Tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế “Chân-Thiện-Nhẫn”
Nghệ thuật và Nhiếp ảnh châu Âu
[ChanhKien.org]
Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế “Chân-Thiện-Nhẫn” đã được tổ chức tại nhiều thành phố trên khắp thế giới và diễn ra 14 lần trong vài tháng qua ở nhiều nước châu Âu. Nhiều quốc gia đang tích cực chuẩn bị cho hoạt động này. Triển lãm Nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn” có vai trò quan trọng trong các hoạt động hồng Pháp, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình như sau:
Thứ nhất: Ý nghĩa quan trọng của Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế “Chân-Thiện-Nhẫn”
a. Nghệ thuật ảnh hưởng đến nhân loại
Sư phụ đã giảng rõ ràng rằng:
“Mỹ thuật đối với nhân loại mà nói là rất trọng yếu, nó cũng giống như các văn hoá khác của nhân loại, là có thể ở xã hội nhân loại mà khởi một loại tác dụng hướng đạo đối với quan niệm của con người, ảnh hưởng tới quan niệm thẩm mỹ của con người.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003])
Chúng ta biết rằng xã hội loài người đang ở trong thời kỳ nguy hiểm và đạo đức của nhân loại đang lao xuống dốc mỗi ngày. Tư duy về sáng tạo nghệ thuật và đánh giá thẩm mỹ của con người là cực kỳ sai lệch. Xấu được coi là đẹp; tệ được coi là tốt. Loại nghệ thuật này ngày càng làm sa đọa tư duy của nhân loại. Nghệ thuật và con người rơi vào một vòng tiêu cực không lối thoát. Thông qua những buổi giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật với thông điệp Chân-Thiện-Nhẫn, được tạo ra bởi nhóm các nghệ sĩ tu luyện Pháp Luân Công, sẽ giúp con người hướng thiện. Qua đó sẽ làm cho đạo đức của nhân loại được hồi thăng. Các buổi Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế “Chân-Thiện-Nhẫn” tổ chức nhiều nơi trên thế giới đã mang lại hiệu quả rất tích cực, người xem cảm thấy tâm thân thoải mái; tinh thần được thăng hoa.
b. Lưu lại cho tương lai một con đường nghệ thuật chân chính
Sư phụ giảng: “Tôi nói rằng đệ tử Đại Pháp làm gì, thì chẳng bao lâu nữa xã hội nhân loại đều sẽ học theo”. Sư phụ cũng chỉ ra rằng tác phẩm nghệ thuật của các đệ tử Đại Pháp “cũng phải biểu hiện tốt đẹp, biểu hiện ‘chính’, biểu hiện thuần, biểu hiện Thiện, biểu hiện quang minh.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003]).
Sự sai lệch của nghệ thuật hiện đại đã dẫn con người đi theo những cách nghĩ đen tối, kỳ quái và xấu xa. Tiêu chuẩn đánh giá vẻ đẹp đi ngược lại với nghệ thuật truyền thống, vì nhân loại đã không còn nhớ nghệ thuật chân chính là gì nên những thứ biến dị này lại được đánh giá rất cao trong xã hội hiện nay.
Ngoài ra, từ những lời Sư phụ giảng, chúng tôi nhận thức rằng: một người bình thường có nghiệp lực khắp thân, và tác phẩm nghệ thuật bao hàm tất cả các yếu tố của chính họ. Do đó bức tranh mà họ sáng tác thì nghiệp cũng từ đó mà phát ra. Những bức tranh như vậy không chỉ gây hại cho người họa sĩ mà còn ảnh hưởng rất không tốt cho người khác.
Những họa sĩ thông qua tu luyện Pháp Luân Công, tâm và thân của họ đã được đồng hóa với đặc tính Chân Thiện Nhẫn, do vậy các tác phẩm nghệ thuật của họ tỏa ra năng lượng tích cực và giúp người xem tìm về bản ngã cao quý đã mất. Triển lãm Nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn” chính là việc giới thiệu vẻ đẹp, sự thuần khiết, tính chính trực và những điều thiện lương tới khán giả. Vì vậy, các tác phẩm nghệ thuật của đệ tử Đại Pháp đã chỉ ra một con đường nghệ thuật chân chính cho nhân loại trong tương lai.
c. Tiếng nói của sự thật, diệt trừ tà ác và cứu chúng sinh trong thời Chính Pháp
Sứ mệnh quan trọng của đệ tử Đại Pháp là cứu hết thảy chúng sinh, vì vậy các tác phẩm nghệ thuật của những nghệ sĩ đệ tử Đại Pháp chủ yếu mô tả việc chứng thực Pháp. Yêu cầu của Sư phụ đối với họ là:
“Nhưng chư vị là đệ tử Đại Pháp, hiện nay mọi người đều đang chứng thực Pháp, đang khai sáng tương lai cho chúng sinh, hãy gắng đặt việc giảng chân tướng và vạch trần tà ác ở vị trí số một, đặc biệt là thời kỳ này, đây là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp. Vạch trần bức hại, triển hiện Đại Pháp, triển hiện Thần, có nhiều tác phẩm như thế thì tốt hơn, hãy lấy đó làm chủ yếu.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003])
Vậy nên các chủ thể của Triển lãm Nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn” chính là phơi bày cuộc bức hại mà các đệ tử Đại Pháp phải gánh chịu, mô tả vẻ đẹp của Pháp Luân Công thông qua các hoạt động luyện công, học Pháp, hồng truyền Đại Pháp, và một số tác phẩm khắc họa những vị Thần và Thiên thượng.
Các tác phẩm nghệ thuật hội họa và điêu khắc gợi lên vẻ đẹp sống động và chân thực, có thể giảng chân tướng cho mọi tầng lớp trong xã hội. Khi xem triển lãm, người xem sẽ loại bỏ đi suy nghĩ không đúng đắn trong đầu của họ. Họ có thể cảm nhận được sự rộng lớn và thâm sâu của Đại Pháp như thế nào, cuộc bức hại xấu xa và tàn bạo ra sao, các đệ tử Đại Pháp bất khuất và kiên nhẫn đến mức độ nào, và lòng nhân ái, từ bi của các đệ tử Đại Pháp đến nhường nào. Khi những chúng sinh này hiểu được chân tướng về Đại Pháp, họ sẽ định vị bản thân trong tương lai một cách chính xác.
Triển lãm Nghệ thuật Đại Pháp có sức mạnh như vậy là bởi vì mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang nội hàm của Đại Pháp. Chúng là các tác phẩm sáng tạo từ trí huệ của Đại Pháp và được tạo ra bởi một tâm hồn thuần khiết của những nghệ sĩ tu luyện Đại Pháp. Họ cũng được sự bảo hộ của Sư phụ. Điều này không thể có được tại bất kỳ hình thức triển lãm nghệ thuật nào của người thường.
d. Hoạt động triển lãm nghệ thuật cũng là quá trình Chính Pháp
Bởi vì Triển lãm Nghệ thuật trong thời kỳ Chính Pháp hay sau Chính Pháp đều sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân loại trong tương lai, vậy nên tà ác thực sự sợ triển lãm, tìm mọi cách để cản trở và phá hủy. Chúng dùng đủ mọi loại phương cách. Một số đến từ sự cản trở của Đại sứ quán Trung Quốc. Đại sứ quán uy hiếp và đe dọa nhà tổ chức. Một số đến từ can nhiễu ở các không gian khác. Ví dụ, các học viên đang tổ chức Triển lãm Nghệ thuật thường bị can nhiễu bất ngờ. Một số học viên bị ức chế và không minh bạch được tầm quan trọng của Triển lãm Nghệ thuật. Tà ác bằng mọi cách tìm ra chấp trước của các học viên, tận dụng chấp trước và ức chế chính niệm của chúng ta. Do đó, Triển lãm Nghệ thuật bị cản trở. Vậy nên, tình trạng tu luyện của mỗi học viên và cả khu vực, cũng như hiểu biết sâu rộng của chúng ta đối với Triển lãm Nghệ thuật, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện tổ chức. Vì vậy, quá trình tổ chức Triển lãm Nghệ thuật cũng là quá trình đề cao tâm tính, tăng cường chính niệm, chứng thực Đại Pháp và cứu hết thảy chúng sinh.
Thứ hai: Ý nghĩa của Triển lãm Nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn” ở châu Âu
Theo chiều dài lịch sử phát triển của nghệ thuật, châu Âu có một nền nghệ thuật hoàn hảo nhất của nhân loại. Từ những gì Sư phụ dạy chúng ta hiểu rằng, Thần đã bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật truyền thống, chân chính, và hoàn hảo nhất của nền văn minh nhân loại trên đất Pháp. Ví dụ như các tác phẩm nghệ thuật ở cung điện Louvre, cung điện Versailles và nghệ thuật trên đường phố Paris.
“Đệ tử Đại Pháp cũng có thể từ nền tảng nghệ thuật chính thống ấy mà quay trở về.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003])
Nhưng, cũng đến từ châu Âu, Van Gogh và Picasso, là những kẻ tiên phong dám hủy diệt nghệ thuật thuần chính và truyền thống của nhân loại. Họ đã đưa nghệ thuật của nhân loại đi vào ngõ cụt.
Các tác phẩm nghệ thuật của các đệ tử Đại Pháp có thể được trưng bày ở châu Âu, cái nôi của nghệ thuật hoàn hảo. Điều này có một ý nghĩa phi thường. Trước hết, các nghệ sĩ đệ tử Đại Pháp quay trở lại với nghệ thuật chân chính và truyền thống. Họ học và thực hiện các kỹ thuật cơ bản thành thục. Thứ hai, họ giới thiệu nội hàm của Đại Pháp với người dân trên thế giới, soi đường cho sự tồn tại của con người trong tương lai để đạt được cảnh giới tinh thần không gì sánh được. Đó là lý do tại sao hầu hết các tác phẩm nghệ thuật của đệ tử Đại Pháp đều có thể thể hiện sự kết hợp hoàn hảo của nghệ thuật về cả hình thức và nội dung. Thứ ba, tác phẩm nghệ thuật của họ dẫn dắt nghệ thuật nhân loại trở lại với sự chính trực, và lưu lại nền văn hóa chân chính cho con người tương lai.
Truyền bá loại hình nghệ thuật chân thực này ở châu Âu là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với các đệ tử Đại Pháp châu Âu trong thời kỳ Chính Pháp.
Thứ ba: Kinh nghiệm và những đề xuất
a. Triển lãm Nghệ thuật có thể được tổ chức đúng cách hay không, tùy thuộc vào sự hiểu biết của chúng ta về triển lãm này.
Bắt buộc phải có sự chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận giữa các học viên. Người điều phối của Triển lãm ở mỗi quốc gia không nên chỉ dừng lại ở việc mở rộng kiến thức của cá nhân; vận hành chương trình Triển lãm Nghệ thuật là công việc chung. Người đó nên thường xuyên giao lưu với các đệ tử Đại Pháp và chia sẻ các thể hội về kinh nghiệm tu luyện, chia sẻ thông tin và tình huống mới cho người khác một cách kịp thời. Điều này giúp đảm bảo mọi người chú ý đến cuộc triển lãm và cho phép Triển lãm Nghệ thuật được lan tỏa một cách có trật tự và sâu sắc.
b. Tận dụng năng lực của đệ tử Đại Pháp trong việc giảng chân tướng đến mọi tầng lớp trong xã hội.
Hãy tìm sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các học viên cho hạng mục Triển lãm Nghệ thuật. Do ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật hội họa đối với văn hóa châu Âu, các tầng lớp thượng lưu trong xã hội, chẳng hạn như các chính trị gia thực sự coi trọng lĩnh vực này. Sau khi họ hiểu chân tướng, họ sẽ sẵn lòng ủng hộ chúng ta. Ví dụ, triển lãm có thể được tổ chức tại quốc hội và trong các tòa nhà chính quyền thành phố. Và họ có thể phát biểu tại buổi khai mạc Triển lãm của chúng ta. Các đệ tử Đại Pháp tại Bỉ đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật tại Nghị viện châu Âu. Các học viên Thụy Điển đã nhận được sự ủng hộ từ thành viên Nghị viện Liên minh châu Âu ở đất nước mình. Chúng ta cũng có thể giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của các đệ tử Đại Pháp với các nghệ sĩ địa phương. Những người này thường có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức triển lãm nghệ thuật và có thể trợ giúp trực tiếp cho chúng ta. Ví dụ, các đệ tử Đại Pháp Thổ Nhĩ Kỳ được sự ủng hộ của các nghệ sĩ nước mình, và đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật tại Trung tâm Nghệ thuật lớn nhất ở Ankara. Khán giả đến đông vô kể.
c. Liên hệ với tổ chức nhân quyền địa phương.
Vì có những nội dung trong Triển lãm Nghệ thuật phơi bày và phản đối cuộc bức hại, tổ chức nhân quyền sẽ sẵn lòng hỗ trợ chúng ta và cung cấp cho chúng ta nhiều thứ khác. Thông qua họ, chúng ta có thể mời thêm nhiều người đến tham quan Triển lãm Nghệ thuật. Ví dụ, một trong những tổ chức nhân quyền Thụy Điển đã cung cấp một phòng miễn phí cho các học viên để tổ chức Triển lãm Nghệ thuật chống tra tấn trong Hội nghị Nhân quyền Quốc tế. Các đệ tử Đức đã sử dụng một cuộc họp thường niên của Tổ chức Nhân quyền Quốc tế chi nhánh tại Đức để tổ chức Triển lãm Nghệ thuật chống bức hại. Những người tham dự cuộc họp từ nhiều quốc gia đã biết thêm rất nhiều điều về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
d. Phát huy những điểm mạnh của châu Âu.
Tổ chức Triển lãm Nghệ thuật tại các khu danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử có rất nhiều du khách, như trong các nhà thờ nổi tiếng. Hiệu quả của việc tổ chức Triển lãm Nghệ thuật tại Nhà thờ St. Martin nổi tiếng thế giới là khá tốt. Mỗi ngày các học viên có thể phát hơn hai nghìn tờ rơi tới tay du khách.
e. Cơ hội thuận lợi nhất để giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh.
Nên phổ biến thông tin một cách hiệu quả về Triển lãm của chúng ta tới xã hội. Cách khả thi nhất là liên hệ với giới truyền thông, nhờ họ cung cấp quảng cáo miễn phí. Mời họ tham dự lễ khai trương. Đặc biệt nếu chúng ta có thể mời các chính trị gia đến phát biểu, thì khá thu hút giới truyền thông. Nếu các phương tiện truyền thông đưa tin về lễ khai trương, thì đây chính là cách quảng cáo tốt nhất cho chúng ta. Sẽ có nhiều người sẽ đến xem tranh hơn. Vì vậy, mỗi lần tổ chức chúng ta nên chủ động liên hệ với các hãng truyền thông địa phương.
f. Chuẩn bị đầy đủ để tổ chức lễ khai mạc đúng cách.
Lễ khai mạc rất quan trọng vì thông thường Triển lãm Nghệ thuật sẽ không kéo dài ở một nơi nào. Một mặt, có khó khăn trong việc thuê phòng, mặt khác chúng ta cần phải cân nhắc về quỹ thời gian là có hạn vì còn phải chuyển giao bộ sưu tập tranh cho các thành phố khác. Để tổ chức Triển lãm Nghệ thuật đúng cách trong một thời gian ngắn, lễ khai mạc sẽ đóng một vai trò lớn. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải chuẩn bị cẩn thận. Có rất nhiều thứ cần phải làm. Ví dụ: làm quảng cáo, đặt áp phích, phát tờ rơi, gửi lời mời, mời các chính trị gia và nghệ sĩ, mời họ phát biểu. Chúng ta cũng có thể mời đại diện của tổ chức nhân quyền phát biểu và mời các phóng viên đến tham dự. Các học viên cần chuẩn bị chu đáo phần thuyết minh, sắp xếp các hoạt động hợp lý cho toàn bộ lễ khai mạc. Quá trình này đòi hỏi chúng ta phải phát huy hết sức lực và trí huệ của mình, cùng hợp tác và phối hợp nhịp nhàng để đạt hiệu quả.
g. Vận dụng nhiều cách hơn để tổ chức các hoạt động giảng chân tướng khác
Ví dụ, tổ chức hội thảo Cửu Bình, loại bỏ can nhiễu của cái tà ác đối với con người. Đặc biệt là khi tổ chức Triển lãm Nghệ thuật tại trường đại học, rất cần thiết phổ biến “Cửu Bình” cho các sinh viên để biết sự thật về Trung Cộng. Tùy thuộc vào từng địa phương, cũng có thể tổ chức một hội thảo nghệ thuật cùng lúc với Triển lãm Nghệ thuật; mời các học viên tham gia sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật để thuyết trình; khai sáng cho người thường biết về nghệ thuật thực sự là gì và làm thế nào để coi trọng nó. Chúng ta cũng có thể sử dụng các hình thức nghệ thuật Đại Pháp khác như múa trống lưng và ca hát để hỗ trợ buổi lễ khai mạc Triển lãm Nghệ thuật.
h. Sự phối hợp giữa các nước trong khu vực
Vì có khá nhiều quốc gia châu Âu muốn tổ chức Triển lãm Nghệ thuật, nên thông thường một vài quốc gia cùng chia sẻ một bộ tranh.
Số lượng học viên ở một số quốc gia bị hạn chế. Các điều kiện để tổ chức Triển lãm cũng có nhiều khó khăn. Vì vậy, các học viên trong cộng đồng châu Âu cần giúp đỡ và phối hợp cùng nhau. Chúng ta không nên chỉ thực hiện thành công ở quốc gia mình mà nên giúp đỡ các nước khác, đặc biệt là Đông Âu. Chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm và bài học đã có được từ việc tổ chức Triển lãm tại nước mình với các học viên các nước khác giúp cho hạng mục thành công trên khắp châu Âu.
i. Khi quảng bá Triển lãm Nghệ thuật, chúng ta cũng có thể quảng bá Triển lãm Ảnh chứng thực Pháp ở châu Âu. Chúng tôi đề nghị các quốc gia có nhiều học viên nên có một bộ sưu tập ảnh, có thể mua từ Trung tâm Nghệ thuật Đại Pháp New York thông qua Nhóm Điều phối châu Âu. Có tất cả 130 bức ảnh. Các khung hình có thể giống như trước đây, đã được sử dụng cho Triển lãm Ảnh chứng thực Pháp. Nếu một số nước, đặc biệt là các nước Tây Âu, đã cùng sử dụng một bộ sưu tập tranh nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn”, thì cũng có thể cùng có chung một bộ ảnh. Việc kết hợp tổ chức Triển lãm Nghệ thuật hội họa và Triển lãm Ảnh sẽ rất hiệu quả vì tiết kiệm sức lực, chi phí và tạo ảnh hưởng lớn hơn đến xã hội.
Dịch từ : http://www.pureinsight.org/node/3368
Ngày đăng: 26-05-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.