Tu bỏ tâm giữ thể diện
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp hải ngoại
[ChanhKien.org]
Tôi có tâm giữ thể diện cực kỳ mạnh, cũng chính là tâm cầu danh, thích nghe những lời tán dương, thích được người khác công nhận, thích nghe những lời dễ nghe, không thể bị người khác nói, không thể chấp nhận phê bình, chê trách, bỏ rơi.
Trong nhiều năm tôi luôn cảm thấy chấp trước đối với danh không buông xuống được, không biết làm thế nào để buông bỏ.
Nếu ai nói rằng tôi đã làm sai một việc cụ thể nào đó, thì tôi lập tức biện giải, phản bác, không thể chịu được sự oan ức, không thể chịu nổi sự ủy khuất, dù chỉ là một chút cũng không chịu được.
Tự cảm thấy những việc khiến mình mất mặt hoặc những việc dễ bị người khác nhận xét thì tôi sẽ cố gắng giấu diếm, che đậy đi, không để người khác biết, không cho người khác có cơ hội nói lời nào về tôi.
Gần đây tôi đã tìm ra một lối thoát để tu bỏ tâm giữ thể diện và tâm sỹ diện này, đó chính là bắt đầu từ việc không che giấu lỗi sai và nhược điểm của mình. Khi sai lầm và nhược điểm của mình bị người khác nhìn thấy, rất có thể sẽ bị người ta nói, cũng có thể nói trước mặt, cũng có thể là nghị luận sau lưng, bất luận là thuộc loại nào thì trước đây tôi đều không chấp nhận được. Nhưng gần đây tôi đã dần dần đối diện với những sự việc này, không trốn tránh những kích động đến tâm linh nữa.
Kỳ thực, đó đều là những việc rất nhỏ, nhưng tôi nghĩ mình có thể đối diện với chúng mà không né tránh, cũng chính là một khởi đầu rất tốt.
Rất nhiều kỹ năng và kiến thức thông thường trong cuộc sống của tôi đều rất kém, do đó làm việc thường hay chiếu lệ, lơ đãng, không đặt tâm, vì vậy rất nhiều việc người khác biết làm mà tôi lại không biết. Ví dụ việc thanh toán bằng thẻ tín dụng, có nhiều lúc không biết cách quẹt thẻ đúng cách, thực tế tôi đã quẹt rất nhiều lần nhưng vẫn chưa ghi nhớ được vào đầu, điều này nói ra làm người khác không thể tưởng tượng được, người khác sẽ nhìn tôi như thế nào đây? Có một lần cách đây không lâu, khi đi cửa hàng mua đồ tôi gặp phải sự việc này, niệm đầu tiên của tôi là nếu tôi thao tác sai, thì nhân viên bán hàng sẽ nghĩ như thế nào? Nhưng cần khắc phục tâm sợ mất thể diện để tiến hành thao tác, quả nhiên tôi làm không đúng, sau đó nhờ có sự trợ giúp của nhân viên bán hàng mà tôi đã hoàn thành xong việc đó. Nếu như là trước đây thì tôi đã không muốn mua nữa, chờ khi nào nắm rõ thao tác rồi mới mua, vì không muốn đối diện với việc người khác không lý giải được mình.
Trước đây có những lúc tôi muốn hỏi chồng về một việc gì đó, nhưng do tâm giữ thể diện và sỹ diện nên nếu vấn đề đơn giản quá (việc mà ai ai cũng đều hiểu) tôi liền tránh đi không hỏi nữa vì sợ bị anh ấy chỉ trích và chế nhạo, bây giờ tôi cũng đã khắc phục được cái tâm này rồi, việc gì cần hỏi vẫn sẽ hỏi. Một ngày nọ, chồng nói với tôi về một người tri thức nào đó mà mọi người đều biết, nhưng tôi lại không biết, sau khi biết chuyện, anh vẫn coi đó là chuyện hiếm có và kể cho người khác nghe. Lúc đó tâm thái của tôi rất thản nhiên, thừa nhận bản thân thật sự đúng là như vậy, biết được đây là nhược điểm của mình, nên cứ đối diện thản nhiên như thế, tiếp thu những điều người khác nói, chứ không giấu vào bên trong để người khác không nhìn thấy nữa.
Khi gặp phải sự việc cụ thể, khi trong lòng để tâm đến cách nhìn của người khác đối với mình, thì tôi không ngừng nhắc nhở bản thân, mất mặt là việc tốt, bị người khác nói là việc tốt.
Tôi thể hội được rằng, tu bỏ tâm sỹ diện, tâm cầu danh, chính là bắt đầu từ việc không giấu diếm nhược điểm, đây là một điểm đột phá rất tốt, cần phải đối diện với việc có thể bị người khác trách mắng, chê bai. Không nên chạy trốn, không nên biện giải, đối diện một chút thì tu bỏ đi được một chút, sau đó tôi cứ tiếp tục bước đi theo hướng này.
Cá nhân tôi còn thể hội được rằng, tu luyện là tu bỏ danh, lợi, tình, nếu không tu bỏ danh, thì có thể trong nhiều năm sau vẫn không có bước tiến trên phương diện này, biểu hiện ra chính là làm việc gì cũng đều muốn được người khác công nhận, thể hiện ra điểm mạnh và che đậy điểm yếu đi, như vậy, phương diện này trái ngược hẳn so với việc tu luyện.
Người tu luyện là phải chịu được việc bị người khác nói, bị người khác mắng, bị người khác quở trách, mà vẫn không giấu diếm, không biện giải, không trốn tránh bất cứ kích động và kích thích tâm linh nào cả.
Cuối cùng xin cùng với mọi người ôn lại một đoạn giảng Pháp của Sư phụ:
Trong cuốn “Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải”, phần “Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân”, Sư phụ có giảng:
“[Dù] chư vị đã đắc quả vị La Hán, những trẻ nhỏ vớ vẩn nơi người thường có khi còn mạ lỵ chư vị, vì chư vị vẫn tu luyện nơi người thường, vẫn cần tiếp tục tống khứ các tâm của chư vị”.
Trên đây là một chú thể hội của bản thân, có điều gì chưa phù hợp, xin được từ bi chỉ chính!
Ngày đăng: 06-01-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.