Tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển sinh của Thánh Vương Cứu Thế (4/5)



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp đại lục

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 3

VI. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế thành Trương Tam Phong

1. Cách Am Di Lục: “Di lặc thế tôn Tam Thần đại vương – Tam Phong đạo sư xuất hiện dã”.
“Thái Cực” trong Hồng Ngâm: “Chân nhân cái thế Trương Tam Phong – Đại đạo vô địch thiên địa hành – Hậu thế vi danh loạn quyền pháp – Cải ngô Thái Cực hoại ngô danh”:

Thánh Vương chính là Di lặc thế tôn! “Tam Thần” chỉ Phật, Đạo, Thần, tức là tên gọi chung của các Thần, “Tam Thần đại vương” tức là Giác giả lớn nhất Vũ Trụ! “Tam Phong đạo sư” chỉ Thánh Vương từng chuyển sinh thành cái thế Chân nhân Trương Tam Phong. Trương Tam Phong thời Nguyên Minh học tập cả ba giáo là Nho, Thích, Đạo, chủ trương tính mệnh song tu, cho rằng phân biệt rõ chính và tà là quan trọng hơn so với việc phân biệt ba giáo. Nho, Thích, Đạo đều giảng về Đạo, công dụng của ba giáo này đều là “tu thân lợi nhân”, cũng chính là nói rằng Đại Đạo mà Trương Tam Phong tôn sùng đã siêu việt phạm trù tôn giáo, Đại Đạo cũng chính là Phật Pháp. Trương Tam Phong đã sáng lập ra phái Võ Đang, sáng tạo ra Thái Cực Quyền lưu truyền lại cho hậu thế. Ông Lý Hồng Chí viết trong bài thơ “Thái Cực” trong tập thơ Hồng Ngâm của ông:

Thái Cực

Chân nhân cái thế Trương Tam Phong
Đại Đạo vô địch thiên địa hành
Hậu thế vi danh loạn quyền pháp
Cải ngô Thái Cực hoại ngô danh

 

Diễn nghĩa:

Thái Cực

Bậc chân nhân trùm thế gian Trương Tam Phong
Hành sự Đại Đạo vô địch ở nơi trời đất
Người đời sau mượn danh ấy mà làm loạn
phương pháp quyền thuật
Biến đổi Thái Cực của ta, bại hoại đến danh tiếng của ta

Bài thơ này đã cho thấy rõ đời trước Ông Lý Hồng Chí đã từng chuyển sinh thành Chân nhân cái thế Trương Tam Phong.

2. Bửu Kê (Trần Thương, Kỳ Sơn, Kim Đài Quán), Hà Nam (Uyển Khâu, Dũ Lý, Lộc Ấp), Thái cực – Mối liên hệ chuyển thế giữa Phục Hy, Chu Văn Vương với Trương Tam Phong:

Thái Hạo Phục Hy trị vì ở Trần Thương (nay là Bửu Kê, Thiểm Tây), sáng chế ra Tiên thiên Bát quái ở Uyển Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam) đối ứng với Thái cực của Tiên Thiên Đại Đạo. Còn Chu Văn Vương Cơ Xương ở Kỳ Sơn (thuộc Bửu Kê-Thiểm Tây) mở rộng bờ cõi sáng lập cơ nghiệp, có “2 phần 3 thiên hạ”, khiến nhà Chu xuất hiện điềm lành “Phượng hót ở Kỳ Sơn”, Chu Văn Vương khi bị giam cầm ở Dũ Lý (nay là Thang Âm, Hà Nam) đã sáng chế ra Hậu thiên Bát quái đối ứng với Thái cực của Đạo gia. Trương Tam Phong thời Nguyên từng ở Thái Thanh Cung tại Lộc Ấp (quê hương của Lão Tử) học Đạo, thuộc làu kinh thư, về sau đã đến Kim Đài quán ở Bửu Kê, Thiểm Tây học được thuật dưỡng sinh kéo dài sinh mệnh, từng dạo chơi trong núi Bửu Kê, núi Bửu Kê có ba ngọn núi rất đẹp, xanh biếc mượt mà, thấy mà mừng từ đó lấy hiệu là Tam Phong Tử, Trương Tam Phong ngộ ra Thái Cực Đại Đạo, sáng tạo ra Thái Cực Quyền nổi tiếng thế gian.

3. Bửu Kê (Trần Thương, Kim Đài Quán), Sở (Sở Vương, Võ Đang), tuổi thọ (mất sớm, trường thọ) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Hàn Tín với Trương Tam Phong:

Bửu Kê thời cổ gọi là Trần Thương, là địa điểm mà các nhà quân sự từ xưa đến nay tất phải chiếm lấy, Sở Hán tương tranh, Hàn Tín dùng binh ám độ Trần Thương. Còn Trương Tam Phong đi qua Trần Thương, thấy núi Bửu Kê có ba ngọn núi, tự xưng là Tam Phong cư sỹ, Trương Tam Phong là Quán Chủ Kim Đài Quán ở Bửu Kê, từng “Dương Thần Xuất Du” ở Kim Đài Quán chết đi rồi sống lại. Hàn Tín từng được phong làm Sở Vương, trong các vùng đất quản lý có Hồ Bắc, Hàn Tín mất sớm lúc còn tráng niên. Núi Võ Đang ở Hồ Bắc nơi Trương Tam Phong tu đạo cũng thuộc đất Sở, Trương Tam Phong đã thọ hơn 212 tuổi.

4. Đạo, Thái Nguyên, Ngũ Long Cung ở núi Võ Đang, thư pháp – Mối liên hệ chuyển thế giữa Lý Thế Dân với Trương Tam Phong:

Lý Thế Dân là hậu duệ của Lý Nhĩ, Lão Tử của Đạo gia, ông khởi binh ở Thái Nguyên phản nhà Tùy, giành được thiên hạ, coi Thái Nguyên là quê hương. Trương Tam Phong chủ trương Đại Đạo tính mệnh song tu, còn từng tu Đạo ở Thái Nguyên và phân thân trợ giúp người. Đường Thái Tông những năm cuối đời coi trọng Đạo tu Tiên, Ngũ Long Cung đặt tại long mạch của núi Võ Đang, được xây dựng chuẩn bị cho Đường Thái Tông, được các triều đại sau này không ngừng tu sửa mở rộng, Lý Thế Dân yêu thích văn học và thư pháp. Trương Tam Phong chủ trì Ngũ Long Cung trên núi Võ Đang, ông giỏi thư họa và thơ từ, đã sáng tạo ra Long Hành đại thảo hợp nhất chữ và quyền.

5. Ngạc (Võ Xương, Võ Đang), quyền pháp võ công, thư pháp, tuổi thọ (mất sớm, trường thọ) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Nhạc Phi với Trương Tam Phong:

Hai vị đều là vua không ngai kiệt xuất nhất đương thời, sau khi Nhạc Phi chết được phong làm Ngạc Vũ Mục Vương. Trương Tam Phong là Chân nhân đắc Đạo, chính là vua võ công, vua Thái cực. Nhạc Phi từng suất lĩnh Nhạc gia quân đóng tại Ngạc Châu (nay là Võ Xương, Hồ Bắc) trong bảy năm, lối vào Võ Xương từng là soái phủ của Nhạc Phi, trong công viên Hoàng Hạc Lâu ở Xà Sơn có đình Nhạc Phi và tượng Nhạc Phi, bài văn “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Phi là được làm ở Võ Xương. Còn Trương Tam Phong từ hai ngọn núi là Quy Sơn và Xà Sơn ở Vũ Hán, Hồ Bắc mà ngộ ra Thái cực. Nhạc Phi là người sáng tạo ra Nội Gia Quyền, Hình Ý Quyền, Nhạc Gia Quyền, những năm đó quân Kim bị Nhạc Gia Quyền đánh cho đến mức nghe tiếng mà đã sợ mất mật, phải thốt ra “hám sơn dịch, hám nhạc gia quân nan (Dịch nghĩa: “chuyển núi thì dễ, đánh bại Nhạc gia quân thì khó”). Sau khi Trương Tam Phong từ Vũ Hán quay về núi Võ Đang không chỉ sáng tạo ra một hệ thống lý luận Đạo giáo phái Võ Đang, mà còn sáng lập ra nội công Võ Đang và kiếm thuật Võ Đang, tiếp đó là nghiên cứu sáng tạo ra nội gia quyền Thái Cực Quyền. Nhạc Phi còn đam mê thư pháp, dòng chữ nổi tiếng nhất là dòng chữ khắc “Tiền hậu xuất sư biểu” thể hiện ra bút lực phi phàm. Trương Tam Phong dùng Thái cực kiếm pháp dung nhập vào thảo thư, sáng lập ra Long hành thảo thư. Nhạc Phi bị kẻ gian hãm hại mất sớm lúc còn tráng niên. Trương Tam Phong thọ 212 tuổi.

6. Âm nhạc (Thủy hưng âm nhạc, danh khúc Cổ cầm, tứ diện Sở ca, ca vũ, Tống từ, Đạo ca) – mối liên hệ chuyển thế của Phục Hy Đế, Chu Văn Vương, Hàn Tín, Lý Thế Dân, Nhạc Phi với Trương Tam Phong:

Phục Hy Đế sáng chế ra bản nhạc cổ cầm Thủy hưng âm nhạc. Chu Văn Vương sáng tác nhiều danh khúc Cổ cầm. Tứ diện Sở ca của Hàn Tín đánh bại Hạng Vũ. Lý Thế Dân “đánh đàn mà cai trị thiên hạ”. Nhạc Phi lưu lại bài thiên cổ tuyệt ca “Mãn Giang Hồng”. Trương Tam Phong tinh thông tất cả các loại cầm kỳ thi họa, tinh thông âm luật, giỏi cả cổ cầm lẫn trống da cá, để lại vô số những bài thơ bài hát mọi người yêu thích. Trương Tam Phong đã đột phá quy luật chặt chẽ huyền ảo thâm thúy của văn tự Đạo học trong thời gian dài, ông đã thông qua hình thức thơ văn thông tục dễ hiểu để biểu hiện ra lý luận tu Chân như luyện hình, bảo tinh, điều thần, vận khí, quy chân hoàn nguyên trong Tham Đồng Khế của Ngụy Bá Dương, Vô Cực Đồ của Trần Đoàn, Ngộ Chân Thiên của Trương Bá Đoan v.v., đây còn là cống hiến của Trương Tam Phong ở phương diện thúc đẩy truyền bá tư tưởng Đạo giáo. Trong văn tập của Trương Tam Phong có những bài hát như “Vô căn thụ”, “ Đại Đạo ca”, “Luyện duyên ca”, “Quỳnh hoa thi”, “Đề lệ xuân viện”, “Thanh dương cung lưu đề”, “Kim dịch hoàn đan ca”, “Địa nguyên chân tiên liễu đạo ca” v.v. Trương Tam Phong còn lựa chọn hình thức thơ ca và ngôn ngữ thông tục để đưa lý luận tu Chân huyền ảo và phương pháp hóa vào 24 bài khúc từ “Vô căn thụ” được mọi người yêu thích, trong đó có một bài là: “Vô căn thụ, hoa chính u, tham luyến vinh hoa thùy khẳng hưu. Phù sinh sự, khổ hải chu, đãng lai phiêu khứ bất tự do. Vô ngạn vô biên nan bạc hệ, thường tại ngư long hiểm xử du. Khẳng hồi thủ, thị ngạn đầu, mạc đãi phong ba hoại liễu chu”. (Dịch nghĩa: “Cây không có gốc rễ, hoa sẽ u tối, tham luyến vinh hoa ai mà chịu ngừng. Chuyện đời phù du, như thuyền đi trên biển khổ, gió đến là bị cuốn đi không có tự do. Không có bến bờ khó tìm được chỗ đỗ, thường phiêu du ở chỗ nguy hiểm của loài ngư long. Quay đầu lại, chính là bờ, đừng để phong ba phá hủy thuyền”).

VII. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế thành Thanh Thánh Tổ Khang Hy

1. Cách Am Di Lục: “Vạn thừa thiên tử vương chi vương”, “Di lặc thế tôn”, “Vũ trụ chi tôn di thiên”
T
rong Trùng tu văn bia hoằng nhân tự Vua Càn Long gọi Vua Khang Hy là “tái thế như lai, hiện Chuyển Luân Vương”,  “Du Thanh Đông Lăng”
Trong Hồng Ngâm: “Tam bách tuế nguyệt tự thủy lưu – Cựu điện hoang trủng mãn mục thu – Thùy tri kim nhật hựu lai thế – Tha nhật pháp chính vạn cổ lưu ─ Lăng Khang Hy ngày 16 tháng 10 năm 1997”:

Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế Khang Hy là Như Lai hạ thế, là hiện thân của Chuyển Luân Thánh Vương (Chakravartin). Chuyển Luân Thánh Vương, còn được gọi là Chuyển Luân Thánh Đế, Kim Luân Vương, ý nguyên gốc tiếng phạn là Vạn Vương chi Vương (Sanskrit: King of Kings). Đại Đế Khang Hy tại vị 61 năm, là vị hoàng đế có thời gian tại vị lâu nhất kể từ thời Tần Hán, đăng cơ lúc tám tuổi, diệt trừ Ngao Bái, bình loạn Tam Phiên, thu hồi Đài Loan, thúc đẩy và hoạch định điều ước Nerchinsk, ba lần chinh phạt Cáp Nhĩ Đan, công lao thống nhất toàn quốc hiển hách, dùng văn trị quốc dùng võ công địch, dùng nhân từ trị thiên hạ, rất phù hợp với hình tượng của Thánh Vương trong lý tưởng của Nho gia, vì vậy mà được suy tôn là Thánh Vương và thiên cổ nhất đế (một trong bốn hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc). Sau khi hoàng đế Khang Hy qua đời, triều đình Càn Long đã cho làm ra một bức tượng Phật khắc gỗ lớn nhất thế giới – Tượng Di Lặc Đại Phật ở Ung Hòa Cung. Ông Lý Hồng Chí viết trong bài thơ “Du Thanh Đông Lăng trong tập thơ của Hồng Ngâm của Ông như sau:

Du Thanh Đông Lăng

Tam bách tuế nguyệt tự thuỷ lưu
Cựu điện hoang trủng mãn mục thu
Thuỳ tri kim nhật hựu lai thế
Tha nhật Pháp Chính vạn cổ lưu

1997 niên 10 nguyệt 26 nhật
vu Khang Hy Lăng

 

Diễn nghĩa:

Thăm lăng Thanh Đông

Ba trăm năm trôi qua như nước chảy
Cung điện cũ, mộ hoang trải đầy trước mắt trông ảm đạm
Nào ai biết được hôm nay lại quay trở lại thế gian
Một ngày kia Pháp Chính [thành công] lưu lại vạn cổ về sau

26 tháng Mười, 1997
tại Lăng Khang Hy

Đoạn thơ này đã cho thấy rõ đời trước của Ông Lý Hồng Chí từng chuyển thế làm hoàng đế Khang Hy.

2. Bửu Kê (Trần Thương, Kỳ Sơn, Ngọa Long Tự), Kinh Dịnh (Tiên Thiên Dịch, Hậu Thiên Dịch, Kinh Dịch Tây Truyền) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Phục Hy, Chu Văn Vương với Khang Hy:

Thái Hạo Phục Hy trị vì ở Trần Thương, diễn giải ra Tiên Thiên Dịch. Chu Văn Vương trị vì ở Kỳ Sơn, diễn giải ra Hậu Thiên Dịch. Vua Khang Hy nhà Thanh từng thăm thầy ở Trần Thương, ở lại Ngọa Long Tự tự tay đề 3 chữ “Ngọa Long Tự” lên tấm hoành phi, Khang Hy cho rằng “Cực thiên nhân cùng tính mệnh, khai vật tiền dân, thông biến tận lợi, tắc kỳ lý mạc tường vu Dịch”, ông ra lệnh cho Lý Quang Địa và những người khác viết sách Dịch, đồng thời rất coi trọng giáo sỹ truyền giáo Joachim Bouvet, người được Vua Mặt trời Louis XVI (phân thân chuyển sinh của Thánh Vương) phái tới, để ông ta trở thành người sáng tạo ra dịch học “Phái Tố ẩn”, để cho Kinh Dịch truyền sang phương tây. Chính là nhờ vào 10 năm gửi thư qua lại giữa Joachim Bouvet và Leibniz, đã làm nền tảng thúc đẩy Leibniz xuất bản tác phẩm Lý luận hệ thống số nhị phân nổi tiếng, làm cơ sở cho thời đại công nghệ máy tính trên toàn cầu sau này.

3. Võ công, Trần Thương, trấn Mã Đầu, Hoài Âm – Mối liên hệ chuyển thế giữa Hàn Tín với Khang Hy

Hàn Tín, một trong ba anh kiệt dựng nên nhà Hán, đã trợ giúp Lưu Bang đánh chiếm được thiên hạ nhà Hán, từng ám độ Trần Thương, Hàn Tín sinh ra ở cổ trấn Hoài Âm, trấn Mã Đầu, đây cũng là nơi mà ông trở về sau khi thành việc lớn, vinh quy bái tổ. Còn vua nhà Thanh là Khang Hy người có công tích hiển hách như bắt thần tử lạm quyền, bình loạn tam phiên, thu hồi Đài Loan, đuổi Sa hoàng Nga, Khang Hy từng thăm thầy ở Trần Thương, vua Khang Hy sáu lần đến Nam Kinh, mỗi lần đều ở lại Hoài Âm, và cũng nhiều lần đến trấn Mã Đầu thị sát.

4. Văn trị võ công địch, mở rộng lãnh thổ, Tây An, Ngũ Đài Sơn, hưng thịnh Phật Giáo (Phật giáo Hán truyền và Phật Giáo Tạng truyền) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Lý Thế Dân với Khang Hy:

Lý Thế Dân mở ra thời kỳ trị quốc Trinh Quán, diệt Đột Quyết và Tiết Diên Đà phía bắc, phá Cao Xương và Thổ Dục Hồn phía tây, khiến Bách Tề và Cao Ly phía đông phải kinh sợ, được tôn xưng là “Thiên Khả Hãn”. Vua Khang Hy khai sáng ra thời kỳ thịnh trị Khang Hy – Càn Long, bình định tam phiên, thu phục Đài Loan, đánh bại Nga, chinh phục Mông Cổ, mở rộng lãnh thổ, vạn quốc đến xưng thần. Vương triều nhà Đường của dòng họ Lý khởi binh ở Thái Nguyên mà giành được thiên hạ, đóng đô ở Tây An, Đường Thái Tông từng hạ chiếu: “Ngũ Đài Sơn, tất là nơi Bồ tát Văn Thù ở, vạn Thánh lặng lẽ nghỉ chân, thuộc đất Thái Nguyên, thực là nơi tổ tông của ta gây dựng uy đức, cần phải cung kính”, “năm đó, trên Đài Sơn xây dựng 10 ngôn chùa, [cứu] độ vài trăm vị tăng”.  Vua Khang Hy từng sáu lần tuần du phía tây, năm lần đầu đều đi qua Ngũ Đài Sơn, Sơn Tây, trùng tu mở rộng chùa Bồ Tát Đỉnh của Hoàng giáo (Phật giáo Tạng truyền), Khang Hy khi tuần du phía tây đến Tây An, Thiểm Tây đã hạ lệnh cho xây dựng chùa Quảng Nhân của Hoàng giáo.

5. Thiện xạ, Kim (chống quân Kim và Hậu Kim), thư pháp – Mối liên hệ chuyển thế giữa Nhạc Phi với Khang Hy

Nhạc Phi có thể kéo cây cung nặng 200 cân, có thể bắn tên bằng hai tay mà không chệch mũi tên nào, võ công của Khang Hy rất cao, ông có thể kéo được cây cung mà một võ tướng bình thường không kéo được, có thể bắn một lần ba mũi tên. Nhạc Phi chống quân Kim, chiến công và uy danh của ông khiến cho tất cả người Bắc Kim và Nam Tống đều biết, cho nên con cháu đời sau của kẻ địch của Nhạc Phi là Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci) nhà Hậu Kim vẫn rất tôn sùng ông, ông ta đã cho hai người thuộc con cháu của mình đổi sang họ Nhạc. Vua Khang Hy nhà Thanh đã ban thưởng áo mãng bào và ‘Cửu bạn triều loan giá’ cho Nhạc Trấn, cháu 23 đời của Nhạc Phi, phần lớn những miếu Nhạc Vương hiện nay là được xây dựng vào triều đại nhà Thanh, miếu Nhạc Vương ở Hàng Châu được xây dựng lại vào năm Khang Hy thứ 54. Nhạc Phi có thể làm thơ, giỏi về Tống từ, về thư pháp thì lấy lối chữ hành và thảo làm chủ, bản thân có một loại khí chất thuần chính, có bút tích truyền đời Thư tạ thiếu thi. Khang Hy yêu thích thư pháp của Đổng Kỳ Xương, sở trường về khải thư và hành thư, với phong cách thanh lệ hào hiệp, có lưu lại Nhạc Dương Lâu Ký, Tập Vương Thánh giáo tự.

6. Liêu Ninh, Bửu Kê, Võ Đang, Huyền, thư pháp – Mối liên hệ chuyển thế giữa Trương Tam Phong với Khang Hy:

Trương Tam Phong là người Ý Châu, Liêu Đông (nay là Phụ Tân, Liêu Ninh). Khang Hy nguyên quán ở Thuận Phủ, Liêu Ninh. Trương Tam Phong đi thăm Bửu Kê nhìn thấy ba ngọn núi nhọn mà tự đặt hiệu là Tam Phong. Khang Hy từng nhiều lần đến thăm Ngô Sơn, thị trấn nằm ở phía tây Bửu Kê, từng đề chữ “Ngũ Phong Đĩnh Tú” cho Ngô Sơn. Trương Tam phong sáng lập ra phái Võ Đang ở núi Võ Đang, những kiến trúc lớn ở núi Võ Đang, đều có liên quan với Trương Tam Phong. Minh Thành Tổ tìm Trương Tam Phong khắp nơi mà không tìm được, đã dùng cách xây nhiều Đạo quán để biểu đạt lòng ngưỡng mộ cực độ của ông đối với một bậc tông sư. Vua Khang Hy cực kỳ tôn trọng núi Võ Đang, ông là vị hoàng đế tự mình đề chữ cho hoành phi ở các Đạo quán trên núi Võ Đang nhiều nhất trong lịch sử, trong đó tấm hoành phi “Kim Quang Diệu Tương” treo ở phía trên của Kim điện Huyền Vũ vẫn được bảo tồn đến ngày nay. Trương Tam Phong có tên là Huyền Huyền, Huyền Nhất v.v. tên của Vua Khang Hy là Ái Tân Giác La • Huyền Diệp. Trương Tam Phong giỏi về thư họa, tinh thông thơ từ, đã khai sáng ra lối chữ Long hành đại thảo – hợp nhất quyền và chữ; Khang Hy yêu thích thư pháp của Đổng Kỳ Xương với lối chữ tròn chịa, mạnh mẽ, thanh tú, nhẹ nhàng, bình thản, cổ phác và bố cục sáng sửa cân xứng, Khang Hy là một vị vua có thành tựu về mặt thư pháp cao nhất trong các hoàng đế trong lịch sử.

7. Âm nhạc (Thủy hưng âm nhạc, danh khúc Cổ cầm, Tứ diện Sở ca, ca vũ, thơ từ, đạo ca, nhạc cụ Trung Quốc và phương Tây) – mối liên hệ chuyển thế của Phục Hy Đế, Chu Văn Vương, Hàn Tín, Lý Thế Dân, Nhạc Phi, Trương Tam Phong với Khang Hy:

Phục Hy Đế sáng chế ra cổ cầm khiến cho âm nhạc bắt đầu hưng thịnh; Chu Văn Vương sáng tác nhiều bài danh khúc Cổ cầm; Tứ diện Sở ca của Hàn Tín đánh bại Hạng Vũ; Lý Thế Dân “đánh đàn mà cai trị thiên hạ”; Nhạc Phi lưu lại bài thiên cổ tuyệt ca “Mãn Giang Hồng”; Trương Tam Phong giỏi đánh đàn và trống da cá, để lại vô số những bài thơ bài hát mọi người yêu thích; Khang Hy Đế tinh thông âm luật, sử dụng được cả nhạc cụ Trung Quốc và Tây phương, lưu lại cho đời sau có hơn 1000 bài thơ ca, đề tài và nội dung rất phong phú. Khang Hy không những có thể diễn tấu đại bộ phận các nhạc cụ của Trung Quốc cho đến các nhạc cụ của Thát đát, mà còn rất yêu thích nhạc lý, dụng cụ và cả cách diễn tấu của âm nhạc phương Tây. Khang Hy có thể đánh bản nhạc cổ cầm “Phổ úm chú” trên đàn piano của phương Tây. Vua Khang Hy lệnh cho các nhà âm nhạc trong ngoài nước biên tập cuốn bách khoa âm nhạc “Luật Lữ Chính Nghĩa”(Ý nghĩa chính xác của âm luật), còn phái 3 hoàng tử đi học âm nhạc của các nhà âm nhạc phương Tây. Vua Khang Hy còn đề xuất ra ý tưởng dung hợp âm nhạc Trung Quốc và phương Tây, thậm chí dùng âm nhạc phương Tây để cải tiến âm nhạc Trung Quốc, đây là những điều chưa từng có trong toàn quá trình giao lưu âm nhạc Trung Quốc và phương Tây.

VIII. Bằng chứng Thánh Vương chuyển thế thành Washington, quốc phụ của nước Mỹ

1. Vũ Hầu Bách Niên Kê: “Điền gian tái xuất Washington – Tạo phúc nhân quần thị chân mệnh”,
Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ Quốc [1999]: “Bao nhiêu đời trước tôi có thể đã từng làm hoàng thượng, quốc  vương, tướng quân, người xuất gia, văn nhân, dũng sỹ của quốc gia chư vị.”

Tổng thống George Washington là đời trước của Thánh nhân cứu thế. Washington và Lincoln là hai Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ, một người được gọi là quốc phụ của nước Mỹ – người làm cho nước Mỹ từ một vùng đất thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập, người còn lại được gọi là cứu tinh của nước Mỹ – hủy bỏ chế độ nô lệ, bảo vệ sự thống nhất của nước Mỹ. Tướng Washington chỉ huy cuộc chiến tranh giành độc lập, giành được độc lập về cho nước Mỹ; Washington chủ trì hội nghị xây dựng Hiến pháp, hội nghị này đã xây dựng ra Hiến pháp của nước Mỹ ngày nay. Năm 1789, ông đã được toàn thể Đoàn Đại cử tri nhất trí bầu trở thành vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ (đồng thời cũng trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên toàn thế giới được gọi là “tổng thống”). Trong hai nhiệm kỳ nhậm chức của mình, ông đã thiết lập rất nhiều chính sách và truyền thống vẫn được kế tục đến nay, sau khi kết thúc hai nhiệm kỳ làm Tổng thống, ông tự nguyện từ bỏ quyền lực không tiếp tục mưu cầu giữ chức vụ thêm, vì thế đã viết nên thông lệ bất thành văn là nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ không thể quá 2 nhiệm kỳ, đồng nghĩa với việc xóa bỏ chế độ nguyên thủ quốc gia suốt đời. Ông Lý Hồng Chí đã giảng trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ Quốc [1999] rằng:

Bao nhiêu đời trước tôi có thể đã từng làm hoàng thượng, quốc vương, tướng quân, người xuất gia, văn nhân, dũng sỹ của quốc gia chư vị.

Đoạn văn này đã cho thấy rõ đời trước Ông Lý Hồng Chí đã từng chuyển thế ở nước Mỹ, mỗi lần chuyển thế của Ông Lý Hồng Chí dường như đều là nhân vật kiệt xuất nhất đương thời, mà nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch sử nước Mỹ không ai khác ngoài Tổng thống Washington, vì thế Tổng thống Washington rất có thể là đời trước của Ông Lý Hồng Chí.

2. Cách Am Di Lục: “Kim cưu mộc thỏ” , “Tây thù đông phùng giải oan thế”, “Tây phương kết oan đông phương giải” , “Tây khí đông lai thượng đế tái lâm” , “Thánh thần hàng lâm kim cưu điểu” , “Kim cưu ban điểu thánh thần điểu” , “Mộc thỏ tái sinh bảo huệ sĩ”:

“Kim cưu”, “kim” chỉ phương Tây, “cưu” chỉ chim bồ câu và phượng hoàng, tượng trưng cho hòa bình, thánh thần (thiêng liêng, sứ giả mang đến thông điệp), ý chỉ một thời gian nào đó trong đời trước của Thánh nhân đã từng là quân vương của một quốc gia phương Tây, kết hợp với dự ngôn Vũ Hầu Bách Niên Kê có thể biết được đời trước của Thánh nhân cứu thế có thể từng là Tổng thống Washington của nước Mỹ, đời sau “Đông phùng”(gặp lại ở phương Đông) chuyển sinh thành một người phương Đông tuổi thỏ (“mộc” chỉ phương Đông). Trong tòa nhà Quốc hội Mỹ và trong rất nhiều các tác phẩm của các nhà nghệ thuật Mỹ, chúng ta có thể phát hiện ra rất nhiều người Mỹ tin rằng Washington đã trở thành Thần! Bức tranh lớn nhất trên mái vòm tòa nhà Quốc hội Mỹ có tên là [Washington trở thành Thần] (Apotheosis of Washington). Hai bên trái phải của Washington lần lượt là Nữ thần Chiến thắng và Nữ thần Tự do, cùng 13 Nữ thần khác kết thành một vòng tròn, từ bức tranh có thể thấy được, Washington đồng tại với chư Thần, và Washington là Chủ Thần.

3. Thần (Thần châu, Chủ Thần), Phong (phong tính, thánh phong) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Phục Hy với Washington:

Hỗn Nguyên Thánh ký: “Tích tại Thần Châu, dĩ Thần Tiên chi đạo giáo hóa thiên hạ, thượng tự Tam Hoàng, thứ cập Ngũ Đế, tu chi giai đắc Thần Tiên” (Dịch nghĩa: “Chuyện ở Thần Châu, dùng đạo của Thần tiên để giáo hóa thiên hạ, trên từ Tam Hoàng, dưới đến Ngũ Đế, đều là tu đạo mà thành Thần Tiên”) Tam Hoàng Ngũ Đế mà Thánh vương Phục Hy đứng đầu đều là Thần Tiên hạ thế, đã khai sáng ra văn hóa Thần truyền của mảnh đất Trung thổ Thần châu; còn rất nhiều người phương Tây cũng cho rằng Washington là một Chủ Thần hạ thế giống như Thần Zeus, bức điêu khắc “Washington hóa thân của Thần Zeus” trước đây đặt trong đại sảnh hình tròn tòa nhà Quốc hội Mỹ, bức tượng điêu khắc Washington cầm trong tay kiếm của Thần Zeus, được đặt ở vị trí Chủ Thần giống như Thần Zeus của Hy lạp cổ trong Vạn Thần Điện, như Thượng đế vẫn luôn dõi theo thủ đô nước Mỹ. Thánh Vương Phục Hy cũng được gọi là Phong Thị, Trúc thư kỷ niên: “Thái Hạo Phục Hy thị, Dĩ mộc đức vương, vi phong tính”, căn cứ theo dự ngôn Hoắc bỉ, chủng người da vàng sẽ là người bảo vệ của Phong (gió), lĩnh ngộ thiên không, hô hấp và tu luyện, cuối cùng sẽ chia sẻ với chủng người khác. “Linh” trong các sách Hy Lạp, cũng có ý là “phong”, Cảnh giáo của Cơ Đốc giáo phiên dịch ý nghĩa của Thánh Thần (Thánh linh) thành “Lương Phong, Tịnh Phong, Tịnh Phong Vương”, Tân giáo của Cơ Đốc giáo đầu tiên phiên dịch thành “Thần Phong” hoặc “Thần chi Thần Phong”, còn căn cứ theo dự ngôn “Kim cưu mộc thỏ” của Cách Am Di Lục, Tổng thống Washington chính là Thánh Thần, Thánh Phong chuyển thế.

4. Phượng Hoàng, Đại bàng, Kim Cưu – Mối liên hệ chuyển thế giữa Phục Hy, Chu Văn Vương, Hàn Tín, Nhạc Phi với Washington:

Khi Phục Hy tại vị có chim Phượng đến làm lễ; thời đại của Chu Văn Vương thì có phượng kêu ở Kỳ Sơn, ngụ ý Thánh vương xuất thế; khi Nhạc Phi ra đời có chim đại bàng bay lượn trên mái nhà, đại bàng cũng là do Phượng hoàng sinh ra, vì thế phượng hoàng cũng là đại điện cho Nhạc Phi, cả đời Hàn Tín và Nhạc Phi chính là giống như phượng hoàng niết bàn; “Kim Cưu” trong dự ngôn [Cách Am Di Lục] là đại diện cho Washington, ở phương Tây, có lúc Phượng hoàng (Chim bất tử), Bồ câu (Cưu), chim ưng đều là cùng một ngụ ý, đều có liên quan đến sự linh thiêng (thần thánh).

5. Vũ Hầu Bách Niên Kê: “Điền gian tái xuất Washington” và “Thử nhân nguyên thị Tử Vi Tinh”, Cơ đốc giáo (cảnh giáo-Nestorio, tân giáo-đạo tin lành) – Mối liên hệ chuyển thế giữa Lý Thế Dân với Washington:

Tổng thống Washington là đời trước của Thánh nhân cứu thế, cũng là Tử Vi Tinh Lý Thế Dân chuyển thế. Đường Thái Tông từng đặc cách hạ chỉ phái Ngụy Trưng và Uất Trì Cung giúp Alopen giáo sỹ truyền giáo của Cơ đốc giáo đến từ Ba Tư cổ xây dựng một nhà thờ Cảnh giáo ở phường Nghĩa Ninh, Trường An, đây được xem là giáo đường Cơ đốc đầu tiên ở Trung Quốc, về sau Cảnh giáo lưu truyền tại Trung Quốc 200 năm, “Pháp lưu thập đạo, tự mãn bách thành” (pháp lý truyền đi 10 phương, nhà thờ có khắp trăm thành), tấm bia đá Đại Tần Cảnh giáo lưu hành Trung Quốc Bia ghi chép về tình hình lưu truyền của Cảnh giáo ở Đại Đường hiện vẫn được bảo tồn ở Bi Lâm-Tây An. Washington lúc tuyên thệ nhậm chức tổng thống đã đặt tay lên trên cuốn Kinh Thánh, dùng hình thức này để biểu thị sự kính ngưỡng với Thần; khi hết nhiệm kỳ tổng thống, Washington đã nhắc nhở người dân Mỹ trong bức thư từ nhiệm của mình rằng: “hai trụ cột của một quốc gia hưng thịnh là tôn giáo và đạo đức”. Nước Mỹ đã thực sự thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo và đa nguyên văn hóa, trong đó cũng bao gồm cả việc truyền rộng Cơ Đốc giáo.

6. Đạo (nhất, Thần), Thái Cực, tự nhiên Đạo Pháp, công thành thân thoái – Mối liên hệ chuyển thế giữa Trương Tam Phong với Washington:

Trương Tam Phong cho rằng “Đạo” chính là ngọn nguồn tổng thể của ba giáo Nho, Thích, Đạo, là căn bản, bản nguyên và Chúa tể của vạn vật; Washington tán đồng với quan điểm “Đạo chính là Chúa”, trên mỗi tờ tiền 1 đô-la của Mỹ, phía sau hình của Washington vừa khớp với số 1 (Thái nhất, Đạo, Thần, Chúa tể) và dòng chữ In God We Trust (chúng ta tin vào Chúa). Trương Tam Phong cho rằng Đạo có sự huyền diệu vi diệu của Tạo hóa, vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, sinh thiên địa vạn vật; Washington là vị tổng thống Mỹ duy nhất không theo đảng phái nào, không theo lập trường đảng phái nào, từ những tổng thống tiếp sau Washington mới phân ra thành 2 đảng phái, vừa hay đối ứng với thái cực sinh lưỡng nghi. Trương Tam Phong thực hành Đạo pháp Tự nhiên (Đạo thuận theo tự nhiên), Thiên nhân hợp nhất; Washington tin rằng vũ trụ có một vị kiến trúc sư vĩ đại – Thần của Tự nhiên, Tuyên ngôn độc lập Mỹ tuyên bố nước Mỹ độc lập “to which the Laws of Nature and of Nature’s God entitle them” (tuân theo Pháp tắc tự nhiên và ý chỉ của Thần của Tự nhiên), vừa vặn phù hợp với tinh túy của Đạo pháp Tự nhiên; cảnh giới tối cao mà Đạo gia tôn sùng là quản lý theo vô vi, công thành thân thoái; Sau khi Washington hết hai nhiệm kỳ tổng thống thì công thành thân thoái, không tham quyền vị, lưu lại tiếng thơm trăm đời.

7. Nghiên cứu khoa học về sự chuyển sinh qua lại giữa các nhân chủng – Chứng minh mối liên hệ chuyển thế giữa rất nhiều người da trắng ở Mỹ và người da vàng thời nhà Minh:

Có hơn 200 cuốn sách nghiên cứu về luân hồi chuyển thế trong xã hội phương Tây, trong đó cuốn sách rất có giá trị là Nhớ lại kiếp trước – Bằng chứng thông qua thôi miên (Reliving past lives: The evidence under hypnosis) của Tiến sỹ Helen Wambach, bà là nhà nghiên cứu duy nhất tiến hành việc thống kê, kiểm nghiệm khoa học đối với các giả thiết về luân hồi bằng hàng loạt số liệu. Trong 10 năm, Wambach đã nghiên cứu với hơn 1.000 trường hợp người da trắng Mỹ nhớ lại ký ức kiếp trước, khoảng 2/3 những người Mỹ da trắng được khảo sát kiếp trước từng là người da vàng châu Á, đồng thời số lượng những trường hợp chuyển sinh còn gia tăng theo niên đại, từ 1.500 năm sau công nguyên mức độ gia tăng ngày càng nhanh (vừa đúng ứng với giữa triều đại nhà Minh). Nhà nghiên cứu phát hiện được rằng khoảng cách giữa các lần chuyển sinh ở thời cận đại là ngắn hơn rất nhiều so với thời cổ đại, người chuyển sinh trong thời cận đại đã gia tăng tỷ lệ thuận với dân số thế giới. Kết quả nghiên cứu khoa học của Wambach là thống nhất với việc Trương Tam Phong thời nhà Minh truyển thể thành Tổng thống Washington của Mỹ cho đến tỷ lệ vàng trong quy luật chuyển thế.

8. Vạn Vương chi Vương (Chuyển Luân Thánh Vương, Kito trở lại), Cơ đốc giáo (Thiên chúa giáo dòng chính, tân giáo), siêu việt tôn giáo – Mối liên hệ chuyển thế giữa Khang Hy với Washington:

Khang Hy là chuyển thế của Chuyển Luân Thánh Vương, mà nghĩa gốc tiếng Phạn của từ Chuyển Luân Thánh Vương chính là Vạn Vương chi Vương – Cơ đốc giáo gọi là Kito trở lại (Messiah – Chúa Cứu Thế); Vua Khang Hy cũng rất khoan dung đối với các loại tín ngưỡng được truyền bá như Nho – Thích – Đạo, Thiên Chúa giáo dòng chính v.v., Khang Hy từng nhiều lần làm thơ tán tụng Kito, về sau Khang Hy phát hiện tòa thánh La Mã nhiều lần cố gắng can dự vào lễ nghĩa Trung Hoa, nên đã dần bắt đầu có sự khống chế Thiên Chúa giáo, có thể thấy Khang Hy đã thấy được một số chính khách và người giàu có đã làm biến dị tôn giáo, khiến tôn giáo rời xa khỏi văn hóa Thần truyền. Washington từ đầu đến cuối không bao giờ khoa trương công trạng của bản thân mình, quy hoàn toàn thành tựu thành lập nước cộng hòa liên bang là ân điển của Thần, nhưng nước Mỹ có tôn chỉ là tách bạch giữa chính trị và tôn giáo, Washington từng nói rằng: “nước Mỹ quyết không phải là đất nước được xây dựng trên giáo điều của Cơ đốc giáo.” Lincoln cũng từng biểu thị thái độ rằng:  “Kinh Thánh không phải là cuốn sách của tôi, Cơ Đốc giáo không phải là tín ngưỡng của tôi”. Điều đó nói lên rằng tôn giáo của hai vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ là Washington và Lincoln không phải là Cơ Đốc giáo, những việc mà Washington làm, là tuân theo pháp tắc tự nhiên và tuân theo ý chỉ (Thiên ý) của Thần của Tự nhiên, là vị Thần siêu việt cả Cơ Đốc giáo, là sự an bài vĩnh viễn đến từ vũ trụ cao hơn.

9. Âm nhạc (Thủy hưng âm nhạc, danh khúc Cổ cầm, Tứ diện Sở ca, ca vũ, thơ từ, đạo ca, nhạc cụ Trung Quốc và phương Tây, Đàn Piano) – mối liên hệ chuyển thế của Phục Hy Đế, Chu Văn Vương, Hàn Tín, Lý Thế Dân, Nhạc Phi, Trương Tam Phong, Khang Hy với Washington:

Phục Hy Đế sáng chế  ra cổ cầm khiến âm nhạc bắt đầu hưng thịnh. Chu Văn Vương sáng tác nhiều bài danh khúc Cổ cầm. “Tứ diện Sở ca” của Hàn Tín đánh bại Hạng Vũ. Lý Thế Dân “đánh đàn mà cai trị thiên hạ”. Nhạc Phi lưu lại bài thiên cổ tuyệt ca “Mãn Giang Hồng”; Trương Tam Phong giỏi cả cổ cầm lẫn trống da cá, để lại vô số những bài thơ bài hát mọi người yêu thích. Khang Hy tinh thông âm luật, thuần thục các loại nhạc cụ Trung Quốc và phương tây, có thể đánh bản nhạc cổ cầm “Phổ úm chú” trên đàn piano của phương tây, lưu lại cho đời sau có hơn 1.000 bài những bài thơ ca, có đề tài và nội dung rất phong phú. Tổng Thống Wasington cực kỳ yêu thích âm nhạc, Wasington thường song tấu biểu diễn với cháu gái mình bằng đàn Longman Birdrep harpsichord và đàn piano Shun Vinson.

 

Xem tiếp phần 5.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/125223



Ngày đăng: 05-01-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.