Giải mã Hồng Lâu Mộng (Phần 1)
Tác giả: Vũ Vi
[ChanhKien.org]
Văn hóa truyền thống Trung Hoa vốn là văn hóa Thần truyền, trong đó, văn học cổ điển chắc chắn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn hóa truyền thống bao la rộng lớn, bác đại tinh thâm. Trong tứ đại danh tác được công nhận từ lâu trong văn học cổ điển Trung Hoa, “Tam quốc diễn nghĩa” [có] giảng về chữ “nghĩa” (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ). “Tây Du Ký” kể về một câu chuyện tu luyện, còn “Thủy Hử truyện” tuy có giá trị văn học nhất định, nhưng lại mang nhiều yếu tố phụ diện, điều này cũng là do lý tương sinh tương khắc của thế gian tạo thành. Vậy thì tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” của tác giả Tào Tuyết Cần được lưu truyền rộng rãi, có giá trị văn học cao nhất trong thời kỳ Càn Long nhà Thanh nói về điều gì? Trước khi chú ý đến vấn đề này, chúng ta không thể bỏ qua một hiện tượng kỳ lạ, chính là phong trào “Hồng học”, chuyên nghiên cứu về bối cảnh, nội hàm và thành tựu của tác phẩm này. Phong trào “Hồng học” bắt đầu từ cuối thời nhà Thanh, đầu thời Dân Quốc và kéo dài đến tận ngày nay. Trên thực tế, việc bình luận và nghiên cứu về tác phẩm đã bắt đầu không lâu sau khi Tào Tuyết Cần qua đời. Trong thời kỳ phản hữu của tà đảng, sau khi học giả nổi tiếng về Hồng học là Dư Bình Bá bị đả đảo, Hồng học tuy không biến mất hoàn toàn khỏi tầm mắt của mọi người nhưng đã chìm lắng khá nhiều. Tuy nhiên, trong thời kỳ Chính Pháp hiện nay, phong trào Hồng học lại một lần nữa hưng khởi, với sự xuất hiện của nhiều trường phái, các môn các phái đều tự cho mình là đúng. Trên thế gian này không có điều gì là ngẫu nhiên, đặc biệt là những hiện tượng xuất hiện trong thời kỳ Chính Pháp rất có thể là có liên quan đến Chính Pháp. Chúng ta biết rằng nhiều chữ Hán chính thể, khi phân tích kỹ, đều có thể nhìn ra được hàm nghĩa trong quá trình Chính Pháp. Vậy thì, phong trào nghiên cứu Hồng học rầm rộ như vậy liệu có hoàn toàn không liên quan gì đến Chính Pháp không? Nếu đã như vậy, chúng ta không thể không suy nghĩ về vấn đề này, phải chăng điều này đang cảnh tỉnh thế nhân một điều gì đó?
Từ việc xem các bài giảng giải của chương trình “Bách gia giảng đàn” trên đài truyền hình trung ương, đến những tác phẩm của các nhà nghiên cứu Hồng học trong dân gian, cũng như thành quả nghiên cứu của những học giả tiền bối như Hồ Thích, Thái Nguyên Bồi,… có thể thấy, cho dù thuộc phái khảo chứng hay phái tra cứu, thì các lý giải về tác phẩm này xoay quanh một số điểm sau đây: người ta khi thì cho rằng đây là tự truyện của tác giả trong những ngày sống nghèo túng nơi hẻm nhỏ, hoài niệm khôn nguôi về thời kỳ vinh hoa phú quý ở phủ dệt Giang Ninh ngày trước; hoặc coi tác phẩm ám chỉ những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực thời Hoàng đế Khang Hy, Ung Chính, Càn Long của nhà Thanh, dẫn đến thảm họa cho gia tộc họ Tào; cũng có quan điểm cho rằng vì tổ tiên của tác giả là bao y (nô bộc) đầu hàng nhà Thanh, tuy từng được vinh hiển nhờ công trạng trong chiến tranh nhưng cuối cùng lại bị triều đình nhà Thanh vắt chanh bỏ vỏ, nên trong sách ẩn chứa ý thức mạnh mẽ của tác giả về việc phản Thanh phục Minh. Phải thừa nhận rằng, những quan điểm của họ đều có đạo lý và có căn cứ riêng. Đây đều là kết quả từ công sức nghiên cứu, tâm huyết, thậm chí là dùng hết cả tinh lực một đời của các nhà Hồng học hoặc những người nghiên cứu về Hồng học. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng: dù họ có nhiều tác phẩm nghiên cứu đến đâu, đó vẫn chỉ là công trình nghiên cứu của người thường. Mà từ góc nhìn của người thường, dùng lý luận của người thường, không thể giải mã được “Hồng Lâu Mộng”.
Giải mã tác phẩm này là một công trình đồ sộ, mênh mông như biển lớn. Tôi không thể trình bày mọi khía cạnh một cách chi tiết và toàn diện, nhưng có Pháp lý của Đại Pháp chỉ đạo, tôi tin rằng có thể đưa ra một góc nhìn sâu sắc và độc đáo. Trước hết, hãy phân tích từ góc độ nhân tính, một khía cạnh mà nhiều nhà nghiên cứu đã xem nhẹ. Đặc biệt, kể từ khi tà đảng cướp chính quyền cho đến nay, nhân tính của người Trung Quốc đã gần như bị bóp méo bởi những lời dối trá rợp trời dậy đất và triết học bạo lực tuyên truyền thù hận và đấu tranh. Việc nghiên cứu Hồng học cũng không ngoại lệ, gần như tất cả đều khẳng định một chiều rằng tác phẩm này ám chỉ cuộc đấu tranh chính trị tàn khốc và bày tỏ sự bất mãn của tác giả đối với những kẻ trong triều đình đương quyền. Thế nhưng, mọi người đều biết rằng tác giả Tào Tuyết Cần vì để sáng tác tác phẩm này đã hao phí tinh lực cả một đời, mười năm miệt mài ở Điệu Hồng Hiên, thêm bớt chỉnh sửa năm lần, dốc hết tâm huyết, khóc cạn nước mắt mà qua đời. Vậy thì, rốt cuộc tại sao tác giả lại khóc cạn nước mắt mà qua đời? Có phải vì tác giả khi còn niên thiếu, Tào gia từ một gia đình giàu có, quyền quý “chuông vang đỉnh ngọc, hoa tươi trên gấm, lửa lớn nấu dầu” đến khi trưởng thành lại nghèo túng, khốn khó trong cảnh “mái tranh cửa lá, bếp đất giường dây, nhà trống bốn bức, cả nhà ăn cháo”, bởi vì sự nghèo khó khốn khổ của bản thân khiến ông phải rơi lệ? Hay là vì sự bất mãn với những kẻ cầm quyền mà khiến ông khóc cạn nước mắt phải ra đi? Nếu vậy, hãy nhìn lại lịch sử. Tư Mã Thiên trong “Báo Nhậm An Thư” từng viết: “Tây Bá bị giam mà soạn “Chu Dịch”; Trọng Ni (Khổng Tử) bị khốn khó mà viết “Xuân Thu”; Khuất Nguyên bị lưu đày mà làm bài phú “Ly Tao”; Tả Khâu bị mù mà soạn “Quốc Ngữ”; Tôn Tẫn bị chặt chân mà biên soạn “Binh Pháp”; Lã Bất Vi bị đày mà để lại “Lã Thị Xuân Thu”; Hàn Phi bị giam mà viết “Thuyết Nan” và “Cô Phẫn”. Những bài thơ trong “Kinh Thi” hầu hết đều là tác phẩm của bậc hiền nhân khi phẫn uất”. Thi nhân Đỗ Phủ cũng từng ngâm: “Ước được nhà rộng muôn ngàn gian, Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan, Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn! Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững, dựng trước mắt, Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!” Người xưa nói: “Văn phẩm như nhân phẩm”. Thành tựu văn học của Hồng Lâu Mộng huy hoàng như vậy, tư tưởng nội hàm sâu sắc như vậy, Tào Tuyết Cần có thể là loại người vì lợi ích cá nhân mà đau khổ suốt đời không? Rất hiển nhiên, điều này không phù hợp với truyền thống Nho gia, tác giả cũng không thể vì thế mà viết tác phẩm này.
Chúng ta không cần phải tìm kiếm xa xôi, kỳ thực trong sách sớm đã viết rất rõ, câu trả lời đã nằm ngay trong ba chữ “Điệu Hồng Hiên”. Chữ “Hồng” ám chỉ phấn son đồ trang điểm của nữ tử, tức là chỉ nữ nhân. Điều này cho thấy tác giả sớm đã vượt qua vinh nhục khổ nạn của bản thân và những giọt nước mắt của ông là dành cho những người phụ nữ. Nhưng rốt cuộc thì người phụ nữ như thế nào đáng để ông khóc đến mức cạn nước mắt mà qua đời? Chúng ta hãy xem phần “Phàm lệ” cũng tức là lời mở đầu của toàn bộ tác phẩm: “Nay, tôi bôn ba nơi cõi bụi trần, chẳng thành tựu được việc gì, chợt nhớ đến những người con gái thuở ấy. Suy xét cẩn thận từng người, mới nhận ra hành vi và hiểu biết của họ đều vượt trội hơn tôi”. Điều này cho thấy rõ ràng những người phụ nữ này không phải là nữ nhân bình thường, rất có thể họ có lai lịch không tầm thường.
Tác phẩm xoay quanh hai nhân vật chính là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Giả Bảo Ngọc là Thần Anh Thị Giả ở cung Xích Hà trên Thiên thượng hạ phàm, còn Lâm Đại Ngọc là Giáng Châu Tiên Thảo đầu thai. Cả hai người vì để trả món ân tình tưới nước mà cùng xuống trần. Lâm Đại Ngọc là một trong mười hai cô gái trong Kim Lăng Thập Nhị Thoa Chính Sách. Kỳ thực, tất cả các nhân vật nữ trong Kim Lăng Thập Nhị Thoa chính sách, phụ sách bao gồm cả hựu phụ sách đều là tiên nữ từ thiên giới hạ thế, đây chính là “ý trong lời chưa tận” của tác phẩm. Trong hồi đầu tiên, khi kể về tiền duyên của Bảo Ngọc và Đại Ngọc, tác giả viết: “Tiên nữ Giáng Châu đó nói: ‘Chàng ban cho ta ân huệ cam lộ, ta chẳng có dòng nước nào tương xứng để đáp đền. Chàng đã hạ thế làm người, ta cũng nguyện xuống theo, ta sẽ lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại chàng, vậy cũng xem như đã trả xong nợ ân tình ấy’. Vì thế dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần, để cùng hai người họ kết án đó”. Trong hồi thứ năm, khi trả lời câu hỏi của Bảo Ngọc, Tiên cô Cảnh Huyễn nói: “Quý tỉnh tuy nhiều nữ tử, nhưng chỉ chọn những người quan trọng mà ghi chép lại”. Nếu vẫn chưa tin, tác giả còn đặc biệt cảnh tỉnh người đọc khi tường thuật về thân phận của Giả Bảo Ngọc. Giả Bảo Ngọc sinh ra đã “ngậm ngọc”, ngọc tức ngọc tỷ, ẩn dụ rằng Giả Bảo Ngọc hoặc là một vị Vương trên trời hạ phàm, hoặc ở nhân gian có mệnh làm hoàng đế hay vương hầu. Đương nhiên, thời xưa có rất nhiều người đeo ngọc, nhưng việc đeo ngọc và ngậm ngọc là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Sinh ra với ngọc trong miệng biểu thị rằng người này có “mệnh ngọc”. Chúng ta hãy xem Giả Bảo Ngọc liệu có vận mệnh cao quý đó hay không. Vẫn trong hồi thứ năm của Hồng Lâu Mộng, trong thập nhị chi khúc, bài “Thu vĩ – Phi điểu các đầu lâm” (Chim bay về tổ) có câu: “Như chim khi đã hết mồi, Bay về rừng thẳm đậu nơi yên lành”. Có thể thấy, cuối cùng Giả phủ lụn bại hoàn toàn, rơi vào cảnh nhà tan cửa nát, người ly tán, bi thảm vô cùng. Giả Bảo Ngọc, đừng nói đến việc làm hoàng đế hay vương hầu, chỉ e rằng kết cục là nghèo khổ, cùng đường, hoặc xuất gia làm tăng, làm đạo sỹ, cũng có thể yểu mệnh mà chết sớm. Ở đây, tôi cố gắng không dựa vào phần nối tiếp của Cao Ngạc, vì ông ấy có thể không hiểu rõ ý ban đầu của Tào Tuyết Cần.
Vậy có thể xác định rằng, Giả Bảo Ngọc chính là một vị Vương trên Thiên thượng hạ thế. Tác giả với sự dụng ý tinh tế đã nhiều lần nhấn mạnh trong tác phẩm rằng: “Nam nhi là bùn, nữ nhi là nước”. Ngay từ đầu sách đã nói rõ: “Sao ta đây thân là nam tử mà lại không bằng được những người con gái kia?” Bề mặt thì viết về Giả Bảo Ngọc, nhưng ẩn ý là chỉ những cô gái trong “Kim Lăng thập nhị thoa” đều là những vị vương giả hạ thế. Vậy những cô gái đó ám chỉ ai? Những ai có nền tảng cổ văn đều biết, thời xưa việc dùng hình tượng người phụ nữ để ẩn dụ cho một ai đó hoặc một sự việc nào đó thì không hề hiếm gặp. Kỳ thực, đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho các vị Vương hoặc Chủ khi xưa vì cứu độ chúng sinh mà tầng tầng hạ xuống, đến nhân gian. Ngày nay, phần lớn người dân Trung Quốc, hoặc nói rộng hơn, phần lớn thế nhân chính là họ luân hồi chuyển thế mà đến. Đối với những người tin vào chủ nghĩa vô thần, cách suy luận này là điều hoàn toàn bất khả tư nghị. Nhưng đây lại là một lời giải thích hợp lý cho lý do vì sao tác giả lại khóc cạn nước mắt mà qua đời vì những nhân vật nữ đó. Lại nói đến tên sách “Hồng Lâu Mộng”, “Hồng Lâu” vốn ám chỉ khuê phòng nơi ở của các tiểu thư nhà quyền quý. Nhưng ngày nay, tại chủ thể Trung Quốc, cũng tức là người dân Đại Lục, vẫn đang sống dưới sự cai trị đầy máu tanh của tà đảng. Vì vậy, “Hồng Lâu” thực chất là ẩn dụ cho chế độ đỏ của tà đảng đang nô dịch người dân Trung Quốc. Sư tôn trong bài giảng Pháp cũng từng đề cập đến “Hồng Lâu”,
“Giải thể cựu thế hồng lâu trụy, Từ bi cam lộ thiên địa xuân” (tạm dịch: Diệt cựu thế lực lầu đỏ sụp, Từ bi cam lộ đất trời xuân – “Thần Vận – Hồng ngâm III”)
Còn chữ “Mộng”, chính là chỉ tà đảng, u linh ngoại lai phương Tây, vẫn luôn sử dụng chính sách bạo lực và khủng bố kết hợp với những lời dối trá lừa gạt người Trung Quốc, khiến cho người ta như sống trong giấc mộng. Hoặc nói rằng, dưới sự thống trị hà khắc của tà đảng, nhân dân đang trải qua một cơn ác mộng. Cơn ác mộng này chỉ có thể kết thúc khi tà đảng bị giải thể hoàn toàn và truyền thống cổ xưa của Trung Quốc được phục hưng, mọi người mới có thể bừng tỉnh.
“Vì từng trải qua một giấc mộng huyễn hoặc, nên cố ý giấu đi những việc thật, mà mượn câu chuyện về ‘thông linh’ để viết nên cuốn ‘Thạch Đầu Ký’ này. Do đó mới có cái tên ‘Chân Sĩ Ẩn’”,… Những câu này rất khó hiểu. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu thường chỉ tập trung vào những câu ở giữa mà ít chú ý đến hai từ “mộng huyễn” và “Chân Sĩ Ẩn”. Ở đây tôi sẽ thử giải thích toàn diện những lời này. Tác giả đã trải qua giấc mộng huyễn hoặc gì? Trong phạm vi nhỏ, đó chính là tác giả đã tận mắt chứng kiến gia tộc nhà họ Tào từ lúc phồn thịnh đi đến suy tàn, bản thân cũng từ giàu có, sa sút đến mức nghèo túng, cơm không đủ ăn. Đây thực sự là một giấc mộng huyễn hoặc khắc cốt ghi tâm. Ở phạm vi lớn hơn, tác giả sau khi từ tầng cao hạ thế, đã luân hồi chuyển sinh đời đời kiếp kiếp, sinh rồi tử, tử rồi sinh, trong đó nếm đủ cay đắng ngọt bùi, yêu hận tình thù, đây càng là một trường đại mộng. Bởi vì nhân thế hiểm ác, những câu chuyện chân thực không thể nói thẳng, nên cố ý đem sự thật ẩn giấu đi, chỉ có thể mượn chuyện “thông linh”, “thông linh” tức chỉ thông Thiên, thông Thần. Cũng tức là nói, những sự việc đến từ Thiên thượng chỉ có thể mượn “thông linh bảo ngọc” làm cầu nối, điểm hóa thế nhân, không nên tham luyến phú quý nhân gian, mê đắm trong ái tình gió trăng mà rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục. Cái ý “giấu đi sự thật” chính là đồng âm với “Chân Sĩ Ẩn”. Ở đây, cần đặc biệt chú ý rằng, ngay từ đầu cuốn sách, tác giả đã nói rõ với độc giả rằng những sự thật mà ông muốn nói đều ẩn giấu trong nhân vật Chân Sĩ Ẩn! Ai có hứng thú thì có thể nghiên cứu ngữ pháp của những câu này. Vì vậy, giải mã “Hồng Lâu Mộng”, nói là khó thì vô cùng khó, khó như mây mù che lối, không biết bắt đầu từ đâu; mà nói là không khó thì cũng chẳng khó chút nào, chỉ cần buông bỏ những quan niệm của người thường là có thể thấu tỏ các ẩn ý, phá giải bí mật. Vì nhân vật Chân Sĩ Ẩn này không có liên hệ gì với nhà họ Giả, nên phần lớn các nhà nghiên cứu đều chỉ chăm chăm vào những mô tả về phong nguyệt tình trường và các tranh chấp thị phi giữa các nhân vật trong sách. Thêm vào đó, nhiều người vì bị đầu độc bởi thuyết vô thần nên không hiểu được ý nghĩa của tu luyện, từ đó phần lớn đều không để ý đến nhân vật Chân Sĩ Ẩn. Cuộc đời của Chân Sĩ Ẩn thật khiến người ta cảm thán. Ông vốn xuất thân từ gia đình giàu có sung túc, lại là người hiền hậu lương thiện, nhưng trước tiên là mất đi cô con gái duy nhất, sau đó nhà cửa bị cháy, tài sản mất sạch. Khi về nương nhờ nhà nhạc phụ Phong Túc (đồng âm với “phong tục,” chỉ cõi phàm tục), ông phải chịu đủ ánh mắt khinh thường, cuối cùng nhìn thấu hồng trần, đi theo đạo sỹ què chân, bước lên con đường tu luyện. Vậy trên người Chân Sĩ Ẩn ẩn giấu sự thực gì? Bởi vì “trời nghiêng về Tây Bắc, đất lún về Đông Nam”, nghĩa là cả vũ trụ đều không được nữa rồi, các vị Vương và Chủ ở các tầng trời lần lượt hạ thế theo Phật Chủ cứu vớt thương sinh vũ trụ. Họ vốn là những sinh mệnh đại từ đại bi (hiền hậu lương thiện), sống một cuộc sống tự do tự tại, sung túc (vốn xuất thân giàu có), nhưng vì cứu vớt thế giới của mình mà phải chia lìa thân nhân, chúng sinh (mất đi con gái duy nhất). Trong quá trình từng bước từng bước hạ thế, hào quang của Thần bị mất đi hoàn toàn (tài sản mất sạch). Sau khi đến nhân gian (tức cõi phàm tục), họ phải chịu đủ khổ nạn gian truân, cho đến cuối cùng trong Đại Pháp họ mới trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, hoàn thành đại nguyện (bước lên con đường tu luyện). Chúng ta hãy xem bài “Hảo Liễu Ca” mà đạo sỹ què chân ngâm tụng, rất dễ hiểu, bất quá chỉ là lời khuyên nhủ thế nhân buông bỏ danh lợi tình nơi thế gian. Chân Sĩ Ẩn căn cơ rất tốt “vừa nghe lời ấy, tâm đã sớm ngộ triệt để”. Ngay lập tức, ông ngâm ra lời giải chú cho “Hảo Liễu Ca”, ý nghĩa cũng tương tự. Ở đây nào có sắc thái của đấu tranh chính trị? Rõ ràng là lời cảnh tỉnh thế nhân không được quên trách nhiệm và sứ mệnh của mình, không được “nhận lầm tha hương (quê người) thành cố hương” không được mê luyến truy cầu danh lợi, đắm chìm trong bể tình của thế gian mà hủy hoại chính mình!
Khi nhắc đến Chân Sĩ Ẩn, không thể không đề cập đến Giả Vũ Thôn (đồng âm với “giả ngữ thôn ngôn”, nghĩa là “ngôn ngữ thô tục, giả dối”). Hai người này, một người là “chân” (thật), một người là “giả”, tại sao lại đặt tên như vậy? Bởi lẽ “chân” đại diện cho người tu luyện, phản bổn quy chân; còn “giả” đại diện cho thế nhân dung tục, mê lầm giả tượng của thế gian, ham danh lợi phù phiếm. Từ trong sách, chúng ta có thể thấy Giả Vũ Thôn quả thực là một viên quan tham lam, tàn bạo và là kẻ tiểu nhân tầm thường. Ở hồi thứ tư, Giả Vũ Thôn dù biết rõ cô gái bị bán làm nô tỳ chính là Chân Anh Liên (đồng âm với “chân ứng liên”, nghĩa là “thật đáng thương”), cô con gái thất lạc nhiều năm của ân nhân cũ Chân Sĩ Ẩn, hơn nữa biết rõ rằng Tiết Bàn vì muốn cưỡng đoạt Anh Liên mà đánh chết con trai của hương thân Phùng Nguyên (đồng âm với “phùng oan”, nghĩa là “gặp oan”), thế nhưng, Giả Vũ Thôn vẫn nhắm mắt làm ngơ, xét xử vụ án một cách tùy tiện, như “Sư hồ đồ xử án hồ lô” (tên hồi thứ tư của tác phẩm), không phải là kẻ tiểu nhân, thì là gì?
Những người theo thuyết vô thần khi nghiên cứu “Hồng Lâu Mộng” thường mắc một điểm yếu chí mạng, đó chính là họ hoàn toàn không tin vào “thần thoại”, cho rằng đó chỉ là cách tác giả dùng để ví von hoặc thêm chút màu sắc thần bí cho cuốn sách. Hãy quay lại với đoạn đầu của toàn bộ cuốn sách, xin đừng trách tôi dài dòng, bởi đoạn đầu này vô cùng quan trọng: “Ở hồi này, phàm là những từ như ‘mộng’ và ‘huyễn’ đều là lời nhắc nhở người đọc mở rộng tầm mắt, cũng chính là ý nghĩa cốt lõi mà cuốn sách muốn truyền tải”. Tác giả đã dụng tâm khổ cực, ngay từ đầu đã cảnh báo những người không tin vào Thần, những người chỉ chăm chăm vào chuyện tình ái nam nữ trong sách, rằng những câu chuyện thần thoại không hoàn toàn là hư cấu, mà trong đó có chứa đựng những yếu tố chân thực, hơn nữa còn hàm chứa hướng đi chính của cả tác phẩm. Thần thoại đầu tiên được nhắc đến trong sách là chuyện Nữ Oa luyện đá vá trời. Vì sao phải vá trời? Tất nhiên sẽ có người nói rằng câu chuyện thần thoại này đã lưu truyền hàng nghìn năm trước khi Tào Tuyết Cần ra đời. Nhưng việc tác giả cố tình chọn câu chuyện này không phải là ngẫu nhiên. Cho dù là độc giả hay nhà nghiên cứu, chúng ta đều phải nhận ra rằng phong cách viết vòng vo tránh né, ngụ ý sâu xa, che giấu ý thật bằng cách dương đông kích tây của tác giả xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Nguyên nhân có thể do triều đại Mãn Thanh lúc đó áp dụng chính sách kiểm soát ngôn luận rất nghiêm ngặt, cộng thêm việc cuốn sách mang đậm tính dự ngôn, mà dự ngôn thường khó hiểu và ẩn ý. Vì vậy, rất nhiều chỗ không thể chỉ từ trong lời văn mà lĩnh hội được ý nghĩa bề mặt. Ví dụ, trong chuyện Nữ Oa vá trời có nhắc đến “tại Đại Hoang Sơn, Vô Kê Nhai luyện thành ba vạn sáu nghìn năm trăm linh một tảng đá to, cao mười hai trượng, rộng hai mươi bốn trượng”. Ở đây, “Đại Hoang Sơn, Vô Kê Nhai” rõ ràng có ý nghĩa “hoang đản vô kê (hoang đường vô căn cứ).” Nhưng thật sự là hoang đường vô căn cứ sao? Vậy tại sao lại có câu “Đầy trang những chuyện hoang đường, Tràn trề nước mắt bao nhường chua cay” đây? Tác giả liên tục truyền đạt thông điệp cho độc giả rằng: những gì được ghi trong sách, dù nhìn qua có vẻ hoang đường, thực ra lại không hề hoang đường; nói là mộng huyễn, kỳ thực có thể chính là sự thật.
Câu trả lời thật đáng kinh ngạc, chính là nói rằng ngay cả trời cũng đã xuất hiện vấn đề. Nói cách khác, vũ trụ trong quy luật thành, trụ, hoại, diệt đã đi đến giai đoạn cuối cùng và cần nghĩ biện pháp tu bổ. Tác giả lo sợ người đọc không hiểu ý mình nên khi miêu tả sự xuất hiện của nhân vật Chân Sĩ Ẩn đã thêm vào một câu dường như vô duyên vô cớ: “Ngày đó đất sụp về Đông Nam”, câu này xuất phát từ Hoài Nam Tử – Thiên Văn Huấn: “Trời nghiêng về Tây Bắc, đất không đầy ở Đông Nam”. Tác giả rất khéo léo nhắn nhủ mọi người rằng cả trời và đất đều đã xuất hiện vấn đề. Tôi biết những người theo thuyết vô thần sẽ cười nhạo điều này, nhưng đối với người tu luyện, điều này rất dễ hiểu và hoàn toàn không phải là sự áp đặt khiên cưỡng.
Ở hồi thứ nhất, tác giả còn miêu tả tảng đá vá trời bị bỏ lại, trong lòng chứa đầy phàm tâm, khẩn cầu hai vị tăng nhân và đạo sỹ đưa mình đến “nơi giàu sang êm ấm để được hưởng thụ vài năm”. Vị tăng nhân nói: “Ngươi bảo ngươi có linh tính nhưng sao lại dại dột ngu ngốc thế? Ngươi thật chẳng có gì quý báu, chẳng kỳ lạ ở chỗ nào cả, chỉ đáng dẫm chân lên thôi. Nhưng thôi, ta sẽ giở hết phép Phật, giúp ngươi một tay. Khi tới ngày mãn kiếp, ngươi trở lại bản chất của mình, kết liễu án này. Ngươi thấy thế nào?” “Ngày mãn kiếp” ám chỉ điều gì? Ở đây, kiếp không phải chỉ thời gian, mà là ý chỉ kiếp nạn, tai ương. Kỳ thực chính là chỉ đại kiếp nạn cuối cùng của vũ trụ, cũng chính là nguyên nhân khiến các Vương và Chủ trên trời phải hạ giới. Chỉ khi đại kiếp nạn này hoàn toàn kết thúc, tức là khi Chính Pháp kết thúc, tảng đá vá trời kia mới có thể trở về nơi bản nguyên tiên thiên của nó, tức “trở lại bản chất của mình, kết liễu án này”. Tại sao trong sách, một vị tăng và một đạo sỹ luôn xuất hiện cùng nhau? Nên biết rằng Phật và Đạo vốn không cùng một môn, ít qua lại, thậm chí còn bài xích lẫn nhau. Tác giả bác cổ thông kim, chẳng lẽ lại không hiểu điều này sao? Vấn đề này chỉ có thể giải đáp như sau, Pháp Luân Đại Pháp chính là đặc tính căn bản của vũ trụ, là Phật Pháp cao nhất nơi vạn Pháp quy về, bao gồm tất cả các Pháp môn độ nhân. Đối với người Trung Quốc mà nói, Phật và Đạo là hai gia phái quen thuộc nhất.
Còn một bí ẩn lớn cần được giải đáp, đó là tại sao mục lục của Hồng Lâu Mộng có ghi 120 hồi, nhưng trên thực tế chỉ có 80 hồi được lưu truyền? Tôi vốn là người luôn yêu thích văn học nhiều năm, trước đây cũng từng cho rằng đây là điều đáng tiếc. Theo lối suy nghĩ thông thường, có rất nhiều nguyên nhân, nhưng tôi sẽ không bàn chi tiết ở đây. Tuy nhiên, người tu luyện chúng ta đều biết rằng mọi thứ trên thế gian đều do Thần an bài. Nếu kết quả là như vậy, thì đó chính là ý trời. Nghe nói người đời sau phát hiện trong các ghi chép bình luận của Chi Nghiễn Trai, có một vài dấu vết mô tả về 40 hồi cuối, như Ngục Thần Miếu, Tình Bảng,… Tuy nhiên, những điều này có thực sự là bình luận của Chi Nghiễn Trai, người gần gũi bên cạnh Tào Tuyết Cần hay không, tôi vẫn còn nghi ngờ. Chẳng hạn, về Tình Bảng, việc sao chép khuôn mẫu của “Thủy Hử truyện” với 108 vị anh hùng và sắp xếp thứ tự cùng đánh giá cho 108 nữ nhân trong truyện, với tài năng văn chương và sự tu dưỡng của Tào Tuyết Cần, chắc chắn ông sẽ không thực hiện một sự bắt chước vụng về như vậy. Vậy tại sao bản lưu truyền lại không có hồi kết? Nguyên nhân nằm ở chỗ “Hồng Lâu Mộng” vốn dĩ là một cuốn sách dự ngôn. Trước khi Chính Pháp bắt đầu, không ai trong vũ trụ có thể biết được Chính Pháp sẽ thành hay bại, cũng không ai biết được kết cục thực sự cuối cùng ra sao. Vì vậy, cuốn sách được lưu truyền không thể có một kết cục. Tôi không dám võ đoán và không loại trừ khả năng tác giả đã hoàn thành toàn bộ tác phẩm, nhưng 40 hồi cuối cùng không được lưu truyền. Tuy nhiên, dù là trường hợp nào, kết quả chính là: Thần chỉ muốn con người được nhìn thấy 80 hồi đầu tiên. Con người thường mang tâm lý truy cầu sự hoàn thiện, ưa chuộng sự an dật, và mong muốn thỏa mãn những quan niệm của mình; bất cứ điều gì cũng cần một kết thúc, và hơn thế nữa, phải là một kết thúc hoàn hảo.
Thực ra, đời người vốn dĩ không hoàn mỹ. Sinh, lão, bệnh, tử, đau khổ đeo bám, chết đi thì mọi thứ hóa hư không, chỉ có nghiệp lực là theo sát. Thế gian cũng vậy, vận đổi sao dời, thế sự vô thường, lại thêm cảnh cá lớn nuốt cá bé, tranh đấu không ngừng.
“Cần biết rằng, những người được độ cần phải ở trong tu luyện gian khổ mới có thể hoàn trả sạch những tội nghiệp do làm điều xấu trước đây tạo thành, vứt bỏ hết thảy những chấp trước và bất hảo của con người, đồng thời quy chính những hành vi và tư tưởng, thì mới có thể đắc độ.” (Tinh Tấn Yếu Chỉ II – Các thệ ước của chư Thần đang thực hiện).
Trong hồi thứ tám, tác giả đã tỉ mỉ miêu tả hoa văn khắc trên “thông linh bảo ngọc” mà Giả Bảo Ngọc mang theo gồm tám chữ: “Chớ mất chớ quên, tiên thọ trường tồn”; và dòng chữ trên chiếc khóa vàng mà Tiết Bảo Thoa mang theo: “Không rời không bỏ, hương sắc trường tồn”. Độc giả thường cho rằng điều này ám chỉ nhân duyên tiền kiếp giữa Giả Bảo Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Nhưng ý nghĩa không chỉ dừng lại ở đó. Trong thế gian ô trọc này, ai có thể giữ được bản tính tiên thiên và chân ngã mà không bị mê lạc? Ai có thể không quên đi trách nhiệm và sứ mệnh của mình? Chỉ trong quá trình tu luyện gian khổ, cuối cùng đạt được phản bổn quy chân, tu xuất đại thiện đại nhẫn vô tư vô ngã, thì mới có thể thực sự đạt đến tiên thọ trường tồn, trở về cảnh giới tiên thiên của mình. Đó mới là kết cục chân chính và hoàn mỹ nhất.
Nếu không phải vì đã tu luyện Đại Pháp hơn mười năm, tôi tuyệt đối không thể tưởng tượng rằng một tác phẩm tiểu thuyết cổ điển lại ẩn chứa nội hàm thâm sâu đến vậy, lại còn là một tác phẩm dự ngôn mang tính thời đại. Đây là một tác phẩm dự ngôn với bút pháp và kỹ thuật văn học vô cùng siêu việt. Trung Quốc không hổ danh là đất nước của văn hóa Thần truyền, đến cả tiên tri cũng được viết một cách xuất thần nhập hóa, bút pháp như rồng bay phượng múa, vừa có tính truyện kể vừa cuốn hút khó rời. Tác giả trong hồi đầu tiên, đã viết một bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú: “Đầy trang những chuyện hoang đường, Tràn trề nước mắt bao nhường chua cay. Đừng cho tác giả là ngây, Ai hay ý vị chứa đầy ở trong?”. Gần ba trăm năm qua, rốt cuộc ai biết Tào Tuyết Cần vì sao mà rơi lệ? Có rất nhiều người, kể cả trong giới văn học, cho rằng họ đã có câu trả lời. Như câu tục ngữ: “Nói có thì dễ, nói không mới khó”. Chao ôi! Không thấu hiểu nhân gian hiểm ác, không biết đến nỗi khổ trầm luân, làm sao cảm nhận được nỗi bi ai trong lòng Tào Tuyết Cần? Không được tất cả mọi người thấu hiểu, ông còn mang theo nỗi cô độc nhường nào? Hiện nay, chúng ta là các đệ tử Đại Pháp, đều biết rằng, những vị Vương, Chủ cao tầng đã từng phát thệ hạ thế đắc Pháp và dùng sinh mệnh của Thần để đảm bảo, giờ đây có rất nhiều người đã mê lạc trong cõi trần không thể tự cứu. Không những không thể cứu độ thế giới của mình, mà ngay cả bản thân cũng khó bảo toàn, có không ít người đã định sẵn sẽ cùng với hồng ma làm loạn thế gian mà đi đến hủy diệt.
Những lời Sư tôn giảng trong bài “Vô độ”, bài thơ đầu tiên của “Hồng Ngâm III” khiến người ta vô cùng chấn động:
Đăng hồng tửu lục hiện đại thế
Mê ma loạn vũ hoang dâm sự
Phóng túng ma tính ly Thần viễn
Địa ngục nhất nhập vô xuất nhật.Tạm dịch:
Vô độ
Đèn đỏ rượu xanh thời hiện đại
Mê ma loạn vũ trò hoang dâm
Phóng túng ma tính rời xa Thần
Hễ nhập địa ngục không ngày thoát
Đừng nói là Tào Tuyết Cần, viết đến đây, tôi cũng không khỏi rơi lệ xót xa! Tào Tuyết Cần khóc vì những vị Vương, Chủ từ cao tầng hạ thế, chịu khổ nạn nơi nhân gian. Điều đó không phải là điều mà người đời bình thường có thể sánh kịp.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/122342
Ngày đăng: 25-12-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.