Nhận thức đối với con đường khoa học trong tương lai (4)



Tác giả: Linh Tử

[ChanhKien.org]

Con đường khoa học trước đây của nhân loại, theo một ý nghĩa nào đó, rất nhiều thành quả nghiên cứu khoa học đều là kết quả của cuộc chạy đua vũ trang. Tại sao nhân loại lại phải tàn sát và gây chiến lẫn nhau? Chạy đua vũ trang chiếm bao nhiêu nguồn tư nguyên tài vật của xã hội? Tại sao địa cầu lại phát sinh ô nhiễm? Chính là vì con người không có thiện niệm, vì tư lợi cá nhân hoặc của tập thể nhỏ, kẻ tranh người đoạt, đấu đá lẫn nhau, khiến cho việc nghiên cứu khoa học đi trên con đường tà, nhân loại tự phong bế chính mình. Ví dụ: hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu lạp tử vi quan, phát triển bom nguyên tử, kỹ thuật sinh hóa, nghiên cứu và chế tạo virus và vũ khí hóa học; máy tính và Internet, làm ra và lan truyền các loại virus; còn có khoa học hỗ trợ kỹ thuật cho việc tạo hàng giả, ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi và các hoạt động tội ác khác. Giả sử như công nghệ vũ trụ của con người phát triển hơn nữa thì rất có thể sẽ dẫn đến đại chiến giữa các tinh cầu. Hiện nay khi lên mạng Internet, nếu như không có tường lửa hoặc phần mềm diệt virus thì sẽ không thể sử dụng được, còn phải không ngừng cập nhật phần mềm. Cứ tiếp tục như vậy thì hậu quả sẽ ra sao? Xã hội nhân loại chẳng phải đang trên bờ vực vô cùng nguy hiểm hay sao?!

Khoa học của nhân loại tương lai sẽ coi trọng đạo đức, có thể gọi là khoa học đạo đức cao. “Đạo đức” này không phải là do con người quy định ra mà là thể hiện chân thực của đặc tính vũ trụ. Khi làm nghiên cứu khoa học cần phải giảng đạo đức ở bất cứ đâu: không chỉ ở xuất phát điểm nghiên cứu khoa học, mà việc lựa chọn hạng mục khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học cũng rất quan trọng, thực sự tạo phúc cho nhân loại, chính là trong việc nghiên cứu cụ thể và khám phá đặc tính của vật chất thì cũng cần phải đồng thời coi trọng đức tính của con người, cả hai thứ đều là nhất quán. Khoa học coi trọng đạo đức mới là khoa học cao thượng, đạo đức tối cao của nhân loại chính là làm việc tuân theo đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ tức “Phật Pháp”. Được như vậy thì khoa học tương lai chắc chắn sẽ có thành tựu.

Trong lớp học tại trường Minh Huệ ở Brisbane, Úc, các giáo sư hướng dẫn học sinh dùng thiện tâm đối đãi với mọi thứ xung quanh. Một thí nghiệm “nói lời tốt và nói lời xấu” được tiến hành: khi đặt hai miếng cơm lần lượt vào hai cốc nhựa nhỏ, mỗi học sinh được yêu cầu lần lượt nói một lời tốt đẹp vào cốc đầu tiên, chẳng hạn như “cảm ơn bạn”, “bạn đẹp quá”…; tương tự, họ cũng lần lượt nói những lời không hay đối với cốc thứ hai như “tôi không thích bạn”, “bạn xấu quá”… Khi nói xong, họ bọc hai chiếc cốc trong màng bọc thực phẩm và dán nhãn. Hai tuần sau, cơm ở trong chiếc cốc nhận được lời tốt đẹp có màu trắng, không mùi, còn cơm ở cốc kia xuất hiện mốc đen. Vậy thì sự ảnh hưởng, tác dụng của cảm xúc của nhóm trẻ này chính là tinh thần ở bên ngoài đã kích thích phía tinh thần của chính hạt cơm, khiến cho phía vật chất của hạt cơm thay đổi. Còn liệu có phải việc bản thân hạt cơm mang những tín tức tinh thần khác nhau sẽ thu hút các loại nấm mốc khác nhau hay không? Hay là do cùng một loại nấm mốc, dưới tác dụng tín tức tinh thần khác nhau sẽ phát sinh các trạng thái khác nhau? Những nấm mốc ở vi quan, cũng có linh tính chăng? Những vấn đề loại này, tức là vấn đề về tính nhất quán giữa việc làm nghiên cứu khoa học và coi trọng đạo đức sẽ là những chủ đề được thảo luận trong khoa học tương lai.

Hành vi đạo đức của xã hội nhân loại, sẽ ảnh hưởng đến sự biến hóa về tính trạng của vật chất. Bởi vì hết thảy vật chất đều là linh thể, đều sẽ phát sinh biến hóa dựa theo trạng thái tình cảm, hành vi thiện ác khác nhau của con người. Do đó nói, việc chú trọng đạo đức và nghiên cứu tính chất của vật chất là đồng nhất.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề tác dụng vật lý của hành vi đạo đức con người đối với động vật nhỏ. Họ đem không khí con người thở ra khi vô cùng tức giận và khi họ có thiện niệm lúc vui vẻ hòa tan vào trong nước rồi để hai dung dịch nước đó cho chuột bạch uống. Kết quả là những con chuột bạch uống dung dịch trước đó đều chết ngay lập tức, mà những con chuột bạch tiếp xúc với dung dịch sau đã tăng cường hoạt động. Khoa học hiện đại hoàn toàn không thể giải thích được điều đó: khi con người hô hấp, họ hấp thụ oxy trong không khí và phần lớn những gì họ thở ra là carbon dioxide. Các loại khí khác sẽ không được tạo ra do những cảm xúc khác nhau và không thể phát hiện được chất nào khác trong các thử nghiệm. Mặc dù không thể chạm vào hay nhìn thấy nhưng thành phần tinh thần và vật chất của không khí thở ra thực sự khác nhau. Chính sự khác biệt về tín tức đạo đức dẫn đến sự khác biệt về thành phần của dung dịch nước, đó là điều mà những người theo chủ nghĩa duy vật không thể hiểu được.

Con người là anh linh của vạn vật trên thế gian. Suy nghĩ, hành vi lương thiện của con người có thể khiến hết thảy sự vật ở xung quanh trở nên tốt đẹp; những lời nói ác ý, những hành vi xấu cũng sẽ khiến vật chất biến dị. Quá khứ do tiếp thu độc hại của văn hóa đảng, trong lý niệm văn học và tâm lý học, khi nói đến tư tưởng tình cảm của mỗi người khác nhau sẽ sản sinh những cảm thụ khác nhau về cùng một môi trường xung quanh. Có vẻ lời giải thích này được coi là đương nhiên, nhưng họ không biết rằng nó còn có một nội hàm thực sự sâu sắc. Mà ở đây muốn nói đến là bản lai diện mục của sự vật: Những hành vi đạo đức khác nhau của con người thực sự có thể tác động đến cùng một môi trường xung quanh để tạo ra những thay đổi khác nhau. Ví dụ: trong bài “Xuân vọng” của Đỗ Phủ có câu: “Cảm thời hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm”. (Tạm dịch: Cảm thương thời thế mà hoa ướt lệ, như con chim bị tên, kinh sợ sự chia lìa). Cách giải thích trước đây là: Hoa và chim vốn là vật tồn tại trong tự nhiên, nhà thơ do cảm thương thời thế và sợ sự chia lìa, cảm thấy dường như hoa và chim cũng có tình; hoặc dùng thủ pháp nhân cách hóa hoa và chim để làm ví dụ, lấy cảnh để tả tình, lấy tình để nói vật. Kỳ thực lý giải chính xác ở đây phải là: Hoa và chim không nhất thiết cần nhân cách hóa, mà chúng đều là những linh thể có tư tưởng, có cảm tình. Cảm xúc của con người sẽ lan sang hoàn cảnh xung quanh, theo đó mà sản sinh sự cộng hưởng, tình cảm có thể làm cảnh vật biến đổi, vật có thể động theo tâm. Do vậy dịch sát nghĩa là thích hợp nhất rồi.

Thí nghiệm kết tinh nước của Nhật Bản được đề cập trước đó không chỉ cho thấy nước là linh thể, tinh thần và vật chất là nhất tính; mà nó còn cho thấy nước thay đổi hình dạng dưới sự tác động của cảm xúc con người. Vậy thì 70% cơ thể con người được cấu tạo từ nước. Nếu một người ở trong trạng thái tâm hồn thanh thản thì không chỉ nước trong cơ thể người đó sẽ ở trạng thái tốt mà các thành phần vật chất khác tạo nên cơ thể cũng ở trạng thái tốt. Do đó nói, tâm thái của con người có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, là có căn cứ vật chất! Do vậy cổ nhân nói rằng: “Quân tử thản thản đãng đãng, nhiều phúc nhiều thọ; tiểu nhân thường muộn phiền, nhiều bệnh nhiều tai nạn”.

Đối với loại vật chất nước mà nói, cảm xúc của con người có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi hình thái của nước. Nước trong mọi sinh vật sống chiếm 60 – 70% tổng trọng lượng của chúng. Tổng diện tích của đại dương toàn cầu gấp 2,5 lần đất liền, vậy phải chăng toàn bộ nước trên Trái Đất và nước bên trong mọi sinh vật, mọi vật thể đều bị ảnh hưởng bởi trạng thái thiện và ác của con người? Câu trả lời là có. Cũng đạo lý tương tự mà suy ra, tiêu chuẩn đạo đức của con người có thể có những ảnh hưởng khác nhau đến mọi vật chất trên thế giới (tất cả đều là linh thể).

Hơi thở của người giận dữ có thể giết chết một con chuột bạch; một lời tử tế của hàng chục học sinh tiểu học có thể biến chén cơm mốc thành trắng. Vậy thì, hành vi đạo đức chỉnh thể của một quốc gia, một vị vua, một dân tộc sẽ có ảnh hưởng lớn hơn nữa đến những thứ xung quanh. Từ điểm này mà xét, coi trọng đạo đức cũng đã trở thành một phạm trù khoa học, khoa học về đạo đức là một khoa học cao thâm hơn.

Ngày nay, đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa đã bị phá hoại nặng nề, mà “thế giới quan phát triển khoa học” của ĐCSTQ cho rằng: “Cơ sở kinh tế quyết định kiến ​​trúc thượng tầng, khi năng lực sản xuất phát triển và vật chất ngày càng phong phú, ý thức tư tưởng của con người sẽ tự nhiên được nâng cao”. Trên thực tế hoàn toàn ngược lại, tiêu chuẩn đạo đức của người dân đã kém hơn rất nhiều so với trước khi nó cai trị. Tại sao? Bởi vì ĐCSTQ dùng chủ nghĩa duy vật để kiểm soát quan niệm của con người, phủ nhận sự tồn tại của Thần, không sợ rằng “ông trời có mắt”, và không tin rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Không coi trọng thiên lý và lương tri, toàn xã hội trượt dốc. Người ta đang bàn tán những gì trên đường phố: quan chức tham nhũng tràn lan, mại dâm tràn lan, ma túy tràn lan, hàng giả tràn lan, cờ bạc khắp nơi, trộm cắp tràn lan, băng nhóm tràn lan, tội phạm gia tăng chóng mặt, nào có còn phong thái của một đất nước lễ nghi? Tuy rằng chế định pháp luật càng ngày càng kiện toàn, thế nhưng điều căn bản để làm người đã mất rồi, con người không còn coi trọng đạo đức tâm pháp ước thúc nữa, ngược lại việc xấu gì cũng đều có thể làm ra. Những năm gần đây, những sự việc như gạo độc, dầu độc, trà độc, rượu độc không ngừng xuất hiện, còn có vụ “sữa độc” hại chết trẻ sơ sinh cho thấy khủng hoảng đạo đức tại xã hội Trung Quốc đã vượt qua giới tuyến thấp nhất, loại trạng thái này thì có thể làm ra được nghiên cứu gì đây?! Tiêu chuẩn đạo đức của chỉnh thể xã hội trượt xuống, ảnh hưởng đối với vật chất và hoàn cảnh là cực đại, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến biến hóa trọng đại của thiên tượng. Có thể nói, Trung Quốc ngày hôm nay thực sự đang ở giới tuyến nguy hiểm cực độ, có thể không làm chọc giận Trời cao sao? Người không trị thì Trời trị! Vật cực tất phản, Âm cực nhất định sẽ sinh Dương!

Mà nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của khoa học hiện nay là làm thế nào để khiến cho nhiều người hơn nữa đắc độ trước khi đại kiếp nạn đến. Cũng giống như lời ca trong một bài hát: “Đại nạn không chỗ trốn, giàu nghèo cũng như nhau, vẫn còn một lối thoát, chân tướng tìm cho mau”. Chân tướng là gì? Cần biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp, tu luyện “Chân, Thiện, Nhẫn”. Đây là hành vi đạo đức tối cao của nhân loại; cần biết rằng tà đảng Trung Cộng đã hoại đến cực điểm rồi, mau làm “tam thoái”, tức thoái xuất khỏi đảng, đoàn, đội của Trung Cộng. Đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng một cách bình hòa và lý trí, chính là đang cứu người.

Tà đảng Trung Cộng bắt chước “đốt sách chôn Nho” của Tần Thủy Hoàng, luôn theo đuổi “chính sách ngu dân” và không cho người dân có quyền được biết: nó đã thực hiện “phong tỏa tinh thần” trên các đài phát thanh nước ngoài (trước đây gọi là đài nghe lén địch), đài truyền hình nước ngoài và các trang web nước ngoài. Người dân bình thường không được phép biết sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công và sự thật là hơn 45 triệu người đã thoái đảng, đoàn của Trung Cộng (số liệu năm 2008). Để thực hiện “Dự án lá chắn thép” như chặn mạng và giám sát điện thoại, một lượng lớn nhân lực đã được đầu tư và hàng chục tỷ đô la đã được chi để mua thiết bị công nghệ cao từ nước ngoài. Vì sao phải dùng một lượng lớn sức lực như vậy? Mặc dù báo chí và truyền hình của Trung Quốc đều là “giả, đại, không”, nhưng chính phủ nước ngoài trao cho người dân quyền đọc bất kỳ phương tiện truyền thông nào theo ý muốn, và người dân sẽ phán xét và đưa ra lựa chọn của riêng mình; trên miệng Trung Cộng nói: “Quang minh chính đại, tin vào quần chúng, người vô sản không gì phải sợ!” Từng câu đều là giả, trên thực tế là sợ bị vạch trần những thứ xấu xa, sợ lão bách tính biết được chân tướng.

Giảng chân tướng cứu người mới là việc thiện lớn nhất, và đó cũng là mục tiêu của các dự án nghiên cứu khoa học hiện nay. Khiến dân chúng đột phá phong tỏa Internet và truy cập vào “cánh cửa tự do”, “duyệt web không giới hạn”; tiếp nhận đài truyền hình “Tân Đường Nhân”, “Phát thanh Minh Huệ” và “Phát thanh Hy Vọng”; chèn các chương trình giảng chân tướng trên truyền hình ở Đại Lục; sử dụng điện thoại, Internet, email để giảng chân tướng,… Phàm là tà ác đều là âm, đều sợ nhất là ánh dương quang! Hiện nay, khoa học có thể khiến chân tướng đại hiển trên toàn thế giới, chính là khai mở con đường cho khoa học tương lai, chính là khúc dạo đầu cho khoa học của tương lai nhân loại.

Khoa học của tương lai là khoa học đạo đức cao, con đường khoa học trong tương lai chính là tu luyện đồng hóa với “Phật Pháp”.

“Như thế xã hội nhân loại sẽ biến đổi thành tốt, đạo đức cũng thăng hoa trở lại, văn hoá tinh thần cũng tốt lên, tình trạng trị an cũng tốt, có khi cũng chẳng còn cảnh sát nữa. Không cần ai quản, [mà] ai ai cũng đều tự quản, hướng tâm của bản thân mà tìm; chư vị thấy thế có tốt không”. (Chuyển Pháp Luân)

Cũng có thể không có quân đội nữa, cũng không cần phải nghiên cứu phòng chống virus máy tính, nghiên cứu phong tỏa Internet, nghiên cứu tình báo phản gián, nghiên cứu chuẩn bị chiến sự,… Vậy sẽ tiết kiệm được biết bao nhiêu tài nguyên của nhân loại?

Những nhà khoa học có thành tựu trong tương lai, nhất định là những người tu luyện có đạo đức cao thượng. Khoa học đạo đức cao trong tương lai, nhất định sẽ tạo phúc cho toàn nhân loại, có lợi cho tất cả chúng sinh trong thiên hạ, có lợi cho con cháu đời sau. Thiên nhân cảm ứng với nhau, thực sự sẽ xuất hiện cảnh tượng núi sông vui cười, mọi thứ của thế gian con người đều sẽ tốt đẹp hơn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/56536



Ngày đăng: 04-07-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.