Vị lai Bát quái phương vị (Phần 10)
Tác giả: Tiểu Nham
[Chanhkien.org]
(III) Từ Tiên thiên Bát quái phương vị suy ra Hậu thiên Bát quái phương vị
5. Ý nghĩa suy luận Hậu thiên Bát quái phương vị
Như vậy suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị” còn có ý nghĩa gì nữa? Trước hết, đây là cơ sở lý luận vững chắc để chúng ta đưa ra “Vị lai Bát quái”. Từ “Tiên thiên Bát quái” đưa ra “Hậu thiên Bát quái” có thể nói là một loại diễn tập và kiểm chứng tính chính xác. Một khi có thể suy luận thành công, thì tự nhiên có thể đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị”; bởi vì quẻ tượng tuy có thể cải biến, nhưng Lý biến động của quẻ tượng là bất biến; tức cơ lý hoán trục vũ trụ và điều chỉnh hoán vị là bất biến, sự biến lý bất biến.
Ngoài ra, có lẽ cơ lý hoán trục, đảo chiều, đổi quẻ của Bát quái phương vị là một loại bản ý của “dịch”, mới là căn bản của Dịch học. Xưa nay lý giải của người ta đối với “dịch” chỉ là ở trên tầng thứ nhỏ hẹp. Quái lý kiến lập trên cơ sở “Hậu thiên Bát quái” mấy nghìn năm qua đều có “biến hóa” rất hữu hạn.
Hơn nữa, nhờ kết hợp “Tiên thiên Bát quái phương vị” và “Hậu thiên Bát quái phương vị”, tôi mới có thể trình bày một khái niệm phi thường trọng yếu trong truyền thống tư tưởng phương Đông—thuyết tuần hoàn. Chúng ta biết rằng, thuyết tuần hoàn là tư tưởng mang đậm sắc thái phương Đông, trong thể hệ khoa học thực chứng phương Tây không hề có khái niệm này. Tư tưởng luân hồi của Phật gia cũng có quan hệ với tuần hoàn, nhân quả báo ứng cũng như vậy.
Tư tưởng Tây phương không giảng tuần hoàn. Khoa học thực chứng của phương Tây giảng điều gì? Là thuyết về trật tự vũ trụ. Từ thuyết trật tự mới dẫn tới quan điểm về phát triển tuyến tính. Về điểm này, trong «Thương nghiệp kiểu mẫu» tôi đã có khá nhiều phân tích. Ở đây xin không nhắc lại nữa. Đảng cộng sản Trung Quốc hiện tại tâng bốc cái gọi là “quan điểm phát triển khoa học”, chẳng qua chỉ là hàng ngoại nhập, chẳng có quan hệ gì với tư tưởng truyền thống Trung Quốc. Bởi vì có quan điểm tuần hoàn trong văn hóa truyền thống Trung Quốc nên mới có tư tưởng “trung dung”. “Trung dung” tuyệt không phải là truy cầu phát triển để thỏa mãn lợi ích, hoặc càng nhiều thì càng tốt. Thượng hào của Bát quái giảng chính là “Kháng long hữu hối” {rồng cao ngạo thì phải hối tiếc}, cũng là đạo lý “hăng quá hóa dở”. Bởi vì trung dung thủ chính, nên tư tưởng truyền thống không hề cổ súy cách làm cực đoan, cũng không hề truy cầu phát triển.
Ngoài ra, tuần hoàn có nghĩa là gì? Điều gì gọi là tuần hoàn? Có thể có người nói, câu hỏi này thật là ngớ ngẩn. Kỳ thực, tuần hoàn không phải là chuyển động hình tròn hết vòng này đến vòng khác, điều này hỏi ai hiểu rõ? Nếu bạn có nhận thức như vậy, thì ấy là bởi bạn chưa biết ý nghĩa chân chính của tuần hoàn là gì. Tuần hoàn xác thực là xoay tròn, nhưng xoay như thế nào?
Trên thực tế, tuần hoàn theo vòng tròn mà đại đa số chúng ta biết đều thuộc về tuần hoàn theo ý nghĩa của “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Đây cũng gọi là ‘viên chu tuần hoàn’, theo thứ tự Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Nó là một vòng đi theo đường biên ngoài của hình tròn, hoặc thuận chiều kim đồng hồ, hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Đây gọi là ‘viên chu tuần hoàn’, là tuần hoàn mang ý nghĩa hậu thiên. Người bình thường chỉ biết được tuần hoàn mang ý nghĩa như vậy.
Còn có một chủng phương thức tuần hoàn nữa, mà trong tư tưởng Tây phương càng không có khái niệm này, gọi là ‘Thái Cực tuần hoàn’. Đây chính là tuần hoàn mà tôi đã nói qua trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”, đó là 1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn.
Đổi sang một góc độ khác mà giảng, ‘viên chu tuần hoàn’ là một loại tuần hoàn xuyên thẳng vuông góc với mặt giao giới Âm-Dương. Chúng ta có thể lấy quả địa cầu làm ví dụ. Thái Cực của “Hậu thiên Bát quái phương vị” là trên Âm dưới Dương, cũng tương đương với Nam bán cầu và Bắc bán cầu trên quả địa cầu. Bắc bán cầu đại biểu Âm, Nam bán cầu đại biểu Dương. Tuyến giao giới Nam-Bắc Âm-Dương cũng tương đương với đường xích đạo. Như vậy cái gì trên quả địa cầu Nam-Bắc “Hậu thiên Bát quái” này là viên chu tuần hoàn? Chính là bất cứ đường kinh tuyến hình tròn nào chạy xuyên qua đường xích đạo. Đương nhiên trên “Hậu thiên Thái Cực” chỉ có một viên chu tuần hoàn, chứ không như trên quả địa cầu có vô số đường kinh tuyến hình tròn.
Vậy thì ‘Thái Cực tuần hoàn’ là gì? Thái Cực tuần hoàn chính là tuần hoàn men theo tuyến giao giới Âm-Dương. Nếu có thể quan sát “Tiên thiên Thái Cực” một cách lập thể chứ không phải trên mặt phẳng, thì các bạn sẽ hiểu được cảm giác tuyến giao giới Âm-Dương mà tôi vừa nói. Loại quan sát này hơi khó. Chúng ta có thể lại lấy quả địa cầu làm ví dụ. Chúng ta biết rằng, “Tiên thiên Thái Cực” là phân bố theo trái Dương phải Âm, như vậy ví dụ hình tượng là chúng ta có thể lấy Đông bán cầu là Dương, Tây bán cầu là Âm. Vậy đâu là Thái Cực tuần hoàn? Chính là đường kinh tuyến hình tròn phân chia Đông-Tây bán cầu, trên quả địa cầu là hình tròn hợp thành bởi đường kinh tuyến Greenwich, Anh quốc và đường đổi ngày quốc tế. Đây là chúng ta chỉ lấy làm ví dụ mà thôi.
Tôi lý giải như thế này: ‘viên chu tuần hoàn’ đối ứng với ‘tý ngọ chu thiên’ mà Đạo gia giảng, còn gọi là càn khôn vận chuyển, hoặc hà xa vận chuyển; còn ‘Thái Cực tuần hoàn’ đối ứng với điều gọi là ‘mão dậu chu thiên’. Loại chu thiên này là không được tùy ý giảng cho người ngoài nghe. Về hàm nghĩa chuẩn xác của tý ngọ chu thiên và mão dậu chu thiên, mời quý độc giả tham khảo luận thuật tương quan trong «Chuyển Pháp Luân», lý giải của tôi không nhất định là chuẩn xác.
Ngoài ra, tôi vừa mới phát hiện, loại hình điều quái mà tôi nói ở trên chính là phù hợp với nguyên lý tam tài Thiên-Địa-nhân, trong đó nguyên lý biến động thứ nhất là bốn quẻ Thiên viên {Trời tròn}, chiểu theo Lý xoay chuyển của Pháp Luân, tiến hành hoán đổi nhân trục và Thần trục, thuộc Thiên biến chi lý. Bởi vì là bốn quẻ Thiên viên, nên chuyển động theo quỹ đạo hình tròn của Pháp Luân; nguyên lý biến động thứ hai, là theo bốn quẻ Địa phương {Đất vuông}, chiểu theo nguyên lý Thái Cực, tiến hành đổi chỗ theo Âm-Dương đảo chiều, thuộc Địa biến chi lý. Tiếp đó nguyên lý biến động thứ ba, là bốn quẻ nhân luân, chiểu theo Lý trưởng ấu {con trưởng, con út}, tiến hành đổi chỗ hai cặp, thuộc nhân biến chi lý. Căn cứ vào ba nguyên lý biến động này, mỗi lần đều là đổi chỗ bốn quẻ, hợp lại chính là biến động của tam tài Thiên-Địa-nhân.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/book/html/8gua/b009.htm
Ngày đăng: 06-09-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.