Thiển đàm về sáng tác tiểu thuyết (6)



Tác giả: Thụy Thần

[ChanhKien.org]

“Mọi người đã biết “Tam Quốc diễn nghĩa” rồi. “Tam Quốc diễn nghĩa” [có] giảng về chữ “nghĩa”. Trải qua một triều đại, ba thế lực cùng nhau ganh sức đã thể hiện đầy đủ được nội hàm của chữ “nghĩa”. Hơn nữa trải qua một triều đại lâu ngần ấy đã biểu hiện được thâm tầng văn hoá của chữ “nghĩa” này; đến hôm nay nhân loại vào thời truyền Pháp mới có được nhận thức sâu sắc về chữ “nghĩa” đó, hiểu được ‘nghĩa’ là gì, quan hệ dẫn dắt giữa bề mặt và nội hàm ra sao cũng như phản ánh ở tầng thâm sâu thế nào. Con người không thể chỉ đơn thuần biết được bề mặt của chữ ấy, [mà còn] phải hiểu cho rõ nội hàm trong đó là gì. Tất nhiên trong “Tam quốc diễn nghĩa” cũng biểu hiện nhiều nội hàm như mưu trí con người trong đó”. (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ)

Tác giả viết bài này cho rằng tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc có thể chia thành hai loại: tinh hoa và cặn bã. Những tác phẩm xoay quanh chủ đề Nho, Thích, Đạo, với các chủ đề như “trung, nghĩa”, “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là bộ phận tinh hoa; trong khi các tác phẩm với chủ đề về tình yêu nam nữ gió trăng, cáo chồn quỷ rắn,… là bộ phận cặn bã.

Sáng tác tiểu thuyết tồn tại một vấn đề là, tác phẩm sẽ dẫn dắt thế nhân đi đến đâu. Tiểu thuyết không phải là để giải trí cho chúng sinh, mà mục đích chủ yếu là để giáo hóa chúng sinh, có quan hệ mật thiết với sự đề cao và suy đồi của đạo đức. Là người tu luyện, chúng ta đều biết rằng con người tới thế gian không phải để làm người, con người thế gian hôm nay đều là sinh mệnh có lai lịch, mục đích của họ là vào thời khắc cuối cùng tới đây để được Đại Pháp cứu độ. Mà văn hóa Thần truyền 5000 năm của Trung Hoa được đặt định với mục đích là để thế nhân có thể đắc Pháp đắc cứu.

Tác giả bài viết cho rằng tinh hoa của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc bao gồm ba bộ phận:

Thứ nhất, triển hiện văn hóa tu luyện

Ví dụ: “Tây du ký”, “Phong Thần diễn nghĩa”,… Những tiểu thuyết này dùng những đoạn văn phong phú, sinh động, cùng nhiều sắc thái để mô tả chi tiết về văn hóa tu luyện, giúp con người thế gian hiểu thế nào là tu luyện và chính tín từ nhiều góc độ tầng thứ khác nhau.

Thứ hai, diễn tả “trung, nghĩa”, “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”

Như “Tam quốc diễn nghĩa”, “Nhạc Phi truyện” và “Dương Gia tướng”,… đều là những câu chuyện nổi tiếng quen thuộc, nhà nhà đều biết, nghe đi nghe lại không chán, đã diễn dịch một cách sinh động các Pháp lý của Đại Pháp trong xã hội nhân loại, khiến nó được lưu truyền không ngừng trên mảnh đất Thần châu. Ngoài ra, những tác phẩm này cũng tái hiện quá trình đệ tử Đại Pháp trải qua đời đời kiếp kiếp đi theo Sư phụ đặt định văn hóa Thần truyền, âm thầm hun đúc “trung, nghĩa” và “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” gieo vào trong tâm khảm của chúng sinh.

Thứ ba, diễn tả sự thăng trầm của các triều đại khác nhau và phản ánh xã hội thu nhỏ

Ví dụ như “Tam quốc diễn nghĩa”, “Hồng lâu mộng”, “Thủy hử”,… Những tác phẩm này sử dụng bối cảnh rộng lớn và các nhóm nhân vật với thần thái khác nhau, khắc họa, biểu hiện một cách sinh động và toàn diện sự phức tạp của một xã hội hay triều đại.

Do sự trượt dốc nhanh chóng của đạo đức nhân loại, tiểu thuyết ngày nay đã trở thành những thứ kế thừa và phóng đại của phần cặn bã trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Sáng tác tiểu thuyết hiện nay tràn ngập các câu chuyện về trộm cướp, gái mại dâm, cường đạo trở thành anh hùng, kỹ nữ được leo lên điện đường trang nhã, làm gia tăng sự bại hoại đạo đức của nhân loại.

Ví dụ như “Liêu trai” kể các câu chuyện về cáo chồn quỷ rắn, còn “Tây sương ký” nói về việc không giữ gìn phẩm hạnh của người phụ nữ, tất cả đều đưa con người tiến nhập vào những tư tưởng dâm loạn, suy nghĩ bậy bạ và bị giáng hạ cảnh giới. Chúng khởi tác dụng có thể nói là họa loạn nhân gian.

Tôi cho rằng, nếu đã là người tu luyện, muốn khai sáng ra một con đường sáng tác tiểu thuyết mới, chúng ta phải chọn lọc lấy tinh hoa trong đó, loại bỏ bộ phận cặn bã, và cần phải thật thanh tỉnh nắm rõ điểm này. Đặc biệt là việc lấy tình yêu nam nữ làm chủ đề sáng tác, là một quan niệm mạnh mẽ của nhân loại khi đã biến dị, coi “tình yêu là điều quan trọng nhất” là một chủ đề vĩnh hằng được ca tụng, cho rằng chỉ như vậy mới thu hút được người đọc. Tôi lý giải rằng những gì chúng ta để lại cho thế hệ sau phải vô cùng thuần chính, mà “tình yêu nam nữ, tình yêu là điều quan trọng nhất” không thuộc về điều mà chúng ta muốn triển hiện và lưu lại cho hậu nhân.

Điều quan trọng hơn là, chúng ta sống trong thời kỳ Đại Pháp hồng truyền, chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh mới là sứ mệnh thực sự của sáng tác tiểu thuyết. Sư phụ đã đề cập đến việc sáng tác nghệ thuật như thế nào trong nhiều bài giảng Pháp, và chỉ có con đường chiểu theo Pháp lý mà Đại Pháp ban cho chúng ta để sáng tác tiểu thuyết, mới sẽ không đi sai đường, mới không hổ thẹn với người đời sau.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/54030



Ngày đăng: 18-12-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.