Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (1)



Tác giả: Arnaud Hu

[ChanhKien.org]

Làm thế nào để đi cho chính trên con đường nghệ thuật? Đây là câu hỏi thường gặp của tất cả các nhà nghệ thuật, những người tư tưởng thanh tỉnh làm trong công tác nghệ thuật và những người yêu thích nghệ thuật. Tuy nhiên, bởi vì con người đang ở cõi mê, đặc biệt là ngày nay tràn ngập các trường phái lý luận hiện đại và các loại tiêu chuẩn đo lường trong giới nghệ thuật đã khiến cho mọi thứ trở nên hỗn loạn khó hiểu. Nhiều nhà nghệ thuật mong muốn theo đuổi con đường trở về với truyền thống cũng đang đau khổ vì không tìm thấy lối thoát. Thông thường họ rất dễ bị mê hoặc bởi hoàn cảnh nghệ thuật đã bại hoại của con người ngày nay, vô thức làm ra những tác phẩm nửa biến dị nửa truyền thống của trường phái hiện đại, kết quả sự việc hoàn toàn trái ngược với ước nguyện ban đầu của họ. Dưới đây tôi sẽ thảo luận về sự hiểu biết của khía cạnh này bằng cách lấy nghệ thuật truyền thống của các đối tượng phương Tây làm ví dụ. Do bài viết hạn chế, tôi sẽ chỉ tập trung nói về hội hoạ, các phương diện khác có thể suy luận tương tự theo cách này. Bài viết này chỉ là vài ý gợi mở phương hướng quay về nghệ thuật chính thống, mọi người đều có thể thông qua đó mà giao lưu chia sẻ.

Tuần hoàn

Cổ nhân có câu “Thiên đạo tuần hoàn”. Dĩ nhiên, hôm nay có rất nhiều người cho rằng đó là dùng cổ văn để nói về thuyết vật chất tuần hoàn của tự nhiên theo lý giải của khoa học, ví dụ như hiện tượng nước trên mặt đất sau khi bốc hơi lên trời sẽ tạo thành mây, sau đó lại biến thành mưa rơi xuống đất tích tụ trở thành nước. Người xưa hiểu sâu rộng hơn, nói về thiện ác báo ứng, nhân quả luân hồi, âm dương hoà hợp v.v. Kỳ thực, những điều này đều là thể hiện khác nhau của thiên đạo tuần hoàn tại các tầng thứ khác nhau. Như vậy hệ thống tuần hoàn ở phạm vi rộng lớn hơn sẽ có mối quan hệ tương ứng giữa tầng cao và tầng thấp trong vũ trụ, cùng với sự truyền tải năng lượng và cơ chế vận hành thăng lên hoặc giáng xuống của sinh mệnh. Nói một cách đơn giản, chính là thế gian có cái gì, thì trên thượng giới sẽ có những thứ tồn tại đối ứng tại các tầng thứ khác nhau tương quan với chúng ta, như sinh mệnh, Thần hoặc nhân tố nào đó và có mối liên hệ chặt chẽ mật thiết giữa các tầng thứ với nhau.

Như vậy trên thế gian có nghệ thuật, chẳng hạn như mỹ thuật, chúng cũng đồng dạng tuân theo cơ chế tuần hoàn tại mọi hướng ngang dọc của thời không, đều là có đối ứng với thượng giới. Nếu như mỹ thuật là một sinh mệnh, thì sự tuần hoàn của nó giống như vòng chu thiên của chúng ta, mỗi một dòng chảy tuần hoàn chính là kinh mạch của mỹ thuật, có dòng năng lượng lưu thông trong đó, để duy trì sức khoẻ và sức sống của sinh mệnh. Giả sử như vòng tuần hoàn bị gián đoạn, thì sinh mệnh và vật chất đó không được bổ sung năng lượng sẽ cạn kiệt và dẫn đến diệt vong. Đồng thời, bản thân sinh mệnh cũng có những chu kỳ và sự trao đổi năng lượng với các yếu tố bên ngoài khác nên nếu nơi này có trục trặc ở một mắt xích nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt. Lấy một ví dụ đơn giản nhất: Nếu như trên thế gian không có mỹ thuật, thì hầu như mọi ngành nghề đều sẽ bị ảnh hưởng và nhận phải sự xung kích tác động. Giống như câu thành ngữ: “Nhất vinh câu vinh, nhất tổn câu tổn” (Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu) chính là tầng hàm nghĩa này.

Mọi người đều biết “Văn hoá thần truyền”, “Nghệ thuật thần truyền”, ý nghĩa từ trên mặt chữ chính là nghệ thuật do chư Thần truyền cấp cho con người, tuy nhiên nó lại không hề giống với suy nghĩ thông thường của chúng ta chỉ là sự truyền thụ một tri thức hoặc kỹ thuật nào đó là xong. Bởi vì vạn sự vạn vật đều có linh, nghệ thuật trong phạm vi tương đối hồng đại của thời không đều có hình thức tồn tại, ý thức và cơ chế tồn tại khác nhau của nó. Ví dụ con người trong quá trình sáng tác nghệ thuật có thể phù hợp với yêu cầu nghệ thuật của Thần, trong đó bao gồm cả yêu cầu của Thần đối với cảnh giới đạo đức cao thượng và vận dụng xuất sắc kỹ pháp mà Thần cấp cho con người, thậm chí phù hợp với tiêu chuẩn Thần tính tại một tầng thứ nhất định, thì người nghệ sĩ này có thể dưới sự trợ giúp của Thần mà tiến nhập vào thể hệ tuần hoàn của nghệ thuật, nhận được năng lượng đến từ vũ trụ, nâng cao bản thân. Lúc này một bộ cơ chế nghệ thuật đã được đề cao sẽ biểu hiện xuất lai, sinh ra tác dụng tương tự như tu luyện, chính là sự thăng hoa của một người, khiến họ đạt đến cảnh giới cao hơn.

Những kiệt tác xuất sắc phù hợp với yêu cầu của Thần có thể phát phóng ra năng lượng chính diện, người thưởng thức, khán giả khi ngắm nhìn thưởng thức tác phẩm này sẽ nhận được năng lượng chân chính, từ đó mà tư tưởng đạt được tịnh hoá, cũng có thể giúp họ đề cao đạo đức. Sau khi nhân tâm được quy chính thì con người sẽ không dễ dàng làm việc xấu, vậy thì họ sẽ ít tạo nghiệp hơn, do đó nhân tố hoàn nghiệp của họ cũng sẽ ít đi, họ sẽ bớt tai nạn hơn, thân thể khoẻ mạnh, mọi sự đều thuận lợi. Nếu như trong xã hội người người đều như vậy, thì sẽ khiến cho thiên hạ thái bình, muôn dân được bình yên, hình thành một vòng tuần hoàn lành mạnh tốt đẹp. Đây chính là những tác phẩm tốt đẹp ở thế gian con người thể hiện ra lực lượng chính diện.

Tuy nhiên nếu là tác phẩm xấu xí hoặc biến dị, thì sẽ xuất hiện tình huống tương phản ngược lại. Tín tức mà người xem nhận được là những thứ xấu xa, tà ác, băng hoại hoặc biến dị đạo đức, thì khi đó họ rất dễ dàng nghĩ đến việc xấu, và đi làm việc xấu, tạo nghiệp càng nhiều thì sau đó họ sẽ đối diện với các dạng các loại tai nạn, bệnh tật liên tiếp xuất hiện không ngừng, thậm chí sẽ còn xuất hiện những sự việc xấu hơn nữa, nếu quần thể người ở diện tích lớn đều như thế này, thì chính là thiên tai nhân hoạ liên tiếp, thậm chí hoàn toàn bị hủy diệt triệt để. Đồng thời người xem càng nhiều, nhóm người bị tác giả này làm ô nhiễm càng lớn, theo đó nghiệp mà tác giả này tạo ra càng lớn. Vì vậy từ một ý nghĩa nào đó mà giảng, người nghệ sĩ thậm chí có thể lèo lái khống chế sinh tử của con người (trong đó cũng bao gồm bản thân chính ông ta). Những bức bích họa Pompeii chẳng phải đã minh chứng cho điều này hay sao?

Như vậy, đã liên quan đến một vấn đề nghiêm trọng, chư Thần có thể cho phép con người vô tư làm loạn hay sao? Đương nhiên khi Thần truyền cấp nghệ thuật cho con người đã suy xét đến nghệ thuật cuối cùng sẽ được dùng trong Chính Pháp, bởi vì tất cả những gì trong tam giới đều là vì Chính Pháp mà được tạo nên. Vì vậy cần phải làm như thế nào mới phù hợp yêu cầu của Thần, nó tuyệt đối không phải là chiểu theo suy nghĩ tính cách của chúng ta, thích sáng tác như thế nào thì sáng tác như thế đó.

Trường phái

Cũng giống như lạp tử lớn được cấu tạo từ các lạp tử nhỏ, hệ thống mỹ thuật to lớn cũng đối ứng với các thiên thể khác nhau, do các thế giới khác nhau tổ hợp thành. Trên thế giới cũng có nhiều nhánh nghệ thuật, chỉ riêng trong một môn hội hoạ trong lịch sử cũng có trường phái hội hoạ này, trường phái hội hoạ kia. Tại cao tầng, những kỹ pháp của các trường phái khác nhau chính là những điều được đưa từ trên thiên thượng xuống, chúng đối ứng với nghệ thuật khác nhau trong thiên thể của các vị Thần, cũng đại biểu cho ý chí của chư Thần – Thiên thượng muốn con người vẽ như thế này.

Cần phải chỉ ra rằng trường phái mà chúng ta đề cập đến là các trường phái đã có lịch sử lâu đời trên thế giới, và những trường phái nghệ thuật chính thống đối ứng với chính Thần trên thượng giới, không bao gồm các dạng các loại biến dị bắt đầu xuất hiện của trường phái ấn tượng (Impressionnisme), những thứ trường phái “nghệ thuật” hiện đại không được chính Thần thừa nhận. Đương nhiên, nghiêm khắc mà nói, cho dù là trường phái hội hoạ được Thần thừa nhận vẫn có một số là đồ cặn bã. Bởi vì trong thế gian con người luôn có tồn tại nhân tố hai mặt chính phụ, đồng thời lần này khi nghệ thuật được truyền cấp cho con người thì đại khung đã rơi vào thời kỳ của giai đoạn diệt vong, cuối cùng muốn được quy chính thì phải dựa vào lực lượng của Chính Pháp. Cũng chính là nói, tách rời những thứ phụ diện và cặn bã này ra, từ ý nghĩa chính mà nhìn, trường phái hội hoạ trên cơ bản vẫn là thuộc về phạm vi chính thống.

Sự xuất hiện của các trường phái nghệ thuật cũng không phải đơn giản là sản phẩm của tự nhiên. Tại thế gian con người, các trường phái nghệ thuật khác nhau thông thường xuất hiện trong một khu vực cụ thể, một nhóm người cụ thể cùng một khoảng thời điểm cụ thể, và các yếu tố liên quan đến các không gian khác nhau là rất lớn và nhiều, và độ phức tạp là không thể diễn tả được. Ví như ở trên định xuống châu Âu vào mấy trăm năm trước tại một nơi nào sẽ xuất hiện một trường phái hội hoạ nào, vào thời điểm này không chỉ một số vị Thần cần phải hạ thế chuyển sinh thành các hoạ sĩ đại diện của trường phái hội hoạ đó để hoàn thành một số kiệt tác, kiến lập nên phong cách, kỹ pháp, lý luận v.v. cho trường phái đó, mà trong tam giới cơ chế vận hành của thiên địa nhân tại mỗi một tầng thứ cũng cần phối hợp điều chỉnh theo những biến hoá tương ứng, bao gồm các hiện tượng chiêm tinh trên trời, đối lưu đất khí, cùng với sự chuyển sinh của rất nhiều sinh mệnh đến nhân gian tại mọi phương diện đều cần an bài theo đó mà phối hợp. Dưới sự vận hành chỉnh thể này, sự hứng thú của công chúng và nội dung nói chuyện trong những lúc thư giãn rảnh rỗi của họ sẽ thay đổi, con người tại thế gian mới sẽ xuất hiện một thị hiếu thẩm mỹ mới, tiếp thu và thưởng thức phong cách của trường phái hội hoạ này và những đặc điểm kỹ pháp của nó.

Vì vậy, trên bề mặt là con người tại thế gian hình thành nên một trường phái truyền thống, mà trên thực tế là các vị Thần khác nhau căn cứ vào an bài trên thượng giới, tại các tầng thứ không gian khác nhau cũng kiến tạo nên một bộ cơ chế nghệ thuật tương ứng, trong đó bao gồm một số nhân tố cụ thể giúp sinh mệnh làm thế nào để đạt được đề cao trong nghệ thuật. Nếu không có những cơ chế này, sẽ không thể hình thành nên phong cách hội hoạ tổng thể của nhóm các nhà hoạ sĩ bên dưới đó, hơn nữa dân chúng cũng sẽ không biết thưởng thức được loại phong cách hội hoạ này. Bởi vì khi đó bản thân họ tại mỗi một tầng, sẽ không có cơ chế đối ứng để tiếp thu năng lượng lan toả của trường phái nghệ thuật này; cũng như không cách nào kết nối và câu thông loại năng lượng giữa người với người, cũng khiến cho nó không thể câu thông với nhóm người thuộc trường phái này để vận hành dòng chảy kinh mạch tương tự như vòng tuần hoàn chu thiên, điều này dẫn đến không cách nào hình thành trường năng lượng nội trong tam giới và tại thế gian. Nếu mỗi một tầng diện đều bài xích và không tiếp nhận nó, thì trường phái này sẽ không thể hình thành. Để một nền văn hóa tồn tại được trong thế giới loài người, cần có sự tham gia của tất cả các vị thần trong và ngoài tam giới cùng nhau vận hành. Tại tầng thứ cao hơn mà nhìn chính là đã được an bài như vậy. Đồng thời những điều này trong lịch sử được bảo tồn lưu lại, thì sẽ tiến nhập vào cơ thể của mỗi một người, hình thành một tầng thời không, thể hiện trong con người chính là một loại ý thức và văn hoá tập thể, giúp cho con người hiểu được cách vận dụng loại thẩm mỹ chính thống này. Vì vậy các trường phái nghệ thuật có thể lưu lại đều là không đơn giản, tuyệt đối không chỉ là một nhóm người nhất thời hưng khởi cùng may mắn đúng lúc mà làm ra được. Chúng ta cần biết rằng, người ngoài hành tinh không có thẩm mỹ và nghệ thuật của con người, họ chỉ có thể hiểu về mặt kỹ thuật cấu tạo vật chất của cơ thể và bề mặt, nhưng họ không có khái niệm về nghệ thuật thẩm mỹ của con người. Cũng chính là nói, thẩm mỹ là một loại năng lực khá cao mà Thần ban tặng cho con người, nếu như không có các loại kết cấu nhân thể đối ứng với cao tầng được Thần tạo nên, không có các nhân tố được Thần ban cho thì sẽ không có loại cảm giác và khái niệm đó.

Khi các nhà nghệ thuật chuyển sinh đến thế gian kiến lập nên các trường phái làm những việc cụ thể thì họ có thể không ý thức được bản thân họ mang theo sứ mệnh mà đến, hoặc là trong lúc vô ý mà đặt định nên hoặc phát triển một kỹ thuật cùng phong cách nào đó, tuy nhiên kỳ thực trên thiên thượng và tại mỗi tầng tầng không gian từ lâu đã an bài một cách hệ thống và định rõ vị trí, vì vậy rất nhiều thứ là không thể tùy ý cải biến. Dù là từ góc độ con người mà nhìn, các tác phẩm hội hoạ truyền thống cũng không chỉ là vẽ cho thật giống hình tượng nhân vật nào đó thì được gọi là truyền thống. Bình thường những ai đã tiếp xúc với bậc thầy hội hoạ truyền thống sẽ đều phát hiện, các tác phẩm của các trường phái hội hoạ khác nhau có ý vị mỹ thuật khác nhau, chúng tôi gọi là “Hoạ vị” (hương vị hội hoạ). Mà sự ra đời của hoạ vị này là sản phẩm trực tiếp của kỹ pháp hội hoạ và phong cách của trường phái đó. Nói cách khác, nếu như không sử dụng thủ pháp xử lý đặc thù vốn có của trường phái này, nếu như họ dùng ánh sáng, màu sắc, và kỹ thuật vẽ theo thói quen, thì hình thể tác phẩm mà họ vẽ ra dù rằng vẽ rất tốt thì cũng rất khó để họ vẽ ra được hoạ vị độc đáo. Vì vậy hội hoạ truyền thống xác thực yêu cầu cần chú ý đến nét chân thực của bức tranh, nhưng nếu chỉ lo chú ý đến năng lực tạo hình cũng không mang ý vị là quay về truyền thống, nói thẳng ra chính là vẽ người giống người, vẽ cây giống cây cũng không nhất định chính là truyền thống. Tình huống ở bên ngoài trường phái này gọi là “Bất nhập lưu”.

“Bất nhập lưu” có khái niệm là gì? “Nhập lưu” vốn là một danh từ đến từ tu luyện Phật giáo, được phiên dịch từ tiếng Phạn Srotāpanna, chỉ người tu luyện tâm tính không ngừng đề cao, đạt đến quả vị thấp nhất trong tứ quả khổ hạnh của những người tu luyện Phật giáo, biểu thị bước đầu tiến nhập thành Thánh nhân. Về sau, danh từ này trong lịch sử dần dần trở thành một từ vựng Hán ngữ phổ thông. “Bất nhập lưu” trong mỹ thuật mà giảng chính là không có tài nghệ và tâm tính về phương diện mỹ học tương ứng, không thể tuân theo cách dạy truyền thống, ngay cả cánh cửa của các trường phái cũng chưa bước tiến vào.

Cũng chính là nói, nếu muốn quay về truyền thống thì cần phải nghiêm túc tuân theo truyền thống. Bởi vì không phải muốn nghĩ đến truyền thống liền trở về truyền thống một cách dễ dàng. Các kỹ pháp truyền thống, quy trình truyền thống, tư tưởng truyền thống v.v. trong sáng tác cụ thể, dưới cái nhìn của con người chính là kết tinh của trí huệ cùng kinh nghiệm tích lũy của bao nhiêu thế hệ đã trải qua trăm nghìn năm của các nhà nghệ thuật với thiên phú siêu phàm. Đứng tại không gian khác mà nhìn đó là được mang đến từ trên thiên thượng, trong quá trình lịch sử Thần không ngừng ban cho mỗi một thế hệ các nhà nghệ thuật linh cảm, tập kết lại cảm hứng cho họ, không phải từ không trung mà mò mẫm ra được. Vì vậy, không thể hoàn toàn dựa vào cảm giác để vẽ, chạy theo cảm giác để vẽ thì sẽ vẽ không ra gì. Các trường phái khác nhau xuất hiện rất nhiều bậc thầy, họ đều tuân thủ theo yêu cầu đặc điểm của trường phái đó mà vẽ. Mà hôm nay rất nhiều người kém rất xa so với trình độ tiêu chuẩn bậc thầy, họ lại muốn tùy tiện cải biến phương pháp vẽ để làm ra nghệ thuật cao cấp hơn, đây không phải là một trò đùa sao?

Khác với hội hoạ phương Đông mang tính dân tộc, trong an bài của Thần, hội hoạ phương Tây vốn mang đặc điểm rộng lớn của thế giới. Ví dụ dùng phương pháp hội hoạ Trung Quốc và hội hoạ phương Tây cùng vẽ một người, thì hình dáng của hai bức tranh đều đồng dạng chuẩn xác, người ta vẫn sẽ cảm thấy bức tranh của phương Tây với đặc điểm quang ảnh đầy đủ phù hợp với thói quen thị giác của con người hơn, càng chân thật hơn. Đặc điểm này khiến cho rất nhiều dân tộc đều có thể tiếp thụ, cùng với sự truyền rộng của văn hoá phương Tây mà nó được phổ biến trên khắp thế giới. Điều này có quan hệ đến trình độ cao của mỹ thuật phương Tây. Do nhân tố tại tầng thứ rất cao khiến trọng điểm của nghệ thuật phương Tây đặt tại kỹ pháp, hình thức biểu hiện của không gian bề mặt, mà nhân tố cao tầng này lại rất khó mà nhận thấy được bởi vì đặc điểm nổi bật của nghệ thuật phương Tây đều đã được biểu hiện ra bên ngoài, không giống như hội hoạ Trung Quốc vừa bắt đầu liền đi sâu vào ý cảnh thâm sâu bên trong, vừa nhìn vào sẽ khiến người ta cảm giác được nhân tố thượng giới nổi bật của nghệ thuật văn hoá phương Đông. Kỳ thực nghệ thuật phương Tây không hề giống với khoa học phương Tây ngày nay từ một trạng thái không có gì mà phát triển lên, mà là được kế thừa xuyên suốt từ bối cảnh nghệ thuật của một số nền văn minh trước, tuy rằng trong đó có thời kỳ đã bị gián đoạn, nhưng khởi điểm phục hưng là rất cao. Bởi vì đây cũng là bước cuối cùng của ngày hôm nay, Thần đã hữu ý an bài sau khi nền văn minh phương Tây thời kỳ trước kết thúc, thay vì phá vỡ bối cảnh mạch lạc của nghệ thuật, nó được phong tồn lại, bước vào trạng thái ngủ đông, sau đó dùng hình thức khai quật di tích văn hoá mà đem nó phát hiện ra, dựa theo đó làm tài liệu tham khảo và cơ sở quan trọng giúp phục hưng những kỹ năng nghệ thuật của con người, đồng thời cho phép con người quay trở lại con đường trước đây trong việc kế thừa nghiên cứu học thuật có hệ thống, và từng bước vươn tới một tầm cao nghệ thuật hoàn thiện hơn trên cơ sở của các bậc tiền bối. Con đường mỹ thuật phương Tây có nguồn gốc tương đối sâu xa, vốn mang tính học thuật và có một hệ thống vượt trội hơn kỹ năng mỹ thuật của các dân tộc khác, kỳ thực là vì để cho Chính Pháp hôm nay và tương lai sau này, đây cũng chính là một trong những sứ mệnh của lịch sử dân tộc phương Tây.

Do đó, tất cả những điều này mang lại cho hội họa phương Tây một sức chứa đáng kể, tính ổn định phi thường và nội hàm bao la, có thể dung nạp và hoà tan những xung kích văn hoá đến từ bên ngoài. Trong lịch sử hội hoạ châu Âu chúng ta có thể nhìn thấy các yếu tố nghệ thuật rất khác nhau như chủ đề Trung Quốc, chủ đề Ai Cập, chủ đề Thổ Nhĩ Kỳ, v.v., tuy nhiên bản thân hệ thống kỹ pháp và đặc sắc nghệ thuật của hội hoạ phương Tây không hề thay đổi chút nào. Tranh sơn dầu vẫn là tranh sơn dầu, chúng cũng không biến thành các loại và hình thức hội hoạ khác như hội hoạ Trung Quốc hoặc Ai Cập cổ đại, v.v. Điều này cho thấy hệ thống kỹ pháp nghệ thuật phương Tây vốn có năng lực kế thừa và cơ chế tịnh hoá bản thân ưu việt, cũng giống như thiên nhiên có thể khởi tác dụng nhất định tự động thanh lọc nước và không khí trong chu trình tuần hoàn. Trước cách mạng công nghiệp, con người vốn hít thở không khí trong lành, uống nước trong sạch tinh khiết. Nhưng nếu ô nhiễm là sản phẩm biến dị của khoa học, thiên nhiên không thể chịu đựng được, cũng như không thể thanh lọc theo chu trình, hết thảy đều sẽ bị huỷ hoại và hủy diệt.

Nghệ thuật cũng giống như vậy. Vốn dĩ nó có nguồn gốc rất xa xưa ở thượng giới, vượt qua rất nhiều phạm vi của thời không, theo lý mà nói nó vốn có sức chứa văn hoá đáng kể đảm bảo rằng nó không thể bị phá hoại từ bên ngoài, nhưng sự hỗn loạn trong nghệ thuật ngày nay là do tác động từ bên trong. Ma quỷ làm loạn giới nghệ thuật tại thế gian dẫn đến các nhân tố vật chất biến dị tại hạ giới bị thượng giới sau khi hấp thu có khả năng ăn mòn đục ruỗng dị hoá các nhân tố trên thượng giới, tạo thành sự phá hoại càng lớn. (Liên quan đến vấn đề biến dị của nghệ thuật hôm nay xin quý vị độc giả tham khảo bài viết “Mạn đàm mỹ thuật đương đại“)

Có không ít người cho rằng bản thân họ đang làm nghệ thuật hiện thực, không cùng loại với phái hiện đại. Tuy nhiên trong phái hiện đại cũng có loại hội hoạ tượng hình, cũng có những loại tranh vẽ là miêu tả hiện thực, thậm chí vẽ rất giống thực. Tuy nhiên, hội họa tượng trưng theo phái hiện đại cũng không phải là truyền thống. Bởi vì sáng tác nghệ thuật là sự mở rộng và diễn hoá năng lượng tinh thần từ bên ngoài của tác giả, nên một người vốn mang theo tư tưởng hiện đại bên trong thì không thể sáng tác ra những tác phẩm truyền thống thực sự. Do bản thân mỹ thuật chính là thể hiện của những điều thuộc về tinh thần, nên điều quan trọng hơn là đảm bảo rằng các nhà nghệ thuật sẽ không bị tha hóa bởi ý thức phái hiện đại.

Lịch sử đi cho đến ngày hôm nay, không những hội hoạ tả thực hiện đại từ trên cơ bản đã buông bỏ đi kỹ nghệ truyền thống chân chính, mà ngay cả những trường phái truyền thống truyền lại cho đến hôm nay kỳ thực cũng đã không còn là truyền thống rồi. Kỹ pháp của các trường phái không còn hiểu được ý vị của kỹ pháp. Nếu như nó đã không còn tốt trong một hoàn cảnh rộng lớn, thì giống như dòng sông tiến vào sa mạc dần dần trở nên khô cạn. Có một cách để khôi phục truyền thống, cách này cần phải có sự chỉ dẫn của Pháp, từ trên lý niệm chính thống mà tìm trở về căn nguyên của nó.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/238454



Ngày đăng: 21-01-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.