Coi bản thân mình là Thần – cảm nghĩ sau khi đọc “Cảm khái”
Tác giả: Tiểu Lạp
[Chanhkien.org] Mặc dù bài thơ mới của Sư phụ, “Cảm khái” chỉ có 8 dòng, tôi đã cảm thấy vô cùng xúc động. Trong hơn 10 năm qua, chính niệm chính hành của các đệ tử Đại Pháp đã hình thành nên “chanh hoàng tử lục”. Đồng thời, tôi cũng cảm thấy khoảng cách lớn giữa tôi và các bạn đồng tu. Mặc dù tôi vẫn đang làm ba việc, tôi có xu hướng chú trọng vào hình thức, và có một chấp trước rất mạnh vào thành quả. Tôi vẫn chưa chân chính tu tâm đoạn dục, chưa xứng đáng là một lạp tử của Đại Pháp, nói gì đến chuyện đạt đến mức “thanh thuần”.
Trong bài thơ, Sư phụ đề cập đến “chân niệm”, “thiện niệm” và “chính niệm”. Là đệ tử Đại Pháp trong thời Chính Pháp, tâm niệm của chúng ta là điều rất quan trọng. Làm sao để chúng ta có chính niệm đầy đủ? Tôi thường nghĩ về câu hỏi này. Trên thực tế, Sư phụ viết trong “Lời chúc [2009]” như sau: “Hãy kiên định đi trên đường cuối cùng cho tốt, học Pháp cho tốt, tu tốt cơ sở của bản thân mình, chính niệm tự nhiên sẽ mạnh; những việc mà đệ tử Đại Pháp cần phải làm sẽ nhất định được làm tốt.” (17 tháng Năm, 2009)
Một nhận thức khác đó là “coi bản thân mình là Thần”. Sư phụ viết: “Nhất lộ chính niệm Thần tại thế”. Tôi nghĩ rằng, là đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên giữ điều này trong tâm vào mọi lúc. Đó là, chúng ta nên coi bản thân mình là Thần với ‘Thần niệm’.
Khi coi bản thân mình là Thần, sẽ dễ hơn để chúng ta phá bỏ cái vỏ là các quan niệm con người. Tôi thường chú ý rằng các quan niệm con người của tôi, thứ đã ăn sâu vào xương tủy, thường trỗi dậy một cách vô thức. Với ‘Thần niệm’ làm chủ tể, các quan niệm con người của chúng ta sẽ dần dần yếu đi.
Khi coi bản thân mình là Thần, chúng ta có thể ngăn chặn nghiệp tư tưởng hữu hiệu hơn. Đó là, với một chủ ý thức mạnh, chúng ta sẽ không dễ dàng thuận theo nghiệp tư tưởng để làm điều xấu.
Khi coi bản thân mình là Thần, chúng ta có thể ước thúc bản thân mình theo tiêu chuẩn của Thần trên thiên thượng. Chúng ta sẽ thường tự hỏi: “Với sự việc này, Thần sẽ đối đãi như thế nào?” Và rồi chúng ta sẽ có thể hành xử bản thân mình theo tiêu chuẩn của tầng thứ cao, và dần dần đề cao tâm tính.
Khi coi bản thân mình là Thần, chúng ta có thể thay đổi môi trường xung quanh và làm tốt hơn trong việc cứu độ chúng sinh.
Khi coi bản thân mình là Thần, chúng ta sẽ nhớ được rằng “Niệm nhất chính, ác tựu khỏa” (“Phạ xá”, Hồng Ngâm II). Và rồi việc giảng chân tướng của chúng ta sẽ thuận lợi hơn.
Khi coi bản thân mình là Thần, chúng ta sẽ có chính niệm đầy đủ. Và rồi Sư phụ sẽ giúp chúng ta bất cứ điều gì.
Vì vậy, trong bước cuối cùng của Chính Pháp này, chúng ta hãy tự coi coi bản thân mình là Thần và hoàn thành thệ nguyện.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/7/3/67105.html
http://pureinsight.org/node/5993
Ngày đăng: 31-07-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.