Thăm Trường An, ngộ thiên cơ (Phần cuối): Ngoảnh lại sử xanh ngắm Trường An, mừng thấy “Đại Pháp độ Đường nhân”



Tác giả: Đường Lý

[ChanhKien.org]

Trở về Kiềm Nam, lòng tôi mãi không thể bình tĩnh, thường xuyên xúc động trước sự huyền bí ẩn chứa bên trong Trường An. Trong những bài viết ngắn trước đây, tôi đã bày tỏ một số suy nghĩ sơ lược của mình về những di tích Tam Tần có một không hai trên toàn quốc. Chẳng hạn: tại sao cách đây 2500 năm, Lão Tử lại viết kinh giảng Đạo tại Lâu Quán Đài? Tại sao xá lợi ngón tay Phật vốn ngủ yên trong địa cung hơn một nghìn năm, lại đột nhiên xuất hiện trở lại vào năm 1987 tại chùa Pháp Môn? Tại sao hơn một trăm tấm bia khắc thập tam kinh Nho gia lại được bảo tồn nguyên vẹn trong Bia Lâm ở Tây An? Tại sao hố chôn tượng tùy táng trong lăng Tần Thủy Hoàng, vốn bị hậu thế lãng quên và vùi lấp suốt hơn hai nghìn năm, lại bất ngờ lộ diện vào năm 1974? Tại sao di tích thời Đường còn nhiều và nguyên vẹn, và nay lại dấy lên phong trào yêu thích văn hóa Đại Đường? Tại sao Tây An, một trong tám thành phố lớn, lại giữ được tường thành cổ nguyên vẹn đến vậy và còn lấy tháp Chuông, tháp Trống làm biểu tượng của thành phố?

Khi những câu hỏi “tại sao” này có được lời giải đáp ban đầu, mọi người chắc chắn sẽ quan tâm đến một vấn đề khó hiểu nhất là: tại sao hai vị thủy tổ của dân tộc Trung Hoa là Viêm Đế và Hoàng Đế đều yên nghỉ trên mảnh đất Tam Tần? Nếu thực sự nhìn thấu những gì lịch sử đã để lại ở nơi đây, chúng ta sẽ tự nhiên hiểu được đáp án của câu hỏi này.

Năm nghìn năm lịch sử Trung Hoa, ngoài việc đã dựng lên một sân khấu lớn và trưng bày một triển lãm vĩ đại trên mảnh đất Tam Tần như đã đề cập trong các bài viết trước, ở vùng đất Trường An này còn để lại ba đại dự ngôn: bài thơ dự ngôn của Bộ Hư đại sư triều Tùy, Thôi Bối Đồ của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong thời Đường, cùng với Lưu Bá Ôn Bia Ký được lưu lại trên núi Thái Bạch, Thiểm Tây vào thời Minh. Sân khấu lớn, triển lãm lớn và ba đại dự ngôn này bổ sung và chứng thực lẫn nhau, dùng chuyện xưa để soi xét chuyện nay, hòa hợp thành một thể, khiến Trường An ẩn chứa vô số thiên cơ cảnh báo hậu nhân. Vì vậy, hai vị tổ tiên Viêm Hoàng cùng yên nghỉ tại Thiểm Tây, một mặt là để kiến chứng vở đại kịch lịch sử diễn dịch tại nơi đây, mặt khác là kỳ vọng con cháu đời sau có thể lĩnh ngộ thiên cơ, thuận theo ý trời!

Vậy thì, Thần Phật đã cảnh báo cho con người điều gì tại nơi này?

1. Thần Phật hạ thế, truyền Pháp cứu người

Trong các tôn giáo và nhiều lời dự ngôn đều cảnh báo mọi người rằng ngày hôm nay khi đạo đức nhân loại bại hoại, thiện ác đảo lộn, âm dương phản bối, đại kiếp sắp đến sẽ có Thần Phật hạ thế để cứu độ nhân loại.

Trong “Thiền Sư Thi” có câu: “Thế vũ tam phân, hữu thánh nhân xuất, huyền sắc kỳ quan, long trương kỳ phục” (Tạm dịch: Thiên hạ chia ba, có Thánh nhân xuất thế, đội mũ màu huyền, khoác áo rồng uy nghiêm). Trong “Thôi Bối Đồ”, tượng thứ 44 có lời sấm: “Nhật nguyệt lệ thiên, quần âm nhiếp phục, bách linh lai triều, song vũ tứ túc” (Tạm dịch: Mặt Trời, Mặt Trăng cùng chiếu rọi bầu trời, âm tà khiếp sợ quy phục, trăm linh quy tụ triều bái, đôi cánh bốn chân xuất hiện). Lời tụng của tượng này còn nói: “Trung Quốc nhi kim hữu Thánh nhân, tuy phi hào kiệt dã chu xuân, tứ di trùng dịch xưng Thiên tử, bĩ cực thái lai cửu quốc xuân” (Tạm dịch: Ngày nay Trung Quốc có Thánh nhân, tuy không phải hào kiệt nhưng là bậc nhân từ độ thế, bốn phương phiên dịch gọi là Thiên tử, bĩ cực thái lai, chín nước hồi xuân). Những mô tả về việc Thần Phật giáng thế, diệt trừ tà ác và cứu khổ cứu nạn này trùng khớp với lời tiên đoán trong “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, bài khóa thứ mười hai: “Trợ hoạn cứu nan, thị duy Thánh nhân, dương phục nhi trị, hối cực sinh minh” (Tạm dịch: Cứu hoạn cứu nạn, chỉ có Thánh nhân, dương trở lại để chỉnh trị, tối tăm đến cực điểm thì ánh sáng lại sinh ra).

Những mô tả về việc Thần Phật hạ thế cứu độ đã được ghi chép trong các lời dự ngôn từ xưa đến nay, cả trong và ngoài Trung Quốc. Trong kinh điển Phật giáo, không chỉ có ghi chép về dự ngôn rằng “Chuyển Luân Thánh Vương” (còn gọi là “Pháp Luân Thánh Vương”, “Phật Di Lặc”) sẽ hạ thế truyền Pháp cứu người, mà còn dùng việc hoa Ưu Đàm Bà La khai nở (ba nghìn năm mới nở một lần) để nhắc nhở thế nhân (cũng như các đệ tử của Thích Ca Mâu Ni) rằng đó là dấu hiệu cho thấy Chuyển Luân Thánh Vương đang truyền Pháp ở nhân gian. Vì vậy, khi hiện tượng hoa Ưu Đàm Bà La liên tiếp xuất hiện trên tượng Phật tại bốn ngôi chùa ở Hàn Quốc, cả thế giới đều hiểu rằng sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc và khắp thế giới chính là sự kiện vĩ đại mà Chuyển Luân Thánh Vương đang thực hiện ở thế gian con người để truyền Pháp cứu độ nhân loại!

Như đã đề cập trước đó, nền văn hóa truyền thống lấy Nho, Đạo, Thích làm cốt lõi đã đặt nền móng cho sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp. Sự hồng truyền của Đại Pháp thuận theo ý trời, hợp với lòng người, không chỉ khơi dậy phong trào tinh thần phục hưng văn hóa dân tộc và khôi phục đạo đức truyền thống trên mảnh đất Trung Hoa, mà còn khiến toàn thế giới nghe được phúc âm của Thần, cảm nhận được lòng từ bi của Thần, và thấy được điều tốt đẹp vô song của Pháp Luân Đại Pháp cùng ánh quang minh khiến nhân loại được đắc cứu.

2. Chính tà đại chiến, Trời diệt Trung Cộng

Vào 1300 năm trước, khi đó là thời nhà Đường tại Trường An, Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đã minh xác chỉ rõ trong Tượng thứ 41 của “Thôi Bối Đồ”: “Cửu thập cửu niên thành đại thác, xưng Vương chỉ hợp tại Tần châu” (Tạm dịch: Năm 99 tạo thành sai lầm lớn, xưng Vương chỉ phù hợp ở đất Tần). Lời dự ngôn này cảnh báo hậu nhân rằng: vào năm 1999, một kẻ cầm quyền sẽ phạm phải sai lầm nghiêm trọng, giống như hành động bạo tàn đốt sách, chôn Nho của Tần Thủy Hoàng. Bảy trăm năm sau, nhà dự ngôn người Pháp Nostradamus cũng nhắc đến con số 99 trong cuốn “Các Thế Kỷ”, cuốn sách dự ngôn gồm gần một nghìn bài thơ của ông. Trong bài thơ hiếm hoi duy nhất tiết lộ rõ ràng thời gian, ông viết: “Vào tháng 07 năm 1999, đại vương khủng bố từ trời giáng xuống”. Điều này là một lời cảnh báo cho toàn nhân loại cần chú ý đến năm 1999. Lịch sử mà chúng ta vừa trải qua đã nói với chúng ta rằng ngày 20 tháng 07 năm 1999 sự thực Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công chứng minh rằng những hành động bạo ngược của ĐCSTQ không may bị hai lời tiên tri lớn trong lịch sử dự đoán trúng.

Trong Tượng thứ 50 của “Thôi Bối Đồ”, đã dùng các cụm từ như “nước lửa giao chiến”, “chó sói kết bè đi giữa phố”, “thú sang người hèn” (trong Thánh Kinh Khải Huyền ám chỉ con rồng đỏ là ĐCSTQ, con quái thú là Giang Trạch Dân) để hình dung bản chất lang sói, thú tính của ĐCSTQ vốn tôn sùng “giả, ác, đấu”, và sự đối lập thủy hỏa bất dung với Pháp Luân Công, môn tu luyện đề cao “Chân, Thiện, Nhẫn”. Đại Pháp muốn cứu độ thế nhân, trong khi ĐCSTQ lại muốn kéo thế nhân tiếp tục bại hoại và tiến đến diệt vong. Và thế là, cuộc đại chiến giữa chính và tà quan trọng nhất, khốc liệt nhất và chấn động nhất trong lịch sử nhân loại đã bắt đầu từ ngày 20 tháng 07 năm 1999. Tuy nhiên, ĐCSTQ bị “khủng bố đại vương” tà linh phụ thể, không thể ngờ rằng đối tượng mà nó đàn áp không chỉ là một quần thể dân chúng tu luyện, mà là Đại Pháp đại đức, do Chuyển Luân Thánh Vương truyền dạy khắp thế giới để cứu độ nhân loại. Sai lầm to lớn của nó đã trở thành tội ác tày trời, nghịch thiên phản đạo, không thể dung thứ. Do đó, việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến sự diệt vong tự chuốc lấy của chính nó.

Trong đại triển lãm Trường An nơi đây, Thần đã dùng phương pháp so sánh để phơi bày tội ác của ĐCSTQ, bao gồm phản bội tổ tiên, phản lại dân tộc, phản nhân loại và chống lại Đại Pháp của vũ trụ. Trên sân khấu đại vũ đài Trường An, Thần đã lấy chuyện xưa để nhắc nhở chuyện nay, nói cho mọi người rằng bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa chính và tà cũng đều kết thúc bằng sự diệt vong của tà ác. Vì vậy, “Thôi Bối Đồ” đã dùng câu “bĩ cực thái lai” (tức sau cùng khổ tận thì điều tốt đẹp sẽ tới), “Thiền sư thi” dùng câu “đậy nắp quan tài, công tội phân minh”, và trong Thánh Kinh Khải Huyền đã nhắc đến “Thành Babylon lớn (ám chỉ Bắc Kinh) sụp đổ” giống như “Đại thẩm phán cuối cùng của Thần” tất cả đều dự ngôn về kết cục của cuộc đại chiến giữa chính và tà này: Trời diệt Trung Cộng.

Trong cuộc đại chiến chính tà đã kéo dài suốt tám năm này (tính tới thời điểm bài viết), mỗi người dân Trung Quốc (cũng bao gồm rất nhiều người ngoại quốc) đều đang tự giác lựa chọn đứng về phía chính hoặc về phía tà (những ai tự nhận mình là người “trung lập” không theo bên nào thực chất chỉ là sợ hãi cường quyền hoặc mê luyến lợi ích mà đứng về phía tà đảng Trung Cộng), khi trận đại chiến chính tà này kết thúc, Thần sẽ căn cứ vào sự lựa chọn của từng người để quyết định phúc họa cho họ!

3. Đối mặt với kiếp nạn, thuận theo trời để tự cứu

Khi cuộc đại chiến giữa chính và tà kết thúc, Trời diệt Trung Cộng, nhân loại sẽ phải đối mặt với một đại kiếp nạn chưa từng có trong lịch sử. Đây là lời cảnh báo được nhắc đến trong các tôn giáo và nhiều lời dự ngôn.

Khi mô tả sự thảm khốc và kinh hoàng của đại kiếp nạn, trong “Thiền sư thi” có viết: “Bốn biển trong nước đều sắc đỏ, Xương trắng như gò khắp mộ đồi”; Trong “Lưu Bá Ôn bia ký” ở núi Thái Bạch, Thiểm Tây, có ghi: “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn còn hai ba, Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”. (Nhiều lời tiên tri khác ở cả trong và ngoài Trung Quốc cũng có những mô tả tương tự).

Trong đại kiếp nạn lịch sử, ngoài những tên đầu sỏ cầm đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp sẽ bị áp giải đến đài thẩm phán cuối cùng bị hình thần toàn diệt, thì những kẻ đã tiếp tay, hợp tác với Trung Cộng để bức hại Pháp Luân Đại Pháp, những kẻ trung thành với ĐCSTQ, cũng như những ai trong lòng bất kính với Đại Pháp, không thừa nhận “Chân – Thiện – Nhẫn” đều sẽ trở thành vật tuẫn táng cho ĐCSTQ và bị đào thải. Vì số người liên quan quá lớn nên mới có lời cảnh báo “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn còn hai ba”.

Việc sử dụng lời dự ngôn để cảnh báo thế nhân là xuất phát từ lòng từ bi của Thần, nhằm kêu gọi thức tỉnh những người vẫn còn đang tê dại chìm đắm trong lợi ích trước mắt và nuôi hy vọng hão huyền rằng ĐCSTQ sẽ “cải tà quy chính”, cần nhanh chóng nhận rõ hình thế đại kiếp nạn sắp đến gần, và trước khi cuộc đại chiến chính tà kết thúc, hãy thuận theo thiên ý, hồi chuyển nhân tâm và tự cứu lấy mình. Để làm được điều đó, cần phải:

Thứ nhất, bỏ ác theo thiện. Những ai từng làm điều ác đối với Đại Pháp phải chân thành sám hối tội lỗi, cải tà quy chính, dùng hành vi và lương tâm của mình để cầu xin sự khoan dung của Thần. Nếu không, vẫn cứ tiếp tục làm điều ác thì ắt sẽ phải bước vào cánh cửa vô sinh chi môn.

Thứ hai, tránh xa tà đảng. Phàm là người đã từng gia nhập vào các tổ chức khác nhau của ĐCSTQ, thì tà linh cộng sản sẽ đóng dấu ấn thú lên trán người đó. Khi đại kiếp nạn xảy đến, những người mang dấu ấn sẽ bị đào thải. Để tự cứu mình, cần phải từ nội tâm nhận rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ (nên đọc “Cửu Bình về ĐCSTQ”), quyết tâm rời xa tà đảng, và đăng tuyên bố thanh minh “tam thoái” (thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội của ĐCSTQ) trên trang web Thoái Đảng của The Epoch Times (có thể dùng tên thật, hoặc biệt danh, tên lúc nhỏ…), Thần sẽ xóa bỏ dấu ấn của con thú cho họ, để họ được bình an.

Thứ ba, tâm hướng về Đại Pháp. Mỗi người đều cần liễu giải chân tướng, từ nội tâm nhận thức được điều tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp cùng với lòng từ bi và sự thần thánh của Đại Pháp trong việc cứu độ thế nhân. Nếu thật lòng tin tưởng và thường xuyên niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” “Chân – Thiện – Nhẫn hảo!” thì sẽ được Thần bảo hộ, thoát khỏi kiếp nạn và đi về phía tương lai tươi sáng của nhân loại.

4. Tương lai tốt đẹp, Đại Pháp phổ độ

Sau khi đại kiếp nạn qua đi, những người được lưu lại sẽ bước vào một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. “Thôi Bối Đồ” dùng câu: “Bĩ cực thái lai chín nước mùa xuân”, “Thiền sư thi” dùng câu: “Nam triều phấn vàng thái bình xuân, Non sông vạn dặm xứ xứ thanh” để hình dung điều tốt đẹp vô hạn mà Pháp Luân Đại Pháp mang đến cho nhân loại. Mọi người sẽ cảm kích hơn nữa ơn cứu mạng của Đại Pháp, càng thêm kính ngưỡng và hướng về Đại Pháp, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ khiến nhiều người hơn nữa đắc Pháp và được cứu độ.

Việc tu luyện thực tiễn của các học viên Pháp Luân Công hiện nay vừa là sự minh chứng cho đạo lý tu luyện không thoát ly thế tục được phản ánh qua hai câu chuyện tu luyện nổi tiếng từng được diễn dịch trên đại sân khấu lịch sử Tam Tần là “Phong Thần Diễn Nghĩa” và “Tây Du Ký” cũng như những ẩn ý sâu xa của thành cổ Tây An, mà còn là tham chiếu và hình mẫu vô cùng quý báu cho nhân loại đối với việc tu luyện Đại Pháp trong kỷ nguyên mới.

Tượng thứ 59 trong “Thôi Bối Đồ” có lời sấm viết: “Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã, Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa” (Không thành không phủ, Không bạn không tôi, Thiên hạ một nhà, Trị tới đại hóa). Lời tụng viết: “Nhất nhân vi đại thế giới phúc, Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc, Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh, Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục” (Một người là lớn thế giới phúc, Tay cầm ống thẻ nhổ bạt trúc, Đỏ vàng đen trắng không phân biệt, Đông Nam Tây Bắc cùng hòa thuận). Đây là lời dự ngôn về hình thức tu luyện “Đại Đạo vô hình” của Pháp Luân Đại Pháp, và là lời tán dương sự từ bi vô lượng của Chuyển Luân Thánh Vương, người đã an bài lại con đường tu luyện cho những người tu luyện (thay đổi cuộc đời), tiến hành phổ độ không phân biệt màu da hay vùng miền, mang đến cho nhân loại cảnh tượng thịnh thế thế giới đại đồng tốt đẹp vô hạn.

Tôi hiểu rằng, bốn điểm ở bên trên là Thần Phật dùng một triển lãm ở Trường An, một sân khấu lớn, và một loạt tiên tri để khải thị cho nhân loại.

Xét cho cùng, đều là muốn vào thời khắc then chốt của lịch sử nhân loại, khiến con người nhận rõ lòng từ bi của Chuyển Luân Thánh Vương và Pháp Luân Đại Pháp, để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.

Khi kết thúc toàn bài viết này, tôi dường như đã ngộ được sâu sắc hơn về ý nghĩa của câu “Đại Pháp độ Đường nhân” trong bài thơ “Ức Trường An” của Đại sư Lý Hồng Chí.

Quả đúng là:

Viêm Hoàng yên giấc hộ Tam Tần,
Chỉ đợi Thánh Vương cứu tử tôn.
Ngoảnh lại sử xanh ngắm Trường An,
Mừng xem “Đại Pháp độ Đường nhân”.

(Hết)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/41875



Ngày đăng: 05-05-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.