nhạc Phi:
“Quốc sỹ vô song”, “Công cao vô nhị, lược bất xuất thế” là đánh giá của mọi người thời Hán – Sở về chiến thần Hàn Tín; cả đời Nhạc Phi chiến đấu với nước Kim, đất nước được xây dựng bởi những người Nữ Chân ở biên giới phía bắc, để chống lại sự xâm lược của nước Kim với nhà Tống, Nhạc Phi dùng binh như thần, bách chiến bách thắng, được mệnh danh là chiến thần. Kết cục của Hàn Tín là vì công cao át chủ mà bị Lữ Hoàng hậu bày mưu sát hại, khi mất mới chỉ 33 tuổi; kết cục của Nhạc Phi do chịu sự nghi kỵ của Tống Cao Tông mà bị giam cầm, sau bị Tần Cối dùng tội danh “Mạc Tu Hữu – có lẽ có (thời Tống, gian thần Tần Cối vu cho Nhạc Phi là mưu phản, Hàn Thế Trung bất bình, bèn hỏi Tần Cối có căn cứ gì không, Tần Cối trả lời “có lẽ có”. Về sau từ này dùng theo ý nghĩa bịa đặt không có căn cứ)” khép tội chết ở Đình Phong Ba, Đại Lý Tự, Hàng Châu, khi mất mới chỉ 39 tuổi. Nhạc Phi có một câu danh ngôn lưu truyền thiên cổ — “Quan văn không yêu tiền, quan võ không tiếc mệnh, thiên hạ sẽ thái bình”.
6. Thần lực bắn cung, chiến thần, nhà thư pháp –– mối liên hệ chuyển thế của Lý Thế Dân với Nhạc Phi
Sử sách viết rằng, Lý Thế Dân lúc thanh niên có sức mạnh vô song, binh khí nổi tiếng nhất trong các binh khí ông thường dùng là một cây Cự Khuyết Thiên Cung dài 2 mét, mũi tên Lý Thế Dân bắn có thể xuyên qua 7 lớp áo giáp, lực kéo cung có thể lên đến 180 cân; Nhạc Phi cũng có thần lực kinh người, có thể kéo cây cung 200 cân, có thể kéo cung bằng cả 2 tay. Sau khi kiến lập Nhà Đường, Lý Thế Dân được phong làm Tần Quốc Công, về sau tấn phong là Tần Vương, lĩnh quân bình định Tiết Nhân Cảo, Lưu Vũ Chu, Đậu Kiến Đức, Vương Thế Sung v.v., cuối cùng thống nhất Trung Quốc; Nhạc Phi giỏi dùng mưu lược, kỷ luật nghiêm minh, quân đội của ông được gọi là “chết rét cũng không cậy cửa, chết đói cũng không trộm cướp”, trong đời chinh chiến, ông đích thân tham dự hơn 100 chiến dịch, chưa một lần thất bại, quả là xứng với danh xưng tướng quân tất thắng. Lý Thế Dân yêu thích thư pháp và văn học, mở các văn học quán, nổi danh có cuốn “Đế Phạm”, thư pháp sử dụng trong đó là lối chữ thư pháp Lệ Thư, đồng thời yêu thích tác phẩm thư pháp nổi tiếng “Lan Đình Tự”, lối viết bia bằng chữ Hành Thư, được gọi là “Phi Bạch”, nổi danh hậu thế; thư pháp của Nhạc Phi khiến người đời khen tụng, 4 chữ tràn đầy khí thế hào hùng “Hoàn Ngã Hà Sơn” (trả lại sơn hà cho ta), tấm hoành phi hiện được treo ở Miếu Nhạc Phi ở Hàng Châu.
7. Âm nhạc (Thủy hưng âm nhạc, Cổ cầm danh khúc, tứ diện Sở ca, ca vũ, Tống từ) –– mối liên hệ chuyển thế của Hy Đế, Chu Văn Vương, Hàn Tín, Lý Thế Dân với Nhạc Phi:
Hy Đế thường tự đánh trống đánh đàn sắt ca hát, thủy hưng âm nhạc; Chu Văn Vương sửa đổi cổ cầm đã sáng tác ra rất nhiều bài nhạc cổ cầm nổi tiếng; Hàn Tín dùng “Tứ diện Sở ca” đánh vào lòng quân Sở giành thắng lợi cuối cùng trong thế cục Hán Sở tranh hùng; Đường Thái Tông Lý Thế Dân “đánh đàn mà thiên hạ thái bình”, tự mình sáng tác ra bản vũ nhạc “Tần Vương phá trận nhạc”, đã sáng tác ra rất nhiều lời ca có nội dung để phản ánh kinh nghiệm từng trải của bản thân và hiện thực xã hội, ông còn thường ra lệnh cho quần thần ứng tác thơ xướng hợp, những lời ca mà Lý Thế Dân đã lưu lại, tổng cộng có 102 bài được biên soạn trong “Toàn Đường thi” và “Toàn Đường thi ngoại biên”; Vũ Mục Vương Nhạc Phi còn có tài văn truyền thế, ông có 14 bài thơ, có 3 bài văn được lưu giữ đến nay, Tống từ là thể loại phối âm nhạc ca hát, mỗi bài văn đều có một bản nhạc phối, những lời ca “30 công danh bụi và đất, 8 nghìn dặm mây và trăng, chờ đợi trong nhàn rỗi, bạc trắng mái đầu thiếu niên, đừng bi thiết” trong bài thiên cổ tuyệt ca “Mãn Giang Hồng” hùng hồn dõng dạc, được mọi người ưa chuộng mà Nhạc Phi để lại, đã được lưu truyền trong những người Hoa trên toàn thế giới.
Xem tiếp Phần 4
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/125222
Ngày đăng: 17-12-2019
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.