Thần Châu sử cương (2): Văn tự xa xưa ban đầu để chép sử
[ChanhKien.org]
Chúng ta thường dùng “nửa 5000 năm đầu” và “nửa 5000 năm sau” đề hình dung về lịch sử Trung Quốc, con người đã phát hiện ra những hiện tượng kỳ lạ rằng: ở giữa dường như có một khoảng trống phân chia hai thời kỳ lịch sử này. Vào khoảng cách đây 2800 năm về trước, từ sau thời Tây Chu của Trung Quốc, tổ tiên của chúng ta mới bắt đầu dùng văn tự để ghi chép sự kiện lịch sử, các nhà sử học gọi đó là “Thời đại tín sử”, từ đó trở về sau, sự phát triển của văn minh xã hội Trung Quốc đều được ghi chép tường tận lại. Thẳng đến ngày nay, những ghi chép lịch sử về nửa sau của phần lịch sử 5000 năm này đã chiếm đến hơn 90% trong sách sử Trung Quốc, với những ghi chép này đã đủ để văn hóa Trung Hoa trở thành tài sản lớn nhất trong nền văn mình nhân loại, trong khi đó những nền văn mình cổ cùng thời đại với nó hoặc là không được ghi chép, hoặc đã bị chôn vùi, phần được bảo tồn lại cũng chỉ là những phân đoạn, duy chỉ có văn hóa Trung Hoa được duy trì liền mạch xuyên suốt đến ngày nay.
Tuy nhiên, khiến con người ngày nay vô cùng khó lý giải là giai đoạn lịch sử từ thời nhà Tây Chu trở về trước, tức là 2500 năm lịch sử từ thời nhà Thương nhà Hạ lật trở về thời kỳ Hoàng Đế, vì sao thời kỳ này lại là “có trong lịch sử mà không được ghi chép”? Con người hiện đại gọi thời kỳ này là “Thời đại truyền thuyết”! Cách gọi này vẫn chưa bao quát cả “Thời đại Thần thoại” trước đó như Bàn Cổ khai thiên, Nữ Oa tạo nhân, Phục Hy, Thần Nông v.v. Lẽ nào khi đó không có văn tự hoặc văn tự thời đó quá đơn giản không thể dùng để ghi chép lại lịch sử sao?
Chữ giáp cốt được khai quật vào cuối thời nhà Thanh đầu thời Dân Quốc khiến các nhà sử học kinh ngạc, đây là loại văn tự mà ngay cả Khổng Tử cũng không biết. Đến hiện nay đã tìm thấy hơn 100.000 mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt, ước tính được khoảng hơn 5.000 chữ. Với số lượng chữ như vậy, thì văn tự này sớm đã phải được tìm thấy trong Lục Thư (sáu cách sáng tạo ra chữ Hán), và sẽ là một loại văn tự vô cùng thành thục, mang đầy nội hàm phong phú, có đủ năng lực biểu đạt tình cảm, ghi chép sự vật, truyền đạt các khái niệm trừu tượng. Vậy 5.000 chữ này mang ý nghĩa như thế nào? Mọi người biết tác phẩm nổi tiếng Hồng Lâu Mộng thời nhà Thanh chỉ dùng 4.200 từ đơn (theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại, với khoảng 7.000 chữ là đủ để đáp ứng với các hiện tượng xã hội phức tạp), nói cách khác, với số lượng chữ như vậy, các nhà văn thời nhà Thương hoàn toàn có thể viết các tác phẩm nổi tiếng như Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký. Với 5.000 chữ này dùng cho xã hội thời đó hoàn toàn quá “dư dả”, thậm chí là đủ dùng cho xã hội hiện đại. Chúng ta cần phải cân nhắc xem vì sao thời đó cần nhiều văn tự như vậy? Có cần thiết phải có nhiều văn tự không? Và vì sao không ghi chép lại những sự kiện của xã hội thời đó?
Giữa thời nhà Thương xuất hiện thể chữ thượng kim văn (còn gọi là chữ chuông đỉnh) được khắc hoặc đúc trên các đồ đồng, phương pháp đúc được sử dụng nhiều hơn khắc, mà với các chữ đúc thì phải tạo ra khuôn chữ ngược với chữ viết thông thường, điều này nói lên rằng thời đó văn tự đã được sử dụng một cách thành thục và phổ biến. Đến thời Tây Chu, văn tự đã phát sinh sự thay đổi, chữ thể triện xuất hiện, về lý thì giai đoạn này là giai đoạn phát triển ổn định khá lâu dài, cho nên theo logic thì hẳn là những thời đại của Ngũ Đế, Hạ, Thương đều nên đã có văn tự để ghi chép, hơn nữa lịch sử của thời Tây Chu hẳn phải được ghi chép lại một cách hoàn chỉnh, nhưng nằm ngoài dự đoán của chúng ta, sử liệu thời Tây Chu lại vô cùng giản lược và ít ỏi, thậm chí có đến mấy vị vua nhà Chu không khảo chứng được số năm tại vị, loại hiện tượng khác thường này không nên được nhìn nhận bằng thái độ “xem nhẹ”, mà chúng ta phải chuyển trọng tâm của vấn đề lên “văn tự” của Trung Quốc, để một lần nữa xem xét lại giai đoạn lịch sử “truyền thuyết” này!
Chúng ta đều đã biết, chữ tượng hình nguyên thủy của Trung Quốc là do sử quan Thương Hiệt của Hoàng Đế tạo ra, tuy nhiên hiện nay khó khảo chứng được thông tin này, các nhà sử học hiện đại về cơ bản đều không tin vào truyền thuyết “Thương Hiệt tạo chữ”! Theo quan điểm của người hiện đại: văn tự không thể do trí tuệ của một cá nhân sáng tạo ra, mà là một quá trình diễn tiến, là kết tinh trí tuệ của tổ tiên chúng ta. Cho nên từ quan điểm diễn tiến văn tự này, thì các bằng chứng khảo cố đã chứng tỏ: văn tự Trung Quốc tất nhiên là sự xuất hiện sớm hơn thời kỳ Hoàng Đế, tức là xuất hiện đã hơn 5000 năm. Cho nên với quan điểm hiện đại mà nhìn nhận: nửa đầu của thời kỳ lịch sử 5000 năm Trung Quốc từ thời kỳ Hoàng Đế trở về sau, chỉ có những truyền thuyết không được ghi chép bằng văn tự, điều này càng là hiện tượng vô cùng đặc biệt và kỳ lạ trong lịch sử văn mình nhân loại!
Xem xét chữ giáp cốt, chữ kim văn mà hiện nay khai quật được, rất nhiều hiện tượng xác thực là gây khó hiểu cho người hiện đại:
1. Lượng lớn văn tự khắc trên mai rùa, xương thú, đồ đồng, đồ sứ, ngọc đều là để ghi chép việc tế tự, chiêm bốc, vì sao chỉ dùng để ghi chép việc của “Thần”, mà không ghi chép việc của “người”? Vì sao không khắc những chữ đó trên thể tre, sách tre hoặc viết trên da thú hoặc vải?
2. Văn tự đã mang theo lực lượng thần bí, từ những văn vật khai quật cho thấy, các đế vương thời Ân Thương dùng chữ tượng hình để câu thông với Thiên Thần và tổ tiên. Những phù hình, âm vận, tượng ý ẩn chứa trong văn tự Trung Quốc mấy nghìn năm qua vẫn luôn tương thông với dịch lý, âm dương, ngũ hành, lời sấm đoán, mệnh lý, dự đoán, phong thủy, cho dù vận đổi sao dời thế nào, đều không mất đi đặc tính quán thông với thời không vũ trụ lớn hơn, với tín tức của sinh mệnh cao cấp hơn.
3. Những lời bói khắc chép lại của những đế vương thời Ân Thương mà hiện nay khai quật được có sự sai lệch rất nhỏ so với những ghi chép của các sử gia thời Hán đối với các vua nhà Thương, cho thấy những “truyền thuyết” hoàn toàn không phải là không có căn cứ, các sử gia cổ đại luôn mang thái độ vô cùng nghiêm cẩn với lịch sử, vì vậy “truyền thuyết” vẫn ẩn chứa rất nhiều sự tích chân thực.
Văn tự Trung Quốc có phải là diễn tiến dần dần theo từng bước? Tại sao văn tự nguyên thủy lại có năng lực thần kỳ? Người hiện đại có năng lực này không? Tổ tiên của chúng ta vì sao lại có loại năng lực này? Vì sao tất cả các truyền thuyết lại không có sự “diễn tiến” của truyền thuyết? Hay là truyền thuyết về nhân vật càng xa xưa hơn Thương Hiệt, như Phục Hy vẽ Bát quái, Thần Nông nếm thử trăm loại thảo dược, họ làm cho văn tự diễn tiến chẳng hợp lý hơn sao? Làm thế nào để giải khai những chỗ mê này?
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/74797
Ngày đăng: 05-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.