Pháp Luân Đại Pháp đến Lhasa
Tác giả: Thánh Khiết – Đệ tử Đại Pháp tại Chicago, Mỹ Quốc
[ChanhKien.org]
Trong lúc gọi điện giảng chân tướng trên nền tảng RTC, tôi có gặp một đồng bào người Tây Tạng, tôi gọi điện với tâm thái rất vui vẻ. Sau ba lần liên tiếp gọi, người nghe không nói gì, tâm tình tôi lại trở nên nặng trĩu, đành phải nói với họ rằng: “Chúc bạn như ý cát tường, chúc gia đình bạn sẽ luôn tránh khỏi tai nạn. Tôi chỉ biết một câu tiếng Tạng này tặng bạn: ‘Tashi delek (chúc bạn may mắn)’”. Buông điện thoại xuống mà lòng tôi tràn ngập suy tư. Hơn mười năm qua, tôi vẫn luôn mong ngóng xem đồng bào Tây Tạng có thể liễu giải chân tướng hay không? Người hữu duyên có thể đắc Pháp không? Những cảnh cũ cứ như lần lượt hiện lên trước mắt tôi.
Vào mùa xuân năm 1997, ở điểm luyện công chúng tôi có một vị nam đồng tu chuẩn bị đi Tây Tạng hồng Pháp. Buổi tối trước khi anh rời Bắc Kinh, năm đồng tu chúng tôi đã cùng anh tổ chức tiệc chia tay. Anh ấy rất hứng khởi và nói rằng việc đầu tiên anh tới Tây Tạng sẽ là hồng dương Đại Pháp, thành lập điểm luyện công ở Lhasa (thủ đô của Tây Tạng). Chúng tôi cùng nhau học Pháp và giao lưu chia sẻ Pháp lý, khích lệ anh khắc phục những khó khăn và dặn dò anh sắp xếp cuộc sống cho tốt, giúp anh chuẩn bị tư liệu rồi chúc anh lên đường sớm ngày thành công. Hai tiếng đồng hồ trôi qua rất nhanh, mọi người chia tay đầy lưu luyến, chúng tôi tiễn anh tới cửa hành lang. Lần từ biệt này không biết là sẽ kéo dài bao lâu, chúng tôi hẹn nhau khi nào trở về sẽ lại gặp mặt. Không lâu sau đó, chúng tôi nhận được một tin vui, anh ấy đã thuận lợi lập nên trạm phụ đạo ở Lhasa, mà anh cũng đích thân làm trạm trưởng. Nơi đó cũng có không ít người luyện công, đồng bào Tây Tạng cũng khen ngợi nói rằng: “Bắc Kinh phái tới cho chúng ta một trạm trưởng Pháp Luân Công”. Chúng tôi ở Bắc Kinh xa xôi chúc cho anh ấy có thể mang Đại Pháp vũ trụ truyền rộng khắp vùng cao nguyên tuyết trắng Tây Tạng, để cho ba chữ thánh ngôn Chân – Thiện – Nhẫn sẽ cắm rễ sâu trong tâm của đồng bào Tây Tạng.
Sự đàn áp điên cuồng của tà đảng vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 đã khiến tôi và đồng tu người nhà bị thẩm tra truy xét. Trong khi phải lang bạt khắp nơi, thì tháng 11 năm 2002, chúng tôi có cơ hội tới Lhasa. Ở đó chúng tôi đã thuê hai gian phòng, chủ nhà là một nam thanh niên hơn 30 tuổi. Trong phòng cũng không có mấy đồ đạc, nhưng lại có ba cái giá đầy sách. Sau khi chúng tôi gặp mặt, cậu ấy có việc nên vội rời đi. Tôi chăm chú nhìn toàn bộ sách trên giá thì thấy có không ít là sách nguỵ khí công, sách khí công phụ thể, tôi liền đem chúng bỏ hết vào thùng bìa rồi mang để ngoài sân. Đến gần tối, cậu thanh niên đầu đầy mồ hôi cấp tốc tiến vào phòng, gấp rút chạy tới giá sách tìm kiếm rồi vội vàng hỏi: “Các bạn động vào sách của tôi phải không?” Tôi nhanh đáp: “Cậu có rất nhiều sách khí công, nhưng những sách đó không thể xem được, chúng đều là thứ hại người, tôi cho vào hộp để ra ngoài sân rồi”. Với vẻ mặt gấp gáp, cậu ấy vội hỏi: “Thế còn sách của Pháp Luân Công?”. Tôi mỉm cười nói: “Sách vẫn đều ở đây, cậu không cần lo lắng”. Tôi lấy ra cuốn Chuyển Pháp Luân từ ngăn kéo bàn đưa cậu ấy xem. Cậu ấy cầm lấy cuốn sách mà trên mặt biểu lộ rõ sự vui mừng, rồi lại nhanh chóng hỏi: “Còn mười mấy quyển sách nữa thì sao?”. Tôi dẫn cậu ấy tới trước bàn, cậu ấy chăm chú nhìn từng quyển từng quyển, cuối cùng cảm thán nói: “Các bạn tốt thật đấy! Các bạn giữ sách giúp tôi mà không thiếu quyển nào”. Cậu ấy bây giờ mới thở phào nhẹ nhõm, ngồi trên ghế cùng khuôn mặt mỉm cười, cảm khái nói: “Các bạn biết không? Tôi chỉ sợ các bạn vứt sách của tôi đi, vì nơi đâu cũng đang đàn áp Pháp Luân Công”. Cậu ấy nói tiếp: “Thì ra các bạn cũng biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt”. Tôi nói: “Tôi biết”. Lúc này trong lòng cậu đã vô cùng nhẹ nhõm, rất tự nhiên nói về quan điểm của mình với Pháp Luân Công.
Cậu ấy bày tỏ rằng mặc dù chưa luyện công nhưng đã biết rằng Đại Pháp không phải một môn khí công thông thường, Pháp Luân Đại Pháp cũng không giống với Tạng truyền Phật giáo. Chúng tôi dặn dò cậu ấy nhất định phải giữ gìn quyển sách Chuyển Pháp Luân thật tốt. Bởi vì đây là bảo vật vô giá, sẽ càng ngày càng trân quý. Cậu ấy chân thành nhìn chúng tôi và nói: “Sư phụ của Pháp Luân Công không phải một người bình thường, để tôi kể cho các bạn một câu chuyện có thật này”. Chúng tôi chăm chú lắng nghe.
Cậu ấy nói rằng bạn thân của cậu đã lái xe đưa Đại sư đến núi Nga Mi. Đi được nửa đường, bạn cậu ấy nghĩ: “Mọi người đều nói Sư phụ của Pháp Luân Công rất thần kỳ, mình hôm nay cũng thử Ngài ấy chút xem”. Vì thế bạn cậu nói với Đại sư: “Mọi người đều nói Ngài là người rất có năng lực, vậy bây giờ Ngài hãy xuống xe, sau khi tôi lái xe đi xa 10 km, nếu như Ngài có thể trở lại trên xe, thì tôi sẽ tin Ngài”. Cậu thanh niên nhìn chúng tôi và nói: “Các bạn đoán thử xem?” Đại sư không nói gì cả, lập tức xuống xe ra ngoài. Bạn tôi lái xe tiến về phía trước, trong tâm bắt đầu thầm nghĩ: “Xe đi xa như vậy, Ngài ấy sẽ không thể lên được, mà bỏ mặc Ngài ấy đằng sau cũng không được”. Chiếc xe chạy rất nhanh, anh ấy bắt đầu có chút bất an, xe chạy càng xa thì lại càng bất an, lúc định dừng xe lại, anh ấy không hiểu tại sao vừa quay đầu lại thì đã thấy Đại sư mỉm cười, ngồi ngay ngắn trên xe rồi. Bạn tôi lúc đó há hốc mồm kinh ngạc: “Ồ! Sư phụ của Đại Pháp đúng là Thần rồi”. Từ đó anh ấy ngồi yên ngay ngắn cũng không dám nói một câu, lái xe rất kính cẩn. Khi đến núi Nga Mi, anh ấy cung kính chờ đợi cho đến khi Đại sư xuống núi.
Cậu ấy dường như đã chìm đắm trong hồi ức mà quên mất rằng đang nói chuyện với chúng tôi. Cậu chia sẻ về hạnh phúc của người bạn mà giống như chính bản thân mình trong cảnh đó vậy. Cậu ấy lấy lại tinh thần, rồi nói với hai chúng tôi: “Các bạn nói xem, một công pháp tốt thế này, Đại sư thần kỳ như vậy, mà lại không cho luyện, còn đột nhiên ngăn cấm. Hiện tại trong nhà giam đang giam giữ 375 học viên Pháp Luân Công”. Cậu ấy nói tới đây rồi dừng hẳn, nhìn đồng hồ nói có việc, rồi nhanh chóng rời đi.
Chúng tôi không có cơ hội xen vào, vì đôi khi chúng tôi cũng lo sợ rằng mình sẽ để lộ thân phận. Nhưng có một vấn đề cứ mãi luôn quanh quẩn trong đầu tôi, đó là chúng tôi làm thế nào để chứng thực Đại Pháp và giảng thanh chân tướng trong hoàn cảnh ở đây? Mọi thứ đều rất bỡ ngỡ với chúng tôi, nên trước mắt chúng tôi chỉ có thể dùng cách gửi thư chân tướng tới khắp các nơi toàn quốc. Sau đó chúng tôi tới đền chùa tham quan. Ở nơi đó dòng người tấp nập, đứng vây xung quanh tượng Phật để cầu nguyện. Thấy rằng đây là một cơ hội tốt để phát chính niệm thanh trừ tà ác, nên chúng tôi đã tới tất cả các chùa miếu xung quanh Lhasa, đi theo dòng người qua lại, chúng tôi mặc niệm khẩu quyết Chính Pháp, cứ niệm thầm từng lượt từng lượt không ngừng. Vị Lạt Ma ngồi thiền ở đó hướng ánh mắt khen ngợi, mỉm cười gật đầu nhìn chúng tôi.
Một hôm chúng tôi đi tới chùa Đại Chiêu [1], vị Lạt Ma bán vé ở đó không cho chúng tôi mua vé vào, ba lần trả tiền họ đều không nhận nên chúng tôi đành phải tự tiến vào. Trong đó chúng tôi được tham quan cung điện với phong cách huyền bí và độc đáo. Bỗng nhiên chúng tôi nhìn thấy một cánh cổng nhỏ rất tinh mỹ, có một tiểu Lạt Ma gác cổng ở đó. Chúng tôi muốn tiến vào cổng, cậu ấy lịch sự chặn lại và giơ tay ra như cần thứ gì đó. Tôi hiểu là cần vé để đi vào, nên đã quay lại quầy vé, sau khi giải thích rõ mục đích chúng tôi tới đó, họ mỉm cười rồi đưa chúng tôi hai tấm vé và nói rằng không cần tiền. Đi qua cánh cổng nhỏ đó là một phòng khách vắng vẻ không bóng người, bên ngoài kia mọi người đi lại nhộn nhịp như thế, tại sao trong này lại không có ai? Căn phòng khách trông vô cùng sang trọng, lại đi tiếp vào trong thì chúng tôi nhìn thấy một người phụ nữ đang niệm kinh dưới đàn tế Thần. Ồ! Tôi ngẩng đầu lên thì thấy trên đàn tế Thần có một cậu thanh niên Tây Tạng đang dát vàng lên tượng Phật. Chính vào lúc tôi cảm thấy nghi hoặc không hiểu thì một vị Lạt Ma khoảng 40, 50 tuổi huyền bí đi qua nói với chúng tôi: “Đây là tượng đẳng thân của Phật tổ lúc 12 tuổi, chúng tôi đang trùng tu lại tượng vàng”. Chúng tôi ngắm nhìn tượng Phật mà lòng đầy sùng kính. Vị Lạt Ma bước qua và nghiêm túc nói: “Không phải ai cũng được nhìn thấy quá trình dát vàng lên tượng Phật tổ, cần phải tu luyện đến một tầng thứ nhất định thì mới được. Vả lại hôm nay là ngày không mở cửa”. Trong đầu tôi không hiểu chuyện gì: “À! Có phải vị ấy nhìn thấy Pháp Luân? Hay đây là Sư phụ điểm hoá nhỉ?” Đến lúc này tôi mới ngộ ra vì sao chỉ có một người tụng kinh trong cung điện, vì sao các vị Lạt Ma không để chúng tôi vào, tại sao chúng tôi cũng không gặp bất kì ai trong này. Vừa đi được một lúc, vị Lạt Ma ấy chỉ ngón tay lên chiếc xà lớn trên đỉnh cung điện rồi nói: “Chiếc xà này là đích thân Hoàng đế Tùng Tán Cán Bố đặt lên, vì để cảm tạ Hoàng đế Đại Đường và để nghênh tiếp công chúa Văn Thành mà Ngài không ngại khổ cực đặt lên đó …”, vị Lạt Ma giới thiệu cho chúng tôi mà lòng đầy tự hào. Trong thâm tâm tôi cảm giác được sự hưng thịnh của văn hoá triều Đường đã cắm sâu trong gốc rễ vùng cao nguyên nơi đây, cảm thấy giữa cao nguyên Tây Tạng và Thần Châu đại địa là có mối quan hệ gắn bó khăng khít, không thể tách rời.
Tôi cứ luôn nghĩ đến thời khắc núi Dược Vương [2] (núi Chokpori) bị tà đảng mang súng đạn tới cướp bóc sạch. Khi chúng tôi đến trước núi, thấy ngọn núi cũng không cao lắm. Trên đường lên núi, tôi nhặt lên một nắm đất mà cảm giác vẫn còn lưu lại tội ác của tà đảng, tôi ngửi thấy mùi của khói thuốc súng bao phủ nồng nặc, lũ thổ phỉ điên cuồng đã xới tung từng tấc đất trên núi Dược Vương. Bây giờ ngọn núi rất yên tĩnh, trên đường lên núi chúng tôi đột nhiên nghe thấy tiếng leng keng, lần theo âm thanh để dò tìm thì tôi phát hiện xuất hiện trước mắt là một cái rạp lớn, bên trong có ba nam giới và hai phụ nữ đang miệt mài làm gì đó. Tôi tiến gần tới xem, thì ra là họ là những tín đồ đang điêu khắc kinh Phật. Bọn họ thần tình chuyên chú khắc kinh, mặc cho bột phấn bám đầy khắp mặt và người. Bên cạnh đó là chồng kinh Phật đã được điêu khắc xong, có cái bằng đá, có cái bằng sành. Tôi hiểu ra rằng đây là nơi thánh địa điêu khắc kinh Phật. Mục đích thật sự mà ác đảng năm đó điên cuồng tấn công ngọn núi này là bởi nó sợ hãi Phật Pháp, cho nên vọng tưởng muốn phá huỷ triệt để văn hoá Tạng truyền Phật giáo. Mặc dù vào năm 1952, tư lệnh quân khu đã tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình hồng hoá của các vị Lạt Ma, nhưng điều đó cũng không làm thay đổi đi chút tà ác nào của nó. Cuối cùng nó đã quyết định đánh đuổi lãnh tụ tinh thần của đồng bào Tây Tạng, huỷ hoại hơn 2.000 các ngôi đền miếu, chỉ có tám ngôi đền còn sót lại, chùa Đại Chiêu vì vậy cũng bị cướp đi hết mọi thứ. Nhưng dù tà ác có dùng bất kể thủ đoạn gì, cũng không cải biển nổi sự thành kính của đồng bào Tây Tạng đối với Phật Pháp. Tiếng cúng bái tượng Phật, tiếng niệm tụng kinh Phật, tiếng bánh xe Mani [3] (kinh luân) vẫn được truyền mãi không dừng. Bởi vì Phật Pháp đã cắm rễ thâm sâu trong tâm trí của đồng bào Tây Tạng.
Chúng tôi nhất định phải tới tham quan nơi làm việc của các vị Đạt Lai Lạt Ma. Khu vườn La Bố Lâm Khải [4] là nơi thánh địa tĩnh mịch, vắng vẻ, nhìn trông đơn giản mà lại thần thánh, thiêng liêng. Một vị Lạt Ma tuổi trung niên đã nhiệt tình tiếp đãi chúng tôi. Ông giải thích chi tiết cho chúng tôi, điều đó thể hiện ra sự kính ngưỡng và hoài niệm của ông ấy. Chúng tôi chăm chú lắng nghe, ngắm nhìn kỹ lưỡng, ông mở cho chúng tôi xem một đồ vật cấm, nói rằng điều này là bí mật. Thấy ông ấy thân ái tường hoà, tôi liền hỏi: “Ông có biết rằng trên đời này vẫn còn lưu truyền một môn là Pháp Luân Đại Pháp không?” Đôi mắt ông ta sáng rực lên, cũng không đáp lại. Tôi lại nói: “Đó là Đại Pháp cao đức”. Ông ấy có chút hoảng sợ, mượn cớ là cần phải đi nhanh tới gian phòng khác. Tôi liền hiểu rằng, ông ấy đều biết mọi thứ trong tâm, chỉ là sợ bị tà đảng bức hại. Điều này cũng khiến tôi nhớ tới 375 vị đệ tử Đại Pháp trong nhà giam. Nhưng dù bức hại thế nào cũng không thể bức hại nổi Phật Pháp, Pháp Luân Đại Pháp cũng đã được hồng truyền trong đồng bào Tây Tạng.
Do dịch bệnh SARS bùng phát toàn quốc, chúng tôi cần trở về nhà để chăm sóc cháu gái nhỏ. Một người bạn Tây Tạng nói với chúng tôi: “Hay là các bạn hãy trở về bằng máy bay đi, bởi vì tổng chiều dài quãng đường Thanh Hải-Tây Tạng là hơn 1.000 km, với độ cao là 4.000 km so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình đều dưới 0 độ C, với người đã hơn 60 tuổi như các bạn mà nói thì quá nguy hiểm”. Ngoài ra, còn phải đi qua đường núi Cổ La [5] (Tanggula) với độ cao tới 5.800 m, khí oxy ở đó chỉ bằng 40% so với mặt đất, đã có không ít người không qua được, người bạn Tây Tạng còn kể cho chúng tôi thêm một vài thí dụ. Chúng tôi biết ơn từ tận đáy lòng, nhưng tâm trung hữu số (Ý là nói rằng trong tâm đã biết được mọi điều sẽ xảy ra) (tham khảo bài ‘Đạo của chữ số’). Nhớ lúc trên đường từ tỉnh Tứ Xuyên tới Tây Tạng, có một người bạn đã khuyên chúng tôi rằng: “Các bạn sẽ chịu không nổi ba ngày ở đó đâu, không khí loãng sẽ khiến các bạn hít thở khó khăn, nếu khó thở thì các bạn hãy mang theo túi thở”. Chúng tôi lúc đó đều không động tâm. Bây giờ đã ở hơn bốn tháng mà cũng không có chút cảm giác khó chịu gì. Lần này chúng tôi hạ quyết tâm đi về bằng đường bộ Thanh Hải-Tây Tạng. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy cũng sẽ không thể gây tổn hại gì đối với đệ tử Đại Pháp.
Nhiệt độ ở Lhasa vào tháng ba vẫn dưới mức 0 độ C, dù vậy chúng tôi vẫn giữ vững niềm tin kiên định của mình. Chúng tôi mua loại vé xe rẻ tiền, cũng không mang theo lọ nước uống “Hồng Cảnh Thiên” giúp làm thuyên giảm cơn thiếu oxy mà duy chỉ Tây Tạng mới có. Bởi vì đồ đạc trên xe khá thô sơ, chúng tôi cũng không mang theo chút bánh kẹo nào, như vậy cho đỡ phiền phức. Trong tâm chúng tôi đầy ắp niềm tin lên đường. Chỗ ngồi trên xe cũng không đầy kín, vẫn còn một vài chỗ trống. Chúng tôi tìm loại ghế có dựa lưng rồi ngồi xuống, thế là bắt đầu một cuộc hành trình dài hơn 1.000 km. Trong suốt nửa đầu quãng đường, chúng tôi chỉ ăn một gói mì cùng với hai quả trứng tại trạm dừng, cũng không thấy buồn ngủ. Đôi lúc trên trời rơi xuống một vài bông tuyết mà tôi cũng không cảm thấy lạnh, cũng không cảm thấy đói. Đi đến giữa đường thì có người bắt đầu uống “Hồng Cảnh Thiên”, có người thì choáng váng, có người thì nằm không dậy nổi, vậy mà chúng tôi lại không có chút cảm giác gì, cũng không biết là đã qua bao lâu thời gian rồi. Người phụ xe nói với tôi rằng đã đến đường núi Cổ La, chúng tôi sắp đến nơi có độ cao 6.000 m so với mực nước biển, anh ấy cũng nhắc nhở mọi người cần chú ý an toàn. Ngắm nhìn phong cảnh núi đèo đường Cổ La bên ngoài cửa sổ, tôi không cảm thấy kỳ lạ, mà cũng không cảm thấy hít thở khó khăn. Thấy đồng tu đang say giấc, tôi cũng không đánh thức anh ấy. Không lâu sau người phụ xe nói: “Hãy lại đây”. Anh ta nhìn tôi với ánh mắt dò hỏi, tôi giải thích rằng chỉ thấy sau gáy có nhức một chút. Sau một hồi thì đồng tu tỉnh dậy, anh ấy hỏi rằng đã đến đường núi Cổ La chưa? Tôi nói đã qua lâu rồi, thấy đồng tu không có chút phản ứng gì, còn hành khách trên xe thì trạng thái nào cũng có, thậm chí có người còn mê man. Đệ tử Đại Pháp thật hạnh phúc, đi qua nơi đáng sợ như đường đèo Cổ La một cách bình ổn.
Chặng tiếp theo là ngọn núi Côn Lôn khúc khuỷu. Xe càng đi về phía trước thì những ngọn núi kì vĩ cũng dần dần triển hiện ra trước mắt, rồi chầm chậm ẩn đi ở phía sau. Ngọn núi nổi tiếng Côn Lôn này đã đứng đây sừng sững, nó đã chứng kiến trận đại hồng thuỷ huỷ diệt mọi thứ, nhưng văn hoá Thần truyền của dân tộc Trung Hoa có thể một mạch nối tiếp cho đến nay. Thần Châu đại địa có thể đứng vững vàng, đều là do Sáng Thế Chủ đã an bài biết bao điều thần kì một cách có trật tự.
Cuộc hành trình một ngày một đêm dài 1.140 km, ở độ cao hơn 4.000 m so với mặt biển cuối cùng cũng kết thúc. Hoàng hôn toả nắng trên đỉnh núi Côn Lôn, ánh dương mỹ lệ theo chân chúng tôi tới thành phố Cách Nhĩ Mộc, tỉnh Thanh Hải. Lúc xuống xe, hành khách trên xe mệt mỏi rệu rã, xuống xe không nổi, mệt đến nỗi không thể tìm thấy hành lý của mình, hành khách được mời uống “Hồng Cảnh Thiên”… Tôi và bạn đồng tu thì lại vui vẻ, tràn đầy năng lượng bước xuống xe. Lái xe và người phụ xe nhìn chúng tôi với ánh mắt kinh ngạc. Họ đâu biết rằng chúng tôi là đệ tử Đại Pháp, có Sư phụ bảo hộ trên suốt dọc đường, cho dù ở nơi cao so với mặt biển, ở nơi hiểm trở núi đèo, cũng không gì có thể cản bước chúng tôi. Chúng tôi sâu sắc cảm tạ Sư phụ. Nhưng đến nay vẫn hối tiếc vì đã không giảng chân tướng cho hai người họ.
Hồi tưởng lại những điều thần kỳ đã qua, nơi tuyết vực cao nguyên Tây Tạng thần bí, cung điện Bố Đạt La hùng vĩ, khu vườn La Bố Lâm Khải vẫn yên ắng nằm sừng sững trước mắt; tiếng leng keng điêu khắc kinh Phật vẫn thường văng vẳng bên tai; những con sóng xô nhanh bất kể ngày đêm của dòng sông Nhã Lỗ Tạng Bố [6] như đang kể về cội nguồn lịch sử lâu dài của văn hoá Tây Tạng; sự thành kính của đồng bào Tây Tạng đối với Phật Pháp khiến cho người ta khó mà quên được. Mà càng đáng bận tâm là hơn 300 bạn đồng tu bị giam giữ nơi lao ngục. Hy vọng rằng họ có thể kiên định chính niệm, chúc họ có thể sớm ngày tự do, làm tròn thệ ước, hoàn thành sứ mệnh, cứu thật nhiều người, theo Sư phụ về nhà.
Đại Pháp hồng truyền huy hoàng đã qua 29 năm, Sư phụ đã vì chúng sinh mà dốc hết tâm sức. Pháp Luân Đại Pháp đã truyền khắp năm châu. Tà ác sắp đến lúc bị diệt tận. Đạo đức của toàn nhân loại sẽ hồi thăng, nhân tâm quy chính, sẽ nghênh đón đại thương khung vĩnh hằng bất diệt của tân vũ trụ.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/267992
Chú thích: Nguồn Wikipedia
[1] Chùa Đại Chiêu hay Jokhang (chữ Tạng: ཇོ་ཁང།, tiếng Trung: 大昭寺) còn được biết đến với các tên gọi Tu viện Qoikang, Jokang, đền Jokhang. Tu viện Jokhang và Zuglagkang là ngôi chùa Phật giáo Mật Tông Tạng truyền nằm tại quảng trường Bát Giác thuộc trung tâm phố cổ Lhasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Người Tây Tạng coi nó là ngôi đền linh thiêng và quan trọng nhất ở Tây Tạng. Ngôi chùa hiện được cai quản bởi phái Cách-lỗ nhưng họ chấp nhận tất cả các tín đồ của Phật giáo. Chùa này là sự pha trộn giữa thiết kế Tịnh xá Ấn Độ với thiết kế Tây Tạng Nepal.
[2] Chagpori, Chakpori, Chokpori, Chagpo Ri (Wylie: lcags po ri, nghĩa đen là “Núi Sắt”; là một ngọn núi thần của Vajrapanitrong thành phố Lhasa ở Tây Tạng. Nó ở phía nam Potala và chỉ ở bên trái khi đối diện với Potala, được coi là một trong bốn ngọn núi linh thiêng của miền trung Tây Tạng.
[3] Bánh xe cầu nguyện là một bánh xe hình trụ (chữ Tạng: འཁོར་ལོ།; Wylie: khor lo) trên một trục chính làm từ kim loại, gỗ, đá, da thuộc hoặc sợi bông thô. Theo truyền thống, câu thần chú Om Mani Padme Hum được viết bằng ngôn ngữ Newari của Nepal, ở bên ngoài bánh xe. Cũng đôi khi được miêu tả là Không hành nữ, Người bảo vệ và rất thường thấy là 8 biểu tượng tốt lành Ashtamangala. Tại lõi của hình trụ là một “Cây sự sống” thường được làm bằng gỗ hoặc kim loại với một số câu thần chú được viết trên hoặc quấn quanh nó. Hàng ngàn (hoặc trong trường hợp bánh xe cầu nguyện lớn hơn, hàng triệu) thần chú sau đó được quấn quanh cây sự sống này. Thần chú Om Mani Padme Hum được sử dụng phổ biến nhất, nhưng những câu thần chú khác cũng có thể được sử dụng. Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng dựa trên các văn bản truyền thừa liên quan đến bánh xe cầu nguyện, việc quay một bánh xe như vậy sẽ có nhiều tác dụng tương tự như việc đọc lời cầu nguyện bằng miệng.
[4] La Bố Lâm Khải hay Norbulingka (tiếng Tạng chuẩn: ནོར་བུ་གླིང་ཀ་; Wylie: Nor-bu-gling-ka; giản thể: 罗布林卡; phồn thể: 羅布林卡; nghĩa đen là “Công viên gắn đá quý”) là một cung điện nằm tại Lhasa, Tây Tạng, Trung Quốc, xây dựng từ năm 1755. Nó là nơi ở mùa hè truyền thống của các đời Đạt-lai Lạt-ma từ những năm 1780 cho đến Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào năm 1959. Nó được coi là một phần lịch sử của Quần thể Cung điện Potala được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Cung điện được xây dựng bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7 phục vụ như cả một trung tâm hành chính và tôn giáo, là đại diện của kiến trúc cung điện Tây Tạng.
[5] Các Tanggu La, đèo tangla, hoặc đèo Tanggu (Trung Quốc :唐古拉山口; Tiếng Tạng : གདང་ ལ [1]) là một đèo rộng ở Tây Nam Trung Quốc ở độ cao hơn 5.000 m (16.000 ft), có thể sử dụng cả Đường cao tốc Thanh Hải–Tibet và Đường sắt Thanh Hải–Tây Tạng để băng qua dãy núi Tanggula. Những ngọn núi trên cao nguyên Tây Tạng này ngăn cách Khu tự trị Tây Tạng với tỉnh Thanh Hải.
[6] Sông Yarlung Tsangpo (sông Yarlung Zangbo) (Chữ Tạng: ཡར་ ཀླུངས་ གཙང་, Wylie: yar kLungs gTsang po, ZYPY: Yarlung Zangbo) hay sông Yalu Zangbu (Chữ Hán giản thể:雅鲁藏布江, Chữ Hán phồn thể: 雅魯藏布江, Bính âm Hán Ngữ: Yǎlǔ Zàngbù Jiāng, Hán Việt: Nhã Lỗ Tạng Bố Giang) là con sông dài nhất trong Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.
Ngày đăng: 11-08-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.