Không dùng lời lẽ làm tổn thương người khác
Tác giả: Một học viên Đại Pháp
[Chanhkien.org] Trong quá trình tu luyện, chúng ta phải liên tục quy chính ngôn từ và hành vi của mình. Thí dụ, giọng điệu và việc lựa chọn ngôn từ thường là sự phản ánh tâm chấp trước, quan niệm con người hay thậm chí ma tính của chúng ta. Điều này không chỉ gây khó chịu, mà còn dễ làm tổn thương người khác.
Một hôm, một học viên nói với tôi, “Một đồng tu đã ngừng tham gia nhóm học Pháp. Dù vậy, mấy hôm sau, anh ấy phát hiện việc học Pháp một mình là không khả quan. Vì vậy anh ấy bắt đầu quay lại.” Tôi hỏi người học viên này, “Sao anh đã không tới nhóm học Pháp này?” Anh đáp, “Là do anh. Dường như lần nào anh cũng chỉ trích người khác, nói rằng ai đó ở đây làm không tốt, và người nào đó làm sai cái gì, như thể anh là người duy nhất tu tốt vậy…”
Lời của học viên đó làm tôi nghĩ ngợi rất nhiều. Trong vài năm vừa qua, tôi thường xem xét mình có tu tốt hay không. Lấy ví dụ, tôi có nhiều thành tích trong các dự án Đại Pháp, và cung cấp hàng ngàn hay hàng vạn nhân dân tệ khi các dự án Đại Pháp cần tiền hoặc khi các đồng tu cần tiền kinh doanh. Tâm tôi chân thành và vị tha, và tôi thấy thỏa mãn hơn khi so sánh với các đồng tu xung quanh. Tại sao khi ấy vẫn có các đồng tu phàn nàn tôi, và thậm chí nói tôi có nhiều quan niệm người thường và không khoan dung với người khác? Những lời này làm tôi khó chịu và bối rối. Tôi tiếp tục học Pháp và chia sẻ với các đồng tu, tuy vậy, tôi dần dần nhận thấy mình không những có các tâm chấp trước và quan niệm con người, mà còn cả sự thiếu sót trong tu khẩu– là điều gây nên sự tổn thương cho người khác. Lấy thí dụ, khi họp cùng các học viên, tôi thường tranh luận với ý định rằng ai có vấn đề này và ai có sự thiếu sót kia. Hoặc, có cặp vợ chồng học viên vẫn còn chấp trước vào tranh đấu, một người trong số họ bắt đầu dùng thuốc và đi viện, hay một người không thể giữ vững tâm tính và bắt đầu tranh luận với người thường. Thay vì suy xét mọi việc dựa trên Pháp lý và nhìn nhận mặt tích cực của các đồng tu, tôi lại có xu hướng tập trung vào những thiếu sót của họ. Trong một thời gian khá lâu, tôi không nhận ra tâm chấp trước này và cựu thế lực đã lợi dụng nó tạo nên rào cản giữa các học viên. Những phát ngôn tiêu cực đánh giá các học viên thông qua trung gian xảy ra rất thường xuyên, họ thậm chí có thể thêm vào nhiều tin đồn nữa. Khi đó, làm sao họ có thể thấy vui trong chuyện này được?
Tối đó tôi có một giấc mơ. Nhiều học viên Đại Pháp đang leo lên núi. Mỗi người đang cật lực leo lên. Tuy nhiên, dường như không ai trong số họ tỏ vẻ chú ý đến những gì dưới chân mình; một số tảng đá bị bung ra dưới bước chân và rơi xuống đầu những người bên dưới. Đây là cách mà mọi người làm tổn thương người khác, và mọi người đều bị thương tổn. Một số người bị bầm tím nặng và những người khác đang chảy máu. Tuy nhiên, mọi người vẫn đang cố hết sức leo lên, và leo lên… Cảnh tượng này làm tôi bị sốc. Không phải là tình huống các học viên xung quanh tôi hay sao? Khi họ không tu khẩu, thì họ đang gây tổn thương cho người khác và đồng thời, bản thân họ cũng bị thương bấy nhiêu. Chúng ta cần xem trọng việc này. Trong một số trường hợp khi cả gia đình là học viên, một số thậm chí còn bất cẩn hơn, họ nói: “Tại sao anh làm những việc này theo cách này? Tại sao anh làm những việc này theo cách đó? Tất cả chúng ta là học viên, tại sao lại bảo tôi làm điều đó?” Giọng điệu khiển trách này thậm chí đã trở thành thói quen. Khi Chính Pháp sắp kết thúc, đây có phải là phong thái ngay chính của một đệ tử Đại Pháp?
Từ đó trở đi, tôi thường nhớ đến giấc mơ này. Mỗi khi nói chuyện với các đồng tu, tôi cố gắng giữ một tâm thái hòa ái và nói với tâm từ bi để tránh gây tổn thương người khác. Tôi quyết định hoàn toàn loại bỏ thói quen phê phán và coi thường người khác, thứ được hình thành trong văn hóa đảng. Bây giờ, tôi có thể cảm thấy sự cải biến của mình cũng như ngày càng nhiều học viên đến chia sẻ với tôi sự hiểu biết của họ.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/9/4/68329.html
http://pureinsight.org/node/6035
Ngày đăng: 12-10-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.