Chúng tôi nói với tương lai (1) : Khí công trải đường



Tác giả: Tiết Băng

[ChanhKien.org]

Ngày 11/03/1979, tờ “Tứ Xuyên nhật báo” đăng một bài viết của nhóm phóng viên Trương Nãi Minh có nhan đề “Huyện Đại Túc phát hiện một đứa trẻ có thể dùng tai nhận biết chữ”. Trong một tháng tiếp theo, các tờ báo như “Khoa học Công nghệ An Huy”, “Khoa học Công nghệ Bắc Kinh” lần lượt đưa tin lại rằng phát hiện trẻ em có công năng đặc dị. Một hòn đá gây nên ngàn thước sóng, mọi người nhanh chóng chú ý đến một phong trào kiện thân truyền thống của Trung Quốc: Khí công.

Khí công ở Trung Quốc có lịch sử rất lâu đời. Từ Ngũ Cầm hí của Hoa Đà đến Thái cực quyền của Trương Tam Phong; từ “Bát Quái”, “Chu Dịch” và “Hoàng Đế Nội Kinh” thời xa xưa đến các môn công phái của hai gia là Phật gia và Đạo gia, trong dòng chảy dài của lịch sử văn minh 5000 năm của nền văn minh Trung Hoa, nơi nào cũng lấp lánh hào quang của những trí huệ này.

Ánh sáng của nền văn minh này đã dẫn đầu trong hàng ngàn năm, đến thời cận đại thì dần dần ảm đạm. Từng là đế quốc ngàn đời hùng mạnh như thế, Trung Quốc cũng bắt đầu gặp phải số phận chịu khuất nhục. Dưới sự nỗ lực đồng thời vừa tìm kiếm cách cứu vãn vận mệnh Trung Quốc vừa chống lại sự xâm lược mạnh mẽ của ngoại bang, người Trung Quốc coi việc du nhập công nghệ phương Tây là cái gốc để giúp nước giàu binh mạnh. Lâu dần, đối với hàm nghĩa chân chính sâu sắc và huyền diệu của nền văn minh Trung Hoa cổ xưa, mọi người lĩnh hội được càng ngày càng ít. Những ý tưởng khoa học thực chứng du nhập từ phương Tây dần dần chiếm vị trí chủ đạo trong tâm trí mọi người.

Đặc biệt trong mười năm Đại Cách mạng Văn hóa, họ đem toàn bộ những thứ truyền thống và cổ xưa của Trung Quốc, tất cả đều bị coi là “tứ cựu” và “phong kiến mê tín” để tiến hành phê phán. Mọi người cũng vì thế mà càng không dám khám phá những điều này nữa. Rất nhiều những tinh hoa ưu tú của văn hóa truyền thống lần lượt bị thất truyền hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn. Nhưng muốn xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa cổ xưa đã được lưu truyền hàng ngàn năm trong tâm trí người dân lại không phải là một việc dễ dàng. Khi những hiện tượng công năng đặc dị đột nhiên xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thập niên 1970, mọi người ngay lập tức trở nên rất hứng thú với nó.

Nhà văn Trịnh Nghĩa nói: “Trong văn phòng của Ban biên tập báo Đương Đại, khi đó tất cả các biên tập viên đều có mặt. Tôi ước tính có khoảng bảy hoặc tám người, tất cả đều là người có danh tiếng”. Nhà văn nổi tiếng Trịnh Nghĩa kể về một hiện tượng công năng đặc dị mà ông tận mắt chứng kiến: “Tôi liền nói anh hãy thực hiện việc phục hồi tấm danh thiếp. Có một biên tập viên lấy từ ngăn kéo của anh ta ra một tấm danh thiếp, sau đó đưa cho tôi và yêu cầu tôi ký một chữ. Tôi liền cầm bút ký tên mình lên danh thiếp. Anh ta bảo tôi cho vào miệng và nhai nát nó. Vì vậy, tôi cho vào miệng và nhai nó thành một cục bột giấy, tôi nuốt đi một miếng nhỏ. Cuối cùng lấy nó ra, vo tròn nó trong tay, sau đó liền che kín nó rồi di chuyển như thế này. Liền ‘vù’ một cái bắn ra một tấm danh thiếp, trong nháy mắt bắn ra một tấm danh thiếp. Nhìn thấy chữ ký bằng bút của tôi vẫn còn trên đó. Tôi nghĩ trò ảo thuật này khó có thể làm được. Bởi vì thứ nhất, tôi là người có uy tín, tôi không phải là ‘kẻ lừa gạt’ (trợ thủ) của họ. Ngoài ra, tôi đích thân cho nó vào miệng và nhai nát thành bột giấy. Cuối cùng làm thế nào lại xuất hiện, hơn nữa còn có chữ ký của tôi trên đó? Tôi nghĩ đây là điều khó có thể giải thích bằng chủ nghĩa duy vật”.

Loại hiện tượng công năng đặc dị dùng thế giới quan của chủ nghĩa duy vật không thể giải thích được này một khi xuất hiện, đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, những người luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa vô Thần để tuyên truyền tư tưởng thống trị của mình. Chưa đầy hai tháng sau khi bài báo phát hiện trẻ em có thể đọc chữ bằng tai được công bố, vào ngày 05/05 và 18/05/1979, tờ “Nhân Dân nhật báo” đã đăng hai bài liên tiếp phê phán chuyện “đọc chữ bằng tai” bằng giọng điệu cực kỳ gay gắt, cho rằng điều này là hoang đường vô lý, đi ngược lại với khoa học thường thức, hoàn toàn phản khoa học, quả thực là làm mất mặt của người Trung Quốc. Cùng với việc các tờ báo đang vạch trần và chỉ trích hiện tượng này, một ban ngành trung ương đã ra một văn bản nói rằng: “Việc tuyên truyền về hiện tượng ‘đọc chữ bằng tai’ là trái với khoa học và là sự phục hồi của mê tín dị đoan”. Sau đó, tờ “Tứ Xuyên nhật báo” đã tiến hành tự phê bình, và Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên khi đó cũng buộc phải kiểm điểm.

Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học mà đại diện là nhà khoa học nổi tiếng Tiền Học Sâm, thì ủng hộ việc nghiên cứu tìm tòi về một lĩnh vực chưa được biết đến là công năng đặc dị và khí công này, đồng thời từ góc độ phát triển khoa học đề xuất khái niệm “Khoa học nhân thể”. Ông cho rằng “Khí công, lý luận của Trung y và công năng đặc dị của con người, bao hàm những đạo lý căn bản nhất của khoa học nhân thể sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng khoa học, cũng chính là bước nhảy vọt trong nhận thức của con người về thế giới khách quan”.

Tháng 02/1980, cuộc thảo luận đầu tiên về công năng đặc dị của con người tại Thượng Hải được Ban biên tập tạp chí Nature tổ chức. Hội nghị đã mời đến một số người có công năng đặc dị để tiến hành thực nghiệm tại chỗ. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ là ông Hồ Diệu Bang cũng đã cử một người chuyên trách đến hiện trường để tham gia giám định.

Ông Thiệu Hiểu Đông, khi đó là cố vấn học thuật về trị bệnh bằng khí công của Hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể kể lại: “Ông ấy đã phái thư ký của mình, mang mấy mẫu do chính ông ấy viết, và để những người có công năng đặc dị nhận dạng chúng. Nếu họ có thể nhận dạng được, hội nghị sẽ được phép mở, đại khái ý tứ là như vậy. Nếu không nhận dạng được những chữ này, hoặc dấu niêm phong đã bị mở, thì chính là nói, chính quyền trung ương có thể phải hạ quyết tâm hủy bỏ hoạt động này. Bởi vì khi đó, lúc thực hiện cuộc thực nghiệm ở Thượng Hải này, đã tập trung một số người có công năng đặc dị tương đối mạnh của cả nước ở đó, và tất nhiên hiệu quả thực nghiệm khá tốt. Lúc đó, thư ký của ông Hồ Diệu Bang đã gọi điện thoại cho ông Hồ Diệu Bang nói, mấy chữ ông viết đó họ nói là chữ gì, chữ gì. Ông Hồ Diệu Bang vừa nghe, đúng là ông viết mấy chữ đó. Ông ấy liền yêu cầu thư ký nhanh chóng quay trở về, ông ấy muốn kiểm tra xem các mẫu chữ ông viết có phải đã bị mở niêm phong hay chưa. Nghe nói vị thư ký đó đã mang mấy chữ đó trở lại Bắc Kinh để ông Hồ Diệu Bang xem, và những chữ đó đích xác là ông tự tay niêm phong, và không ai mở chúng. Nhưng các chữ đó thì những người có công năng đặc dị có thể nhìn ra được”.

Các chuyên gia đều nhất trí rằng, hội nghị đã làm sáng tỏ cuộc tranh luận năm 1979 về việc đọc chữ bằng tai là thật hay giả. Mọi người lấy lần hội nghị này để đánh dấu việc nghiên cứu về công năng đặc dị của con người ở Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới.

Nhưng mà, một số tiếng nói phản đối cũng theo đó nổi lên. Có người không cần để ý đến kết quả của thực nghiệm khoa học, đơn thuần từ quan điểm của triết học mà tiến hành phê phán nghiên cứu về công năng đặc dị của con người. Những người này cho rằng đây là vấn đề muốn khoa học hay muốn ngụy khoa học, muốn ‘chủ nghĩa duy vật’ của triết học chủ nghĩa Marx hay ‘chủ nghĩa duy tâm’, hay muốn cùng với triết học về cơ bản đối lập với chủ nghĩa Marx. Trung Quốc khi đó vừa mới kết thúc cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài mười năm, giới văn nghệ, trí thức, khoa học công nghệ đều đang trong bầu không khí phục hồi và cởi mở. Sau một thập kỷ chịu đựng sự độc hại của hệ tư tưởng cực tả, mọi người bắt đầu xem xét lại bản thân và con đường họ đã đi trước đây, cũng có thể mang theo thái độ thực tế và khách quan để đối đãi với các hiện tượng khí công và công năng đặc dị.

Nhà văn Trịnh Nghĩa nói rằng: “Trước kia anh không cho người ta thể hiện, cho nên chỉ có thể nói người ta là yêu ma quỷ quái. Mọi người chưa từng gặp thì đương nhiên cũng tin lời anh. Khi cơn sốt khí công bắt đầu, khí công thực sự có tác dụng. Nhất là đối với người bệnh, họ vừa luyện khí công, cảm thấy rất dễ chịu, cảm thấy rất khỏe. Sau đó đến bệnh viện kiểm tra, có một số chỉ số vật lý và sinh lý thay đổi. Những thứ này có thể chứng minh thực tế, có thể kiểm tra được. Cho nên, họ không thể không tin khí công này có tác dụng”.

Một vị lãnh đạo trung ương từng tận mắt chứng kiến ​​tác dụng thần kỳ của khí công đã viết thư cho ông Hồ Diệu Bang. Trong thư viết: “Nhìn vào lịch sử phát triển khoa học, khi mới đầu Copernicus đề xuất thuyết nhật tâm, Galileo kiên trì với thuyết tự quay của Trái Đất, Einstein đề xuất thuyết tương đối, Morgan đề xuất thuyết di truyền nhiễm sắc thể Gen, tất cả đều gặp phải sự đả kích gay gắt từ các thế lực trong thế tục, những người ủng hộ học thuyết mới thậm chí còn bị mất mạng. Một số hiện tượng không thể giải thích bằng lý luận cũ thường là tiếng chuông báo trước cho những bước tiến nhảy vọt của khoa học”.

Không lâu sau, ông Hồ Diệu Bang đã chỉ thị cho Ban Tuyên giáo của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, “Không tuyên truyền, không tranh luận, không phê phán” đối với khí công và công năng đặc dị, đồng thời cho phép một số ít người tiến hành nghiên cứu. Ngày 20/04/1982, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ra thông tri để truyền đạt tinh thần này, đó chính là “Chính sách ba không” nổi tiếng.

Đây là một bộ phim thịnh hành một thời vào đầu những năm 80 (thế kỷ XX). Những màn võ thuật tuyệt đỉnh và những câu chuyện thần kỳ được thể hiện trong phim, đã làm cả một thế hệ thanh thiếu niên bị thu hút và mở mang tầm mắt.

Ông Lý Tĩnh Ninh, khi đó là sinh viên tại Đại học Y Bắc Kinh nói rằng: “Khi tôi học trung học cơ sở có chiếu ‘Thiếu Lâm tự’, khi đó tôi đặc biệt có hứng thú, lập tức có được sự hiểu biết đối với lịch sử sâu xa và truyền thừa lâu dài của văn hóa võ thuật Trung Hoa. Nhớ lại khi đó, giữa bạn bè đều có sự so sánh xem ai xem được nhiều lần, xem một lần thật sự là không đủ, tôi đã xem rất nhiều lần. Từ đó trở đi chỉ cần những thư tịch, tạp chí có liên quan đến khí công võ thuật, tôi tìm thấy đều mua về xem”.

Ông Hạ Tân, một nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết: “Khi đó, có một Học hội Khí công trong trường chúng tôi. Họ đã mời rất nhiều khí công sư đã xuống núi và cả những người chưa xuống núi trong xã hội đến trường chúng tôi nói chuyện, còn mời một số người có công năng đặc dị đến làm một số biểu diễn và nói chuyện. Họ chủ yếu nói từ góc độ văn hóa, từ Trung y, Kinh lạc, Chu dịch, Bát quái, tiên tri, và một số hiện tượng siêu thường, từ góc độ hoàn toàn khác với khoa học phương Tây mà giảng về vũ trụ quan, nhân sinh quan, sinh mệnh quan. Sau đó tôi liền nảy sinh hứng thú mạnh mẽ với văn hóa Trung Quốc”.

Đối với hầu hết những người lớn tuổi mà nói, điều thu hút họ đến với khí công là tác dụng thần kỳ của nó trong việc chữa bệnh khỏe người. Nhất là y học hiện đại vẫn còn nhiều căn bệnh nan y, phức tạp chưa thể chữa khỏi. Sự xuất hiện của khí công không thể nghi ngờ là đã mang đến hy vọng cứu sống những người đã chịu đủ bệnh tật giày vò.

Ông Trương Thiếu Tuệ, một người yêu thích khí công nói: “Trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, thân thể tôi đã bị tổn thương nghiêm trọng. Mãi đến khi mọi chuyện kết thúc, tôi bắt đầu phát bệnh vào năm 1980. Về cơ bản, tôi đã mất hết hy vọng vào bản thân mình. Vì tôi làm việc ở bệnh viện nên việc lấy thuốc và gặp bác sỹ ở Trung Quốc rất thuận tiện. Rất nhiều phương pháp điều trị đều không có hiệu quả, loại thuốc nào cũng đều không có tác dụng với tôi”.

Bà Lý, một người yêu thích khí công cho biết: “Khi đó khí công rất được ưa chuộng. Khắp nơi trong công viên, trong văn phòng, đều nói đến chủ đề khí công”.

Ông Trương Thiếu Tuệ, một người yêu thích khí công nói: “Sau đó tôi liền nghe được thông tin trên truyền hình nói, những người này họ đều luyện khí công. Nói người nào đó trong số họ, anh ta là người bị ung thư gan. Nguyên lai bác sỹ nói anh ta chỉ có thể sống được thời gian rất ngắn, nhưng bởi vì anh ta luyện khí công, hiện nay thân thể anh ta càng ngày càng khỏe. Hiện nay đã hơn ba năm rồi, anh ta còn càng ngày càng khỏe. Tôi lúc đó nghĩ trong bụng, anh ta ung thư gan có thể khỏi, bệnh này của tôi vẫn chưa xác định là ung thư mà. Cứ cho nó là ung thư đi, tôi còn khỏe hơn người ung thư gan kia, vậy tôi nhất định có thể khỏi. Cơ duyên đã đến như vậy đấy, khiến tôi nảy sinh một niệm đầu: Tôi liền nghĩ, trên thế giới này đã không có loại thuốc nào có thể cứu được mạng của mình, trị được bệnh cho mình, hy vọng duy nhất chính là khí công. Cho nên tôi liền xuất ra nguyện vọng như vậy, tôi muốn luyện khí công”.

Cứ như vậy, hội tụ đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, khí công là một báu vật của dân tộc Trung Hoa, rất nhanh chóng phổ biến khắp Trung Hoa đại địa và tạo nên một “cơn sốt khí công” trên khắp cả nước. “Khí công” rốt cuộc là gì? Tại sao nó lại có sức mạnh thần kỳ như vậy? Chưa có ai thực sự đi phân tích điều này, ngay cả một số khí công sư cũng không tự mình hiểu rõ nguyên nhân thực sự của nó. Điều này đã khiến khí công bị phủ lên một lớp màn che bí ẩn.

Ông Lý Tĩnh Ninh, khi đó là sinh viên tại Đại học Y Bắc Kinh cho biết: “Sau đó xuất hiện rất nhiều hiện tượng, ví dụ như tịch cốc, tự phát công và còn có một số gọi là công năng cảm thể. Bản thân tôi cũng có cảm thụ, nhưng tôi không thể giải thích rõ ràng được”.

Ông Cát Mẫn, chuyên gia tính toán bảo hiểm hồi tưởng: “Tôi nhớ sau khi vị khí công sư đến, bởi vì tôi muốn biết rốt cuộc ông chữa bệnh bằng cách nào, nên lúc riêng tư tôi đã hỏi ông: ‘Ông chữa bệnh bằng cách nào vậy?’ Ông ấy nói với tôi: ‘Thực ra cách chữa bệnh này, bạn chỉ cần can đảm. Sau khi bạn can đảm, bạn có thể dậm chân một cái và nói rằng bạn đã trị xong rồi. Sau đó bạn hỏi người ấy xem người ấy có ổn hay không? Người ấy cũng sẽ nói tốt rồi. Bạn can đảm và nghĩ rằng mình có thể chữa khỏi bệnh, thì cũng không sai biệt lắm’. Cho nên không có lý luận nào để mà nói, ông ấy cũng không biết mình đã chữa khỏi bệnh như thế nào”.

Ông Lý Hữu Phủ, khi đó là phó nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Nhân thể của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho biết: “Trong quá trình lên cơn sốt này, toàn bộ quá trình, mọi người luôn suy nghĩ, đặc biệt là những người hữu tâm đều đang suy nghĩ: Khí công là loại hiện tượng gì? Đằng sau nó là gì? Mọi người trải qua luyện tập rốt cuộc ngoài vấn đề sức khỏe ra còn muốn minh bạch điều gì? Cuối cùng, chúng tôi phát hiện ra rằng nó vừa là luyện tập, là quảng bá và phổ cập, là đề cao, là phương pháp thí nghiệm khoa học và là chứng thực. Tất cả những điều này đều không thể nói rõ được vấn đề. Không thể nói rõ được, chính là vì các phương pháp khoa học chỉ có thể kiểm chứng được một quá trình của nó, không biết quy luật cốt lõi của nó là gì. Vì vậy, cơn sốt khí công này lại khiến mọi người phải suy nghĩ”.

Một số người nắm bắt được tâm lý của mọi người tập khí công muốn cầu chữa bệnh, cầu công năng, cầu phát tài, nên làm ra đủ loại danh mục giả danh lừa đảo. Điều này khiến cho khí công vốn đã khiến người ta có đầy rẫy nghi vấn và mê hoặc trở nên càng kỳ lạ khó hiểu, đúng là vàng thau lẫn lộn.

Ông Hạ Tân, nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc nói: “Khi đó lưu hành khí công tự phát, chính là sau khi người ta ở vào một loại trạng thái nào đó, dưới sự hướng dẫn của khí công sư, thì nào là lăn lộn khắp đất, sau đó bạn bị đau chỗ nào thì vỗ mạnh vào chỗ đó. Bạn nhìn các bà đều biết khiêu vũ, liền làm ra những thứ loạn bát nháo”.

Ông Lý Tĩnh Ninh, khi đó là sinh viên tại Đại học Y Bắc Kinh nói: “Họ truyền công đa số là như thế này: trước tiên dạy một bộ động tác, sau đó giảng một chút về công lý, sau đó truyền một chút tín tức. Có lúc còn bảo mỗi người đem theo một chiếc cốc rót chút nước, anh ta phát chút công liền gọi ‘tín tức nước’”.

Ông Hạ Tân, nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc nhớ lại: “Sau đó cũng dấy lên một phong trào trị bệnh, tôi cũng tham gia lớp khí công. Khí công sư dạy bạn, nào là bài này, bổ này, tiết này. Điều ấn tượng sâu sắc nhất với tôi lúc đó là một chiêu gọi là ‘Thần Tiên nhất bả trảo’ (một cái chụp bắt của Thần Tiên). Sau khi học xong cái đó, trở về quê nhà Tứ Xuyên tôi còn làm chụp bắt cho người nhà. Kỳ thực cũng không có hiệu quả gì, chính là rất hăng hái làm việc này. Nhưng bạn biết loại sự việc này là có hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng bản thân bạn học được đến đó hay không, bạn học chưa tới”.

Ông Lý Hữu Phủ, khi đó là phó nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Nhân thể của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nói: “Có một số người cho rằng, phàm là cái gì đang sốt, ​​đầu óc kinh doanh của anh ta sẽ kích hoạt. Anh ta liền nghĩ rằng thông qua cơn sốt, thứ mà mọi người đều thích, ta liền có thể kiếm tiền. Có một số thứ là khí công giả và ngụy khí công lừa người, họ lợi dụng tâm lý cuồng nhiệt của người ta, và bản thân họ ở trong đó mà dựa dẫm lợi dụng. Anh ta không biết khí công nhưng cũng gọi là khí công, cái mà anh ta luyện không phải là khí công thực sự. Anh ta bịa ra một số thứ để lừa người. Tất nhiên có một chút tác dụng nhỏ, anh ta cũng ở trong vàng thau lẫn lộn. Có rất nhiều người nói phát khí có thể chữa bệnh, tất nhiên có thể chữa bệnh hay không, khởi một chút tác dụng nhỏ. Nhưng anh ta lại không có công phu nên căn bản là không thể chữa khỏi bệnh, anh ta còn đi khắp nơi giả danh lừa đảo. Loại người này cũng không ít, tạo nên những ảnh hưởng rất xấu và họ cũng đã làm tổn hại những điều chân thật”.

Đúng lúc xã hội còn nhiều ý kiến ​​khác nhau về khí công, Hội Sức khỏe Đông Phương năm 1992 được tổ chức tại Bắc Kinh. Những người may mắn được tham dự Hội Sức khỏe lần này đã ngay lập tức chú ý đến một môn công pháp thần kỳ không giống bình thường.

Ông Lý Dương, nhân viên của Hội Sức khỏe cho biết: “Tôi thấy một vị khí công sư rất trẻ, nhìn rất tuấn tú, hơn nữa thái độ đối xử với mọi người rất hòa ái, cho nên vẻ ngoài của ông ấy đã rất thu hút tôi. Tôi liền ở xung quanh ông ấy để xem. Trong sảnh Hội Sức khỏe của ông ấy có một bức ảnh ông đang đả tọa, mặc áo màu vàng. Ngoài ra còn có những bức ảnh phóng viên phỏng vấn ông và phỏng vấn ông ấy trên TV, tất cả đều được treo ở đó. Tôi liền biết đây là Pháp Luân Công. Sau đó, tôi lấy một cuốn vở từ trong túi ra và nói, ‘Sư phụ, xin hãy cho con chữ ký’. Sư phụ liền viết cho tôi, ‘Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, ngày 21/12/1992’”.

Tại Hội Sức khỏe, Ngài Lý Hồng Chí và các học trò của mình đã sử dụng năng lực siêu nhiên để chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người. “Pháp Luân Công thật thần kỳ”, tin tức lan truyền nhanh chóng trong đám đông khách tham quan. Ông Lý Như Tùng, tổng phụ trách Hội Sức khỏe nói: “Ở Hội Sức khỏe, Pháp Luân Công nhận được nhiều lời khen ngợi nhất, và hiệu quả chữa bệnh là tốt nhất”. Tổng cố vấn giáo sư Khương Học Quý nói: “Tôi là tổng cố vấn của triển lãm, tôi có trách nhiệm tiến cử Pháp Luân Công đến mọi người. Tôi tin rằng công pháp này xác thực là sẽ mang lại cho mọi người một thân thể khỏe mạnh và một diện mạo tinh thần mới”.

Tháng 04/1993, cuốn sách “Pháp Luân Công Trung Quốc” của Ngài Lý Hồng Chí đã chính thức được xuất bản. Trong cuốn sách này, Ngài Lý giảng về nguồn gốc của khí công, công năng và công lực, chữa bệnh bằng khí công và chữa bệnh trong bệnh viện, v.v. Đây là những vấn đề khiến rất nhiều người đam mê khí công nghĩ mãi không ra. Ngài chỉ rõ rằng công năng không phải là thứ mà người tu luyện theo đuổi, công lực là dựa vào tu tâm tính mà có, v.v., chỉ rõ then chốt giúp người luyện công đề cao. Một câu nói đơn giản này, chính là điều mà mọi người nhiều năm tìm kiếm mong mỏi đã lâu.

Bà Lý, một người hâm mộ khí công nói: “Cảm giác khi đó của tôi là, người mà tôi dường như tìm kiếm đã rất lâu rồi, chính là ông ấy. Như vậy lúc đó tôi liền có loại cảm nhận này. Chính là nói, tôi cũng tìm được ông rồi, chính là như vậy”.

Tháng 12/1993, Pháp Luân Công một lần nữa được mời tham gia hoạt động ở “Hội Sức khỏe Đông Phương năm 1993” với tư cách là khách mời đặc biệt, Ngài Lý Hồng Chí được bầu làm thành viên của ban tổ chức. Lần này rất nhiều người vì hâm mộ danh tiếng của Pháp Luân Công mà đến.

Bà Lý, một người hâm mộ khí công nói: “Như vậy, có thể nói Hội Sức khỏe năm 1993 đối với Pháp Luân Công chúng tôi mà nói là một sự kiện trọng đại. Các công phái khác thật sự lác đác không có mấy người, không được mấy người. Nhưng chỉ có gian hàng Pháp Luân Công của chúng tôi là đông nghẹt người, chính là nói mấy trăm, năm, sáu trăm, sáu, bảy trăm người đều có. Bởi vì chỉ cần Trung tâm Hội Sức khỏe vừa mở cửa, rất nhiều người đã chạy vào và hướng đến gian hàng của chúng tôi. Sau đó xếp ba hàng, một hàng đăng ký chữa bệnh vào buổi sáng, một hàng đăng ký chữa bệnh vào buổi chiều, bởi vì số thứ tự ngay lập tức bị lấy hết. Còn có một hàng đợi xin chữ ký của Sư phụ, ký vào cuốn sách ‘Pháp Luân Công Trung Quốc’, bởi vì khi đó chỉ có cuốn sách này”.

Ông Lý Dương, nhân viên của Hội Sức khỏe nói: “Có một hôm, trời đã chạng vạng tối, trong đại sảnh sắp kết thúc rồi, không còn mấy người. Tôi đột nhiên nhìn thấy hai hoặc ba người đàn ông trung niên dẫn một bà lão, vội vã chạy về phía này từ lối vào. Bà lão là một người gù lưng, không chỉ là một người gù lưng bình thường, lưng bà gù khoảng 45 độ. Bà ấy khom lưng như thế này, và bà ấy đến đây cùng với các con của mình, vừa tới là tiến về phía Sư phụ. Khi đó Sư phụ vừa nhìn thấy sự việc này, nhìn thấy hình dáng này của bà lão. Kết quả Sư phụ liền từ phía sau bà lão, ngay sát trước ngực của Sư phụ, Sư phụ liền nhấc bà lão lên, nhấc lên và kéo dãn như thế này. Hai chân của bà lão đã cách xa mặt đất, chính là nhấc lên và kéo dãn như thế này. Sau đó Sư phụ lại nhìn bà một lượt rồi nói với bà: ‘Bà thư giãn, thư giãn, bà đi theo tôi’. Kết quả nơi này cũng khá rộng, Sư phụ đi quanh một vòng và bà lão liền đi theo Sư phụ. Sau đó Sư phụ quay lại nói với bà lão, “Thư giãn, thư giãn, bà đi theo tôi”, “Thẳng lên, thẳng lên, thẳng lên”. Sau đó tôi ở bên cạnh tình cờ nhìn thấy cảnh này, tôi cũng rất phấn khích. Tôi nhìn thấy lưng bà lão thực sự từ từ thẳng lên. Sư phụ liên tục cười và nói với bà, ‘Thư giãn, thư giãn, đi đi đi, thẳng lên, thẳng lên’. Chính là như vậy đó. Bởi vì khi đó tôi rất kích động khi nhìn thấy cảnh tượng này, tôi nghĩ nếu có một đài truyền hình nào, đến và quay lại được khoảnh khắc này thì hay biết bao, đúng vậy. Khoảnh khắc này thật tuyệt vời phải không? Người này ngay lập tức đã được chữa khỏi rồi. Sau đó, tôi thấy một người có thể là con trai của bà, là một người đàn ông trung niên, lập tức quỳ xuống trước mặt Sư phụ. Ông ấy cũng rất xúc động, dù sao thì bà cũng là mẹ của ông ấy mà. Sư phụ nói ‘Đứng dậy, đứng dậy, đứng dậy’, và thế là xong. Cho nên nói dường như rất bình thường, không có gì, chỉ như vậy thôi. Cho nên một ngày đã chữa trị cho bao nhiêu người, thật sự không biết chữa được bao nhiêu”.

Bà Lý, một người đam mê khí công nói: “Tại hội trường đã nhận được kết quả rất tốt. Nhiều người bị u não, bệnh tim, còn viêm gan gì đó, đều chỉ qua một lần đó là được chữa khỏi, chỉ một lần là khỏi. Như vậy họ liền biết là thần kỳ đặc biệt. Còn có một số bệnh nhân bị bại liệt, ngay lúc đó đã đứng dậy khỏi xe lăn, vứt bỏ nạng và đi về phía trước. Cho nên nói có người ngay tại chỗ đã quỳ xuống trước mặt thầy Lý nói cảm ơn thầy Lý. Một số người sau đó còn khua chiêng gõ trống, gửi thư cảm ơn dán ở bên cạnh gian hàng của chúng tôi. Thật là sôi động”.

Nhờ sự cống hiến không vụ lợi của Ngài Lý Hồng Chí cho quảng đại quần chúng trong suốt thời gian diễn ra Hội Sức khỏe và những hiệu quả kỳ diệu của Pháp Luân Công, Ban tổ chức Hội Sức khỏe và Ủy ban chuyên gia đã cùng nhau đưa ra quyết định trao cho Ngài Lý Hồng Chí giải thưởng cao nhất và duy nhất, “Giải thưởng Thúc đẩy Tiến bộ Khoa học”, đồng thời trao cho Ngài danh hiệu “Khí công sư được Công chúng Hoan nghênh nhất”. Pháp Luân Công giống như một ngôi sao sáng chói, vượt trội lên trên tất cả các môn khí công khác.

Xin mời quý độc giả đón xem: “Chúng tôi nói với tương lai (2): Đại Pháp hồng truyền”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/20730



Ngày đăng: 04-05-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.