Du ký: Thăm Trường An, ngộ thiên cơ (Phần 1)



Tác giả: Đường Lý

[ChanhKien.org]

Vào đêm trước Tết Nguyên Đán, con tôi tặng cho tôi một bộ trang phục thời Đường. Nghe nói mặc trang phục Đường đã trở thành xu hướng thời thượng. Khoác lên mình trang phục thời Đường, tâm tôi lại nhớ về thời nhà Đường hưng thịnh, bất giác nảy sinh nhiều liên tưởng: Ở nước ngoài có phố Đường Nhân (phố người Hoa), có Đài Truyền hình Tân Đường Nhân; trong nước có ba trăm bài thơ Đường, những năm gần đây lại thịnh hành trang phục thời Đường. Nghe nói cố đô Tây An vì phát triển du lịch mà xây dựng rầm rộ, đang viết những bài viết về văn hóa Đại Đường. Tôi nhận ra rằng “cơn sốt Đại Đường” đã hình thành ở vùng Đông Thổ. Tôi có sở thích đọc nhiều sách (bao gồm cả sách của Pháp Luân Công) và cũng có chút nghiên cứu về Nho, Thích, Đạo. Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc có rất nhiều triều đại, tại sao lịch sử lại đặc biệt ưu ái triều đại nhà Đường như vậy? Tôi tin rằng mọi trào lưu tăng vọt trong thế gian con người đều đối ứng với một loại thiên tượng nào đó, “cơn sốt Đại Đường” chắc chắn ẩn chứa một thiên cơ quan trọng.

Trong dịp Tết, một người bạn tặng tôi cuốn sách “Sự thật về Giang Trạch Dân”. Đây lại là một kiệt tác khác của The Epoch Times sau tác phẩm “Cửu Bình đảng cộng sản” mà tôi đã đọc, khiến tôi mở mang tầm mắt. Tôi đã triệt để nhìn thấu bộ mặt xấu xa của đứa con Hán gian, gián điệp Liên Xô, tên giặc bán nước, bạo chúa khát máu này, càng hiểu rõ hơn nội tình và chân tướng về việc hắn cùng Trung Cộng lợi dụng lẫn nhau để đàn áp Pháp Luân Công. Điều khiến tôi kinh ngạc là ngay từ phần “Lời mở đầu” của cuốn sách đã thẳng thắn tiết lộ với thế nhân rằng: Ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, vào thời nhà Đường từng là Đường Thái Tông Lý Thế Dân, còn Giang Trạch Dân vào thời Đường chính là Lý Nguyên Cát – kẻ nham hiểm, độc ác, đã châm ngòi cho sự biến Huyền Vũ Môn và cuối cùng tự chuốc lấy họa diệt thân. Tôi hồi tưởng lại lịch sử, đối chiếu với hiện thực, và tin rằng đây không phải là sự hư cấu chủ quan của tác giả, mà là sự tiết lộ thiên cơ trong lịch sử của trời xanh. Tôi dự cảm rằng “cơn sốt Đại Đường” có thể liên quan đến điều này, từ đó đã thúc đẩy khao khát của tôi, mong muốn đến Trường An để ngộ thiên cơ.

Trời vừa ấm lên, tôi liền thăm lại vùng đất cũ, đến thành cổ Tây An, nơi tôi từng theo học đại học. Bước ra khỏi ga tàu, tôi đi thẳng về phía nam, đi thẳng hướng đến tháp Đại Nhạn. Ôi! Khu vực xung quanh ngọn tháp cổ đã hoàn toàn đổi khác. Quảng trường Nam – Bắc rộng lớn và nguy nga đã tôn lên vẻ trang nghiêm của ngọn tháp đứng sừng sững ở trung tâm. Quảng trường phía Bắc dù có đài phun nước âm nhạc được ca ngợi là hàng đầu châu Á, nhưng đó chỉ là một nét trang trí hiện đại, thiếu đi chiều sâu văn hóa Đại Đường. Quảng trường phía Nam tuy không đồ sộ, nhưng bức tượng đồng của pháp sư Huyền Trang lại triển hiện thành tựu rực rỡ nhất của triều đại nhà Đường. Bức tượng như đang kể cho du khách rằng vào thời kỳ Đại Đường thịnh thế, pháp sư Huyền Trang đã nhận sự phó thác của Đường Thái Tông, không quản gian khổ, sang Ấn Độ thỉnh kinh mang về để độ hóa chúng sinh. Vì thế, thỉnh kinh độ nhân chính là chủ đề và linh hồn của thắng cảnh Nhạn Tháp này.

Đáng tiếc thay, tôi kinh ngạc phát hiện ra rằng tấm biển trước cổng chùa Đại Từ Ân Tự đã bị thay thế bằng nét bút ô uế của Giang Trạch Dân từ lúc nào không hay. Thật đúng là phá hỏng phong cảnh, làm mất hết hứng thú tham quan. Tôi đứng trước cổng chùa, trầm tư hồi lâu, trong tâm tự hỏi: Các vị trụ trì, phương trượng trong chùa ơi, ngộ tính của các vị đâu rồi? Rõ ràng biết Giang Trạch Dân vốn là kẻ dị loại, vậy mà các vị lại cung phụng bút tích của hắn, chẳng lẽ không sợ chiêu mời tà linh lạn quỷ? Người tu hành xuất thế vốn phải tứ đại giai không, cớ sao lại dựa vào quyền quý? Các vị dám báng bổ Phật Thánh như vậy, chẳng lẽ không sợ pháp sư Huyền Trang nổi giận? Không sợ Phật tổ giáng tội? Các vị biết không, Đại Từ Ân Tự vì hành vi này mà xấu hổ chịu nhục, không còn thánh khiết, danh tiếng của cổ tự bị hủy hoại bởi các vị! Phật môn bất hạnh, thật đáng bi ai!

Rời khỏi tháp Đại Nhạn, tôi đi bộ đến vườn Phù Dung của Đại Đường nằm ngay bên cạnh. Chưa bước vào khu vườn đã thấy một tấm quảng cáo nổi bật với dòng chữ: “Người dân chấn động, thế giới kinh ngạc”. Sau khi vào trong vườn, tôi bắt đầu chậm rãi thưởng ngoạn. Đúng là nhiều danh thắng được thiết kế rất tinh tế, cảnh núi non nước biếc mang những nét đặc sắc riêng. Nhưng tất cả những thứ đó vẫn chưa đủ để khiến tôi kinh ngạc hay chấn động. Cuối cùng, khi tôi đến tòa kiến trúc cao nhất trong khu vườn, ba chữ “Tử Vân Lâu” khiến tim tôi rung động, tự nhiên liên tưởng đến Lâu Quán Đài, Bạch Vân Quán, và “Tử khí đông lai”. Một cảm nhận mơ hồ rằng tòa lầu này có thể ẩn chứa thiên cơ. Tôi mang theo sự háo hức bước từng bậc thang lên, tầng dưới cùng không có gì đặc biệt, nhưng khi lên đến tầng cao nhất, cảnh tượng trước mắt khiến người ta vô cùng sửng sốt. Trong đại sảnh, một pho tượng vàng của Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngồi uy nghiêm, xung quanh là mô hình khổng lồ của thành Trường An thời nhà Đường. A! Một bức tranh hùng vĩ “Thái Tông trông xuống Trường An”!

Tức cảnh sinh tình, tôi chợt nhớ đến những câu thơ trong bài “Ức Trường An” mà ngài Lý Hồng Chí đã viết vào ngày 22 tháng 11 năm 1997:

Non nước Tần Xuyên biến
Đất vùi lấp Trường An
Thịnh thế thiên triều hết
Chớp mắt cả nghìn xuân
Thái Tôn nào ai biết
Đại Pháp độ Đường nhân

“Đại Pháp độ Đường nhân”! Tôi bỗng nhiên bừng tỉnh: Chẳng phải đây chính là thiên cơ ẩn chứa trong “cơn sốt Đại Đường” hay sao? Chẳng phải đây chính là chủ đề của văn hóa Đại Đường sao? Ngay tại Tử Vân Lâu, tòa kiến trúc nguy nga hùng vĩ nhất trong nước, ngay tại điểm cao nhất của vườn Phù Dung, lại ẩn chứa một huyền cơ trọng đại đến vậy! Tôi phấn khích không ngừng quan sát khắp đại sảnh, tràn đầy thán phục trước ý tưởng thiết kế tuyệt diệu như chạm khắc của trời! Đương nhiên tôi hiểu rằng đây không phải là sự thông minh đơn thuần của người thường, mà chính là linh cảm và trí huệ mà trời cao ân tặng. Chợt một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi: Nếu có thể trang trọng khắc bài thơ “Ức Trường An” ngay trong đại sảnh này, thì căn phòng triển lãm này sẽ trở nên hoàn mỹ không tì vết.

Đứng trên hành lang bên ngoài đại sảnh, tôi phóng tầm mắt nhìn sang hồ nước, lòng dậy sóng, suy nghĩ miên man. Từ xưa đến nay, các nhà tiên tri và tôn giáo ở trong và ngoài nước đều cảnh báo về đại kiếp nạn của nhân loại sắp đến. Ngài Lý Hồng Chí truyền giảng Pháp Luân Đại Pháp, dạy con người hướng thiện, chính là để cứu độ thế nhân, giúp họ tránh khỏi bị đào thải. Thế nhưng, Giang Trạch Dân và Trung Cộng lại đàn áp Pháp Luân Công, ngăn cản con người đắc Pháp, hòng hủy diệt thế nhân. Đến giờ phút này, tôi cuối cùng đã hiểu: Tại sao Giang Trạch Dân lại vươn bàn tay ma quỷ của hắn đến trước cổng Đại Từ Ân Tự? Chẳng phải hắn đang cố ý phá hoại chủ đề cốt lõi “cứu người” của văn hóa Đại Đường hay sao? Giữa thời loạn thế điên đảo thị phi này, trời cao xuất tâm từ bi, đã lặng lẽ khơi dậy “cơn sốt Đại Đường”, để con người có thể từ đó mà giác ngộ thiên cơ. Khổ tâm của trời xanh thật sâu xa biết nhường nào!

Đồng bào Trung Hoa ơi, hãy thanh tỉnh! “Cơn sốt Đại Đường” không chỉ đơn giản là để mặc trang phục thời Đường, ăn yến tiệc thời Đường, ngâm thơ Đường, tham quan di tích Đại Đường hay thưởng thức ca vũ Đại Đường. Mà quan trọng hơn, đó là để chúng ta, khi trải nghiệm văn hóa Đại Đường, có thể tham ngộ thiên cơ “Đại Pháp độ Đường nhân”. Để chúng ta hiểu một chân lý là Pháp Luân Đại Pháp đang cứu độ thế nhân! Đừng để bị lừa dối bởi những lời dối trá của Trung Cộng! Đừng bị mê hoặc bởi danh lợi phù du mây khói! Đừng cho rằng những lời cảnh báo thiện lương chỉ là lời nói phóng đại! Đừng coi nhẹ sinh mệnh quý giá của chính mình! Đồng bào ơi, hãy nghiêm túc đọc “Cửu Bình đảng cộng sản”! Hãy dũng cảm cắt đứt mọi ràng buộc với tà đảng, vậy thì khi đại đào thải nhân loại xảy ra, chỉ cần thành tâm ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, chúng ta sẽ có thể thoát khỏi kiếp nạn, bước vào kỷ nguyên mới của nhân loại, có được cơ duyên đắc độ!

Bước xuống từ Tử Vân Lâu, tôi quay đầu ngước nhìn lên, lòng vẫn đắm chìm trong niềm hân hoan và dư vị sâu lắng. Nghĩ đến những biến động dồn dập của Trung Quốc trong những năm gần đây, tôi bỗng chốc hiểu ra “Đại Pháp độ Đường nhân”, sự nghiệp vĩ đại và vô hạn từ bi đã sớm hiển hiện trên mảnh đất Trung Hoa này!

Mang theo niềm hân hoan và sùng kính vô cùng, tôi rời khỏi thành cổ Đại Đường.

Tây An, ngày 27 tháng 2 năm 2006.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35866



Ngày đăng: 25-03-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.