Làm sáng tỏ các kỹ năng cơ bản trong đào tạo nghệ thuật (1)



Tác giả: A. H.

[ChanhKien.org]

Bất cứ ai học về nghệ thuật đều biết rằng các kỹ năng cơ bản của mỹ thuật là năng lực nền tảng cơ bản và cần thiết nhất trong ngành này. Dù là hội họa, điêu khắc, hay các sáng tác mỹ thuật khác, nếu các kỹ năng cơ bản không tốt, thì dù cho ý tưởng trong đầu của bạn có hoàn hảo đến đâu, hiệu quả cuối cùng của tác phẩm trong thực tế sẽ giảm đi rất nhiều, thậm chí là thất bại hoàn toàn. Do đó, các nhà nghệ thuật xem việc đào tạo các kỹ năng cơ bản là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt tại Trung Quốc, sinh viên mỹ thuật phải trải qua nhiều năm đào tạo kỹ năng cơ bản ở trường trung học để được nhận vào các trường cao đẳng nghệ thuật chuyên nghiệp, và sau khi được nhận vào học viện mỹ thuật, trong những năm đầu đại học họ cũng phải trải qua rất nhiều khóa đào tạo kỹ năng cơ bản. Có lẽ chính nhờ được đào tạo rất nhiều kỹ năng cơ bản từ lúc nhỏ như vậy nên các nhà mỹ thuật Trung Quốc mới có năng lực miêu tả chi tiết rất mạnh.

Vốn dĩ, kỹ năng nghệ thuật mà các nhà nghệ thuật có được nhờ siêng năng học tập và khổ luyện là một điều rất tuyệt vời và đáng trân trọng, nhưng từ góc nhìn của mỹ thuật chính thống phương Tây, rất nhiều tác phẩm của hoạ sĩ Trung Quốc lại thường khiến mọi người cảm thấy không được chính thống. Nhiều người rõ ràng có kỹ năng cơ bản và khả năng tạo hình xuất sắc, nhưng những tác phẩm của họ vẫn còn kém xa những tác phẩm nổi tiếng của châu Âu hàng trăm năm trước. Kỳ thực Trung Quốc có rất nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc có tầm nhìn rộng mở cũng đã phát hiện ra điểm này, trong sáng tác họ không ngừng tìm tòi, thử nghiệm với hy vọng tìm được lối thoát, nhưng đáng tiếc họ cũng không có cách nào đột phá ra được mà vẫn dậm chân tại chỗ.

“Không biết rõ diện mạo của núi Lư Sơn, chỉ bởi bản thân đang ở trong núi ấy”. Kỳ thực nếu muốn thật sự nhìn ra vấn đề thì trong hoàn cảnh tạo ra vấn đề sẽ không dễ dàng nhìn thấy được, chỉ duy nhất nhảy thoát ra khỏi hoàn cảnh đó, nhảy thoát ra khỏi cảnh giới đó, thì mới có thể liếc mắt là thấy ngay vấn đề. Theo ý kiến của tôi, vấn đề mấu chốt này kỳ thực đến từ hệ thống đào tạo kỹ năng cơ bản trong môi trường của ĐCSTQ. Bởi vì tất cả các họa sĩ học vẽ tại Trung Quốc ai ai cũng đều ở trong môi trường đó, nếu như đến nền tảng cũng đã bị biến dị, thì người ta rất khó nhận thức được sự biến dị này. Để giúp quảng đại những nhà nghệ thuật, những người làm công việc nghệ thuật và những người yêu thích nghệ thuật với quyết tâm thanh lọc chính mình, thuần tịnh bản thân trong nghệ thuật, đi cho chính con đường nghệ thuật, bài viết này sẽ chỉ ra các yếu tố biến dị do tà linh cộng sản đem đến từ góc độ phương diện của lý luận kỹ pháp (kỹ thuật và phương pháp) mỹ thuật cơ bản, mục đích để phá trừ tác hại của tà linh đối với mỹ thuật, từ đó giúp mọi người mở rộng tầm nhìn, quay trở về con đường nghệ thuật chính thống.

Không muốn quan tâm nhưng lại bị nó ràng buộc

Nếu chúng ta nói về ĐCSTQ trong giới nghệ thuật, tôi tin rằng đại bộ phận mọi người đều sẽ khinh thường chế nhạo nó. Hầu hết những người làm nghệ thuật đều rất có cá tính, khẳng định không ai muốn bị ràng buộc vào lý luận của cái đảng mà mọi người mắng mỏ. Ngoại trừ một số ít người lợi dụng nghệ thuật hòng đạt được mục đích chính trị mà lập tượng đài cho đảng, các nhà nghệ thuật tự do sáng tác không một ai sẵn lòng lãng phí cuộc sống của họ để ca ngợi ĐCSTQ. Tuy nhiên, bởi vì mức độ tà ác của ma giáo cộng sản vượt rất xa khỏi suy nghĩ của con người, nó len lỏi vào khắp các ngõ ngách, không nơi nào không có sự hiện diện của nó. Rất nhiều người khinh bỉ và coi thường đảng, nhưng họ cũng là đang trong văn hoá đảng mà khinh bỉ nó, trên thực tế họ vẫn đang mắc vào bẫy của nó. Ví dụ phổ biến nhất là người Trung Quốc hôm nay đều không tin vào chủ nghĩa cộng sản tà ác, vì vậy họ tập trung vào làm thế nào kiếm được nhiều tiền, làm thế nào để có cuộc sống tiêu dao tự tại, bản thân thoải mái hạnh phúc, vậy nên vô luận là đảng đàn áp người lương thiện như thế nào, mổ cướp nội tạng sống của người dân ra sao, đối với hành vi này của nó người ta vẫn làm như không hay không biết, mà cũng không quan tâm không hỏi đến, ngược lại họ chính là đang tạo điều kiện thuận lợi cho nó làm điều xấu ác, có lợi cho nó.

Cần biết rằng, việc tẩy não và kiểm soát người dân là quốc sách tối cao trong việc thống trị của ĐCSTQ, kinh tế phát triển như thế nào cũng chỉ đứng vị trí thứ hai. Nếu như ai ai cũng đều tẩy chay ĐCSTQ, thì nó sẽ lập tức sụp đổ, vì vậy ở mọi phương diện nó đều có các chuyên gia nghiên cứu làm thế nào để chiếm lĩnh tư tưởng của con người, người dân tại mọi ngành nghề đều không thể chạy thoát khỏi nó. Trong nghệ thuật cũng vậy, ĐCSTQ mấy chục năm trở lại đây bằng cách nghĩ ra rất nhiều thủ đoạn và chương trình tẩy não thông qua hệ thống đào tạo các kỹ thuật đặc thù, đảng hóa môi trường mỹ thuật…, rất nhiều người làm trong ngành nghệ thuật không tránh khỏi bị ô nhiễm bởi văn hoá đảng. Đến ngày hôm nay, tuy rằng người Trung Quốc đã không còn tin vào lý luận tà ác của cộng sản nữa, nhưng những người làm về nghệ thuật Trung Quốc vẫn sử dụng những kỹ thuật được đào tạo ra trong môi trường của ĐCSTQ, vì vậy người ta khó mà đề phòng được sự tà ác của nó.

Có lẽ sẽ có người nói: “Kỹ thuật này còn cần phải phân thành của đảng với không phải của đảng nữa sao?” Đúng vậy, cần thiết phải phân ra, hơn nữa còn phải rõ ràng minh bạch. Đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật nơi mà kỹ pháp trực tiếp thể hiện tinh thần. Cùng là hội hoạ tả thực, các tác phẩm trước đây của Liên Xô và của Trung Quốc so với các tác phẩm hội họa truyền thống của phương Tây thì hiệu ứng hình ảnh khác nhau rất lớn, trên bề mặt bức tranh thể hiện ra vô cùng trực quan. Đây là một thực tế không thể chối cãi, những ai làm về mỹ thuật cơ bản đều biết điều này.

Vì sao lại như vậy? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mà nguyên nhân trực tiếp nhất có quan hệ với phương diện đào tạo kỹ thuật hội hoạ cơ bản, ở đây chúng tôi đề cập đến một yếu tố can thiệp của con người trong giáo dục mỹ thuật – đó là việc đào tạo nhằm mục tiêu vượt qua các kỳ thi tuyển sinh vào đại học mỹ thuật.

Nếu học vẽ chỉ vì theo đuổi sở thích của bản thân để giải trí hoặc chỉ để cải thiện khả năng cảm thụ mỹ thuật, thì có lẽ sẽ không có nhiều gia đình bỏ quá nhiều tiền bạc và thời gian công sức để đầu tư cho con cái họ được học hành bài bản, mua những vật liệu vẽ đắt tiền, bắt con cái miệt mài khổ luyện các kỹ pháp hội hoạ bất kể mùa đông hay hè. Chắc chắn rằng, tất cả những khoản đầu tư này đều là để con cái họ đạt được điểm số cao trong các kỳ thi tuyển sinh đại học mỹ thuật để được nhận vào một trường nghệ thuật có tiếng mà con cái họ mơ ước, có được tiền đồ tốt đẹp trong học viện mỹ thuật. Đương nhiên, cần đối mặt với hiện thực khách quan là vấn đề “Tốt nghiệp là thất nghiệp”. Do mục tiêu thực dụng rõ ràng này, nên những gì học sinh được dạy trong trường mỹ thuật chính là làm thế nào để đạt được điểm số cao, bởi thế dẫn đến tình trạng trường đại học mỹ thuật thịnh hành phong cách nào thì trường trung cấp mỹ thuật đào tạo luyện thi theo phong cách đó, thậm chí có người nghe ngóng được thầy giám khảo thích phong cách mỹ thuật nào liền đầu tư học theo phong cách đó. Còn đối với nghệ thuật bản thân nó nên như thế nào thì những ai có mục tiêu theo đuổi “phong cách hội hoạ để thi đại học” sẽ không suy nghĩ quá nhiều vấn đề này. Tuy nhiên, giai đoạn này lại là giai đoạn nền tảng trọng yếu của một người làm về nghệ thuật từ khi nhập môn bước vào cho đến khi hình thành thói quen hội hoạ, là thời kỳ nền tảng cho sự hình thành các kỹ năng nghệ thuật cơ bản.

Nền tảng kỹ năng cơ bản là điều cần thiết nhất mà một nhà nghệ thuật chuyên nghiệp cần nắm vững. Người có kỹ năng cơ bản kém, cho dù ý tưởng của họ có tốt đến đâu, thì bản thân họ cũng rất khó từ trong thực tiễn mà sáng tác ra được. Do đó, giới nghệ thuật ở mọi thời đại của tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi việc đào tạo và rèn luyện kỹ năng cơ bản một cách chuẩn xác là việc ưu tiên hàng đầu, yêu cầu các sinh viên mỹ thuật khi học tập không được “nhìn hỏng mắt”, “vẽ hỏng phôi”, ý nghĩa là cố gắng tránh xem những tác phẩm thấp kém không phù hợp tiêu chuẩn mỹ thuật, nếu không các sinh viên sẽ dần dần mất đi khả năng cảm nhận thẩm mỹ, khiến cho người ta coi những thứ không đẹp hoặc không đủ đẹp lại xem là đẹp; chính là yêu cầu họ không được chiểu theo phương pháp hội họa không phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ chính thống hoặc sử dụng các công cụ không thích hợp để vẽ tranh sáng tác, bởi vì một khi hình thành thói quen về sau sẽ rất khó tránh khỏi đi vào con đường mòn của tiểu đạo thế gian mà không bước lên được cảnh giới hoàn mỹ. Điều này trong thời đại mà người Trung Quốc bị đảng làm cho bần cùng hóa cũng như vậy. Ví dụ những người mới làm quen với thư pháp được khuyến khích luyện tập viết trên giấy Tuyên Thành loại tốt, sau khi hình thành cảm giác tay chính xác mới đổi sang luyện tập trên giấy thô rẻ tiền hoặc giấy báo bỏ đi để tiết kiệm tiền giấy. Cũng chính là nói, những điều cần phải nắm vững chắc một cách chuẩn xác trong giai đoạn nhập môn là vô cùng trọng yếu. Bởi vì thói quen xấu một khi hình thành, tất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp trong tương lai, có người thậm chí cả đời cũng khó mà thoát khỏi – bởi vì thói quen có một sức mạnh to lớn.

Trong tâm lý học thị giác có một hiện tượng như thế này: Tiếp xúc gần gũi thân thiết với một người xấu xí thường xuyên trong một khoảng thời gian, người ta sẽ cảm thấy người này không còn xấu xí nữa vì họ đã quen với điều đó. Hội họa cũng giống như vậy, các bức vẽ mẫu của kỳ thi tuyển sinh đại học với kiểu vẽ phô trương kết cấu và cách vẽ nét cọ thành từng mảng rời rạc bằng bột màu khiến cho những người mới học thật đáng thương cho rằng đây chính là thủ pháp nghệ thuật chính thống. Kỳ thực, một bộ phong cách tuyển sinh đại học đó vô luận là trong giới nghệ thuật quốc tế ngày nay, hay là trong những người theo trường phái hiện đại truyền thống thì không một ai công nhận chúng.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/241095



Ngày đăng: 01-07-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.