Cái giá phải trả khi can thiệp vào hệ thống miễn dịch
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp
[ChanhKien.org] Trước đây, tôi hoàn toàn tin tưởng vào tác dụng của tiêm vaccine. Tôi không bao giờ bỏ lỡ một mũi tiêm chủng nào. Tuy nhiên, một trải nghiệm thực tế đã khiến tôi có chút nghi ngờ về tác dụng của nó. Vào một mùa đông, một tháng sau khi vừa chích ngừa một mũi vaccine cúm mới nhất và mạnh nhất, tôi đã bị một trận cảm cúm nặng nhất trong đời mình, Trong suốt mười ngày tôi đã bị nghẹt mũi, nhức đầu, sốt và các triệu chứng khác, có lẽ tôi đã bị nhiễm một chủng virus cúm khác với loại mà vaccine ấy phòng ngừa. Sau khi có con, tôi đã ý thức hơn về “bộ mặt thật” của vaccine. Cậu con trai hai tuổi của tôi luôn luôn khỏe mạnh. Nhưng mỗi lần tiêm phòng xong, nó đều bị sốt, ho và nôn mửa; tình trạng này luôn tra tấn nó trong nhiều ngày. Gần đây, tôi đọc được một bài viết trên trang Chánh Kiến tiếng Trung có tựa đề: “Làm sáng tỏ những bí ẩn của vaccine”. Bài viết nói rằng mỗi năm có nhiều trẻ em bị ốm hoặc thậm chí tử vong do tiêm vaccine. Tôi nhớ rằng cách đây không lâu trên tạp chí Science đã có hai bài viết với cùng một quan điểm khoa học xác nhận các tác dụng phụ lên hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Trong một số hoàn cảnh đặc thù, nó có thể tiêu diệt các tế bào trong cơ thể, rút ngắn tuổi thọ.
Khoa học hiện đại nhìn nhận rằng chức năng của hệ miễn dịch chính là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Nó truy tìm các vi khuẩn hoặc virus hoặc các chất xâm nhập và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Khoa học đã phát hiện ra rằng khi những hệ thống phòng ngự đang cố gắng kiểm soát và tiêu diệt những kẻ xâm lược có cấu trúc phân tử gồm những mô bình thường, đôi khi nó cũng giết một số lượng lớn các tế bào bình thường. Những tác dụng phụ như thế này có thể gây tàn phế hoặc thậm chí chết người. Ví dụ, nếu nó làm viêm nhiễm nghiêm trọng tại mặt sau của phần đốt xương sống nằm trong não, điều này có thể gây tai họa và thậm chí gây chết người.[1]
Tiêm chủng có thật sự tốt hay không?
Một bài viết khác về một cuộc thử nghiệm với ong thợ. Những người làm thí nghiệm đã sử dụng một loại gel nhân tạo bao gồm một lượng đường béo và cao su màu trắng đục không có tác dụng phụ xấu lên cơ thể hay gây ra bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Nó được dùng để kích thích phản ứng miễn dịch của các ong thợ. Cuộc thí nghiệm đã nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch sau khi bị kích thích lên cơ thể của một con ong thợ đói. “Bị bỏ đói” là tình trạng tương tự như khi một con vật phản ứng với thời tiết xấu hoặc nguồn cung cấp thực phẩm bị hạn chế trong môi trường tự nhiên. Kết quả cho thấy tuổi thọ của nhóm ong đói mà đã hấp thu chất kích thích hệ miễn dịch ngắn hơn từ 50-70% so với nhóm ong thợ đói mà có hệ miễn dịch không bị kích thích. Thí nghiệm này đã cho thấy rõ ràng rằng các phản ứng miễn dịch tự nó có thể khiến tuổi thọ của cơ thể bị rút ngắn[2].
Tại sao giữa hai nhóm ấy lại có sự khác biệt như vậy? Đó là vì trong điều kiện bình thường các tác dụng phụ ấy của hệ thống miễn dịch được ẩn đi vì các phản ứng chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp và được kiểm soát, và vì tế bào và các bộ phận nội tạng có cơ chế tự sửa chữa. Tuy nhiên, trong những tình huống bị bỏ đói, lại có thêm một phản ứng không rõ ràng được kích hoạt quá mạnh mẽ, những tổn thất do phản ứng miễn dịch gây ra không được bù đắp kịp, do đó các tác hại của phản ứng miễn dịch được thể hiện ra. Trong tình huống bình thường khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng chưa gây ra tác động gì có thể nhận thấy ở bề ngoài, nhưng có thể chính phản ứng miễn dịch đã gây hại cho cơ thể.
Điều này không có nghĩa là hệ thống miễn dịch thiếu các chức năng để ngăn chặn và loại trừ bệnh tật. Ít nhất, ở mức độ tế bào, khoa học hiện đại phát hiện ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng mà hệ thống miễn dịch có thể gây ra. Trong những trường hợp nhất định nó có thể giết chết một số lượng lớn các tế bào vật chủ, rút ngắn tuổi thọ của các tế bào khác, và do đó làm giảm chức năng của các cơ quan hoặc tuổi thọ. Chúng ta nên cân nhắc đến yếu tố này khi phải đối mặt với câu hỏi liệu có nên tiêm chủng không?
Tham khảo:
1. Tạp chí Science, số 292 (2001), trang 1112-1115.
2. Tạp chí Science, 290 (2000), trang 1166-1168.
Dịch từ: http://pureinsight.org/node/139
Ngày đăng: 12-05-2015
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.