Trở về cơ chế của mỹ thuật chính thống (3)



Tác giả: Arnaud Hu

[ChanhKien.org]

Đối lập

Người xưa giảng “Tri hành hợp nhất” (nghĩa là tri thức và hành động hợp nhất). Con người trước đây không chỉ biết đến ý nghĩa của “Khắc kỷ phục lễ” (nghĩa là tự kiềm chế bản thân khôi phục lễ nghĩa), mà còn không ngại chiểu theo đó mà làm trong từng hành vi cụ thể. Ví dụ hành động cơ bản nhất là nằm và ngồi đều có quy định tư thế, dù xung quanh không có ai khác cũng cần tuân thủ theo tư thế đó nếu không tuân thủ theo tất sẽ xảy ra sự việc lớn. Quyển thứ chín của “Hàn Thơ Ngoại Truyện” triều Hán có ghi lại một câu chuyện như sau: Vợ của Mạnh Tử khi ở một mình trong phòng, bởi vì xung quanh không có ai nên đã không ngồi quỳ (Ngồi quỳ khi đó là nghi lễ ngồi chính thức cho những dịp trang trọng thời bấy giờ, tức là ngồi trên đầu gối, với hông trên mắt cá chân, nếu ngồi lâu sẽ rất khó chịu). Thay vào đó, nàng lại ngồi duỗi thẳng chân, đặt mông ngồi lên, như vậy thoải mái hơn. Mạnh Tử bất ngờ về nhà không chào mà tiến thẳng vào phòng thấy thê tử không ngồi quỳ, thế là liền nói với phụ mẫu ông rằng: vì thê tử có hành xử không phù hợp với “lễ” nên tính chuyện ly hôn. Mẹ Mạnh Tử liền nói người thất lễ chính là con, bởi vì con quay về nhà ngay lúc vợ con đang nghỉ ngơi, con không chào hỏi mà tiến vào, nàng ấy tất nhiên không có bất kỳ sự chuẩn bị nào mới bị con bắt gặp cảnh này. Mạnh Tử nhận ra rằng chính mình mới là thất lễ, không còn dám ly hôn với vợ nữa.

Mạnh Tử có thể vì một vấn đề tự ý ngồi không đúng tư thế mà nhìn nhận sự việc nghiêm trọng đến mức ly hôn, tuy rằng có hơi cực đoan nhưng từ một khía cạnh khác có thể thấy con người thời đó rất xem trọng cử chỉ bên ngoài. Vì sao lại xem trọng như vậy? Bởi vì đây chính là văn hóa Thần truyền, cho dù là biểu hiện văn hóa tại tầng thấp thì cũng có đối ứng với cao tầng và là một thể thống nhất với cao tầng. Tại tầng thứ bề mặt thấp nhất, khi rất nhiều phương diện như quần áo, tư thế, cử chỉ, hành vi, lời nói, v.v. của một người đều phù hợp với tiêu chuẩn văn hóa này, thì vị ấy không bị sai lệch vị trí với một tầng cao hơn, mà vị ấy có thể phối hợp tại đúng vị trí đó. Vả lại khi tại một tầng diện cao hơn phù hợp với tiêu chuẩn của tầng thứ đó thì cũng có thể phối hợp ăn ý với tầng thứ càng cao hơn.

Giống như một người tu luyện bắt đầu chú ý lời nói và cử chỉ sao cho đúng đắn ngay chính, trong quá trình đề cao tâm tính tại mỗi tầng thứ cũng đều phải quy chính, từ biểu hiện của hành vi cho đến tư tưởng tại tầng thứ thâm sâu tại mỗi một tầng đều phải ngay chính với nhau mới có thể thông suốt, bên trên mới có thể quy vị. Mỹ thuật cũng giống như vậy, muốn sáng tác được nghệ thuật chính thống thì cần phải trung thực chiểu theo yêu cầu chính thống, nếu không sẽ không đúng. Vì sao “không đúng”? Bởi vì đó không phải là nghệ thuật Thần truyền, vì vậy “không” “đúng” đối ứng với yếu tố của Thần tại các tầng trên. Mà bản thân nhà nghệ thuật tại mỗi một tầng đều không có đối ứng được thì sẽ không cách nào khiến cho bên trên và phía dưới câu thông với nhau, bên trong và bên ngoài thống nhất, nghĩa là trong tâm nghĩ tới truyền thống nhưng khi làm ra lại là hiện đại. Khi sáng tác người ta thường nói vẽ không tới, điêu khắc không tới, từ “không tới” không chỉ có ý nghĩa là không đạt được hiệu quả ở trong tầng không gian bên ngoài, mà còn bao gồm tầng tầng yếu tố đối ứng với hầu hết nghệ sĩ và tác phẩm đều đã không còn quy chính đến vị trí đáng lẽ phải đạt được. Trên thực tế, nếu như đi ngược lại truyền thống thì nghệ sĩ và nghệ thuật của họ đều sai lệch khỏi vị trí của khung thể vũ trụ.

Cũng như người tu luyện, cần thông qua vật chất trên thân thể tại tầng bề mặt này tại thế gian con người mà khởi được tác dụng, đối âm của nghệ thuật cũng liên quan đến thủ pháp biểu hiện cụ thể và nhận thức của nhà nghệ thuật tại nhân gian. Bởi vì hoàn cảnh chỉnh thể của nhân loại hôm nay đều là phụ diện, những người trong giới nghệ thuật hiểu biết về truyền thống trên thực tế mà nói thì rất nhiều người trong số họ tuy thoạt nhìn có vẻ hiểu đúng nhưng đều là hiểu sai. Thần truyền nghệ thuật hoàn mỹ, huy hoàng không gì sánh được vào Châu Âu, đến phương Tây, cho đến nền văn minh lần này của nhân loại thì đã bị con người ngày nay làm cho biến dị. Phương Tây hiện nay là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nghệ thuật hiện đại, rất ít người Tây phương có thể sáng tác ra tác phẩm mà không bị ô nhiễm. Bởi vì là con người, cơ chế định kiến (cái gì tiếp xúc trước sẽ tiến nhập vào trước) đã làm cho những tư tưởng biến dị của trường phái hiện đại mà họ tiếp xúc từ khi còn nhỏ đã trở thành một thước đo, sau đó lại lấy nó làm tiêu chuẩn đo lường đẹp xấu. Ở phương diện này, nếu muốn quy chính toàn diện thì chỉ có trong tu luyện vô cùng tinh tấn, đồng thời chân chính lấy Pháp làm tiêu chuẩn chỉ đạo, hiểu rõ truyền thống trong văn hóa, nghệ thuật, thật sự phải gạt bỏ mọi tư tưởng hiện đại thì mới có thể quy chính lại nghệ thuật. Nếu không, họ có thể trộn lẫn nhân tố biến dị của trường phái hiện đại mà lại cho rằng rất truyền thống, thế thì không thể tiến nhập vào bất cứ môn nào. Ở Trung Quốc, tuy rằng văn hóa truyền thống đã bị người Trung Quốc từ bỏ, nhưng một số tài liệu văn vật còn sót lại đã ngăn cản một bộ phận nhỏ bị ô nhiễm ma tính từ phương Tây, thế nhưng ma giáo cộng sản để lại dấu ấn vô cùng bại hoại. Bao gồm kỹ năng vẽ cơ bản bị các sinh viên học vẽ Trung Quốc gọi là nguyên lý hội hoạ, chẳng hạn như: “Thà vẽ vuông hơn vẽ tròn”, “Thà vẽ bẩn hơn vẽ sạch”, v.v. những thứ gọi là chuẩn tắc cơ bản nhất đều là độc hại cặn bã của văn hóa tà đảng — Từ trước đến nay trong mỹ thuật truyền thống phương Tây không có cách nói này và cách vẽ này, những người bị hãm sâu trong đó có thể tìm một số bản phác hoạ và tranh sơn dầu của thời Phục Hưng văn nghệ Châu Âu để so sánh, tìm trở về con đường đúng đắn. Đừng nên tin vào những gì được lưu truyền trong những năm gần đây như: “Tranh sơn dầu trường phái Soviet”, “Phong cách vẽ tranh đặc sắc Trung Quốc” hoặc “Trường phái của học viện Trung Quốc”, đây chỉ là văn hóa mỹ thuật tà đảng đã thay đổi tên gọi khác mà thôi.

Con người làm cái gì đều là tự tạo cho mình cái đó, ví như khi đánh ai đó một đấm thì chính là tạo nghiệp của cú đấm đó cho chính mình, sớm muộn gì cũng sẽ bị báo ứng lên bản thân, cũng tương đương đánh chính mình. Vì thế các nhà hoạ sĩ vẽ cái gì thì trong thân thể liền tương ứng có những thứ đó. Vẽ những thứ tốt sẽ có phúc báo, vẽ những thứ xấu thì sẽ có ác báo. Nếu bạn vẽ là văn hóa tà đảng thì từ trong ra ngoài đều là tà linh ma quỷ, đầu độc người khác cũng như tự làm hại chính mình. Văn hóa tà đảng nói ở đây không chỉ nói đến mỗi Trung Quốc mà còn liên quan đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, bởi vì nhân tố ma đỏ đã sớm chiếm lĩnh thế giới rồi, chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài giữa các quốc gia là khác nhau thôi. Đơn cử trong trường phái nghệ thuật hiện đại phương Tây, thuật ngữ “Tiền vệ” (Avant-garde) chính là từ vựng của chủ nghĩa Mác satan giáo, bị thành viên tà ma cộng sản phương Tây áp dụng vào nghệ thuật. Đại diện cho nghệ thuật hiện đại thế kỷ 20 là Pablo Picasso, đại diện chủ nghĩa siêu hiện thực (Surréalisme) là André Breton, đại diện cho trường phái dã thú (Fauvisme) và chủ nghĩa lập thể (Cubisme) là Fernand Léger, v.v. Những nhân vật đại diện trực tiếp cho chủ nghĩa hiện đại chính là thành viên của ma giáo cộng sản phương Tây. Bản thân tà linh ác đảng vốn chính là bóng ma đến từ phương Tây, do vậy sự bại hoại của văn hóa nghệ thuật phương Tây cũng liên quan trực tiếp đến nó.

Trong hoàn cảnh tồi tệ ác liệt như thế này, nhìn cái gì cũng có thể bị những thứ ô nhiễm tiến nhập vào tư tưởng, thậm chí bao gồm nhóm các nhà hoạ sĩ của công xã Paris như Gustave Courbet, Jean-Baptiste Camille Corot, Édouard Manet, Honoré Daumier và những hoạ sĩ vẽ những bức tranh có điểm hơi giống với tả thực cũng đều chịu ảnh hưởng của tà linh. Vì vậy cần cố gắng tránh xem các tác phẩm từ giữa thế kỷ 19 đến nay, hãy tập trung vào học tập và nghiên cứu nghệ thuật trong thời kỳ Phục Hưng Châu Âu và và trong các tác phẩm truyền thống thuần chính, thực sự tốt trong hai trăm năm sau đó.

Thẩm mỹ truyền thống, phác hoạ truyền thống, ánh sáng truyền thống, màu sắc truyền thống, thủ pháp truyền thống, v.v. đều là những thành quả được nghiên cứu tinh luyện bởi các thế hệ bậc thầy, thật ra họ đều từ thiên thượng đến đây. Nghệ thuật truyền thống đối ứng với cao tầng và các kỹ thuật hiện đại hầu như đã từ bỏ hệ thống truyền thống, cho dù có thể bắt chước hình thức tầng bên ngoài của truyền thống, vẽ ra vẫn giống hình dáng nhưng không giống thần thái. Bởi vì bên trên không có một bộ lạp tử hiện đại, không có sự lưu thông tuần hoàn vật chất chiểu theo yêu cầu của các thiên thể nghệ thuật hoặc thiên quốc. Cũng giống như một người đi đến một đất nước, đầu tiên cần tìm một nơi cư trú, thức ăn và các loại vật chất, tư trang đúng nơi ở mới được, đây là điều cơ bản nhất. Anh ta có thể đi đâu nếu không có chỗ ở của mình?

Bản thân nghệ thuật Thần truyền chính là các đường kinh mạch tại từng tầng giữa trời và đất, liên thông với thế giới bên trên của Thần. Nếu nhà nghệ thuật muốn nâng tầm nghệ thuật của mình thăng hoa đến vị trí của Thần thì tuyệt đối không thể làm theo cảm tính của mình. Cách duy nhất chính là từ tầng bề mặt của con người bắt đầu thuận theo và đồng hoá với yêu cầu của hệ thống kỹ pháp của nghệ thuật chính thống, dưới sự chỉ đạo của Pháp, lấy đạo đức và tâm tính làm cơ sở, đặt cả tâm hồn vào bàn tay, đặt tinh thần vào kỹ pháp, thuận theo đường kinh mạch nghệ thuật của trời đất mà hướng lên trên. Tại tầng bề mặt của con người mà có thể thể hiện được ý vị của tác phẩm truyền thống, thực tế chính là phù hợp và đồng hoá với yêu cầu của nghệ thuật Thần truyền tại cao tầng, sẽ phát phóng ra trường năng lượng sau khi kết cấu đã được đồng hoá. Những nhân tố này thông qua mỗi một tầng truyền đạt đến bề mặt không gian này, thì con người có thể thưởng thức được ý vị và cảm giác bao hàm đằng sau những hình ảnh và biểu tượng triển hiện từ bên trong của tác phẩm nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật có thể dẫn động lôi kéo con người, thậm chí có thể khiến con người sinh ra cách nghĩ nương tựa vào tính ỷ lại và đồng hoá với nó, đó là sức mạnh của nghệ thuật. Thiên tính của con người vốn là tường hòa và yên tĩnh, nhưng vì con người đồng thời có Phật tính lại cũng có ma tính, dưới sự cám dỗ của thế giới bên ngoài sẽ không chấp nhận an phận. Tác phẩm nghệ thuật mà không nằm ở trong thể hệ đạo đức mà Thần truyền cấp cho con người, thì thường dễ tạo cho người ta cảm giác ham muốn vật chất và dục vọng ở trần tục, điều này sẽ che lấp đi thiên tính của con người và khiến con người đánh mất chính mình. Tuy nhiên, các tác phẩm xuất sắc đầy Thần tính, quán thông từ trên xuống dưới, các vị trí đều có sự tương ứng giữa các tầng, thì có thể dựa vào ý cảnh phi phàm và sức mạnh đằng sau nó, để kéo con người ra khỏi những tục niệm suy nghĩ phức tạp vô tận, dùng trường năng lượng lớn mạnh và thuần chính tiêu trừ đi tạp niệm cho khán giả, khiến cho con người cảm thấy kính nể tôn sùng các vị Thần Phật được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, truyền cho cơ thể và tâm trí người xem năng lượng ánh sáng và từ bi tràn đầy, khiến cho họ thể hội ra được vẻ đẹp chân chính cùng thiện niệm từ bi phía sau vẻ đẹp đó. Đây là vì năng lượng chính diện quán thông vào kinh mạch của con người, thậm chí có thể kéo dài và câu thông đến các tầng diện còn nhiều và rộng hơn, từ đó mà hình thành nên cầu nối với thế giới thiên quốc.

  • * * * * * * *

Do giấy mực có hạn, tôi sẽ không viết thêm. Những người làm nghệ thuật tuy rằng đều muốn đi thành con đường của chính mình, nhưng trong sáng tác thực tế cụ thể từng nét bút nét vẽ, từ không có gì mà làm thì sẽ không làm được, nhất định cần có một tham khảo: Chính là so sánh tác phẩm của chính mình với các tác phẩm xuất sắc của mỹ thuật cổ đại chính thống, tuy rằng trên tầng thứ cao mà nhìn, những tác phẩm này không phải quá hoàn mỹ như vậy, nhưng đối với quảng đại các nhà nghệ thuật chưa đạt đến cấp độ bậc thầy thì vẫn là có tác dụng tham khảo rất lớn. Đối với một số tác phẩm chứa đựng mỹ cảm, con người hôm nay đọc không hiểu, cũng không cảm nhận được, đây là bởi vì trong hoàn cảnh biến dị ác liệt của chủ nghĩa hiện đại, mọi người đã đánh mất đi văn hóa thẩm mỹ con người nên có, nhưng tin rằng thuận theo thời gian trôi đi và trình độ thẩm mỹ của toàn thể nhân loại được nâng cao lên, con người tương lai sẽ thoát khỏi sự biến dị và nhỏ hẹp của quan niệm hiện đại — cuối cùng, Pháp sẽ đến nhân gian.

Một người bình thường đều cho rằng bề mặt mà bàn chân đạp lên chính là Địa, cái mà ngước đầu lên trên nhìn thấy chính là Thiên; nhưng khi người tu luyện tâm tính đề cao một chút sẽ phát hiện bên dưới bàn chân và ngước đầu lên nhìn đều chỉ là thiên địa của không gian này, chúng đều là Địa, mà tại không gian tầng trên mới là Thiên; tuy nhiên đạt đến không gian mà lúc đầu nghĩ là Thiên thì mới phát hiện ra rằng, nơi đó vẫn là Địa, chỉ là khái niệm Địa đó không giống trước đây, mà Thiên lại là một khái niệm khác hơn nữa, nhưng không đến được nơi đó thì không cách nào lý giải được… Nghệ thuật cũng là như vậy, hướng lên trên mỗi từng tầng đều có các cảnh giới khác nhau, hơn nữa đối với quang minh thù thắng của Thần, biểu hiện tráng lệ và trang nghiêm của thế giới thần Phật trên thiên đường là là cứ lên một tầng lại hơn tầng trước, mãi như vậy đến vô tận, sự lý giải đối với nghệ thuật cũng như vậy, còn có nhận thức khác nhau tại tầng thứ cao hơn.

Đương nhiên bài viết này chỉ là một kiến giải nhỏ, rất mong các đồng tu từ bi chỉ ra chỗ sai sót, chưa đúng.

Ghi chú của người dịch: Do năng lực chuyên môn mỹ thuật còn có hạn, bản dịch có thể chưa được hoàn hảo, hoan nghênh sự góp ý của các bạn độc giả có chuyên môn về ngành này.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/238454



Ngày đăng: 30-01-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.