Từ văn hóa “tu luyện” trong “Tây Du Ký” lý giải cuộc sống thời nay (2)



Tác giả: Thiên Đồng Nhân

[ChanhKien.org]

2. Đường Tăng phát thệ đoạn tuyệt dục vọng

Đường Tăng xuất gia từ nhỏ, quan niệm thuần tịnh, đối với thất tình lục dục là không hề xem trọng. Kiếp trước của Đường Tăng vốn là đồ đệ thứ hai của đức Phật Như Lai, vì không nghe thuyết pháp, khinh thường đại giáo, nên bị giáng hạ xuống trần đầu thai tại Đông Thổ, phải chịu đủ 81 kiếp nạn trên con đường một vạn tám ngàn dặm thỉnh kinh.

Phật Pháp là bảo vật trân quý vô hạn, có thể thấy rằng việc tôn kính Phật Pháp là điều quan trọng biết nhường nào!

Thỉnh kinh cũng là vấn đề lớn được bàn đến trong các tiểu thuyết viết về chủ đề nhân quả báo ứng. Ma nạn trùng trùng trên đường thỉnh kinh, cũng là quá trình tu luyện để khiến Đường Tăng vượt qua ma tính trong trường sinh mệnh của mình, tự bản thân sinh mệnh muốn chiến thắng được sự lười biếng và buông thả, thì chỉ có dựa vào Phật Pháp mới có thể thực hiện được điều này, vì vậy trước khi lên đường, Đường Tăng đã phát nguyện nhiều lần.

Trong khi ở tại ngôi chùa trước khi khởi hành, đồ đệ của ông nói: “Thưa Sư phụ, nghe người ta nói, đường sang Tây Thiên rất xa, có rất nhiều hổ báo yêu ma. Chỉ sợ rằng có đi mà không có về, khó có thể bảo toàn được thân mệnh”. Huyền Trang nói: “Ta đã phát nguyện hồng đại rằng, không được lấy được chân kinh, thì vĩnh viễn sẽ trầm luân trong địa ngục”. Huyền Trang liền mặc áo cà sa, lên chánh điện, bái lạy trước tượng Phật và nói rằng: “Đệ tử Trần Huyền Trang đi Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng mắt thịt ngu mê, không nhận biết được Phật. Nay xin phát thệ: trong khi đi đường gặp miếu thắp hương, gặp Phật lạy Phật, qua tháp quét tháp. Chỉ mong Đức Phật từ bi, sớm hiện thân vàng sáu trượng, ban cho chân kinh để lưu truyền ở cõi Đông thổ này”.

Lời thề này không thể là thứ tùy tiện mà phát ra, phải do chính bản thân sinh mệnh của con người nguyện ý nói ra mới được tính, Ông Trời sẽ dựa vào lời thệ nguyện đó mà an bài mọi thứ trong cuộc đời của con người. Nếu Đường Tăng không lấy được chân kinh, mà nửa đường mê đắm nữ sắc hay vinh hoa phú quý, thì có thể sẽ bị đọa xuống địa ngục rồi. Nếu trên đường gặp miếu không thắp hương, gặp Phật không bái lạy Phật, gặp tháp không quét tháp, nếu không đủ thành kính như thế, có lẽ ông đã chết ở giữa đường rồi.

Điều này không giống như tại quốc gia của Trung Cộng, nơi mà nhiều đảng viên tuyên thệ khi gia nhập đảng, thì hoặc là muốn lừa dối người khác, hoặc là cứng nhắc làm theo một cách máy móc, hoặc chủ động bán mạng sống của mình cho đảng cộng sản để kiếm danh lợi. Một khi bạn giơ nắm tay lên trời tuyên thệ, bản thân nó chính là một hành vi của thuyết hữu Thần, vậy thì một ngày nào đó bạn phải hoàn thành lời thề của mình. Đảng Cộng sản đã mượn lời của Mao Trạch Đông rằng “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người”. Khi lịch sử bước vào năm 2020, dịch bệnh Covid-19 lây lan, các quốc gia Âu Mỹ đã thức tỉnh muốn tính sổ với Trung Cộng; bão, lụt, hỏa hoạn, động đất xảy ra ở quốc gia Trung Cộng, đó chính là Trời, Đất, Người “muốn đấu” để diệt Trung Cộng, cũng là thuận theo nhân quả báo ứng. Vậy những đảng viên kia há chẳng phải là vật tùy táng, sẽ bị chôn theo Trung Cộng hay sao?

Tất nhiên, Trung Cộng luôn tìm cách để đổ lỗi cho người dân Trung Quốc, nó sử dụng hình thức tội phạm kinh tế hoặc nguy hại an ninh để quy kết cho các vấn đề nhân quyền; sử dụng tội chính trị quy kết cho các vấn đề tín ngưỡng; dùng hình thức chống tham nhũng và trấn áp tội phạm để quy kết cho các vấn đề chính trị, lấy đó để tô vẽ ngụy tạo bản thân mình là “vĩ quang chính” (vĩ đại, quang minh, chính trực), nhưng lần này không hiệu nghiệm. Tất cả các loại thiên tượng đã xuất hiện, trong lịch sử nhân loại chưa từng có trường hợp nào viện cớ chính trị để tạo ra nhiều cớ bức hại người tu Phật như vậy. Thời kỳ lịch sử nào người tu Phật lại tham gia chính trị như vậy? Ngay cả từ khi Trung Cộng cướp chính quyền cho đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, cũng chưa từng thấy những người tu Phật, những người luyện khí công tại Trung Quốc đại lục cướp chính quyền. Thậm chí trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa và thời kỳ Mao Trạch Đông cũng không cấm đoán những người tu Phật, người luyện khí công. Những đảng viên không xóa bỏ lời thề, thì có được đảng cộng sản tha thứ không? Bạn có thể cho rằng việc phát thệ ấy là không thực tâm, chỉ là hình thức, nhưng đảng cộng sản lại không cho đó là không thực tâm. Nó đã thật sự đưa tên bạn vào danh sách của nó, bạn chẳng phải là đã uổng công dâng sinh mệnh nhỏ bé của mình cho nó hay sao?

Nhìn vào tình hình dịch bệnh gia tăng đột ngột ở các nước trên thế giới hiện nay, chẳng phải đều là những nước qua lại thân thiết với Trung Cộng hay sao? Hoặc đều là những đồng lõa của nhà nước ngầm, hoặc là những người chọn cách im lặng trước những thế lực đen tối, hoặc là các sinh mệnh có liên quan trực tiếp đến thế giới ma quỷ.

Đường Tăng có thể là một người thuần chính, ông đã gặp vô số khổ nạn trên đường đi Tây Thiên, nếu không nghĩ tới lời thề của mình thì có lẽ đã bỏ cuộc nửa đường. Chẳng phải Trư Bát Giới đã nhiều lần kêu ca đòi giải tán đó sao. Có thể nói, việc Đường Tăng đi thỉnh kinh có được thành công là nhờ một phần nào đó liên quan đến lời thề của mình. May thay, trên đường đi, ông đã được an bài những người trợ giúp mình vượt qua ma nạn như: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã. Nhiều yêu ma liên tục bị giết trên đường đi Tây Thiên, kỳ thực đó cũng chính là đang liên tục thuần tịnh ma tính ở trong trường sinh mệnh của Đường Tăng.

Trư Bát Giới và Sa Tăng cũng là yêu quái ở nhân gian, nhưng sở dĩ họ có thể quy y cửa Phật, theo Đường Tăng chịu khổ để trả tội, cuối cùng đắc chính quả, là vì nguồn gốc sinh mệnh của họ ở trên Thiên Thượng, căn cơ không tầm thường, trở về nhà chính là mục đích nhân sinh của họ. Chỗ này cũng tiết lộ một bí mật của tu luyện. Đương nhiên, Đường Tăng và Tôn Ngộ Không cũng vậy. Quan Âm Bồ Tát lãnh sắc chỉ của Phật Tổ “đến Trường An tìm người chân thật và có đức hạnh đã lâu không gặp để đi thỉnh kinh”. Bồ Tát thấy trên đời ai cũng chạy theo danh lợi tình, sống chỉ là một đống thịt, chết là một vũng bùn, không bao giờ muốn cầu Tiên tu Đạo, tấm thân sống chết cũng không biết là vì sao.

Mục đích của nhân sinh với con người trên thế gian hồng trần là chỉ thấy được lợi ích trước mắt, đây chính là khuyết điểm của con người có thể bị ma quỷ lợi dụng. Không nói đến quá khứ trước đây ra sao, chỉ nói về thời kỳ mạt pháp hiện tại, khi thiên tai nhân họa hoành hành, tại thời điểm vũ trụ cũ chuyển sang vũ trụ mới, thì thế nhân ai có thể nghĩ đến ý nghĩa thực sự của sinh mệnh? Làm thế nào để tránh bệnh dịch và các thiên tai khác? Nhiều người thế gian không muốn nghe hoặc có nghe cũng không tin, huống nữa là thời thái bình thịnh thế, họ càng tin vào những điều vốn đang làm họ trầm luân trong khoái lạc của nhục dục.

Một khi con người bước đi trên con đường tu luyện, thì phải buông bỏ cảm giác hưởng thụ của nhục dục. Trong Phật giáo giảng những con quỷ của đạo Tu La chuyên ăn thịt những người đã biến thành dã thú, có nghĩa là nó chỉ ăn thịt những người xem trọng cấu thành của thân xác thịt, cảm giác sinh lý và tình dục, bởi vì những loại kết cấu này thì động vật cũng có. Khi Đường Tăng rơi vào hang hổ ở ngoài chùa Phúc Nguyên thuộc vùng Lưỡng Giới Sơn của Đại Đường, hai người đi theo ông đã bị ăn thịt. Có lẽ hai người này còn mang nhân tâm quá nặng, cũng có lẽ căn cơ không cao, nhưng dù thế nào đi nữa, nhất định là ánh sáng năng lượng trong sinh mệnh của họ không thể làm cho hổ sợ được.

Đường Tăng thì không như thế, ông được Kim Tinh cứu trong hang cọp, dẫn đường vượt qua Lưỡng Giới Sơn (chính là Ngũ Hành Sơn), sau đó nhận Tôn Ngộ Không làm đồ đệ, đi ra khỏi cửa nhà họ Trần thì khó nạn đầu tiên là cắt đứt cảm nhận sinh lý lục dục: “Khi thầy trò đi chưa được bao lâu, chợt nghe thấy bên đường có tiếng huýt sáo, sáu người xông ra, mỗi người cầm một thương dài và một đoản kiếm, đao sắc cung lớn, lớn tiếng quát tháo: “Hòa thượng kia đi đâu! Mau để ngựa và hành lý lại mới tha chết cho mà đi!” Người kia nói: “Ngươi chưa biết đấy, để ta nói cho mà nghe: Chúng ta một người gọi là Nhãn Khán Hỷ (Mắt nhìn mừng), một người gọi là Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), một người gọi là Tỵ Khưu Ái (Mũi ngửi thích), một người gọi là Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), một người gọi là Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn), một người gọi là Thân Bản Ưu (Thân vốn lo). (Chú thích của người dịch: đoạn này phù hợp với quan điểm của Phật giáo về lục dục: Mắt muốn nhìn cái đẹp, tai muốn nghe điều hay, mũi muốn ngửi mùi thơm, lưỡi muốn nếm vị ngon, thân xác muốn hưởng thụ cảm giác sung sướng, ý nghĩ muốn chuyện vui thích)

Không ngờ, Tôn Ngộ Không dùng một gậy mà đánh chết bọn chúng, đây được coi là tu bỏ mắt, tai, mũi, lưỡi, ý nghĩ và dục vọng, là bước đầu tiên của người tu luyện, tức là “lục tặc vô tông” (sáu giặc mất tăm) đạt đến “tâm viên quy chính”. Nếu không đánh chết lục tặc, thì sẽ chính như Tôn Ngộ Không nói: “chúng sẽ đánh chết sư phụ mất”. Kỳ thực, trên đường đi lấy kinh, Đường Tăng đã tiêu trừ rất nhiều yêu quái, đó đều là loại bỏ nhiều ma tính trong sinh mệnh của chính ông, cũng chính là, nhiều yêu quái kỳ thực chính là ma tính trong sinh mệnh của người tu luyện, chứ không phải là yêu quái ở bên ngoài.

Đương nhiên, cắt đứt lục dục của một người là không dễ. Vì chuyện này, mà Ngộ Không bị Đường Tăng mắng mỏ, hễ buồn bèn lui về núi Hoa Quả Sơn làm vua, còn tìm đến chỗ Long Vương dạo thú, sau khi quay lại đã bị đặt cô nhi chú lên đầu. Tôn Ngộ Không phạm đại tội đại náo thiên cung, phải chịu phạt dưới núi Ngũ Hành 500 năm, còn phải trải qua mười vạn tám nghìn dặm đường và chín chín tám mốt kiếp nạn để tu luyện. Nhưng khi Ngộ Không mới bước vào tu luyện thì vẫn thích được tự do phóng khoáng, bộc lộ tính tình nóng nảy thích hưởng thụ cuộc sống vui vẻ, cần phải kiềm chế ước thúc, nếu không ở trong trạng thái tu luyện sẽ bị cảnh báo bằng việc bị đau đầu.

Điều này cho thấy rằng không thể có tự do không bị ước thúc. Muốn đạt được đại tự tại, trước tiên bạn phải ước thúc ma tính của chính mình, nếu không thì đó là sự buông thả. Tự do và ước thúc ở tầng diện của con người thì đó là mối quan hệ biện chứng.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/264916



Ngày đăng: 10-03-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.