Tu tâm tính mọi lúc mọi nơi
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục
[ChanhKien.org]
Trong dòng sông dài của kiếp nhân sinh, trải qua đời đời kiếp kiếp luân hồi, mỗi người đều lưu lại trong đầu mình rất nhiều quan niệm và như vậy con người sẽ bị các loại quan niệm dẫn động mà làm ra rất nhiều việc trái với nhân luân thiên lý. Càng bi thảm hơn chính là con người cho rằng những loại quan niệm đó chính là suy nghĩ, tư tưởng của bản thân mình.
Nhiều năm nay, trong đầu tôi luôn có một loại quan niệm cố hữu, chính là khi nhìn thấy người khác đạt được thành tựu ở phương diện nào đó cũng nghĩ rằng bản thân sau này cũng sẽ đạt được thành tựu. Tôi chỉ luôn nhắm đến “sau này” chứ không nỗ lực làm tốt việc trước mắt. Cho nên cái “sau này làm tốt” cũng đã trở thành một nguyện vọng đẹp đẽ và tất cả những việc làm trước mắt dường như là để thực hiện cái nguyện vọng đó. Sau khi tu luyện, loại quan niệm này cũng có biểu hiện ra. Khi thấy đồng tu ở phương diện nào đó làm được tốt, chính niệm mạnh mẽ, hiệu quả cứu độ chúng sinh được tốt, tôi liền nghĩ sau này bản thân cũng phải làm tốt và làm một đệ tử Đại Pháp phù hợp với yêu cầu của Sư phụ. Tôi đột nhiên ý thức ra, đây chính là quan niệm hậu thiên hình thành, không phải bản tính của tôi. Tôi đã học Đại Pháp rồi thì bây giờ mọi lúc mọi nơi nên bắt đầu nghiêm khắc yêu cầu bản thân không ngừng đề cao tâm tính, làm tốt tất cả mọi việc trước mắt. Làm tốt những việc sau này chính là trong tu luyện sau này bắt buộc phải làm được, không thể trở thành nguyện vọng của hiện tại. Bây giờ chính là nên làm tốt những việc của hiện tại.
Tôi phát hiện, dưới tác dụng của loại quan niệm này sẽ làm mất đi tín tâm đối với bản thân, luôn cho rằng làm được tốt và đạt được mục tiêu đó là việc rất xa vời, trình độ của bản thân hiện tại vẫn còn kém xa. Nhìn sâu hơn vào nguyên nhân, sâu thẳm trong tâm tôi vẫn còn độc tố của văn hóa đảng: Không có chí cầu tiến, chủ nghĩa bình quân, nồi cơm tập thể, mọi người đều giống nhau, tâm tật đố, sợ người khác ghen tị với mình, tâm bảo vệ bản thân v.v… Kỳ thực trong Pháp Sư phụ đã giảng cho chúng ta:
“Tôi giảng cho mọi người rằng chỉ sai khác ở một niệm đó, sự khác biệt giữa con người và Thần chính là sai khác ở một niệm đó, có thể buông bỏ thì là người tu luyện, chư vị không thể buông bỏ thì chư vị chính là con người”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston)
Trong “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ giảng cho chúng ta:
“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau”.
Khi chúng ta bước vào tu luyện thì chính là đã siêu thường rồi, nếu chúng ta cứ ôm giữ quan niệm của con người mà không buông thì sao có thể thể hiện ra điều siêu thường đây? Là không tin vào năng lực của bản thân. Kỳ thực chính là không kiên định vào Sư phụ và Pháp. Năng lực của tôi đến từ Đại Pháp và Sư phụ, chỉ cần chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để làm, mọi lúc đều dùng Đại Pháp để chỉ đạo nhất ngôn nhất hành của bản thân, thì không gì là không thể, việc cứu độ chúng sinh và giải thể tà ác là điều tất nhiên sẽ thành công. Nhưng có những lúc tôi lại nghi ngờ năng lực của mình không biết có làm được không, đây chính là không trân quý cơ duyên tu luyện Đại Pháp của bản thân. Nếu nhất niệm có thể kiên trì: “Tôi nhất định có thể làm tốt yêu cầu của Sư phụ”, đây chính là chính niệm. Vậy đến khi thực sự đi làm thì sẽ đạt được hiệu quả gấp đôi mà công sức chỉ cần bỏ ra một nửa, đồng thời thu được những thành quả ngoài mong đợi. Đây chẳng phải là “một niệm khác biệt giữa người và Thần” sao? Nếu động niệm là chính niệm thì làm việc sẽ thành công ngay tức khắc, nếu động niệm là niệm của người thường vậy thì chỉ là nguyện vọng mà mãi không đạt được. Nếu bước trên con đường tu luyện với chính niệm kiên định, không ngừng hướng nội tìm, tu tâm đoạn dục và trừ bỏ tâm chấp trước thì chính là đang tinh tấn tiến về Thần.
Trong kinh văn “Bảo trì thanh tỉnh” Sư phụ nhắc nhở chúng ta:
“Mong rằng mọi người hãy làm tốt phần việc còn lại. Con đường của Thần sẽ không còn xa nữa đâu”.
Tôi thể ngộ rằng tu luyện chính là quá trình không ngừng tu khứ tâm chấp trước, kiên định ý chí của bản thân, thời khắc đều bảo trì đầu não thanh tỉnh và chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để làm. Đời này đã lựa chọn tu luyện Đại Pháp thì nên kiên trì dũng mãnh tinh tấn đến cuối cùng, những gian nan và khổ cực của quá trình này không thể là trở ngại trên con đường hướng về Thần, đó bất quá chỉ che mắt của những thế nhân đang mê mờ trong thế gian mà thôi; còn người tu luyện trong khi trải qua những khó khăn, gian khổ sẽ tiêu đi tội nghiệp cũng như đề cao tâm tính và tầng thứ bản thân, đây mới là bản chất của chúng ta khi tu luyện Đại Pháp trong thế tục. Nếu chúng ta có thể đối đãi với khó khăn một cách chính xác trong các loại tình huống, dĩ Pháp vi Sư và làm những việc mà Sư phụ yêu cầu, thì chúng ta mới thực sự tiến về đại viên mãn mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta. Đây là câu trả lời cho lời thệ nguyện mà bản thân đã lập lúc đầu, cũng là bài thi cuối cùng dâng lên Sư phụ.
Trên đây là một chút nhận thức ở giai đoạn hiện tại, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Ngày đăng: 05-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.