Bàn về “khoan dung”
Tác giả: Một học viên Nhật Bản
[Chanhkien.org] “Khoan dung” là một mỹ đức. Nó chính là thể hiện của Thiện ở nơi người thường. Nó cũng mang lại sự hòa bình và hòa hợp cho xã hội nhân loại. Là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, tôi hiểu rằng Sư phụ của chúng ta muốn chúng ta đạt được tiêu chuẩn cao hơn, đó chính là “lòng khoan dung hồng đại”. Tôi cảm thấy rằng “lòng khoan dung hồng đại” này là một phần trong bản tính tự nhiên của các Giác Giả.
Ngày nay, xã hội loài người tồn tại theo nguyên lý ‘tương sinh tương khắc’. Bất kỳ cái gì có người tin, thì cũng sẽ có người không tin, hay ở đâu có sự ủng hộ, thì ở đó cũng có sự chống đối; ở đâu có Thiện, thì ở đó cũng có Ác. Lấy ví dụ, khi muốn quản giáo con cái mình cho tốt, thì có một số bậc cha mẹ nghĩ rằng phải mắng mỏ hay thậm chí đánh đập con cái của mình, tức là “yêu thì cho roi cho vọt”. Cái nguyên gốc là Thiện ấy, khi biểu hiện ra có lúc lại viện đến thủ đoạn là Ác vậy.
Là đệ tử Ðại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, nhưng đôi khi chúng ta cũng để lộ ra những biểu hiện bất Thiện. Lấy ví dụ: khi bất đồng xảy ra giữa các học viên, thì thường chúng ta nghĩ chúng ta là đúng còn người khác thì sai, rồi thì chúng ta cực lực thuyết phục người khác dựa trên ý kiến của mình, với hy vọng rằng người khác sẽ đồng ý với ý kiến đó. Khi chấp trước này trở nên nghiêm trọng, thì xuất hiện những biện luận, tranh chấp, và thậm chí là cãi vã. Lúc ấy, những tự ngã, quan niệm, cảm xúc, lý luận theo lối người thường, và ác niệm cũng như ma tính chiếm thế thượng phong trong tâm trí chúng ta.
Chỉ có những tâm hồn vô ngã, vị tha mới có thể đạt được lòng khoan dung cao cả. ‘Nhân tại mê trung’, và vì thế những gì mà họ thấy hay nghĩ thường thì rất hạn hẹp. Từ đó, lòng khoan dung của họ cũng rất hạn chế. Cổ nhân có câu: “Đỗ tử lí năng hành thuyền” (bụng dạ rộng rãi khoáng đạt đến mức bơi thuyền được ở bên trong). Là đệ tử Ðại Pháp, trong tâm chúng ta là những đại thiên thể vũ trụ, với vô lượng chúng sinh. Chúng ta nhất định không thể có “bụng dạ hẹp hòi” được.
Qua sự học Pháp tu luyện trong những năm vừa qua, mỗi chúng ta đã tu luyện đến một trình độ nào đó trong Pháp, và cũng đã chứng ngộ được những nguyên lý tại tầng thứ đó. Vì vậy, điều tự nhiên là cái ngộ của chúng ta nằm ở nhiều tầng thứ khác nhau. Bất kể là cái ngộ của chúng ta cao đến đâu, nếu cái ngộ đó được biểu đạt bằng ngôn ngữ thế gian, ý nghĩa của nó sẽ bị thay đổi. Bởi vì chúng ta chưa trừ bỏ hết chấp trước của mình, chúng ta vẫn còn những ý thức và quan niệm biến dị mà chúng ta không để ý tới. Tất cả những thứ này, cộng với tâm hiển thị, tật đố, hoan hỉ và nhiều thứ khác nữa, có thể gây ra những xung đột và mâu thuẫn giữa chúng ta, mặc dù xuất phát điểm của chúng ta có thể là tốt.
Mỗi đệ tử chân tu đều có mặt giác ngộ của mình. Chúng ta nên bảo trì chính niệm và để cho phần “bản tính giác ngộ” của chúng ta chỉ đạo hành vi. Chúng ta không nên khuất phục chính mình bởi phần ma tính còn lại của chúng ta. Nếu chúng ta để phần ma tính này khởi phát thì sẽ tạo thành các mâu thuẫn và khuếch đại chúng, từ đó vô tình ảnh hưởng đến tiến trình Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Trong vài ngày vừa qua, khi tôi cảm thấy rằng tôi đã luôn nghĩ về những sự sai trái và khuyết điểm của người khác, tôi phải tự nhắc nhở mình về “lòng khoan dung hồng đại”. Sau một lát, tôi thấy tâm trí mình vô cùng tĩnh lặng.
Là người viết và cũng là người đầu tiên đọc bài này, khi viết đến đây, tôi chợt nhận ra rằng bài viết này chính là để cho tôi tự đọc lấy. Tôi đã thật sự xúc động, không thể cầm được nước mắt, và đã khóc…
* * * * *
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/5/29/16240.html
http://pureinsight.org/node/881
Ngày đăng: 08-07-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.