Đề cao trong mâu thuẫn gia đình



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đông Bắc

[ChanhKien.org]

Sự việc là như thế này, năm ngoái con dâu sinh cháu, tôi trả cho bảo mẫu chăm bà đẻ tháng ở cữ số tiền là một vạn tệ (đây là người mà con dâu tìm). Sau khi bàn bạc xong xuôi, tôi mời hai vợ chồng bảo mẫu ăn cơm, trên bàn ăn tôi hỏi bảo mẫu có biết kích sữa không, bà ấy nói biết. Tôi nói: “Vậy thì tốt, kỳ thực chỉ vì mỗi việc này thôi mà phải tìm người đến làm”. Lúc đó mọi người đều nghe thấy hết cả. Đến hôm con dâu sinh, bác sĩ nói: “Chẳng phải gia đình bà đã tìm được bảo mẫu rồi sao, hỏi bà ấy xem có biết kích sữa không? Nếu không thì để bệnh viện xuất hóa đơn làm”. Tôi hỏi thì bảo mẫu trả lời rằng bà ấy không biết làm. Tôi đem chuyện này nói với con dâu, con dâu không nói được câu tử tế, lại còn tỏ vẻ khó chịu: “Mẹ đừng nói nữa, người cũng đã tìm về rồi còn tính toán gì nữa”. Tôi chỉ có thể nuốt cơn giận xuống rồi đưa tiền thanh toán hóa đơn. Trong ngày hôm đó, bảo mẫu còn tìm người chuyên kích sữa ở địa phương bà ấy đến ba lần, mỗi lần mất 200 tệ. Ngoài ra còn có một số việc thuộc trách nhiệm của bảo mẫu, con dâu cũng để tôi làm, nhưng tôi không hiểu nổi tâm tình mình lúc đó. Tôi nghĩ dù sao cũng là người tu luyện thì nên nghe theo lời Sư phụ, gặp vấn đề hướng nội tìm, kể cả người ta không đúng cũng phải xem ở bản thân. Tu bản thân, vứt bỏ tâm bất bình, ủy khuất, tranh đấu, oán hận, tâm lợi ích.

Hai em dâu của tôi đến thăm cháu (xuống sữa), khi chúng tôi ngồi nói chuyện phiếm bảo mẫu đều đã nghe thấy. Ngày thứ hai lúc làm việc ở bếp, bảo mẫu nói em dâu thứ hai của chị thật lợi hại. Tôi không tiếp lời, bà ấy lại nói một lần nữa. Tôi nói kỳ thực em dâu tôi không phải là người đơn giản, bình thường làm việc gì cũng thế, rất hay để ý, xoi mói. Nhưng bảo mẫu mà cô ấy thuê thì cô ấy lại không nói năng gì (con nhà cô ấy sinh non hai tháng), còn giới thiệu cho tôi hai lần nhưng tôi không đồng ý. Nói đến đây, bảo mẫu nói: “Như vậy nghĩa là tôi làm việc chị không vừa ý chứ gì, vậy chị sẽ cho tôi nghỉ việc đúng không?” Bà ấy nói liên tiếp hai lần như thế. Lúc đó tôi rất bình tĩnh nói lại: “Chúng ta chỉ là đang tán gẫu, sao bà lại nói đến chuyện này cơ chứ? Chỉ còn vài ngày nữa là đầy tháng rồi, chúng ta làm xong tháng ở cữ này là xong việc rồi, tôi cũng đâu có nói điều gì khác đâu, bà làm sao lại nói như thế chứ?”

Lúc đó tôi cũng vui vẻ thoải mái không có chút tức giận gì. Có thể bà ấy cảm thấy đã lỡ lời, xấu hổ và không nói gì nữa. Sự việc này cứ thế qua đi, nhưng sau đó nhân tâm bắt đầu nổi lên, tôi thấy phiền muộn, bực dọc, khó chịu, ở đâu có chuyện người làm thuê lại đi thách thức chủ nhà cơ chứ?

Khi cháu đang bú mà tạm ngưng là bà ấy liền nhéo vào lòng bàn chân của cháu để nó bú nhanh hơn, lúc rảnh rỗi không có việc thì ngồi chơi điện thoại, kiếm tiền thêm bằng cách tương tác ảo trên mạng, bà ấy nói mỗi ngày kiếm được 10 tệ. Thật ra tôi vốn không thấy vui vẻ tí nào, bà ấy không quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp. Nếu tôi là một người thường thì lập tức đuổi việc ngay, một phút cũng không chờ. Nhưng tôi là người tu luyện, làm việc gì cũng cần phải nghĩ cho người khác trước, nếu tôi đuổi việc bà ấy thì sau ai còn gọi bà ấy đi làm nữa, lại nói bà ấy còn đang mắc bệnh suy giảm trí nhớ, cũng chỉ còn có vài ngày là hết tháng, cố nhẫn vậy. Nhưng con dâu tôi coi bà ấy như một bông hoa vậy, bà ấy đặt quần áo và đồ dùng cho đứa trẻ ngay ngắn một chút thôi đã cảm động thái quá lên rồi, làm gì có chuyện như vậy được? Tôi đã phải dùng một số tiền lớn (ở thị trấn nhỏ vùng Đông Bắc thì đó là mức lương cao rồi), mỗi ngày lại lái xe mất hơn hai dặm đường từ Đông sang Tây (chúng tôi không ở cùng nhau) mua thực phẩm, vừa vào đến cửa nhà là phải bắt tay vào việc quét dọn căn hộ hơn 100 mét vuông, nấu cơm, rửa đồ, các chi phí hằng ngày tất cả là do tôi bỏ ra. Nhưng con dâu không nói chuyện với tôi, nếu có nói thì thái độ cũng không ra làm sao, tâm bất bình, tâm ủy khuất, tranh đấu, oán hận và tâm chấp vào lợi ích của tôi tất cả đều hiện ra, nước mắt tuôn rơi không biết bao lần. Nhưng tôi là người tu luyện, có khó hơn nữa cũng phải nhẫn. Dùng tiêu chuẩn của người tu luyện để điều chỉnh tâm thái, tôi không thể bôi nhọ danh hiệu đệ tử Đại Pháp. Tâm tôi chứa đầy Pháp, cứ như thế mà bứt phá qua được.

Sau khi cháu đầy tháng, hằng ngày tôi vẫn giúp con dâu chăm cháu, làm việc nhà, dùng tiêu chuẩn của người tu luyện nghiêm khắc yêu cầu bản thân, làm việc gì cũng nghĩ cho đối phương. Tôi thường chọn lúc thích hợp giảng rõ sự thật về chân tướng Đại Pháp cho con dâu, tôi còn kể những câu chuyện về văn hóa truyền thống, hát những bài hát Đại Pháp cho con nghe. Cứ như thế tôi đã chứng thực sự mỹ diệu của Đại Pháp một cách tự nhiên, trái tim của tôi đã bình phục rồi và con dâu của tôi cũng đã có những cải biến rõ rệt. Trước đây tôi đến sớm về muộn con đều không hé miệng nói một câu gì, giờ đây con hay thay cháu chào hỏi lễ phép với tôi: “Bà nội về rồi, tạm biệt bà nội”. Bây giờ cháu tôi cũng đã 11 tháng rồi, đã biết giơ tay ra hiệu. Chúng tôi chung sống với nhau rất hòa hợp, mấy ngày hôm trước con dâu đưa cho chúng tôi một vạn tệ, còn nói những lời rất hiểu chuyện: “Chúng ta là người một nhà, bố mẹ có việc gì cần thì nói với chúng con một tiếng, mẹ vừa trông cháu vừa lo việc nhà vất vả rồi” ..v.v.. Tiền thì tôi không nhận, nhưng trong tâm thấy rất rất vui và ấm áp.

Ở đây, tôi chỉ có thể phát từ nội tâm nói ra tiếng nói trong tim rằng: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo, Sư phụ hảo!” Nếu như tôi không phải là người tu luyện, thì gia đình cũng không thể yên ổn hòa hợp như vậy được. Tôi không thay đổi bản thân thì sẽ không có một gia đình hạnh phúc như bây giờ. Lúc trước khi học Pháp tôi mang một thân đầy bệnh, việc nhà cũng làm không nổi, tốn tiền chữa bệnh mà còn tạo thêm gánh nặng cho gia đình, tính khí cũng không tốt, dễ nổi cáu, khổ không sao kể xiết. Bây giờ đắc được Đại Pháp, toàn thân nhẹ nhàng vô bệnh, trong lòng tôi thấy rằng điều đó thật tốt đẹp. Tôi cảm thấy trên thế giới này tôi là người hạnh phúc nhất, tôi nguyện cho tất cả người trên thế gian đắc được Đại Pháp vạn cổ khó gặp này để đạo đức được đề cao, tâm hồn được thăng hoa.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/274710



Ngày đăng: 21-09-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.