Thăm Trường An, ngộ thiên cơ (Phần 4): Chiêm ngưỡng thánh địa Phật Đạo, cảm nhận Phật ân hạo đãng



Tác giả: Đường Lý

[ChanhKien.org]

Hôm nay, tôi cùng bạn đến huyện Phù Phong để chiêm ngưỡng thánh địa của Phật gia – chùa Pháp Môn Tự.

Trên đường đi, chúng tôi bàn luận về cảm nghĩ sau khi tham quan Lâu Quán Đài ngày hôm qua. Thành thật mà nói, sau khi thăm Lâu Quán Đài, tôi vừa phấn khởi vừa thương cảm. Phấn khởi vì có may mắn được tận mắt chứng kiến thánh địa Đạo gia, nơi được ca ngợi là linh hồn của văn hóa Trung Hoa, đệ nhất phúc địa của thiên hạ, bù đắp niềm tiếc nuối thời còn đi học ở Thiểm Tây nhưng chưa từng đến đây. Tôi dường như có thể nhìn thấy Thần tích của Lão Tử, đã từng truyền đạo tại nơi này cách đây 2.500 năm, và tôi cũng dường như lĩnh hội sâu sắc hơn chân lý của năm nghìn chữ trong Đạo Đức Kinh. Nhưng thương cảm bởi vì một thánh địa Đạo gia quý giá đến vậy lại bị ĐCSTQ phá hoại nghiêm trọng, di tích cổ bị tàn phá, các đạo sĩ bị đuổi khỏi đạo quán, một đạo quán thần thánh lại bị biến thành một địa điểm du lịch để người ta dạo chơi ngắm cảnh.

Nghe tôi bày tỏ sự xót xa, bạn an ủi: “Chuyện này không có gì lạ. ĐCSTQ phá hoại danh thắng cổ tích không chỉ có Lâu Quán Đài, mà ngay cả Pháp Môn Tự, nơi chúng ta sắp đến hôm nay, cũng không ngoại lệ”. Anh ấy giới thiệu sơ lược cho tôi về tình hình của Pháp Môn Tự. Ngôi chùa này được xây dựng vào cuối thời Đông Hán, nổi tiếng vì lưu giữ xá lợi ngón tay Phật. Các triều đại trong lịch sử đều vô cùng tôn kính và tăng cường bảo vệ ngôi chùa. Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, ngôi chùa bị bỏ hoang suốt hơn 30 năm. Thậm chí, bảo tháp cất giữ xá lợi ngón tay Phật cũng bị sụp đổ vào năm 1981 do không được tu sửa. Sau đó, di tích này tiếp tục bị bỏ mặc suốt 6 năm, mãi đến năm 1987 mới bắt đầu được trùng tu. Xá lợi ngón tay Phật cũng chỉ được phát hiện lại khi bảo tháp mới được xây dựng.

Đến Pháp Môn Tự, chúng tôi tham quan bảo tháp và Đại Hùng Bảo Điện. Không gian nơi đây vẫn giữ được vẻ trang nghiêm và tĩnh lặng. Khi chúng tôi đến lầu chuông cổ, bạn tôi kể cho tôi một câu chuyện có thật. Anh nói: “Anh có nghe chuyện này chưa? Khi Giang Trạch Dân đến đây tham quan, hắn ta muốn tự tay gõ chuông, nhưng trụ trì ngôi chùa đã vội vàng can ngăn”. Tôi thắc mắc hỏi: “Tại sao?” Anh đáp: “Trụ trì nói với Giang Trạch Dân rằng không thể gõ chuông, vì nếu gõ lên, vùng Quan Trung sẽ gặp đại hạn trong ba năm. Nhưng Giang chẳng hề để tâm đến lời khuyến cáo, vẫn cố chấp muốn gõ. Kết quả là sau đó, Thiểm Tây thực sự gặp hạn hán”. Tôi cười nói: “Linh nghiệm đến vậy sao?” Anh nói: “Chuyện này có linh nghiệm hay không không quan trọng. Quan trọng là nó phản ánh bản tính phô trương, cuồng vọng độc tôn của Giang Trạch Dân, một kẻ bạo chúa hoàn toàn không quan tâm đến sự sống chết của dân chúng!” Tôi nói: “Đó chính là cái gọi là ‘Ba đại diện’ mà hắn ta khoe khoang!”

Sau khi tham quan triển lãm địa cung, tôi đã hiểu tường tận quá trình xá lợi ngón tay Phật xuất hiện trở lại sau hơn một nghìn năm kể từ khi Đường Ý Tông phong kín địa cung. Tôi tràn đầy kinh ngạc và cảm thấy vô cùng thần kỳ. Bước ra khỏi khu trưng bày, tâm tình của tôi có chút kích động, cảm thán nói: “Vùng đất Tam Tần này quả thực không đơn giản! Có Lâu Quán Đài là nơi Lão Tử truyền đạo giảng kinh, lại có Pháp Môn Tự, nơi xá lợi ngón tay Phật một lần nữa xuất hiện. Có điều, chẳng phải điều này lại giúp ĐCSTQ có thêm cơ hội nở mày nở mặt và kiếm tiền hay sao?” Bạn tôi lập tức ngắt lời: “Không đúng! Dụng ý của Ông Trời hoàn toàn ngược lại!” Tôi ngẩn người, anh tiếp tục nói: “Đây chính là Phật và Đạo dùng những sự thật tồn tại chân thực để vạch trần sự hoang đường của thuyết vô thần, để phơi bày tội ác tày trời của ĐCSTQ trong việc hủy diệt Phật Đạo và bức hại chính tín!” Nghe vậy, tôi gật đầu đồng tình.

Bạn tôi lại kể cho tôi nghe một số chuyện thần kỳ khác. Tôi thầm nghĩ: xá lợi ngón tay Phật đã ngủ yên trong địa cung hơn một nghìn năm, tại sao lại xuất hiện trở lại đúng vào thời điểm ĐCSTQ cầm quyền gần 50 năm? Tại sao ngày xuất hiện trở lại ấy lại trùng khớp với mùng 8 tháng 4 âm lịch, ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni? Đây chắc chắn không phải trùng hợp ngẫu nhiên, mà trong đó ắt có huyền cơ. Tôi bày tỏ suy nghĩ của mình với bạn, anh lập tức đáp không chút do dự: “Đây chính là Phật Thích Ca Mâu Ni đang khải thị một thiên cơ quan trọng cho mọi người”. Tôi cảm thấy anh ấy đã sớm hiểu rõ, liền mỉm cười nói: “Vậy hãy chia sẻ cách nhìn của anh đi”. Anh chậm rãi nói: “Tôi ngộ ra rằng, điều này là Phật Thích Ca Mâu Ni đang nói với nhân loại rằng những lời tiên tri được ghi chép trong kinh thư cách đây 2.500 năm sắp đoái hiện, hơn nữa nhắc nhở con người chú ý đến ngày mùng 8 tháng 4”. Tôi hiểu ý và gật đầu đồng tình. Anh tiếp tục nói: “Theo những gì tôi biết, trong kinh Phật ghi chép có bốn điểm liên quan trực tiếp đến thời đại ngày nay. Thứ nhất, nói về thời kỳ mạt pháp, tức là ngày hôm nay khi đạo đức nhân loại bại hoại, nhân loại có đại kiếp nạn. Thứ hai, Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói rằng trong thời kỳ mạt pháp, các tăng nhân trong chùa rất khó có thể tự độ. Tôi ngộ ra rằng điều này có nghĩa là những pháp môn mà Ngài từng truyền dạy không còn có thể cứu độ con người trong thời đại này nữa. Thứ ba, Phật Thích Ca Mâu Ni nhắc đến Chuyển Luân Thánh Vương (còn gọi là Pháp Luân Thánh Vương hay Phật Di Lặc), Ngài sẽ hạ thế để truyền Pháp độ nhân. Chuyển Luân Thánh Vương là vị Như Lai có thần thông quảng đại nhất và có năng lực lớn nhất trong vũ trụ. Thứ tư, kinh Phật ghi chép về một loài hoa gọi là Ưu Đàm Bà La, ba nghìn năm mới nở một lần. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng khi Ưu Đàm Bà La khai nở chính là dấu hiệu Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp”. Tôi gật đầu tán thành. Anh nói tiếp: “Vào đầu năm ngoái, tại Hàn Quốc, chùa Thanh Khê Tự, Tu Di Sơn thiền viện và bốn ngôi chùa khác đã xuất hiện hiện tượng hiếm gặp là hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên tượng Phật. Sự kiện này đã gây chấn động giới Phật giáo Hàn Quốc và quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng ‘Chuyển Luân Thánh Vương’ đang truyền Pháp tại thế gian”. Dừng lại một chút, anh nói tiếp: “Hãy tính thử xem: năm 1987, xá lợi ngón tay Phật một lần nữa xuất hiện; năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu được hồng truyền; năm 2005, hoa Ưu Đàm Bà La khai nở. Chuỗi sự kiện diễn ra liên tiếp với thời gian rất chặt chẽ. Hơn nữa, ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch cũng là ngày sinh của Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Công, cũng trùng hợp với ngày xá lợi ngón tay Phật xuất hiện. Điều này đã minh xác chỉ rõ thiên cơ mà Thích Ca Mâu Ni muốn tiết lộ cho thế nhân”. Tôi thực sự khâm phục ngộ tính của anh. Những sự kiện và mốc thời gian mà anh nhắc đến tôi đều biết, nhưng tôi chưa từng liên kết chúng một cách chặt chẽ và suy xét cẩn thận như vậy. Tôi tiếp lời: “Chỉ cần hiểu được thiên cơ này, chúng ta sẽ thấy rõ vì sao chỉ trong hơn mười năm, Pháp Luân Công không chỉ hồng truyền khắp Trung Quốc mà còn lan rộng ra gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới”.

Nói đến Pháp Luân Công, cả hai chúng tôi đều tràn đầy cảm xúc. Tôi hỏi anh: “Anh đã từng nghĩ đến chưa, tại sao ở Trung Quốc đại lục lại có gần một trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Công, hơn nữa, trong đó phần tử trí thức chiếm một tỷ lệ khá lớn?” Anh đáp: “Chúng ta đã đến thăm bảo tàng Bia Lâm, nơi khắc ghi các kinh điển Nho gia, đã đi qua Lâu Quán Đài, và hôm nay lại đến Pháp Môn Tự. Tôi nghĩ rằng câu trả lời đã quá rõ ràng. Đạo gia tu ‘Chân’, Phật gia tu ‘Thiện’, Nho gia giảng ‘trung thứ’ và ‘nhân nghĩa’; còn Pháp Luân Công tu ‘Chân, Thiện, Nhẫn’, chính là bao gồm lý niệm của cả Phật, Đạo, Nho, đương nhiên chính là chân lý, là khoa học thực sự. Đối với những người Trung Quốc đã bị chủ nghĩa vô thần của ĐCSTQ làm cho mất đi tín ngưỡng, sống trong phiền muộn, hoang mang, đặc biệt là những phần tử trí thức khao khát và hoài niệm về văn hóa truyền thống, khi họ hiểu về Pháp Luân Công, họ như gặp được cơn mưa mát lành giữa hạn hán. Thêm vào đó, hiệu quả chữa bệnh kỳ diệu của Pháp Luân Công, đương nhiên sẽ khiến nhiều người say mê và dốc lòng theo học!” Tôi liền nói: “Nhận định thật sâu sắc!”

Chúng tôi lại nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Bạn tôi nói: “Nhiều người cảm thấy khó hiểu, một công pháp tốt như vậy, tại sao ĐCSTQ lại nhất quyết đàn áp? Nguyên nhân chính là vì ĐCSTQ sợ hãi! Anh nghĩ xem, nếu Trung Quốc ngày càng có nhiều người hiểu về Pháp Luân Công, tiếp nhận pháp lý ‘Chân, Thiện, Nhẫn’, thì chẳng phải sẽ càng làm nổi bật và giúp mọi người nhận rõ bản chất ‘giả, ác, đấu’ của ĐCSTQ sao? Khi đó, nó còn có thể tiếp tục lừa người được nữa không? Điều chờ đợi nó chính là sự khinh bỉ và chối bỏ của nhân dân, vậy nó có thể dung thứ điều đó không? Chính vì thế, bản chất tà ác của ĐCSTQ quyết định rằng nó nhất định phải giơ cao ngọn đao đàn áp những người tu luyện lương thiện”. Tôi nói: “Cái ĐCSTQ này vốn luôn tự khoe khoang là ‘đánh đâu thắng đó’, nhưng nó hoàn toàn không ngờ rằng Pháp Luân Công lại có sức sống mạnh mẽ đến vậy. Lần đầu tiên trong đời, nó gặp phải khắc tinh thực sự của chính mình, điều này khiến nó kinh hoàng, run sợ đến mức ăn không ngon ngủ không yên.” Bạn tôi nói: “Đây vốn dĩ là một kỳ tích vĩ đại!”

Đúng vậy, lịch sử đàn áp của ĐCSTQ cho thấy: bất kể nó muốn trấn áp ai, kết quả đều nhanh chóng thấy ngay. Cho dù là tổ chức hay cá nhân nào, một khi bị ĐCSTQ chụp mũ tội danh, lập tức sẽ bị trấn áp đến mức sống dở chết dở, không bao giờ có ngày ngóc đầu lên. Ngay cả các tôn giáo tin vào Thần Phật cũng phải khuất phục và tuân theo ĐCSTQ vô thần mới có thể tồn tại lay lắt. Thế nhưng, khi đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã không đạt được kết quả như mong muốn. Ban đầu, nó mạnh miệng tuyên bố sẽ xóa sổ Pháp Luân Công trong vòng ba tháng. Toàn bộ bộ máy chuyên chính, công cụ tuyên truyền đều được huy động tối đa: dựng chuyện, bôi nhọ, vu khống, thậm chí còn dàn dựng vụ tự thiêu giả để giá họa cho người khác. Cả nước bị cuốn vào chiến dịch đàn áp, không từ thủ đoạn nào. Thế nhưng, nó lại gặp phải cuộc kháng cự ôn hòa kéo dài suốt bảy năm (tính ở thời điểm bài viết) của những người tu luyện Pháp Luân Công. Dù ĐCSTQ đã sử dụng những hình thức tra tấn tàn bạo và bẩn thỉu nhất, bắt giữ hàng chục vạn người, sát hại hàng nghìn người, nhưng những người tu luyện Pháp Luân Công vẫn giữ vững đức tin không lay động, kiên cường không khuất phục, khiến Pháp Luân Công ngày càng được phổ truyền sâu rộng trên toàn thế giới. Vậy ĐCSTQ đã nhận lại được gì? Nó nhận về một cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị, xã hội và kinh tế. Nó phải đối mặt với tiếng gầm vang của chiến dịch “Công lý toàn cầu xét xử Giang Trạch Dân”, đối mặt với “Cửu Bình về đảng cộng sản”, bài hịch văn vạch trần tội ác của nó, nhận được làn sóng gần mười triệu người quyết không chịu chết chung với nó mà tuyên bố thoái đảng, đoàn, đội để tự cứu mình, rất nhanh sau đó thứ mà ĐCSTQ nhận được chính là sự giải thể hoàn toàn và diệt vong!

Bạn tôi cảm thán nói: “Nguyên nhân căn bản dẫn đến thất bại của ĐCSTQ là nó đã phớt lờ lời dự ngôn và cảnh báo của Phật Thích Ca Mâu Ni từ 2500 năm trước. ĐCSTQ không chỉ đàn áp một nhóm người bình thường, mà nó còn đàn áp hàng chục triệu đệ tử đang theo chân ‘Chuyển Luân Thánh Vương’ hồng truyền Đại Pháp, cứu độ chúng sinh. Điều đáng buồn và đáng hận của ĐCSTQ chính là sự độc ác, cuồng vọng và ngu xuẩn của nó”.

Rời khỏi Pháp Môn Tự, tôi ngoảnh đầu nhìn lại bảo tháp, trong lòng tràn đầy niềm vui vì đã ngộ ra thiên cơ quan trọng ẩn chứa nơi thánh địa Phật Đạo, chính là Pháp Luân Đại Pháp đang cứu độ thế nhân!

Cảm tạ Phật ân hạo đãng!

Chính là:

Thánh Vương cứu người hạ trần gian,
Tà đảng nghịch thiên tới ngày tàn.
Đến thời mạt pháp truyền Đại Pháp,
Trân quý cơ duyên, chớ lỡ làng.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/36479



Ngày đăng: 02-04-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.