Làm sáng tỏ các kỹ năng cơ bản trong đào tạo nghệ thuật (2)



Tác giả: A.H.

[ChanhKien.org]

Sự xâm nhập của tà linh vào hội họa Trung Quốc cận và hiện đại

Có người cho rằng ở Trung Quốc khác với quốc tế là bởi vì bản sắc dân tộc khác nhau. Kỳ thực không phải vậy, bởi vì những điều thuộc về bản sắc dân tộc Trung Quốc đã bị phá hủy từ lâu trong các cuộc vận động hủy hoại văn hóa trước đây của ĐCSTQ và thảm họa 10 năm của Đại cách mạng văn hoá. Nếu chúng ta thật sự muốn nói đến đặc điểm tương đồng của nó, tuy rằng những điều họ học không giống nhau lắm, nhưng chúng có mối quan hệ rất mật thiết với mỹ thuật của Liên Xô cũ.

Những ai hiểu rõ lịch sử đều biết, từ những năm 1920 Liên Xô đã yêu cầu các nhà nghệ thuật thống nhất phong cách nghệ thuật sáng tác theo hình thức phù hợp nhất để phục vụ chính quyền đỏ, và thông qua luật để thi hành nó vào năm 1932. Trong những năm 1930, họ lấy danh nghĩa quốc gia để đàn áp bức hại các nhà nghệ thuật, khuyến khích quần chúng tố cáo vạch trần để loại bỏ các nhà nghệ thuật không phù hợp với phong cách sáng tạo của chủ nghĩa hiện thực cộng sản tà ác. Những nhà nghệ thuật “không được hoan nghênh” hoặc là “có khuynh hướng phong cách của giai cấp tư sản” đã bị gửi đến các trại lao động, có người thì bị lưu đày, có người thì bị xử tử. Sau đó, phong trào “Đại thanh trừng” khét tiếng đã loại bỏ tiêu diệt tất cả các nhà nghệ thuật không thuộc về mô hình sùng bái cộng sản. Vì vậy, nghệ thuật của Liên Xô vô luận về kỹ thuật, phương pháp, chủ đề, phong cách hay là phương thức biểu đạt nghệ thuật .v.v… trên mọi phương diện đều ngập tràn tà linh cộng sản.

Càng đáng buồn hơn là từ khi Từ Bi Hồng cho xuất bản cuốn sách Lịch sử mỹ thuật Liên Xô năm 1936 cho đến sự tan vỡ của quan hệ Xô Trung vào những năm 1960, tà đảng Trung Cộng đã du nhập nghệ thuật một cách có hệ thống thông qua các hình thức hoạt động giao lưu văn hoá với giới nghệ thuật Liên Xô bị thống trị bởi tà linh, với phong cách và hệ thống kỹ thuật của các hoạ sĩ như Gerasimov, Zamoshkin, Makasimov và Chistyakov, hình thành nên nền tảng giáo dục đào tạo mỹ thuật của Trung Cộng. Nhiều khái niệm hội họa cơ bản và một số phong cách nghệ thuật của Trung Quốc ngày nay bắt nguồn từ phong cách này. Lấy một ví dụ, ví như Zamoshkin lưu diễn khắp Trung Quốc vào tháng 10 năm 1954, nhấn mạnh việc sử dụng tông màu xám trong phong cách hội họa chủ nghĩa hiện thực cộng sản Liên Xô. Do được Trung Cộng đem đi tuyên truyền phổ cập rộng rãi đến giới mỹ thuật tại Trung Quốc đại lục, nên tranh sơn dầu Trung Quốc cho đến nay ngoài phong cách “đỏ, sáng, bóng” thể hiện chủ đề chính trị trực tiếp ca ngợi đảng ra, các chủ đề còn lại đều quen với việc coi màu xám u ám là màu đẹp.

Đương nhiên, sẽ là phiến diện khi nói rằng nghệ thuật của ĐCSTQ chỉ chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Bởi vì Trung Quốc – nơi được xem là đại bản doanh của đảng cộng sản, vẫn luôn có quan hệ chặt chẽ với các quốc gia cộng sản khác, vì vậy nghệ thuật cũng tiếp thu mô hình truyền bá của các đảng cộng sản khác với mô hình của Liên Xô, điều này đặc biệt rõ rệt trong thời kỳ Trung Quốc và Liên Xô có quan hệ xấu. Ví dụ đầu những năm 60, ĐCSTQ đã mời họa sĩ Boba của nước cộng sản Romania tổ chức khóa đào tạo về hội họa kéo dài hai năm tại Học viện Mỹ thuật Chiết Giang, giảng dạy một số kỹ thuật khác với hệ thống khắc họa ánh sáng và bóng tối của Cheschakov, kỹ thuật nhấn mạnh kết cấu. Điều này cũng khiến cho các học sinh trung học ngày nay quen với việc vẽ tranh chân dung theo phong cách bản vẽ giải phẫu của cơ mặt.

Vậy thì tại sao các hoạ sĩ có quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ đều vẽ như vậy? Kỳ thực đó là yêu cầu cần thiết để tuyên truyền tẩy não chính trị. Các quốc gia cộng sản luôn yêu cầu sáng tác văn nghệ là để phục vụ cho chính trị, đặc biệt là vào những niên đại khủng bố đỏ, việc khống chế, kiểm soát các nhà nghệ thuật, các nhân sĩ văn học nghệ thuật là cực kỳ nghiêm ngặt. Vào thời điểm đó, nếu các nhà nghệ thuật tiếp thu quá nhiều những phương pháp nghệ thuật chính thống của phương Tây, thì sau khi bị phát hiện họ sẽ bị phán xét là kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản. Hoạ sĩ nào không vẽ được tác phẩm phù hợp với quy định của đảng, nhẹ thì bị đàn áp, nặng bị chặt đầu, do đó các nghệ sĩ phải tìm mọi cách để tác phẩm của họ đáp ứng phù hợp yêu cầu của đảng. Quá tập trung nhấn mạnh vào kết cấu trong tác phẩm, thậm chí những chi tiết cần vẽ tròn lại vẽ thành khối vuông, mục đích của nó là thể hiện “ý thức về quyền lực trong cách mạng cộng sản”. Trong rất nhiều tác phẩm tuyên truyền của các hoạ sĩ sáng tác cho đảng chúng ta có thể thấy hình ảnh nhân vật cơ bắp toàn thân được hình khối hóa thể hiện kết cấu giống như đá, để ca ngợi các chiến binh của đảng cứng rắn như đá; phương pháp vẽ nhấn mạnh vào kết cấu cơ xương mặt khiến cho nhân vật trong bức tranh thể hiện rõ sự hung tợn, nhằm biểu hiện vẻ hung ác “đấu với trời, đấu với đất”. Các tông màu đỏ hoặc xám nếu không đại diện cho màu sắc cách mạng cộng sản đẫm máu tàn sát hàng trăm triệu mạng người trong thời bình, thì cũng là cổ xúy thúc đẩy tình cảm giai cấp vô sản đen tối hắc ám. Những hình vẽ này làm cho người ta cảm thấy rất mạnh mẽ rắn chắc, có cảm nhận về thể tích và trọng lượng, kỳ thực đó là kết quả của việc bị yêu cầu phục vụ cho mục đích chính trị của đảng. Ngày nay ĐCSTQ đang bị người dân Trung Quốc phỉ nhổ, mặc dù trong các học viện mỹ thuật đã không còn giảng hoặc dần dần bỏ quên những lý do này rồi, nhưng môi trường nghệ thuật biến dị trong nhiều thập niên đã khiến những kỹ thuật đó bén rễ trong nhiều thế hệ giáo viên.

Hệ thống đào tạo kỹ năng cơ bản phổ biến như vậy đã được lên kế hoạch từng bước sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền. Những người theo học hội họa vào thời kỳ đầu của Trung Cộng sau khi học xong phương pháp mỹ thuật của đảng được xuất khẩu từ Liên Xô và các nước cộng sản khác, lại được tích lũy kinh nghiệm qua quá trình liên tục vẽ các tranh tuyên truyền về hồng vệ binh và các chiến binh cộng phỉ v.v…, rồi truyền lại cho thế hệ học sinh tiếp theo… cứ như vậy truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các trường nghệ thuật lớn ở Trung Quốc. Vì vậy những kỹ năng, kinh nghiệm và linh cảm kỳ thực đều đến từ tà linh cộng sản.

Do tính phong bế của tà giáo cộng sản, những người theo học hội họa phương Tây dưới sự nô dịch phục tùng ấy rất khó tiếp xúc với những điều chính thống và truyền thống chân chính của hội họa phương Tây. Ngay cả khi họ vô tình tiếp xúc được đi chăng nữa thì dưới sự cổ vũ của học thuyết tiến hoá của Darwin, những quan niệm phản truyền thống và tà linh cộng sản khiến họ xem phương Tây như chính quyền của kẻ thù giai cấp cần phải bóp chết, các nhà nghệ thuật bị hãm sâu trong lãnh địa cộng sản cũng rất khó thoát khỏi hệ thống kỹ thuật hội hoạ của đảng. Vì vậy, trong các trường cao đẳng nghệ thuật Trung Quốc, những nội dung cơ bản mà sinh viên học được đều là kỹ thuật và quan điểm mỹ thuật hội hoạ của cộng sản. Mà vấn đề này nghiêm trọng hơn khi ngày nay giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các nước ngày càng phát triển, thì những điều này cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia và khu vực lân cận xung quanh Trung Quốc.

Những người làm công tác nghệ thuật từ đầu đến cuối luôn đắm mình trong môi trường thẩm mỹ này rất dễ dàng bị đồng hóa với những thứ này. Đặc biệt là học sinh, hầu hết các giảng viên đều giảng dạy điều đó, tất cả phạm trù học được đều là những phong cách đó, họ dần dần bị đồng hoá bởi gu thẩm mỹ đó. Học sinh trong quá trình học tập chiểu theo phương pháp đó mà vẽ, để đáp ứng sự mong đợi của giáo viên, nhận được lời khen ngợi và động viên, từ từ họ sẽ có ấn tượng tốt về phong cách này, và dần dần họ cảm thấy rằng nó thật đẹp. Vì vậy, khi vừa nhìn thấy một bức tranh, họ liền nghĩ làm thế nào để phân chia bề mặt khối, nhìn xem tác phẩm có nhấn mạnh các kết cấu theo tiêu chuẩn kỹ thuật được tôn sùng trong giới hạn của đảng không để định nghĩa tác phẩm này là tốt hay xấu. Bởi vì những điều này đã hình thành trong quan niệm của con người như một sự mong đợi về tâm lý, và khi một tác phẩm phù hợp với tâm lý này, sẽ khiến cho họ sản sinh một loại cảm giác thỏa mãn vì phù hợp với quan niệm của chính họ, từ đó khiến họ cảm thấy đây chính là đẹp. Ví dụ trong kỳ thi tuyển sinh đại học, các thí sinh nghệ thuật đều được huấn luyện phong cách vẽ khoe những nét cọ thô loạn xạ nhìn như rơm rạ, kèm theo đó là những màu sắc khoa trương khiến người ta hoa mắt hỗn loạn không hề tồn tại trên thực tế, nhiều người làm mỹ thuật lại cho rằng như vậy mới là màu sắc mang cá tính riêng, nhưng thực tế chúng là những thứ phi lý do con người tạo ra. Những ai chưa từng tiếp xúc với những thứ đó sẽ không cảm thấy chúng là đẹp, điều này cũng giống như việc ai không hút thuốc sẽ chẳng cảm thấy mùi thuốc lá dễ chịu, vì nó vốn không tốt, chỉ những ai đã nghiện thuốc lá mới cho rằng mùi khói thuốc vô cùng tuyệt vời.

Phá trừ thẩm mỹ quan của văn hoá đảng

Bởi vì con người sống trong mê, quan niệm của con người không có tiêu chuẩn đúng đắn, dưới sự đồng hóa của uy quyền và ý thức tập thể, người ta sẽ mất đi năng lực phán đoán của chính mình. Lấy một ví dụ, thời trang phổ biến nhất ở Trung Quốc đại lục vào thập niên 1970 lại là những trang phục màu xanh lá cây của quân đội không mang lại một cảm giác đẹp đẽ nào, người Trung Quốc hiện nay sẽ cảm thấy con người thời đó thật ngu ngốc, tuy nhiên thanh niên Trung Quốc đại lục vào thời điểm đó lại cho rằng loại quân phục làm biến đổi nhân tính của ĐCSTQ lại là biểu tượng của cái đẹp. Tương tự như vậy, nhiều người Trung Quốc ngày nay làm về mỹ thuật lại đánh giá cao sự “chuyên nghiệp” và tính “thẩm mỹ” của những bản vẽ phác họa và bản vẽ màu trong kỳ thi tuyển sinh đại học, những người có tư duy thẩm mỹ khác sẽ khó mà lý giải được.

Tại châu Âu, quá trình phát triển mỹ thuật truyền thống đã dạy người ta làm thế nào để thưởng thức phong cách nghệ thuật của các trường phái khác nhau và đặc điểm kỹ pháp của các loại nghệ thuật chính thống. Xét về an bài của chư Thần trong lịch sử đều có ý nghĩa trọng yếu, nếu như hôm nay thẩm mỹ của con người không phải được đặt định theo quá trình an bài của chư Thần, không phù hợp với thẩm mỹ mà văn hóa Thần truyền dạy cho con người thì nó sẽ không được vũ trụ công nhận (Do giới hạn của bài viết, ở đây tôi không thảo luận quá nhiều về nó, để hiểu rõ chi tiết nội dung mời độc giả tham khảo bài viết: “Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống”). Nhất là những nhân tố tà ác của tà linh ác đảng là những thứ biến dị, đó cũng là đối tượng trọng điểm mà chư Thần tập trung diệt trừ, những ai thuận theo kỹ thuật tôn sùng tà linh để sáng tác nghệ thuật cũng sẽ bị liên lụy, khiến cho sinh mệnh họ rơi vào nguy hiểm.

Ngày nay những người đã bị tẩy não bởi hệ thống giáo dục nghệ thuật của ĐCSTQ cho rằng nếu không vẽ vuông vức như vậy thì trông rất thế tục, kỳ thực đây là cái cớ tà linh biên tạo ra để mê hoặc nhân tâm, lợi dụng miệng lưỡi con người để tạo ra dư luận. Văn hóa truyền thống Trung Quốc từ lâu đã có một khái niệm rõ ràng về điều này: Trung Quốc cổ đại cho rằng thiên và địa có trọng điểm nhấn mạnh khác nhau về đạo đức, những sự việc trên mặt đất theo quy luật âm dương chú trọng nhu hoà và bổ sung cho nhau, đó là Đức của đất thuận theo trời mà hành. Nhưng yêu cầu trong đào tạo kỹ năng cơ bản của hội họa Trung Quốc hiện nay đang được lưu hành là “thà vuông chớ tròn” vừa đúng là phản đối, phá hoại vẻ đẹp mỹ đức của “Nhu thuận”. Cần biết rằng hết thảy mọi thứ trong tự nhiên, bao gồm cả con người là do chư Thần tạo ra, hình ảnh được vẽ ra chỉ có phù hợp với tự nhiên mới có thể đạt đến thiên nhân hợp nhất, quay trở lại hệ thống tuần hoàn của thiên thể nghệ thuật – vuông là vuông, tròn là tròn. Mà cách nói “thà vuông chớ tròn” lại là do con người tạo ra để phá hoại quy luật tự nhiên và đồ hình đối ứng này. Nghệ thuật đòi hỏi sự thể hiện chân thực của thiên nhiên, nhất định phải thống nhất với nhau, vì vậy những thứ vuông thì phải vẽ vuông, tròn thì vẽ tròn. Nếu như nói một đồ vật nào đó hình tròn nhưng trên hành động lại vẽ nó thành hình vuông, thì đó chính là ngôn hành bất nhất, không nhất trí với nhau, tư tưởng và hành động sai lệch nhau. Nhân tố được hình thành sau khi sai lệch vị trí chính là biến dị, con người khi nhìn những đồ vật biến dị sẽ khiến cho những nhân tố bất hảo tiến nhập vào trong tư tưởng, ảnh hưởng đến con người tại mọi tầng không gian. Hơn nữa nền tảng kỹ năng cơ bản là cơ sở, nếu như cơ sở này đã bị biến dị rồi, như vậy những người này cả một đời về sau những thứ họ sáng tác ra đều dựa trên nền tảng của loại hệ thống biến dị này.

Có người nói ai đó đã đặt ra những nguyên tắc hội họa nào đó cho lịch sử nghệ thuật Trung Quốc cận đại vì vậy mới hình thành nên phong cách hội họa tổng thể ở Trung Quốc ngày nay, nhưng thực tế không phải vậy. Trong lịch sử khủng bố đỏ, bất kể những thứ đã được thiết lập lâu đời và có nguồn gốc sâu xa như thế nào, nếu thất bại trong cuộc kiểm tra chính trị, thì cũng sẽ bị lật đổ; ngược lại những thứ được xem là có lợi ích đối với chính quyền đảng, dù là những thứ không có giá trị, cũng sẽ được nâng đỡ trở thành cái gọi là “nền tảng”. Đối với những người học vẽ, nếu muốn vẽ ra được cảm giác mạnh mẽ và cứng cáp đều cho rằng vẽ hình vuông hoặc vẽ những góc cạnh thì dễ dàng vẽ được độ cứng cáp hơn, nhưng vẽ hình tròn lại tương đối khó khăn. Có khó khăn thì mới cần đến các hoạ sĩ bỏ ra công phu sức lực để vẽ. Chỉ là, những người trong văn hoá đảng chỉ mong muốn thành công nhanh chóng sẽ không muốn phải tốn quá nhiều thời gian và sức lực để làm việc này một cách thực tâm. Đồng thời điều cần suy ngẫm chính là: vì sao họ nhất định theo đuổi cảm giác cứng rắn và mạnh mẽ này?

Trong số các tác phẩm trong kỳ thi đại học nghệ thuật được tìm thấy trong sách vở hoặc trên mạng Trung Quốc, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một lượng lớn bức vẽ thể hiện năng lực tạo hình xuất sắc, nhưng lại mang theo dấu ấn mạnh mẽ phong cách văn hoá đảng của các bức vẽ phác họa và bức vẽ màu. Vậy thì một tác phẩm nghệ thuật chính thống đích thực sẽ có hình dạng như thế nào? Dưới đây là một số tác phẩm của các bậc thầy nghệ thuật châu Âu với phong cách nghệ thuật không có văn hoá đảng, chúng ta cùng xem sẽ rõ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/241095



Ngày đăng: 02-07-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.