Thiển đàm về sáng tác tiểu thuyết (4)
Tác giả: Thụy Thần
[ChanhKien.org]
“Người Trung Quốc giảng về thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thiên tượng biến hóa khác nhau, thiên thời khác nhau, dẫn đến xã hội người thường có những trạng thái xã hội khác nhau” (Chuyển Pháp Luân)
Một đặc điểm lớn khác của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là gắn thiên tượng liên hệ chặt chẽ với tình trạng xã hội đương thời. Điều này được thể hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc.
Ví dụ, trong “Hồng Lâu Mộng”, nguồn gốc của câu chuyện được dẫn dắt từ việc Nữ Oa luyện đá vá trời. Theo cách hiểu của tôi, chi tiết này ẩn chứa huyền cơ lớn. Có thể ám chỉ rằng khi vũ trụ xảy ra biến động lớn, chúng Thần phải giáng trần để trải qua một lần tôi luyện. Mà trong mở đầu của “Tam Quốc diễn nghĩa”, mô tả cảnh nhà Hán suy tàn, thiên tượng cũng xuất hiện hàng loạt những điềm báo không lành. Còn trong “Thủy Hử truyện” lại miêu tả 108 vị hảo hán chính là các ngôi sao Thiên Cương xuất thế, hạ phàm xuống nhân gian.
Một đặc điểm khác trong tiểu thuyết là sự xen kẽ những câu chuyện Thần Phật hiển linh, Thần tích, hay những dị tượng. Chẳng hạn, trong “Nhạc Phi truyện”, thuật lại câu chuyện Nhạc Phi nhận được cây thương Lịch Tuyền khá thần kỳ. Trong “Hồng Lâu Mộng”, có một vị tăng nhân và một vị đạo sỹ lúc ẩn lúc hiện, hoặc hóa độ người hữu duyên, hoặc cứu Bảo Ngọc khỏi ma nạn. Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, nhân vật Quản Lộ có công năng dự đoán tương lai…
Đặc điểm thứ ba là việc các vị Thần trên trời hạ phàm đầu thai xuống trần gian. Chẳng hạn, mở đầu “Tế Công toàn truyện” chỉ rõ Tế Công chính là Chân La Hán giáng thế đầu thai. Trong “Tam hiệp ngũ nghĩa”, nhân vật Bao Công (Bao Chửng) được mô tả là Thiên Khuê Tinh hạ phàm.
Hôm nay nhìn lại, mọi thứ đều xoay quanh chủ tuyến của Đại Pháp: Chúng Thần theo Sư phụ hạ thế, đặt định văn hóa, hoặc ẩn hoặc hiện, triển hiện trong dòng chảy lịch sử.
Tôi lý giải rằng ý nghĩa thực sự của sự xuất hiện tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc chính là ứng vận với tuyến chính của Đại Pháp. Vì vậy, sáng tác tiểu thuyết đương nhiên cũng phải bám sát vào tuyến chính này của Đại Pháp, ghi chép lại câu chuyện luân hồi đời đời kiếp kiếp của các đệ tử Đại Pháp, để trong thời khắc Đại Pháp hồng truyền, Đại Pháp gặp nạn, và trong thời khắc cuối cùng cứu độ chúng sinh, không phụ hồng ân hạo đãng của Sư phụ, đoái hiện đại nguyện từ tiền sử, viết nên trang sử hào hùng và bi tráng như một bản hùng ca, lưu lại cho hậu thế.
Trên đây chỉ là những kiến giải nông cạn của tôi về việc sáng tác tiểu thuyết, nếu có chỗ không thỏa đáng, mong được chỉ rõ.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53649
Ngày đăng: 16-12-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.