Nhân sinh cảm ngộ: Sự vấp ngã của người tự mãn



Tác giả: Một lạp tử

[ChanhKien.org]

Người khiêm tốn khi làm việc thường sẽ thuận lợi, còn người tự mãn thường dễ vấp ngã. Người xưa dùng một dụng cụ đựng rượu để giải thích quy luật này.

Khổng Tử nhìn thấy có một chiếc bình đựng đồ bị lệch nghiêng về một bên khi ông đang quan sát ở trong miếu thờ Lỗ Hoàn Công. Khổng Tử hỏi người trông coi miếu: “Đây là đồ đựng cái gì vậy?”, người trông coi miếu đáp: “Đây có lẽ là chiếc bình mà nhà vua đặt ở bên phải ngai vàng để nhắc nhở mình”. Khổng Tử nói: “Tôi nghe nói loại bình đựng đồ này, khi để không thì lệch nghiêng về một bên, khi đổ nước đầy nửa bình thì sẽ dựng thẳng đứng, sau khi rót đầy nước thì sẽ bị đổ lật ngửa”.

Khổng Tử quay đầu lại nói với đệ tử: “Hãy rót nước vào xem!”, đệ tử liền múc nước đổ vào bên trong, khi rót được một nửa bình thì nó liền dựng thẳng đứng, sau khi rót tiếp thì nó bị lật đổ, đổ hết nước ra lại lệnh nghiêng sang một bên như cũ. Khổng Tử thở dài than thở nói: “Ài! Nào có thứ gì đầy rồi mà không bị lật đổ chứ?”

Những ví dụ thực tế kiểu như này có rất nhiều trong cuộc sống. Một khi tự mãn thì sẽ xuất hiện phiền phức. Cho dù ở bất kỳ một ngành nghề nào, người tự mãn đều sẽ gặp phải đối thủ, có lẽ đây chính là một loại biểu hiện của lý tương sinh tương khắc nơi thế gian con người. Lý Nguyên Bá thời Tùy Đường được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất, theo như người ta nói thì ông cho rằng mình không có đối thủ và muốn đấu với Trời, kết quả là ông Trời còn chưa đánh được mà bản thân đã bị chiếc chùy lớn rơi xuống làm cho mất mạng.

Trong “Thủy Hử Truyện”, tại sao Tống Giang lại trở thành thủ lĩnh, là bởi vì sự khiêm tốn của ông ấy. Tại sao nhiều người rất có năng lực ở nơi làm việc nhưng lại thường không được trọng dụng, ngoại trừ những người được an bài theo số mệnh. Cũng có một nguyên nhân là trong mắt họ không coi ai ra gì.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/295113



Ngày đăng: 11-05-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.